Phương án tuyển sinh Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 mới nhất

Cập nhật thông tin tuyển sinh trường Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 mới nhất. Bài viết sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh, thời gian xét tuyển, đối tượng tuyển sinh, điểm chuẩn các năm, .... Mời các bạn đón xem:

263


Thông tin tuyển sinh trường Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh

Video giới thiệu trường Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh

A. Giới thiệu trường Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh

- Tên trường: Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh

- Tên tiếng Anh: Ho Chi Minh City Conservatoire (HCMCONS)

- Mã trường: NVS

- Loại trường: Công lập

- Hệ đào tạo: Trung cấp - Đại học - Sau Đại học - Tại chức - Văn bằng 2

- Địa chỉ:112 Nguyễn Du, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh

- SĐT: (84 8) 38 225 841

- Email: vanthunhacvien@hcmcons.vn

- Website: http://hcmcons.vn/ 

TP HCM và con gái của tôi - Báo Người lao động

B. Thông tin tuyển sinh trường Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022

1. Đối tượng tuyển sinh

- Trình độ chuyên môn: Thí sinh tốt nghiệp Cao đẳng âm nhạc, Trung cấp âm nhạc hoặc có trình độ âm nhạc tương đương.

- Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp THPT hoặc Trung cấp.

- Nếu tốt nghiệp Trung cấp, phải có điểm thi tốt nghiệp môn Văn, Sử, Địa từ 5,0 trở lên; hoặc phải học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định.

2. Phạm vi tuyển sinh

Tuyển sinh trong cả nước

3. Phương thức tuyển sinh

- Xét tuyển kết hợp thi tuyển năng khiếu.

- Thi tuyển: Năng khiếu 1 (chuyên môn), hệ số 2 và năng khiếu 2 (kiến thức), hệ số 1.

- Xét tuyển: Nếu tốt nghiệp Trung cấp, điểm thi tốt nghiệp môn Văn, Sử, Địa từ 5 trở lên, hoặc học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định.

- Nội dung thi tuyển xem chi tiết tại đây

4. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT

Nhà trường cập nhật đầy đủ trên web của trường.

5. Tổ chức tuyển sinh

a. Điều kiện xét tuyển:

-Thí sinh  Tốt nghiệp Trung học phổ thông, và tương đương

- Thí sinh đăng ký cụ thể phương án xét tuyển theo điểm trung bình môn Văn cả 3 năm cáp 3 hoặc điểm môn Văn thi tốt nghiệp đạt từ điểm sàn trở lên.

- Điểm sàn xét tuyển môn Văn là: 5,0.

- Điểm sàn môn Văn là điểm điều kiện, không cộng vào tổng điểm thi tuyển sinh.

b. Môn thi:thi  năng khiếu (kiến thức, chuyên môn).  

Hệ Đại học 4 năm

Ngành học Môn thi tuyển
Âm nhạc học 1. Kiến thức (Hệ số 1) 1.1 Ghi âm đơn điệu 2. Chuyên môn (Hệ số 2) Viết tiểu luận
1.2 Ghi âm hợp điệu
1.3 Viết bài phối hòa âm
1.4 Vấn đáp kiến thức tổng hợp
Sáng tác âm nhạc 1.5 Đàn Piano Viết bài sáng tác
Chỉ huy âm nhạc 1.6 Xướng âm Chỉ huy
Biểu diễn nhạc cụ truyền thống   Vấn đáp kiến thức tổng hợp Xướng âm   Diễn tấu
Biểu diễn nhạc cụ phương Tây, Piano
Thanh nhạc Hát

Đại học Văn bằng hai (2 năm)

Ngành Môn thi
Âm nhạc học 1. Kiến thức (Hệ số 1) 1.1 Ghi âm đơn điệu 2. Chuyên môn (Hệ số 2) Viết tiểu luận
1.2 Ghi âm hợp điệu
Sáng tác âm nhạc 1.3 Viết bài phối hòa âm Viết bài sáng tác
1.4 Vấn đáp kiến thức tổng hợp
Chỉ huy âm nhạc 1.5 Xướng âm Chỉ huy
1.6 Đàn Piano
 

- Điểm sàn chuyên môn là: 7,5.

