Giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 8: Tốc độ chuyển động

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 7 Bài 8.

385
  Tải tài liệu

Giải sách bài tập KHTN 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động - Kết nối tri thức

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 29

Bài 8.1 trang 29 SBT Khoa học tự nhiên 7: Ghép một nội dung ở cột A với một nội dung phù hợp ở cột B.

A

B

1. Tốc độ chuyển động cho biết

2. Tốc độ chuyển động được xác định bằng

3. Đơn vị tốc độ phụ thuộc vào

4. Đơn vị của tốc độ là

a) đơn vị độ dài và đơn vị thời gian.

b) m/s và km/h.

c) sự nhanh, chậm của chuyển động.

d) quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

Lời giải:

1 – c: Tốc độ chuyển động cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động.

2 – d: Tốc độ chuyển động được xác định bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.

3 – a: Đơn vị tốc độ phụ thuộc vào đơn vị độ dài và đơn vị thời gian.

4 – b: Đơn vị của tốc độ là m/s và km/h.

Bài 8.2 trang 29 SBT Khoa học tự nhiên 7: Sắp xếp lại các số liệu trong cột B cho phù hợp với cột A và điền các giá trị thích hợp vào cột C của bảng sau:

A. Đối tượng chuyển động

B. Tốc độ (m/s)

C. Tốc độ (km/h)

Người đi bộ

15 đến 20

…?...

Người đi xe đạp

3 đến 4

…?...

Ô tô

1,5

…?...

Tàu hỏa

200 đến 300

…?...

Máy bay phản lực

10 đến 20

…?...

Lời giải:

Ta áp dụng cách quy đổi 1 m/s = 3,6 km/h để đổi đơn vị vận tốc từ m/s sang km/h và hoàn thành vào bảng.

A. Đối tượng chuyển động

B. Tốc độ (m/s)

C. Tốc độ (km/h)

Người đi bộ

1,5

5,4

Người đi xe đạp

3 đến 4

10,8 đến 14,4

Ô tô

15 đến 20

54 đến 72

Tàu hỏa

10 đến 20

36 đến 72

Máy bay phản lực

200 đến 300

720 đến 1080

Bài 8.3 trang 29 SBT Khoa học tự nhiên 7: Tìm số thích hợp để điền vào chỗ trống:

a) 10 m/s = …?... km/h.

b) …?... km/h = 15 m/s.

c) 45 km/h = …?... m/s.

d) 120 cm/s = …?... m/s = …?... km/h.

e) 120 km/h = …?... m/s = …?... cm/s.

Lời giải:

Ta áp dụng cách qui đổi 1 m/s = 3,6 km/h, 1km/h=13,6m/s.

a) 10 m/s = 36 km/h.

b) 54 km/h = 15 m/s.

c) 45 km/h = 12,5 m/s.

d) 120 cm/s = 1,2 m/s = 4,32 km/h.

e) 120 km/h = 33,33 m/s = 3333 cm/s.

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 30

Bài 8.4 trang 30 SBT Khoa học tự nhiên 7: Công thức tính tốc độ là

A. v = s.t.

B. v=ts.

C. v=st.

D. v=st2.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Công thức tính tốc độ là v=st

Bài 8.5 trang 30 SBT Khoa học tự nhiên 7: Ba bạn An, Bình, Đông học cùng lớp. Khi tan học, ba bạn đi cùng chiều trên đường về nhà. Tốc độ của An là 6,2 km/h, của Bình là 1,5 m/s, của Đông là 72 m/min. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Bạn An đi nhanh nhất.

B. Bạn Bình đi nhanh nhất.

C. Bạn Đông đi nhanh nhất.

D. Ba bạn đi nhanh như nhau.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Ta đổi:

Tốc độ của bạn An: 6,2 km/h = 6,23,6=1,72 m/s.

Tốc độ của bạn Đông: 72 m/min = 7260=1,2 m/s.

Tốc độ của bạn Bình: 1,5 m/s.

Từ đây ta thấy: 1, 72 > 1, 5 > 1,2.

Vậy Bạn An đi nhanh nhất, Bạn Đông đi chậm nhất.

