Sách bài tập Kinh tế Pháp luật 10 Bài 19 Cánh diều: Pháp luật trong đời sống
Với giải sách bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 19: Pháp luật trong đời sống sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KTPL 10 Bài 19.
Giải sách bài tập KTPL 10 Bài 19: Pháp luật trong đời sống - Cánh diều
Bài tập 1 trang 116 SBT Kinh tế pháp luật 10: Quan sát các hình ảnh dưới đây và cho biết hình ảnh nào có nội dung nói và pháp luật? Vì sao?
Trả lời:
- Các hình ảnh nói về nội dung pháp luật là:
+ Bảo vệ môi trường.
+ Tuân thủ pháp luật.
+ Trồng cây, gây rừng.
+ Xếp hàng thẳng lối.
- Vì: Pháp luật là hệ thông quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, nhằm điểu chỉnh các quan hệ xã hội.
Bài tập 2 trang 117 SBT Kinh tế pháp luật 10: Có ý kiến cho rằng, Nhà nước có thể quản lí xã hội mà không cần đến pháp luật. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?
Trả lời:
- Em không đồng tình với ý kiến Nhà nước có thể quản lí xã hội mà không cần đến pháp luật.
- Vì: Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, nhằm điểu chỉnh các quan hệ xã hội.
Bài tập 3 trang 117 SBT Kinh tế pháp luật 10: Pháp luật có cần thiết đối với em, gia đình và bạn bè của em không? Cần thiết như thế nào? Nêu ví dụ chứng minh về sự cần thiết đó.
Trả lời:
- Pháp luật có cần thiết đối với em, gia đình và bạn bè bởi vì có pháp luật:
+ Cuộc sống của người dân được công bằng, dân chủ.
+ Đảm bảo về tính nhân quyền, sức khỏe... cho mỗi người dân.
+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mỗi người dân.
- Ví dụ: Bạn A đi xe đạp điện đúng chiều đường của mình đi bị xe ô tô đi lấn làn, bạn A gặp tai nạn và được công an giao thông giải quyết vấn đề, xe ô tô bị phạt, tước bằng lái xe và bạn A được bồi thường.
Bài tập 4 trang 117 SBT Kinh tế pháp luật 10: Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung đối với những ai dưới đây?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất)
A. Đối với những người từ 18 tuổi trở lên.
B. Đối với mọi cá nhân, tổ chức.
C. Đối với mọi cán bộ, công chức, viên chức.
D. Đối với mọi công dân của đất nước.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Bài tập 5 trang 117 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nội dung nào dưới đây là dấu hiệu phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức và quy phạm xã hội khác?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Pháp luật mang tính xã hội và tính nhân dân sâu sắc.
B. Pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước.
C. Pháp luật là quy tắc xử sự điều chỉnh các quan hệ trong xã hội trong đất nước.
D. Pháp luật được áp dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Bài tập 6 trang 117 SBT Kinh tế pháp luật 10: Pháp luật không quy định về những việc làm nào dưới đây?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Những việc được làm.
B. Những việc làm tuỳ theo sở thích.
C. Những việc phải làm.
D. Những việc không được làm.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Bài tập 7 trang 117 SBT Kinh tế pháp luật 10: Nội dung của tất cả các văn bản do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành đều phải phù hợp với Hiến pháp, không được trái Hiến pháp là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung.
B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quyền lực.
D. Tính phù hợp về nội dung.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Bài tập 8 trang 118 SBT Kinh tế pháp luật 10: Bất kì người hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đều phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định, là thể hiện đặc trưng nào dưới dãy của pháp luật?
(Khoanh tròn chữ cái trước cậu em lựa chọn)
A. Tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung.
B. Tính quyền lực nhà nước.
C. Tính cưỡng chế áp đặt của Nhà nước.
D. Tịnh kinh tế xã hội.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Bài tập 9 trang 118 SBT Kinh tế pháp luật 10: Luật Phòng, chống ma tuý quy định nghiêm cấm các hành vi sản xuất, tàng trữ vận chuyển, sử dụng trái phép chất ma tuý, người nào có hành vi vi phạm sẽ bị xử li vi phạm hành chính hoặc xử lí hình sự, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực.