- Điểm sàn kiến thức: Trung bình các môn kiến thức là: 5,0 (trong đó không có môn thi nào dưới 3,0). Thí sinh có điểm chuyên môn hoặc điểm kiến thức, trung bình kiến thức dưới điểm sàn sẽ bị loại.

6. Chính sách ưu tiên

a.  Xét tuyển thẳng

- Nhạc viện chỉ xét tuyển thẳng vào bậc Đại học (hệ 4 năm) trong trường hợp thí sinh:

- Đạt giải chuyên nghiệp quốc tế từ giải ba trở lên (hoặc giải đơn ca, độc tấu trong các kỳ thi âm nhạc trong nước có trình độ tương đương được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận) đúng chuyên ngành dự thi tại Nhạc viện.

- Tốt nghiệp bậc Trung cấp tại Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh: Điểm thi tốt nghiệp chuyên môn từ 9,0 trở lên, xếp loại tốt nghiệp từ Giỏi trở lên (8,0), quá trình rèn luyện toàn khóa từ Tốt trở lên (0,8); thi bậc Đại học đúng chuyên ngành đã tốt nghiệp.

- Thời gian được tính không quá 4 năm cho đến thời điểm nộp hồ sơ.

- Tùy từng trường hợp, Hội đồng tuyển sinh có thể tổ chức kiểm tra bổ sung.

b. Ưu tiên

- Thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên căn cứ theo quy chế tuyển sinh và thông tư của Bộ GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH.

- Thí sinh đoạt giải chuyên nghiệp cấp quốc gia (được Bộ VHTT&DL công nhận) từ giải Ba trở lên đúng chuyên ngành dự thi tuyển sinh tại nhạc viện (thời gian được tính không quá 04 năm cho đến thời điểm nộp hồ sơ).

7. Học phí

* Học phí dự kiến năm học 2021 - 2022:

- Trung cấp: 8.200.000đ.

- Đại học: 11.700.000đ.

- Các chuyên ngành Nhạc cụ truyền thông được giảm 70% học phí.

8. Hồ sơ đăng kí xét tuyển

- 01 túi đừng hồ sơ và 02 phiếu dự thi.

- Mặt sau túi đựng hồ sơ và 2 phiếu dự thi (phiếu số 1 và phiếu số 2) có in những hướng dẫn cần thiết cho việc đăng ký dự thi (mẫu của Nhạc viện TPHCM, mua tại Nhạc viện hoặc tải xuống mẫu trung cấp hay mẫu đại học)

- Túi đựng hồ sơ có dán ảnh, đóng dấu giáp lai vào ảnh, ký tên, đóng dấu và xác nhận của:

- Ban Giám hiệu Trường đang học hoặc chính quyền địa phương;

- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị (nếu là cán bộ, nhân viên, công an, quân nhân đang công tác).

- Trường hợp xét tuyển thẳng: Thí sinh nộp thêm phiếu ĐKXT thẳng.

- 01 bì thư: Ghi họ tên và địa chỉ báo tin rõ ràng của người nhận.

- 03 ảnh: gồm 1 ảnh cỡ 4×6 dán trên túi đừng hồ sơ, 02 ảnh cỡ 3zx4 nộp cho Nhạc viện (ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh của thí sinh ở mặt sau).

- Giấy tờ chứng nhận ưu tiên (nếu có).

- Các giấy tờ liên quan (theo bậc dự thi):

* Hệ đại học 4 năm: Thí sinh nộp 1 trong các bằng cấp sau: THPT hoặc Bổ túc THPT hoặc Trung cấp.

- Nếu thí sinh đang học lớp 12: Nộp bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT hoặc bổ túc THPT tạm thời, chậm nhất đến khi nhận phiếu dự thi.

- Với thí sinh có bằng trung cấp: Nộp thêm bảng điểm môn thi tốt nghiệp Văn, Sử, Địa hoặc bảng điểm hay giáy xác nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định.

- Trường hợp xét tuyển thẳng: Nộp thêm bản sao giấy chứng nhận (hoặc bản sao bằng khen) liên quan tới ngành xét tuyển hoặc bản sao bẳng điểm tốt nghiệp Trung cấp tại Nhạc viện.

