Chương trình đào tạo thạc sĩ Luật - Kinh tế của sinh trường Đại học Nguyễn Tất Thành năm 2022

Thông tin Chương trình đào tạo thạc sĩ Luật - Kinh tế của trường Đại học Nguyễn Tất Thành năm 2022, mời các bạn đón xem:

420


A. Chương trình đào tạo thạc sĩ Luật - Kinh tế của sinh trường Đại học Nguyễn Tất Thành năm 2022

1. Chương trình đào tạo

Tên ngành đào tạo

+Tên tiếng Anh: Economic Law

+ Tên tiếng Việt: Luật Kinh tế

Trình độ đào tạo: Thạc sĩ – Bậc 7

Định hướng đào tạo: [ Nghiên cứu Ứng dụng

Khóa học áp dụng: 2022

Thời gian đào tạo: 18 tháng

Tên văn bằng tốt nghiệp: Thạc sĩ Luật kinh tế

Đơn vị đào tạo:

+ Khoa Luật

+ Địa chỉ văn phòng: Lầu 1, số 331 Quốc lộ 1A, P.An Phủ Đông, Quận 12, Tp.HCM

+ Điện thoại liên lạc: 19002039 — Ext: 436

Mục tiêu chung (Program general goals)

Sau khi tốt nghiệp, học viên có thể:

POI: Tổng hợp được kiến thức chuyên sâu về lý luận nhà nước và pháp luật, kiến thức chuyên ngành về pháp luật kinh doanh, thương mại, lao động và giải quyết tranh

chấp trong kinh doanh hiện nay.

PO2: Vận dụng được các kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn vào việc phân tích, tư vấn, giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong thực tế hoạt động kinh doanh, thương mại và góp phần bảo vệ lợi ích nhà nước và xã hội. 

PO3: Tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, thân thiện trong giao tiếp ứng xử, có ý thức pháp luật có khả năng học trức tiếp các CTĐT Luật Kinh tế ở cấp bậc cao hơn để để hoạt động trong lĩnh vực pháp luật.

2. Kế hoạch đào tạo

- Chương trình đào tạo Luật kinh tế trình độ thạc sĩ gồm 60 tín chỉ đói với người tốt nghiệp đại học ngành phù hợp với quy định trong bảng, với cấu trúc gôm 3 phần sau:

3. Khung chương trình đào tạo

4. Kế hoạch đảm bảo chất lượng đào tạo

- Kế hoạch phát triển đội ngũ GV, cán bộ quản lý theo định hướng từ Tiến sĩ lên Phó giáo sư. Đội ngũ GV dự kiến tăng 20 – 30 % /năm;

- Kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất: tăng đầu tư máy móc, thiết bị theo kế hoạch đào tạo cập nhật và phù hợp mức học phi;

- Kế hoạch hợp tác quốc tế về đào tạo: tổ chức hội thảo chuyên ngành cùng Trung tâm, trao đổi học viên nghiên cứu trong và ngoài nước;

- Kế hoạch hợp tác với đơn vị tuyển dụng học viên tốt nghiệp; phối hợp Phòng QHDN và VLSV, hỗ trợ việc làm đầu ra cho học viên tốt nghiệp

- Kế hoạch hợp tác với các doanh nghiệp triển khai các dự án NCKH gắn liền với đồ án, đề án, dự án tốt nghiệp của học viên để phát triển hoạt động khoa học công nghệ của Khoa và tăng hình thức hiệu quả phục vụ cộng đồng;

- Xây dựng đề án tích hợp đào tạo thạc sỹ với đào tạo chuyên gia theo xu hưởng đảo tạo theo nhu cầu đào tạo theo dự án;

5. Mức học phí

- Mức học phí(dự kiến): 75.000.000 / khóa/ 1 người học.

B. Thông tin tuyển sinh

1. Nguồn tuyển sinh

Người học đã tốt nghiệp ĐH các ngành phù hợp, ngành gần với ngành Luật Kinh tế.

2. Đối tượng tuyển sinh

* Theo Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT, ngày 30/8/2021 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ, người dự tuyển đào tạo Thạc sĩ Luật Kinh tế phải có các điều kiện sau đây: Chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo thạc sĩ

  • Về văn bằng

- Người học phải tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp.

- Riêng ngành gần phải bổ túc kiến thức là một số môn học trong chương trình đào tạo đại học của Trường Đại học Nguyễn Tất Thành trước khi dự tuyển.

