Hoạt động trải nghiệm 7 Cánh diều Hợp tác với thầy cô trang 29, 30, 31, 32
Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 7 Hợp tác với thầy cô trang 29, 30, 31, 32 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập HĐTN 7. Mời các bạn đón xem:
Giải HĐTN 7 Hợp tác với thầy cô trang 29, 30, 31, 32
Hoạt động 1 trang 29 HĐTN 7: Hợp tác với thầy cô trong các hoạt động
Tình huống: Cô giáo giao cho các nhóm chuẩn bị bản trình chiếu để thuyết trình trong tiết học tới. Nhóm 1 có máy tính và tích cực trao đổi với cô giáo để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhóm 4 không có máy tính nên đã chủ động xin ý kiến cô giáo để chuyển sang phương án khác. Nhóm 3 xin phép thầy dạy Tin học được sử dụng máy tính trong phòng Tin học của nhà trường để làm bản trình chiếu. Còn nhóm 2 không có máy tính nên quyết định không thực hiện nhiệm vụ nữa. |
- Thảo luận về tình huống trên:
+ Chỉ ra các biểu hiện cho thấy các tổ hợp tác hay không hợp tác với thầy cô;
+ Nêu ý nghĩa của việc hợp tác với thầy cô.
- Chia sẻ về sự hợp tác với thầy cô của bản thân và các bạn.
Trả lời:
- Thảo luận về tình huống
+ Nêu biểu hiện cho thấy các tổ hợp hay không hợp tác với thầy cô
Biểu hiện hợp tác |
Biểu hiện không hợp tác |
- Nhóm 1 và nhóm 3 có cơ sở vật chất tốt hơn: 1 nhóm có sẵn thiết bị, 1 nhóm có thể mượn được thiết bị. - Nhóm 4 thiếu cơ sở vật chất, song lại sáng tạo và xin thay phương án giải quyết nhiệm vụ học tập. |
- Nhóm 2 tỏ thái độ không thiện chí, thiếu hợp tác. Thẳng thừng không thực hiện nhiệm vụ mà cô giáo giao phó. |
+ Ý nghĩa của việc hợp tác với thầy cô: Thể hiện sự hiểu biết, ham học hỏi và có tính xây dựng, tự tìm cách nâng sự phát triển của bản thân lên hơn. Đồng thời, giúp thầy cô làm tốt vai trò nhiệm vụ, giáo dục tốt những học sinh do mình giảng dạy.
- Chia sẻ tình huống thể hiện sự hợp tác hoặc chưa hợp tác với thầy cô của bản thân và các bạn trong lớp:
Trong một lần trực nhật vệ sinh trường, thầy chủ nhiệm có yêu cầu lớp quét và dọn sạch khu vực vườn trường. Song, vì e ngại, rụt rè trước việc trời nắng mà em và cả lớp đã không hoàn thành nhiệm vụ của buổi vệ sinh. Làm cho buổi vệ sinh bị kết thúc muộn hơn dự kiến. Em và các bạn tự nhận thức được việc làm xấu của mình, và xin tự kiểm điểm sửa chữa.
Hoạt động 2 trang 29 HĐTN 7: Hiểu và chia sẻ mong đợi của thầy cô đối với học sinh trong học tập
- Đóng vai giáo viên và học sinh trao đổi với nhau.
Gợi ý:
- Học sinh trong vai giáo viên trao đổi các nội dung sau:
+ Nêu các mong muốn của giáo viên đối với học sinh trong học tập;
+ Giải thích cho học sinh vì sao giáo viên lại có các mong muốn đó.
- Học sinh trong vai học sinh nói về các nội dung sau:
+ Nêu mong muốn của mình với thầy cô về việc học tập. Muốn được thưc hành nhiều hơn, muốn được thầy cô giảng kĩ hơn…
+ Giải thích vì sao mình mong muốn vậy
- Chia sẻ điều em rút ra được từ cuộc trao đổi
Trả lời:
- Em đóng vai giáo viên và học sinh trao đổi với nhau thực hành theo gợi ý:
- Giải quyết các tình huống:
* Học sinh đóng vai thầy cô: Nêu Các mong muốn của giáo viên đối với học sinh trong học tập và giải thích:
+ Mong muốn học sinh lắng nghe lời mình hơn: học sinh cần biết nhiệm vụ, nội dung mà giáo viên đang giảng dạy để lời nói của giáo viên trở nên thực sự có giá trị.