Hệ đại học 2 năm: Bản sao bằng tốt nghiệp Đại học Âm nhạc hoặc Sư phạm Âm nhạc

* Trung cấp 4 năm:

- Bản sao bằng tốt nghiệp THCS hoặc cao hơn.

+ Nếu thí sinh đang học lớp 9: Nộp bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS tạm thời, chậm nhất tới khi nhận phiếu dự thi.

* Lưu ý: Các giấy tờ nộp bản sao đều phải có công chứng.

9. Lệ phí xét tuyển

- Phí dự thi (đối với chuyên ngành 1): 720.000 đ

- Phí dự thi (đối với chuyên ngành 2):100.000 đ

- Phí xét tuyển thẳng: 750.000 đ

- Phí dự thi (Nhạc cụ truyền thống, Kèn (cổ điển), gõ giao hưởng): 370.000 đ

10. Thời gian đăng kí xét tuyển

a. Thời gian phát phiếu dự thi và thi tuyển

* Phát phiếu dự thi (giờ hành chính):

- Trung cấp dài hạn và đại học: Ngày 1/8/2022

- Trung cấp 4 năm: 2/8/2022

* Địa điểm: Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục, Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh

* Thí sinh đem theo biên nhận nộp hồ sơ và phiếu số 2 hoặc giấy thông báo để nhận phiếu dự thi.

b. Thời gian thi: Dự kiến từ ngày 8/8 – 15/8/2022 (thông báo cụ thể trong phiếu dự thi)

11. Các ngành tuyển sinh

* Nhạc viện TP Hồ Chí Minh tuyển sinh bậc đại học và trung cấp theo số năm đào tạo, bao gồm:

- Hệ trung cấp 4/6/7/9 năm;

- Hệ đại học 4 năm;

- Hệ đại học văn bằng 2 (2 năm);

- Các ngành chỉ tiêu của từng hệ chi tiết trong các bảng dưới.

  • Hệ trung cấp 4 năm

* Điều kiện đăng ký xét tuyển:

- Trình độ chuyên môn: Có đủ trình độ theo yêu cầu của ngành, chuyên ngành thí sinh dự thi

- Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp THCS (từ 15 tuổi) trở lên

- Điều kiện tiên quyết: Thuộc lòng tác phẩm dự thi

- Bảng các ngành tuyển sinh hệ trung cấp 4 năm như sau:

Các ngành tuyển sinh Nội dung thi
Năng khiếu âm nhạc/ Kiến thức tổng hợp Ngành/ Chuyên ngành
BẬC TRUNG CẤP – HỆ 4 NĂM
Âm nhạc truyền thống bao gồm: Sáo trúc, Gõ dân tộc, Tranh, Bầu, Nguyệt, Tỳ bà, Guitar phím lõm, Nhị, Tham thập lục Nghe và lặp lại 3 câu nhạc 2 tác phẩm có tính chất và nhịp điệu khác nhau
Âm nhạc học – Ghi âm đơn điệu (từ 0 – 2 dấu hóa)

– Xướng âm 1 bài (từ 0 – 2 dấu hóa)

– Vấn đáp nhạc lý cơ bản

– Đàn 1 bài Piano tự chọn

Viết 1 tiểu luận (120 phút)
Sáng tác âm nhạc Chọn 1 trong 2 đề: (1) Phổ nhạc từ 1 bài thơ thành 1 ca khúc hoàn chỉnh (không cần viết phần đệm); (2) Phát triển từ chủ đề âm nhạc 1 bè cho trước thành giai điệu 1 bè cho 1 nhạc cụ tự chọn ở hình thức 2 hoặc 3 đoạn hơn (120 phút)
Chỉ huy âm nhạc: Chỉ huy hợp xướng Chỉ huy 2 tác phẩm thanh nhạc có tính chất và nhịp điệu khác nhau.
Piano – Xướng âm 1 bài (từ 0 đến 2 dấu hóa)