Bài 8.6 trang 30 SBT Khoa học tự nhiên 7: Đường sắt Hà Nội – Đà Nẵng dài khoảng 880 km. Nếu tốc độ trung bình của một tàu hỏa là 55 km/h thì thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến Đà Nẵng là

A. 8 h.        

B. 16 h.       

C. 24 h.       

D. 32 h.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Ta áp dụng công thức v=stt=sv

Thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến Đà Nẵng là

t=sv=88055=16h

Bài 8.7 trang 30 SBT Khoa học tự nhiên 7: Bạn Linh đi xe đạp từ nhà đến trường, trong 20 min đầu đi được đoạn đường dài 6 km. Đoạn đường còn lại dài 8 km đi với tốc độ 12 km/h. Tốc độ đi xe đạp của bạn Linh trên cả quãng đường từ nhà đến trường là

A. 15 km/h.

B. 14 km/h.

C. 7,5 km/h.

D. 7 km/h.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

- Thời gian bạn Linh đi quãng đường 8 km với tốc độ 12 km/h là

t=sv=812=23(h) = 40 min

- Tốc độ đi xe đạp của bạn Linh trên cả quãng đường từ nhà đến trường là

vtb=st=6+820+40=730 (km/min) = 14 km/h

Bài 8.8 trang 30 SBT Khoa học tự nhiên 7: Đội chạy tiếp sức 4 x 100 m nữ Việt Nam đã xuất sắc giành Huy chương Vàng ở SEA Games 29 khi đạt thành tích 43 s 88, phá kỉ lục SEA Games. Huy chương Bạc ở nội dung này thuộc về đội tuyển Thái Lan (44 s 62), huy chương Đồng thuộc về đội tuyển Philippin (44 s 81). Tính tốc độ của mỗi đội tuyển trên đường đua.

Lời giải:

Tóm tắt:

Quãng đường chạy: 4 x 100 m

Việt Nam chạy t1 = 43 s 88

Thái Lan chạy t2 = 44 s 62

Philippin chạy t3 = 44 s 81

Hỏi: v1 = ?; v2 = ?; v3 = ?

Giải:

Đổi 43 s 88 = 44, 47 s; 44 s 62 = 45,03 s; 44 s 81 = 45,35s

- Tốc độ của đội tuyển nữ Việt Nam trên đường đua là

v1=st1=4.10044,478,995m/s

- Tốc độ của đội tuyển nữ Thái Lan trên đường đua là

v2=st2=4.10045,038,883m/s

- Tốc độ của đội tuyển nữ Philippin trên đường đua là

v3=st3=4.10045,358,820m/s

Bài 8.9 trang 30 SBT Khoa học tự nhiên 7: Lúc 7 h sáng, một mô tô đi từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Biên Hòa cách nhau 30 km. Lúc 7 h 20 min, mô tô còn cách Biên Hòa 10 km. Hỏi nếu mô tô đi liên tục không nghỉ với tốc độ không thay đổi thì sẽ đến Biên Hòa lúc mấy giờ?

Lời giải:

Tóm tắt:

s = 30 km

Sau 20 min, cách Biên Hòa 10 km.

Hỏi xe tới Biên Hòa lúc mấy giờ?

Giải

Theo đề bài ta có, mô tô đi được quãng đường 20 km trong 20 min.

- Tốc độ của mô tô đi từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Biên Hòa là

v=st=2020=1 (km/min) = 60 (km/h)

- Thời gian mô tô đi 10 km còn lại là

t'=s'v=1060=16 (h) = 10 min

Vậy mô tô đến Biên Hòa lúc 7 h 20 min + 10 min = 7 h 30 min.

Bài 8.10* trang 30 SBT Khoa học tự nhiên 7: Trên một cung đường dốc gồm ba đoạn: lên dốc, đường bằng và xuống dốc. Một ô tô lên dốc hết 30 min, chạy trên đoạn đường bằng với tốc độ 60 km/h trong 10 min, xuống dốc cũng trong 10 min. Biết tốc độ khi lên dốc bằng nửa tốc độ trên đoạn đường bằng, tốc độ khi xuống dốc gấp 1,5 lần tốc độ trên đoạn đường bằng. Tính độ dài cung đường trên.

Lời giải:

Tóm tắt:

Lên dốc: t1 = 30 min, v1 = 0,5 v2

Đường bằng: t2 = 10 min, v2 = 60 km/h

Xuống dốc: t3 = 10 min, v3 = 1,5 v2

Hỏi s = ?

Giải:

Đổi 30 min = 0,5 h; 10 min = 16h

Theo đề bài ta có:

- Tốc độ khi lên dốc là v1 = 0,5v2 = 0,5.60 = 30 km/h

- Tốc độ khi xuống dốc là v3 = 1,5v2 = 1,5.60 = 90 km/h.

- Quãng đường ô tô đi được khi lên dốc là

s1 = v1.t1 = 30.0,5 = 15 km

- Quãng đường ô tô đi được khi trên đoạn đường bằng là

s2 = v2.t2 = 60.16 = 10 km

- Quãng đường ô tô đi được khi xuống dốc là

s3 = v3.t3 = 90.16 = 15 km

- Tổng quãng đường ô tô đã đi là

s = s1 + s2 + s3 = 15 + 10 + 15 = 40 km.

Bài viết liên quan

385
  Tải tài liệu