+ Mong muốn học sinh tích cực trao đổi, xây dựng bài: việc trao đổi cho thấy học sinh quan tâm đến vấn đề giáo viên đang nói tới. Đồng thời, giải đáp được hết những khúc mắc, tò mò của học sinh về vấn đề đó.
+ Mong muốn học sinh hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao phó: nghe lời thầy cô là một cách tôn trọng. Song, cho thấy kết quả mà học sinh tự làm việc có đạt yêu cầu giáo dục hay không. Giúp giáo viên có định hướng giảng dạy tốt hơn.
* Học sinh đóng vai học sinh: Nêu mong muốn của bản thân với thầy cô về việc học tập và giải thích:
Em mong muốn thầy cô sẽ thông cảm cho những lần em không hoàn thành bài tập vì bận việc gia đình. Mong rằng thầy cô có thể châm chước hoặc để những lần học sinh chúng em bận việc, có thể có hình thức báo cáo bài tập theo cách khác. Song, bằng nhiều hình thức, chúng em vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao phó.
- Điều mà em rút ra được từ cuộc trao đổi là: Giáo viên và học sinh cần phải tông trọng lẫn nhau, cùng giúp nhau đạt được những mục tiêu trong nhiệm vụ dạy và học của mình.
Hoạt động 3 trang 30 HĐTN 7: Hoàn thành nhiệm vụ được thầy cô giao
- Tự đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ được thầy cô giao trong thời gian vừa qua.
Gợi ý:
STT |
Các nhiệm vụ |
Hoàn thành |
Chưa hoàn thành |
1 |
Thực hiện dự án học tập |
? |
? |
2 |
Sưu tầm tranh, ảnh |
? |
? |
3 |
? |
? |
|
4 |
? |
? |
- Chia sẻ kết quả đánh giá của mình.
Trả lời:
STT |
Nhiệm vụ |
Hoàn thành |
Chưa hoàn thành |
1 |
Thực hiện dự án học tập |
x |
|
2 |
Sưu tầm tranh, ảnh |
x |
|
3 |
Sáng tạo ý tưởng trong học sinh, sinh viên |
|
x |
4 |
Đọc bài mới trước khi đến lớp |
x |
|
5 |
Hoàn thành thí nghiệm tại gia đình, có ghi chép và báo cáo kết quả |
x |
|
6 |
Lập thời gian biểu của em khi ở nhà |
x |
|
- Em chia sẻ kết quả đánh giá của mình với thầy cô và bạn bè trong lớp.
Hoạt động 4 trang 30 HĐTN 7: Cách thức hợp tác với thầy cô
- Lựa chọn và thực hành những cách phù hợp để hợp tác với thầy cô.
Gợi ý:
- Bổ sung các cách khác mà em thường thực hiện để hợp tác với thầy cô.
Trả lời:
- Lựa chọn và thực hành những cách phù hợp để hợp tác với thầy cô theo gợi ý: Lắng nghe, trao đồi, hiểu và chia sẻ mong muốn với thầy cô, hoàn thành nhiệm vụ, cùng giải thích vấn đề.
Cách thức |
Biểu hiện cụ thể |
Lắng nghe |
Em tập trung trong giờ học; lắng nghe thầy cô giảng bài. |
Trao đổi |
Em làm việc nhóm, trao đổi với bạn bè; Hỏi ý kiến thầy cô về vấn đề học tập trong bài. |
Hiểu và chia sẻ mong muốn với thầy cô |
Đề xuất ý kiến đóng góp với thầy cô. Tâm sự và chia sẻ chuyện cá nhân với thầy cô. |
Hoàn thành nhiệm vụ |
Làm bài tập về nhà đầy đủ; hoàn thành nhiệm vụ hoạt động trên lớp và ngoài giờ lên lớp. |
Cùng giải quyết vấn đề |
Thầy cô và học sinh cùng thực hành thí nghiệm, quan sát và ghi chép lại kết quả. |
Củng cố mối quan hệ, tình cảm thầy trò |
Tri ân, hát và tặng hoa thầy cô nhân dịp Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. |
- Bổ sung các cách mà em thường thực hiện để hợp tác với thầy cô:
+ Hoàn thành những yêu cầu được giao.
+ Tích cực đóng góp, trao đổi cùng thầy cô.
Hoạt động 5 trang 31 HĐTN 7: Hợp tác với thầy cô để giải quyết các vấn đề nảy sinh
- Thảo luận và đề xuất phương án hợp tác với thầy cô để giải quyết vấn đề nảy sinh trong tình huống sau:
Gợi ý:
- Nhận diện một vấn đề nảy sinh trong lớp và cùng thầy cô giải quyết theo các bước gợi ý trên.