– Vấn đáp nhạc lý cơ bản

– 1 Etude (C. Czerny Op. 740, M. Moszkowski Op. 72 hoặc trình độ tương đương của các tác giả khác)
1 bài phức điệu (J.S. Bach: Invention 3 bè hoặc 1 Prelude và Fugue trong 2 tập Bình quân luật).
1 chương Sonata Allegro của J. Haydn hoặc W. Mozart hoặc L. Beethoven.
Violin 1 Gam (scale) và hợp âm rải (arpeggios)
1 Etude
Concerto (hoặc Sonata): Chương 1 hoặc chương 2 và 3.
Viola, Cello, Double Bass, Harp Nghe và lặp lại 3 câu nhạc 1 gam (scale) và hợp âm rải (arpeggios)
1 Etude
Concerto (hoặc Sonata): Chương 1 hoặc chương 2 và 3.
Flute, Oboe, Clarinet, Bassoon, Trumpet, Horn, Trombone, Tuba (có thể không thuộc lòng) 1 gam (scale) và hợp âm rải (arpeggios)

2 tác phẩm có tính chất khác nhau

Hoặc

Kiểm tra năng khiếu
Gõ giao hưởng (có thể không thuộc lòng) Nghe và lặp lại 3 câu nhạc Diễn tấu 2 bài có tiết tấu khác nhau hoặc Kiểm tra năng khiếu tiết tấu
Accordion 1 Gam (scale) và hợp âm rải (arpeggios)
1 Etude
1 tác phẩm
Guitar (thời gian thi thực hành không quá 7 phút)   1 Gam (scale) và hợp âm rải (arpeggios)
1 Etude phong cách âm nhạc Cổ điển (Classic) của F. Carulli, M. Carcassi, M. Giuliani, N. Coste, F. Sor, F. Tarrega, L. Brouwer, A. Segovia, D. Aguado
2 tiểu phẩm phong cách âm nhạc cổ điển
Mandolin Nghe và lặp lại 3 câu nhạc 1 Gam (scale) và hợp âm rải (arpeggios) có chuyển vị trí
1 Etude
1 tác phẩm
Thanh nhạc – Xướng âm 1 bài (giọng Do trưởng hoặc La thứ) 2 ca khúc có nhịp độ và phong cách khác nhau
– Nghe và lặp lại 2 câu nhạc
Thanh nhạc nhạc nhẹ (Pop, Rock, Jazz)
  • Xướng âm 1 bài (giọng Do trưởng hoặc La thứ)
  • Nghe và lặp lại 2 câu nhạc
  • 1 ca khúc Việt Nam
  • 1 ca khúc nước ngoài

(2 tác phẩm dự thi phải theo 1 trong các phong cách Pop, Rock hoặc Jazz)

Organ điện tử
  • Xướng âm 1 bài (từ 0 – 2 dấu hóa)
  • Vấn đáp nhạc lý cơ bản
Organ điện tử (sử dụng đàn của Nhạc viện (Yamaha SX.900 S.950); không dùng đĩa mềm, thẻ nhớ, USB, thời gian thực hành không quá 7 phút.
  • 1 Etude tốc độ nhanh (C. Czerny Op. 636, Op. 299 hoặc tương đương) diễn tấu trên Piano
  • 1 chương sonate (chương nhanh) hoặc phức điệu 2, 3 bè diễn tấu trên piano
  • 1 tác phẩm trên Clavinova hoặc Organ SX. 900, S.950
  • Thị tấu 8 ô nhịp (có thời gian chuẩn bị)
Piano nhạc nhẹ Trình độ tương đương với Trung cấp dài hạn 4/9 Piano Nhạc viện TP HCM.
  • 1 Etude (C. Czerny Op. 299, 740 hoặc tương đương)
  • 1 bài phức điệu 3 bè hoặc 1 chương Sonata (chương nhanh)
  • 1 tác phẩm phong cách nhạc nhe
  • Ứng tấu trên 1 giai điệu cho trước (8 ô nhịp) theo 1 trong các phong cách: Pop, Rock (có thời gian chuẩn bị)
 Saxophone Nghe và lặp lại 3 câu nhạc
  • 2 Gam (1 thứ và 1 trưởng, từ 0 đến 2 dấu hóa tốc độ nhanh)
  • Hợp âm rải (arpeggios) và hợp âm bảy át rải (tốc độ nhanh)
  • 1 Etude (tốc độ nhanh)
  • 2 tác phẩm thể loại Jazz, Pop, Rock có phần nhạc đã thu âm (backing track)
  • Thị tấu (8 ô nhịp) (có thời gian chuẩn bị)
 Gõ nhạc nhẹ Nghe và lặp lại 3 câu nhạc – Kiểm tra kỹ thuật trên trống con: Tiết tấu với các hình nốt đen, móc đơn, móc kép, Đảo phách cùng với máy đánh nhịp