C. Tính nghiêm minh.
D. Tính hình thức.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Bài tập 10 trang 118 SBT Kinh tế pháp luật 10: Trên cơ sở quy định của Hiến pháp và Luật Giáo dục, công dân có thể thực hiện quyền học tập từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đến đại học, phù hợp với khả năng và điều kiện của mình, là thể hiện vai trò nào dưới đây của pháp luật?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí văn hoá, xã hội.
B. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí kinh tế, quản lí xã hội.
C. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình.
D. Pháp luật là phương tiện để công dân làm theo pháp luật.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
Bài tập 11 trang 118 SBT Kinh tế pháp luật 10: Vì cho rằng giám đốc công ty quyết định kỉ luật mình là sai quy định của pháp luật, trên cơ sở Luật Khiếu nại, chị An đã làm đơn khiếu nại quyết định của giám đốc công ty. Việc làm này của chị An là thể hiện vai trò nào dưới đây của pháp luật?
(Khoanh tròn chữ cái trước cậu em lựa chọn)
A. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí kinh tế, quản lí văn hoá, xã hội.
B. Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
C. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình.
D. Pháp luật là phương tiện để công dân đấu tranh chống lại mọi hành vi vi phạm.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Bài tập 12 trang 119 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc câu chuyện
HẢI QUAN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHỞI TỐ VỤ ÁN DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU HÀNG CẤM
Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 thuộc Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh vừa khởi tố vụ án “Buôn bán hàng cấm” theo quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015.
Vụ việc xảy ra tại cảng Cát Lái, Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó doanh nghiệp đăng kí tờ khai hải quan khai báo hàng hoá là đồ nội thất mới 100% từ Pháp, nhưng thực tế hàng hoá nhập khẩu là đồ đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu.
Cụ thể, Công ty P (có trụ sở tại Quận B, Thành phố Hồ Chí Minh) đăng kí tờ khai hải quan, khai báo hàng hoá nhập khẩu gồm hơn 40 chủng loại hàng hoá là đồ nội thất các loại, và là hàng mới 100%, có xuất xứ từ Pháp.
Qua nắm bắt thông tin, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực phối hợp cùng lực lượng chức năng kiểm tra thực tế phát hiện tất cả bàn ăn, tủ trưng bày, đồng hồ, bộ bàn ghế,... nhập khẩu đều là hàng đã qua sử dụng.
Làm việc với cơ quan Hải quan, đại diện doanh nghiệp cho biết công ty trực tiếp khai báo hải quan để nhập khẩu lô hàng trên. Trong quá trình nhập khẩu doanh nghiệp chỉ đặt hàng theo catalogue do phía đối tác cung cấp nên không biết hàng nhập khẩu là hàng đã qua sử dụng.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá và kết quả giám định, xác định Công ty P đã mua hàng hoá là đồ gỗ và đồ gia dụng đã qua sử dụng từ nước ngoài, khai báo gian dối là hàng mới 100% để được nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định pháp luật. Tổng giá trị hàng hoá bị cấm nhập khẩu nói trên được định giá gần 300 triệu đồng.
Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 đã khởi tố vụ án “Buôn bán hàng cấm” theo quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015 do Công ty P thực hiện, đồng thời chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án sang Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Thủ Đức để phối hợp cùng Viện kiểm sát Thành phố Thủ Đức điều tra, xử lí theo quy định.
(Theo baovephapluat.vn, ngày 06/01/2022)
a) Căn cứ vào đâu Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 đã khỏi tố vụ ăn "Buôn bán hàng cấm"?
b) Hành vi của Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 khởi tố vụ án là thể hiện đặc điểm và vai trò nào của pháp luật?
Trả lời:
- Yêu cầu a) Căn cứ vào tính quyền lực của Nhà nước, Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 đã khỏi tố vụ ăn "Buôn bán hàng cấm".
- Yêu cầu b) Hành vi của Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 khởi tố vụ án là thể hiện đặc điểm và vai trò Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí kinh tế, quản lí xã hội.
