Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 12 có đáp án năm 2021
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa họac – kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Lịch sử lớp 9 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử 9.
Bài 12: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa họac – kĩ thuật sau chiến tranh thế giới thứ hai
Câu 1. Thành tựu nào của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người?
A. Sáng chế những vật liệu mới
B. Khoa học công nghệ
C. Cuộc “cách mạng xanh”
D. Tạo ra công cụ lao động mới
Lời giải
Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp với những biện pháp cơ giới hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa và những biện pháp lai tạo giống mới, chống sâu bệnh đã khắc phục nạn thiếu lương thực và thực phẩm ở nhiều quốc gia.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2. Đâu là một trong những thành tựu kĩ thuật quan trọng nhất của thế kỉ XX?
A. Máy tính điện tử
B. Giải mã bản đồ gen
C. Tạo ra phương pháp sinh sản vô tính
D. Tìm ra những nguồn năng lượng mới
Lời giải
Máy tính điện tử được đánh giá là một trong những thành tựu kĩ thuật quan trọng nhất của thế kỉ XX. Vì nó có thể thực hiện công việc tính toán chính xác và nhanh chóng hơn rất nhiều lần so với con người; lưu trữ được khối lượng thông tin khổng lồ…Giải phóng sức lao động của con người.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3. Loại vũ khí nào sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ hai hiện nay đã được dân sự hóa phục vụ cho cuộc sống con người?
A. Vũ khí hạt nhân
B. Vũ khí hóa học
C. Vũ khí sinh học
D. Vũ khí phóng xạ
Lời giải
Trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) Mĩ đã chế tạo thành công vũ khí hạt nhân với việc thử nghiệm hai quả bom nguyên tử ở Nhật Bản. Sau chiến tranh, hạt nhân được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như năng lượng, y tế, nông nghiệp…
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4. Điểm khác nhau cơ bản giữa cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII-XIX với cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là
A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
B. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học
C. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn sản xuất
D. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ đòi hỏi cuộc sống
Lời giải
Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII-XIX là mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn sản xuất. Trong khi đó đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học- kĩ thuật ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5. Ai là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ?
A. Phạm Tuân
B. Phạm Hùng
C. Phạm Tuyên
D. Phạm Văn Lanh
Lời giải
Phạm Tuân là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ trên con tàu Liên hợp 37 của Liên Xô vào năm 1980.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6. Năm 1969, con người đã đạt được thành tựu gì trong công cuộc chinh phục vũ trũ?
A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo
B. Đưa con người bay vào vũ trụ
C. Đưa con người lên mặt trăng
D. Đưa con người lên sao Hỏa
Lời giải
Năm 1969, Mỹ trở thành nước đầu tiên trên thế giới đưa được con người lên Mặt trăng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7 Cách mạng khoa học – kĩ thuật có tác động như thế nào đến cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của các nước phát triển cao?
A. Lao động trong lĩnh vực công nghiệp tăng lên
B. Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm xuống
C. Lao động trong lĩnh vực dịch vụ giảm xuống
D. Lao động trong nông nghiệp, công nghiệp giảm xuống, dịch vụ tăng lên
Lời giải
Sự thay đổi của các nhân tố sản xuất đã đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động ở các nước tư bản phát triển với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên, đặc biệt là đối với các nước phát triển cao.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8 Quốc gia nào là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại?
A. Anh
B. Mĩ
C. Pháp
D. Nhật Bản
Lời giải
Từ những năm 40 của thế kỉ XX, trên thế giới đã diễn ra cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, khởi đầu từ nước Mĩ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9. Năm 1997, thành tựu sinh học nào gây chấn động lớn dư luận thế giới?
A. Các nhà khoa học công bố “Bản đồ gen người”
B. Công nghệ ezim ra đời
C. Cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính
D. Các nhà khoa học đã công bố công nghệ “đột biến gen”
Lời giải
Cừu Dolly (hay còn gọi là cừu nhân bản) (5 tháng 7 năm 1996 - 14 tháng 2 năm 2003) là động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới. Nó được tạo ra bởi Ian Wilmut, Keith Campbell và các cộng sự tại Viện Roslin ở Edinburgh, Scotland. Dolly là động vật nhân bản vô tính đầu tiên được tạo ra từ tế bào sinh dưỡng trưởng thành áp dụng phương pháp chuyển nhân. Việc tạo ra Dolly đã chứng tỏ rằng một tế bào được lấy từ những bộ phận cơ thể đặc biệt có thể tái tạo được cả một cơ thể hoàn chỉnh.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10. “Bản đồ gen người” được giải mã hoàn chỉnh vào thời gian nào?