– 1 bài kỹ thuật trên Drumset: Tiết tấu với các hình nốt đen, móc đơn, móc kép, đảo phách cùng với máy đánh nhịp (Metronome)

– 2 bài backing track khác phong cách

 Guitar nhạc nhẹ Nghe và lặp lại 3 câu nhạc – 1 Etude phong cách âm nhạc Cổ điển (Classic) của F. Carulli, M. Carcassi, M. Giuliani, N. Coste, F. Sor, F. Tarrega, L. Brouwer, A. Segovia, D. Aguado.

– Đệm 1 ca khúc nước ngoài theo phong cách Pop, Rock, Jazz (có thể tự hát, sử dụng Electric Guitar hoặc Acoustic Guitar)

– Độc tấu 1 tác phẩm (finger style) phong cách nhạc nhẹ

– Thị tấu (8 ô nhịp) (có thời gian chuẩn bị)

 Bass nhạc nhẹ (Pop, Rock, Jazz) Nghe và lặp lại 3 câu nhạc – 1 Etude

– 1 Walking Bass Line 1 vòng hòa âm II – V – I cơ bản

– 1 tác phẩm ngẫu hứng đơn giản (có phần đệm)

  •  Bậc trung cấp – hệ 6 năm

- Tuyển các chuyên ngành âm nhạc truyền thông: Sáo trúc, Gõ dân tộc, Tranh, Bầu, Nguyệt, Tỳ bà, Guitar phím lõm, Nhị, Tam thập lục.

- Hạn tuổi: Từ 12 – 14 tuổi (Sinh năm 2010 – 2008)

- Điều kiện tiên quyết: Thuộc lòng tác phẩm dự thi

- Bảng các ngành tuyển sinh hệ trung cấp 6 năm như sau:

Tên ngành/chuyên ngành Nội dung thi  
Năng khiếu âm nhạc Chuyên ngành
Sáo trúc Nghe và lặp lại 3 câu nhạc – 1 bài dân ca

– 1 bài nhạc mới

hoặc

2 bài dân ca khác nhau về tính chất và nhịp điệu

Gõ dân tộc
Tranh
Bầu
Nguyệt
Tỳ bà
Guitar phím lõm
Nhị
Tam thập lục
  • Bậc trung cấp – hệ 7 năm

- Độ tuổi từ 11 – 14 tuổi (sinh năm 2011 – 2008)

- Bảng các ngành tuyển sinh hệ trung cấp 7 năm như sau:

Tên ngành/chuyên ngành Nội dung thi  
Năng khiếu âm nhạc Chuyên ngành
Đàn dây Nghe và lặp lại 3 câu nhạc – 1 Gam (scale) và hợp âm rải (arpeggios)

– 1 Etude

– 1 tiểu phẩm

Kèn (cổ điển) và Gõ giao hưởng Nghe và lặp lại 3 câu nhạc Kiểm tra năng khiếu hoặc 1 gam (scale) và 1 tiểu phẩm
Accordion Nghe và lặp lại 3 câu nhạc – 1 Gam (scale) và hợp âm rải (arpeggios)

– 1 Etude

– 1 tiểu phẩm

Guitar (thời gian thực hành không quá 5 phút) Nghe và lặp lại 3 câu nhạc – 1 Gam (scale) và hợp âm rải (arpeggios)

– 1 Etude phong cách âm nhạc Cổ điển (Classic) của F. Carulli, M. Carcassi, M. Giuliani, N. Coste, F. Sor, F. Tarrege, L. Brouwer, D. Aguado, A. Segovia

  • 1 tiểu phẩm phong cách Guitar Cổ điển (Classic)
Mandolin Nghe và lặp lại 3 câu nhạc – 1 Gam (scale) và hợp âm rải (arpeggios)

– 2 tiểu phẩm có tính chất khác nhau (sử dụng kỹ thuật tremolo)

Gõ nhạc nhẹ Nghe và lặp lại 3 câu nhạc – Kiểm tra kyux thuật trên Trống con: Tiết tấu với các hình nốt đen, mcos đơn, móc kép, đảo phách cùng với máy đánh nhịp (Metronome)

– 1 bài kỹ thuật trên Drumset: Tiết tấu với các hình nốt đen, móc đơn, móc kép, đảo phách cùng với máy đánh nhịp (Metronome)

– 1 bài với backing track khác phong cách.