Bài tập 13 trang 120 SBT Kinh tế pháp luật 10: Đọc thông tin
HIỆN PHÁP NĂM 2013 (trích)
Điều 14
1. Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
Điều 20
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Điều 21
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
Điều 30
1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Điều 33
1. Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Điều 51
3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cả nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.
Điều 61
2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lí.
Điều 63
1. Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lí, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
3. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lí nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.
LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2020 (trích)
Điều 5. Chính sách về đầu tư kinh doanh
1. Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật.
BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015 (trích)
Điều 4. Quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu Toà án bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.
Điều 8. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự
1. Trong tố tụng dân sự mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, địa vị xã hội. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng trước Toà án.
2. Toà án có trách nhiệm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tố tụng dân sự.
a) Các điều khoản của Hiến pháp, Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật Tố tụng Dân sự năm 2015 trên đây thể hiện đặc điểm và vai trò nào của pháp luật?
b) Em hãy nêu một điều khoản cụ thể được trích dẫn trên đây của Hiến pháp hoặc của Luật Doanh nghiệp, Luật Tố tụng Dân sự thể hiện vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.
Trả lời:
- Yêu cầu a) Các điều khoản của Hiến pháp, Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật Tố tụng Dân sự năm 2015 trên đây thể hiện đặc điểm pháp luật có tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung và thể hiện vai trò pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí kinh tế, xã hội.
- Yêu cầu b) Một điều khoản cụ thể:
Điều 63
1. Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lí, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
3. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lí nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.
Bài tập 14 trang 122 SBT Kinh tế pháp luật 10: Công ty H của anh N hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hàng tiêu dùng, Công ty hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao và giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều nam nữ thanh niên ở quê nhà. Công ty K của anh M cũng kinh doanh cùng những mặt hàng tiêu dùng như Công ty H, nhưng vì đôi khi hàng hoá không được đảm bảo đúng chất lượng như quảng cáo, nên khách hàng ngày càng thưa dần. Nhằm hạ uy tín của Công ty H và anh N, anh M đã đăng lên mạng xã hội Facebook thông tin bịa đặt về anh N, làm cho khách hàng của Công ty H bị giảm đi trong một thời gian. Trên cơ sở quyền được pháp luật bảo vệ danh dự, uy tín của mình, anh N đã làm đơn đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp giúp đỡ, buộc anh M phải gỡ thông tin sai lệch và chính thức xin lỗi anh N.
a) Theo em, việc làm của anh N là đúng hay sai? Vì sao?
b) Trong tình huống này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào thông qua hành vi việc làm của anh N và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền? Vì sao?
Trả lời:
- Yêu cầu a) Việc làm của anh N là đúng vì đó là cách để anh N bảo vệ danh dự, nhân phẩm của bản thân cũng như lấy danh dự cho công ty H.
- Yêu cầu b) Trong tình huống này, pháp luật đã thể hiện vai trò Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình đối với anh N còn Pháp luật là phương tiện để quản lí nhà nước về kinh tế, xã hội đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bài tập 15 trang 122 SBT Kinh tế pháp luật 10: Ông C muốn kinh doanh rượu và thuốc lá nhập lậu từ nước ngoài để thu được nhiều lợi nhuận do hàng trốn thuế của Nhà nước đem lại. Một lần, cơ quan quản lí thị trường của huyện đến kiểm tra và phát hiện được số hàng lậu này. Trên cơ sở quy định của pháp luật, cơ quan quản lí thị trường đã lập biên bản tịch thu số hàng nhập lậu và xử phạt vi phạm hành chính đối với ông C.
a) Theo em, hành vi của cơ quan quản lí thị trường là đúng hay sai? Vì sao?
b) Trong tình huống này, thông qua việc làm, hành vi của cơ quan quản lí thị trường, pháp luật đã thể hiện vai trò nào? Vì sao?
Trả lời:
- Yêu cầu a) Hành vi của cơ quan quản lí thị trường là đúng vì thể hiện tính quyền lực của nhà nước.