A. 1947
B. 1961
C. 2000
D. 2003
Lời giải
Tháng 6 – 2000, sau 10 năm hợp tác nghiên cứu, các nhà khoa học của các nước Anh, Pháp, Mĩ, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc đã công bố “Bản đồ gen người”. Đến tháng 3 – 2003, bản đồ này mới được giải mã hoàn chỉnh.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 11. Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại có tác động như thế nào đến văn minh nhân loại?
A. Đưa loài người bước sang văn minh hậu công nghiệp
B. Thúc đẩy sự phát triển của văn minh công nghiệp
C. Hoàn thiện nền văn minh nhân loại
D. Đưa con người bước sang văn minh công nghiệp
Lời giải
Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại, đặc biệt là giai đoạn 2 - khi công nghệ thông tin đã phát triển mạnh mẽ như một sự bùng nổ trên phạm vi toàn cầu, được ứng dụng sâu rộng trong mọi ngành kinh tế và hoạt động xã hội. Do đó, nền văn minh nhân loại đã sang một chương mới - văn minh hậu công nghiệp- “văn minh thông tin”.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 12. Nguồn năng lượng mới nào được tìm ra từ cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại?
A. Năng lượng mặt trời
B. Năng lượng điện
C. Năng lượng than đá
D. Năng lượng dầu mỏ
Lời giải
Những nguồn năng lượng mới trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần hai là: năng lượng mặt trời, năng lượng gió và nhất là năng lượng nguyên tử.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đã tìm ra vật liệu mới nào dưới đây?
A. Bê tông.
B. Pôlime.
C. Sắt, thép.
D. Hợp Kim.
Lời giải
Pôlime là loại chất dẻo với nhiều loại hình khác nhau được tìm ra từ trong cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại. Với đặc tính nhẹ, bền, dẻo, giá thành rẻ, pôlime được ứng dụng phổ biến trong sản xuất để tạo ra nhựa, cao su, vải nhân tạo…
Đáp án cần chọn là: B
Câu 14. Đâu không phải là các yếu tố ảnh hưởng đến sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện đại?
A. Sự bùng nổ dân số
B. Sự vơi cạn của các nguồn tài nguyên
C. Ô nhiễm môi trường
D. Sản xuất vũ khí để chống lại chủ nghĩa khủng bố
Lời giải
Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại diễn ra nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của cuộc sống con người, nhất là trong tình trạng bùng nổ dân số, tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường
Đáp án cần chọn là: D
Câu 15. Quốc gia đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào vũ trụ là
A. Liên Xô
B. Mĩ
C. Trung Quốc
D. Ấn Độ
Lời giải
Năm 1957, Liên Xô là nước phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào khoảng không vũ trụ, mở ra một kỉ nguyên chinh phục vũ trụ cho loài người.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16. Động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là
A. Yêu cầu giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
B. Yêu cầu phục vụ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
C. Do kế thừa những thành tựu KHKT cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
D. Do những đòi hỏi của cuộc sống, nhu cầu của sản xuất.
Lời giải
Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại nổ ra nhằm đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống và sản xuất ngày càng cao của con người. Đây là động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại. Nếu không có nhu cầu, đòi hỏi của cuộc sống thì sẽ không có sự bùng nổ cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17. Đâu là tác động tích cực của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đến nhân loại?
A. Làm thay đổi cơ bản các yếu tố của sản xuất, tạo ra bước ngoặt chưa từng thấy của lực lượng sản xuất và năng suất lao động.
B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo, đưa con người bay vào vũ trụ trở thành hoạt động thường niên của các quốc gia.
C. Năng lượng nguyên tử, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều được sử dụng phổ biến.
D. Chế tạo các vũ khí quân sư, vũ khí hủy diệt có sức công phá lớn chưa từng thấy.
Lời giải
Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại đã làm thay đổi các nhân tố sản bao gồm: công cụ sản xuất (máy móc, thiết bị) và lực lượng sản xuất (người lao động). Từ đó cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18. Hạn chế lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại là
A. Ô nhiễm môi trường
B. Tai nạn lao động
C. Các loại dịch bệnh mới xuất hiện
D. Chế tạo ra các loại vũ khí hủy diệt
Lời giải
Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật gây nên nhiều hậu quả, tiêu cực nhất là việc chế tạo những loại vũ khí hiện đại có sức công phá và hủy diệt khủng khiếp, có thể tiêu diệt nhiều lần sự sống trên hành tinh.
Đáp án cần chọn là: D