Sách bài tập Địa lí 10 Cánh diều Bài 8: Khí áp, gió và mưa

Với giải sách bài tập Địa lí 10 Bài 8: Khí áp, gió và mưa sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Địa lí 10 Bài 8.

436
  Tải tài liệu

Giải sách bài tập Địa lí lớp 10 Bài 8: Khí áp, gió và mưa - Cánh diều

Giải SBT Địa lí 10 trang 16

Câu 1 trang 16 SBT Địa lí 10: Từ cực Bắc tới cực Nam có bao nhiêu đai khí áp?

A. 7.

B. 9.

C. 5.

D. 6.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 2 trang 16 SBT Địa lí 10: Từ xích đạo về cực Bắc có bao nhiêu đai khí áp?

A. 3.

B. 4.

C. 2.

D. 5.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 3 trang 16 SBT Địa lí 10: Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đai khí áp cao và bao nhiêu đai khí áp thấp?

A. 3 đai khí áp cao và 3 đai khí áp thấp.

B. 3 đai khí áp cao và 4 đai khí áp thấp.

C. 4 đai khí áp cao và 4 đai khí áp thấp.

D. 4 đai khí áp cao và 3 đai khí áp thấp.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 4 trang 16 SBT Địa lí 10: Nối ý ở cột A (nhân tố) với ý ở cột B (nguyên nhân) và cột C (sự thay đổi của khí áp) sao cho đúng.

Sách bài tập Địa lí 10 Bài 8: Khí áp, gió và mưa - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Ghép nối:

1 – A - I

2 – A - III

3 – B - II

Giải SBT Địa lí 10 trang 17

Câu 5 trang 17 SBT Địa lí 10: Quan sát hình sau:

Sách bài tập Địa lí 10 Bài 8: Khí áp, gió và mưa - Cánh diều (ảnh 1)

a) Hãy trình bày hoạt động của gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới (thổi từ đâu đến đâu, hướng gió, tính chất của gió).

b) Tại sao tàu thuyền di chuyển trên đại dương thế giới thường gặp khó khăn khi đi qua khu vực từ khoảng 30° đến 40° ở cả hai bán cầu?

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Gió Mậu dịch:

+ Thổi từ khoảng 30°B và 30N về phía xích đạo

+ Hướng gió đông bắc ở bán cầu Bắc, đông nam ở bán cầu Nam

+ Tính chất: gió khô, đặc biệt là ở trên lục địa.

- Gió Tây ôn đới:

+ Thổi từ khoảng 30°B và 30N về khoảng 60°B và 60 N

+ Hướng gió: tây nam ở bán cầu Bắc và tây bắc ở bán cầu Nam.

+ Tính chất: thường mang theo mưa, độ ẩm cao.

Yêu cầu b) Từ khoảng 30 đến 40° ở cả hai bán cầu là khu vực của áp cao cận nhiệt đới, thưởng lặng gió nên các tàu thuyền di chuyển chủ yếu dựa vào sức gió sẽ hết sức khó khăn khi đi qua khu vực này.

Câu 6 trang 17 SBT Địa lí 10: Quan sát hình sau:

Sách bài tập Địa lí 10 Bài 8: Khí áp, gió và mưa - Cánh diều (ảnh 1)

a) Cho biết nguyên nhân hình thành gió đất và gió biển?

b) Ở nước ta, vùng nào thể hiện rõ hoạt động của loại gió này?

Trả lời:

Yêu cầu a) Gió đất và gió biển được hình thành do sự hấp thụ nhiệt và toả nhiệt khác nhau giữa mặt đất và mặt nước.

Yêu cầu b) Ở nước ta, vùng ven biển thể hiện rõ hoạt động của loại gió này.

Giải SBT Địa lí 10 trang 18

Câu 7 trang 18 SBT Địa lí 10: Quan sát hình sau:

Sách bài tập Địa lí 10 Bài 8: Khí áp, gió và mưa - Cánh diều (ảnh 1)

a) Hãy trình bày quá trình hình thành gió phơn.

b) Ở nước ta, gió phơn còn có tên gọi khác là gì? Tại sao?

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi, bị dãy núi chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao, nhiệt độ giảm (trung bình lên 100 m nhiệt độ giảm 0,6 °C); đến một độ cao nhất định, hơi nước ngưng tụ tạo thành mây và gây mưa.

- Khi không khí sang được sườn bên kia, hơi nước đã hết nên trong quá trình di chuyển xuống, nhiệt độ tăng lên (trung bình xuống 100 m nhiệt độ tăng 1 °C), gió trở nên nóng và khô.

Yêu cầu b) Ở nước ta, gió phơn còn được gọi là gió Lào vì vào mùa hè, ở miền Trung nước tại chịu ảnh hưởng của loại gió thổi theo hướng tây nam. Khi gió này thổi qua Cam-pu-chia và Lào, gặp dãy Trường Sơn thì tạo mưa ở sườn tây, sang sườn đồng, gió trở nên khô và nóng nên được gọi là gió Lào.

Giải SBT Địa lí 10 trang 20

Câu 8 trang 20 SBT Địa lí 10:

a) Hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau để thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.

Sách bài tập Địa lí 10 Bài 8: Khí áp, gió và mưa - Cánh diều (ảnh 1)

b) Lượng mưa ở khu vực xích đạo, chí tuyến, ôn đới và cực khác nhau như thế nào? Giải thích.

Trả lời:

Yêu cầu a) Hoàn thành sơ đồ:

Sách bài tập Địa lí 10 Bài 8: Khí áp, gió và mưa - Cánh diều (ảnh 1)

Yêu cầu b)

- Khu vục xích đạo mưa nhiều nhất. Ở hai vùng chí tuyến mưa tương đối ít. Ở hai vùng ôn đới mưa nhiều. Càng về gần cực, mưa càng ít.

- Nguyên nhân: ảnh hưởng của các đai khí áp, biển, đại dương và các loại gió trên Trái Đất.

Bài viết liên quan

436
  Tải tài liệu