- Tên môn học cụ thể tương ứng với những khối kiến thức này do Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Khoa Luật xác định và đề xuất. Về trình độ ngoại ngữ

  • Về trình độ ngoại ngữ

- Những người có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương (quy định tại Phụ lục Thông tư 23/2021/TT BGDĐT của Bộ GDĐT).

  • Về thâm niên công tác

- Những người có bằng tốt nghiệp đại học loại Khá trở lên, không thuộc diện phải học bổ sung kiến thức thì được dự tuyển ngay.

- Những người có Bằng tốt nghiệp đại học dưới loại Khá hoặc thuộc diện phải học bổ sung kiến thức thì phải có một công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực học tập.

* Các điều kiện khác

- Lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận.

- Có đủ sức khoẻ để học tập.

- Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của cơ sở đào tạo.

* Danh mục ngành phù hợp này do Hiệu trưởng quyết định theo đề nghị của Hội đồng Khoa học Đào tạo, Quyết định này quy định những trường hợp phải hoàn thành yêu cầu học bổ sung trước khi dự tuyển và được công khai trên cổng thông tin điện tử của Viện Đào tạo Sau đại học.

3. Hồ sơ dự tuyển

* Hồ sơ dự tuyển gồm có:

a) Đơn xin dự tuyển (theo mẫu được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Viện Đào tạo Sau đại học).

b) Lý lịch khoa học có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan nơi thí sinh đang công tác hoặc chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú về các thông tin liên quan đến hộ tịch của người đăng ký xét tuyển (Theo mẫu trên cổng thông tin điện tử của Viện

Đào tạo Sau đại học).

c) Bản sao văn bằng, chứng chỉ có công chứng hoặc chứng thực, gồm: Bằng đại học và bảng điểm đại học; văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ phù hợp.

d) Minh chứng nghiên cứu khoa học (nếu có):

- Đối với bài báo hoặc báo cáo khoa học đã được công bố: Bản photocopy trang bìa, trang mục lục tên bài báo hoặc báo cáo khoa học, tên tác giả và tòa bộ nội dung bìa, trang mục lục tên bài báo hoặc báo cáo khoa học, tên tác giả và tòa bộ nội dung bài báo hoặc báo cáo khoa học.

- Đối với bài báo hoặc báo cáo phiên bản điện tử thì phải có bản in trang điện tử của tạp chí đăng tải minh chứng đó.

- Các tài liệu minh chứng phải có bản gốc để đối chiếu khi nộp hồ sơ. e) Giấy khám sức khỏe do các bệnh viện cấp quận (huyện) trở lên cấp.

4. Thời gian và hình thức tuyển sinh

- Phương thức tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ bao gồm thi tuyển và xét tuyển.

- Tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ được tổ chức nhiều lần trong một năm.

5. Quy trình xét tuyển, thi tuyển

- Thí sinh nộp hồ sơ dự tuyển về Viện Đào tạo Sau Đại học theo thông báo.

- Viện Đào tạo Sau Đại học tổng hợp hồ sơ thí sinh đã nộp, nhập thông tin dữ liệu thí sinh đăng ký.

- Viện Đào tạo Sau Đại học tham mưu lập hội đồng tuyển sinh và các ban giúp việc cho hội đồng

6. Quy trình tổ chức xét tuyển

a) Viện Đào tạo Sau Đại học lập bảng thống kê kết quả học tập điểm trung bình toàn khóa của Bảng điểm đại học theo thang điểm 10 hoặc tương đương.

b) Hội đồng căn cứ vào quy chế tuyển sinh công bố, đối tượng ưu tiên, chỉ tiêu tuyển sinh từng ngành để xét theo kết quả từ trên xuống thấp đúng với chỉ tiêu đã đề ra.

c) Quy trình xét tuyển như quy trình xét tuyển sinh đại học.

7. Quy mô tuyển sinh và thời gian đào tạo

* Căn cứ vào năng lực giảng viên và điều kiện cơ sở vật chất, dự kiến quy mô tuyển sinh như sau:

- Khóa đầu tiên Trường tuyển 70 học viên, các năm sau tăng 10% số học viên/năm.

- Thời gian đào tạo trình độ Thạc sĩ là 18 tháng cho người có bằng ĐH.

C. Thông tin tư vấn tuyển sinh

- Viện Đào tạo Quốc tế NTT (NIIE)- Trường đại học Nguyễn Tất Thành_298A Nguyễn Tất Thành, P.13, Q.4, TP.HCM

- Tel: (08) 39 404 208; Hotline: 0932 812 244/ 0934 812 244/0126 4852 998

- Email: info@niie.edu.vn;

- Website: www.niie.edu.vn

Bài viết liên quan

420