- Yêu cầu b) Thông qua việc làm, hành vi của cơ quan quản lí thị trường, pháp luật đã thể hiện vai trò Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lí kinh tế, xã hội.
Bài tập 16 trang 122 SBT Kinh tế pháp luật 10: Sau khi tốt nghiệp đại học ngành chăn nuôi, trên cơ sở pháp luật về quyền tự do kinh doanh của công dân được quy định trong Hiến pháp và căn cứ vào Luật Doanh nghiệp, chị Hằng đã quyết định lập hồ sơ đăng kí thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi. Hồ sơ của chị Hằng đầy đủ và hợp lệ, được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Qua mấy năm hoạt động, công ty của chị Hằng đã chiếm lĩnh được thị trường tiêu thụ trong tỉnh, vì sản phẩm của doanh nghiệp có uy tín, chất lượng.
a) Theo em, dựa vào cơ sở nào chị Hằng đã quyết định làm hồ sơ thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận?
b) Việc chị Hằng được thành lập công ty đã thể hiện vai trò nào của pháp luật? Vì sao?
Trả lời:
- Yêu cầu a) Dựa vào cơ sở Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về hình thức nên chị Hằng đã quyết định làm hồ sơ thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
- Yêu cầu b) Việc chị Hằng được thành lập công ty đã thể hiện vai trò Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí kinh tế, xã hội.
Bài tập 17 trang 123 SBT Kinh tế pháp luật 10: Ngày 18/10/2021, Toà án nhân dân huyện D đã mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" theo khoản 1 Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo đó, C đã lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt của anh B 30 triệu đồng. Hành vi của C phải chịu xử lí theo quy định của Bộ luật Hình sự, có thể phải chịu phạt cảnh cáo đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
a) Căn cứ vào đâu Toà án nhân dân huyện D mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C?
b) Việc xét xử của Toà án nhân dân huyện D là thể hiện đặc điểm nào của pháp luật? Vì sao?
Trả lời:
- Yêu cầu a) Căn cứ Pháp luật nên Toà án nhân dân huyện D mở phiên toà xét xử Nguyễn Văn C.
- Yêu cầu b) Việc xét xử của Toà án nhân dân huyện D là thể hiện đặc điểm Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung.
Bài tập 18 trang 123 SBT Kinh tế pháp luật 10: Luật Giao thông đường bộ quy định người điều khiển và người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy cách.
Bạn Thành suy nghĩ: Quy định này là bắt buộc đối với tất cả những người tham gia giao thông bằng xe mô tô và xe gắn máy, nên nó thể hiện tính quy phạm phổ biển, bắt buộc chung của pháp luật. Nhưng bạn Mai lại cho rằng, quy định này thể hiện tính quyền lực của pháp luật, vì Nhà nước thể hiện quyền lực khi quy định bắt buộc với người tham gia giao thông.
Em đồng ý với ý kiến của bạn Thành hay bạn Mai? Vì sao?
Trả lời:
- Em đồng ý với ý kiến của bạn Thành vì: Mỗi quy tắc xử sự thường được thể hiện thành một quy phạm pháp luật. Các quy tắc xử sự này bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức, bất kì ai ở vào điều kiện, hòan cảnh cụ thể cũng phải xử sự theo.
Bài tập 19 trang 123 SBT Kinh tế pháp luật 10: Tự liên hệ bản thân, trong cuộc sống hằng ngày em đã xử sự đúng pháp luật chưa? Nêu ví dụ.
Trả lời:
- Trong cuộc sống hằng ngày em đã xử sự đúng pháp luật. Ví dụ:
+ Tuân thủ đúng luật lệ giao thông.
+ Tích cực học tập, lao động, rèn luyện...
Bài tập 20 trang 123 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy nêu ví dụ về hành vi xử sự theo pháp luật của những người xung quanh em: trong gia đình; ở khu dân cư; ở trường, lớp và ở ngoài xã hội.
Trả lời:
- Ví dụ về hành vi xử sự:
+ Bố mẹ đóng thuế theo quy định.
+ Các bạn trong lớp tuân thủ đúng luật lệ giao thông.