Trả lời:
- Em thảo luận và đề xuất phương pháp giải quyết tình huống theo gợi ý.
- Bổ sung thêm một số giải pháp phù hợp: Trao đổi, tâm sự riêng để hiểu khó khăn Huy gặp phải.
- Nhận diện một vấn đề nảy sinh trong lớp và cùng thầy cô giải quyết theo những bước gợi ý trên:
Ví dụ tình huống: Một bạn học sinh trong lớp gặp tai nạn, thầy cô kêu gọi học sinh trong cả lớp cùng tham gia thăm hỏi, chăm sóc bệnh tình với bạn.
Bước 1 |
Cả lớp cùng họp với thầy cô. Tập trung nghe thầy cô trao đổi vấn đề và điều cần thiết của vấn đề: thăm hỏi và động viên bệnh tình của bạn, hỗ trợ bạn tối đa nếu có thể. |
Bước 2 |
Tìm phương án: Phân công cho các nhóm trong lớp, đảm nhiệm các nội dung chuẩn bị gồm: 1 nhóm liên lạc địa chỉ, hỏi thăm bạn có nhà hay không; 1 nhóm chuẩn bị lên phương tiện di chuyển; 1 nhóm chuẩn bị thuốc, đồ dùng cá nhân và bánh kẹo làm quà. |
Bước 3 |
Học sinh cùng giáo viên đóng gói, hoàn tất đồ dùng và di chuyển đến nhà bạn học sinh. |
Hoạt động 6 trang 32 HĐTN 7: Luyện tập hợp tác với thầy cô
Vận dụng các cách hợp tác với thầy cô và các bước giải quyết vấn đề nảy sinh để xử lí các tình huống sau:
Tình huống 1: Trong lớp em có một nhóm bạn thường tụ tập, cười cợt, trêu các bạn khác. Tình huống 2: Giờ ra chơi, một số bạn lớp em chơi đá cầu ở sân trường và xảy ra xích mích với một nhóm bạn lớp khác. Tình huống 3: Nhà trường chuẩn bị tổ chức hội trại.
|
Trả lời:
Vận dụng các cách hợp tác với thầy cô và các bước giải quyết vấn đề nảy sinh để xử lí các tính huống:
Vấn đề |
Cách giải quyết |
Tình huống 1: Trong lớp em có một nhóm bạn thường tụ tập, cười cợt, trêu các bạn khác. |
Trình bày vấn đề với thầy cô, cùng thầy cô gặp và nói chuyện với các bạn về hành vi, lí do trêu đùa, cười cợt với bạn. Để các bạn tự nhận ra điều sai trong hành vi của mình. Có hứa và thực sự thay đổi theo hướng tích cực, dưới sự giám sát của thầy cô. |
Tình huống 2: Giờ ra chơi, một số bạn lớp em chơi đá cầu ở sân trường và xảy ra xích mích với một nhóm bạn lớp khác. |
Cần có sự tham gia đảm bảo an ninh của thầy cô, không gây thêm xô xát. Lần lượt 2 bên trình bày lí do, nguyên nhân dẫn tới xô xát. Thầy cô và các bạn học sinh có theo dõi trận cầu, xét xem phần đúng thuộc về ai, yêu cầu bên sai xin lỗi và tự kiểm điểm lỗi sau của mình. Hứa không vi phạm và có biện pháp để đoàn kết với nhau hơn. |
Tình huống 3: Nhà trường chuẩn bị tổ chức hội trại. |
Thầy cô và học sinh cùng thảo luận. Xét xem điều kiện về tài chính, thời gian, an ninh an toàn và phương tiện di chuyển để chuẩn bị. Trong quá trình tham gia hội trại, các nhóm vừa vui chơi, vừa thực hiện yêu cầu của người điều phối, không di chuyển quá xa đội hình và làm việc nguy hiểm. Đảm bảo duy trì đến khi ra về an toàn dưới sự quản lí của giáo viên. |
Thông điệp trang 32 HĐTN 7
- Hợp tác với thầy cô là để giúp chính mình học tập tốt hơn.
- Hợp tác với thầy cô góp phần tạo ra môi trường tích cực, thân thiện cho sự phát triển của mỗi học sinh.
Tự đánh giá bản thân sau chủ đề
Trả lời:
- Em đánh giá bản thân sau chủ đề theo các tiêu chí 01, 02.
- Phát huy những điều tích cực và khắc phục những hạn chế.
- Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của chủ đề: Hoàn thành tốt/ Hoàn thành/ Cần cố gắng.