Chương trình đào tạo cử nhân Luật Kinh tế của trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP HCM năm 2022

Thông tin chương trình đào tạo cử nhân Luật Kinh tế của trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP HCM năm 2022, mời các bạn đón xem:

210


A. Chương trình đào tạo cử nhân Luật Kinh tế của trường Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP HCM năm 2022

1. Mục tiêu của chương trình đào tạo (POs)

- Chương trình ngành luật kinh tế đào tạo bậc cử nhân đại học có kiến thức nền tảng về ngành luật nói chung, đồng thời có kiến thức chuyên ngành về pháp luật trong lĩnh vực thương mại;

- Có khả năng ứng dụng những quy định của pháp luật thương mại trong thực tiễn và có kiến thức ngoại ngữ (tiếng Anh) để có thể làm việc trong môi trường thường xuyên sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh hoặc tự hành nghề liên quan đến pháp luật hoặc làm quản lý hoạt động kinh doanh ở các cơ quan quản lý nhà nước.

2. Quá trình đào tạo

- Sinh viên được đào tạo theo loại hình chính quy áp dụng Quy chế đào tạo do nhà trường xây dựng, căn cứ theo Quy chế 43/2007/QĐ - BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ

- Chương trình đào tạo thực hiện trong 4 năm gồm 8 học kỳ trong đó có 7 học kỳ tích lũy kiến thức tại trường và 1 kỳ thực tập và làm khóa luận tốt nghiệp

3. Điều kiện tốt nghiệp

* Trình độ ngoại ngữ: Sinh viên tốt nghiệp hệ cử nhân đại học ngành Luật kinh tế đạt trình độ

- Hoàn thành chứng chỉ GDTC và GDQP

- Đạt chuẩn về trình độ ngoại ngữ (TOEIC 500) và tin học MOS (Word, Excel)

4. Chiến lược giảng dạy – học tập

- Tập trung phát triển mọi nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai quá trình dạy và học. Các chiến lược, phương pháp dạy học này giúp cho việc đạt mục tiêu dạy học hiệu quả.

- Nhiều hoạt động dạy và học khác nhau được áp dụng nhằm giúp sinh viên không những có kiến thức nền tảng chuyên môn và kiến thức xã hội mà còn có khả năng sử dụng các kiến thức này để cộng tác với người khác và phát triển năng lực, điểm mạnh của cá nhân. Từ đó hình thành các kỹ năng cá nhân như kỹ năng giao tiếp, thương lượng, làm việc nhóm

5. Mô tả chương trình đào tạo

* Cấu trúc chương trình: Chương trình giảng dạy gồm 6 khối kiến thức:

- Khối kiến thức đại cương (39 tín chỉ) bao gồm các học phần lý luận chính trị, kiến thức khoa học xã hội nhân văn, tự nhiên, ngoại ngữ thứ 2 nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản làm nền tảng cho ngành học.

- Kiến thức cơ sở khối ngành (46 tín chỉ) cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng của ngành học làm cơ sở cho sinh viên học tập các học phần chuyên ngành.

- Kiến thức ngành (19 tín chỉ) gồm các học phần bắt buộc (13 tín chỉ) và các học phần tự chọn (6 tín chỉ) cung cấp những kiến thức cho sinh viên hiểu và áp dụng được những quy định pháp luật trong các tình huống ở các lĩnh vực kinh doanh, thương mại và quản lý nhà nước về kinh doanh, thương mại

- Kiến thức chuyên ngành (11 tín chỉ) gồm kiến thức quy định pháp luật trong lĩnh vực chuyên ngành kinh tế như thị trường tiền tệ và ngân hàng, thị trường bất động sản. Sinh viên hiểu và vận dụng được quy định pháp luật để tham gia, tư vấn, bào chữa các tranh chấp trong kinh doanh.

- Sinh viên hiểu và vận dụng được quy định pháp luật để có thể tự hành nghề ở lĩnh vực liên quan đến pháp luật như luật sư, công chứng, tư vấn pháp luật.

- Kiến thức bổ trợ (11 tín chỉ) cung cấp cho sinh viên kiến thức chuyên sâu nhằm trang bị cho sinh viên công cụ ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ trong các lĩnh vực pháp lý

- Thực tập/ khóa luận/ các học phần thay thế (9 tín chỉ) Khối kiến thức này đào tạo cho sinh viên kỹ năng vận dụng kiến thức chuyên ngành, kiến thức ngành, kiến thức bổ trợ vào thực tế.

B. Tiêu chí tuyển sinh, quá trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp

1. Tiêu chí tuyển sinh

• Phương thức1: Xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia

- Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

- Tham gia kỳ thi THPT có điểm 3 môn xét tuyển đảm bảo ngưỡng chất lượng đầu vào của của trường.

• Phương thức2: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập năm lớp 12 THPT Tổng điểm 03 môn tham gia xét tuyển (không nhân hệ số) đảm bảo ngưỡng chất lượng đầu vào của của trường.

2. Tổ hợp xét tuyển

3. Hình thức nhận hồ sơ

* Thí sinh có thể chọn 01 trong 02 hình thức sau:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trường (khuyến khích thí sinh nộp theo phương thức này).

- Nộp qua đường bưu điện. Khi nộp thí sinh ghi rõ nơi nhận:

+ Phòng Đào tạo, Trường đại học Ngoại ngữ - Tin học thành phố Hồ Chí Minh

+ 155 Sư Vạn Hạnh (nối dài), phưởng 13, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại: (028) 38 629 232 (số nội bộ: 108, 109). Hotline: 0903 076 072

4. Hồ sơ xét tuyển

- Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu nhận trực tiếp tại trường

- Bản sao học bạ cấp 3 có công chứng;

- Các giấy tờ xác nhận ưu tiên (nếu có)

- Đối với thí sinh đã tốt nghiệp THPT những năm trước, thí sinh cần nộp thêm bản sao bằng tốt nghiệp (có công chứng).

C. Thông tin tư vấn tuyển sinh

- Phòng Đào tạo Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP. Hồ Chí Minh

- 155 Sư Vạn Hạnh (nối dài), phường 13, quận 10, TP. Hồ Chí Minh.

- Điện thoại: (028) 38 629 232 (số nội bộ 108, 109).

- Hotline: 0903 076 072.

- Email: tuyensinh@huflit.edu.vn

Bài viết liên quan

210