Organ điện tử (Sử dụng đàn của Nhạc viện (Yamaha SX. 900, S950) không sử dụng đĩa mềm, thẻ nhớ, USB, thời gian thực hành không quá 5 phút) Nghe và lặp lại 3 câu nhạc – 1 Etude tốc độ nhanh (C. Czerny Op. 636, Op. 299 hoặc tương đương) diễn tấu trên Piano

– 1 chương sonatine (chương nhanh) hoặc phức điệu 2, 3 bè diễn tấu trên piano

– 1 tác phẩm trên Organ SX. 900, S.950

Piano nhạc nhẹ Nghe và lặp lại 3 câu nhạc – 1 chương Sonatine (chương nhanh)

– 1 Etude (C. Czerny Op. 636, Op. 299 hoặc trình độ tương đương)

– 1 tiểu phẩm phong cách nhạc nhẹ

Guitar nhạc nhẹ (diễn tấu trên đàn Guitar thùng) Nghe và lặp lại 3 câu nhạc – 1 Gam (scale) và hợp âm rải (arpeggios) tốc độ nhanh

– 1 Etude phong cách âm nhạc Cổ điển (Classic) của F. Carulli, M. Carcassi, M. Giuliani, N. Coste, F. Sor, F. Tarrega, L. Brouwer, a. Segovia, D. Aguado

– Độc tấu 1 tác phẩm (finger style) phong cách nhạc nhẹ

  • Bậc trung cấp – hệ 9 năm

- Tuyển các chuyên ngành Piano, Violin

- Hạn tuổi: Từ 9 – 14 tuổi (sinh năm 2013 – 2008

- Điều kiện tiên quyết: Thuộc lòng tác phẩm dự thi

- Bảng các ngành tuyển sinh hệ trung cấp 9 năm như sau:

Ngành/chuyên ngành Nội dung thi
Năng khiếu âm nhạc Chuyên ngành
Piano Nghe và lặp lại 3 câu nhạc – 1 Etude

– 1 tiểu phẩm Cổ điển (classic) hoặc 1 bài phức điệu

– 1 chương Sonatina (chương nhanh, ở hình thức Sonata hoặc Rondo) hoặc 1 chủ đề và biến tấu (Theme and Variations)

 Violin Nghe và lặp lại 3 câu nhạc – 1 Gam (scale) và hợp âm rải (arpeggios)

– 1 Etude

– 1 tiểu phẩm

  • Thi chuyên ngành 2 (Bậc trung cấp)

- Ngoài các chuyên ngành đã đăng ký, thí sinh có thể đăng ký thi thêm chuyên ngành 2 bậc trung cấp.

* Hình thức thi:

- Năng khiếu âm nhạc: Nghe và lặp lại 3 câu nhạc

- Chuyên ngành:

+ 2 tác phẩm có tính chất và nhịp điệu khác nhau

+ Riêng Âm nhạc học thí sinh phải viết 1 tiểu luận

* Lưu ý: Thí sinh chỉ được thi chuyên ngành 2 trong số các ngành, chuyên ngành sau đây:

- Âm nhạc truyền thống: Sáo trúc, Gõ dân tộc, Tranh, Bầu, Nguyệt, Tỳ bà, Guitar phím lõm, Nhị, Tam thập lục

- Âm nhạc học

- Đàn dây: Viola, Cello, Double Bass, Harp

- Kèn (cổ điển): Oboe, Clarinet, Bassoon, Horn, Trombone, Tuba

- Gõ giao hưởng

- Mandolin

  • Bậc đại học – 4 năm

- Tốt nghiệp THPT (từ 18 tuổi trở lên)

- Đã tốt nghiệp THPT hoặc Bổ túc THPT hoặc Trung cấp chuyên nghiệp (dành cho khối văn hóa nghệ thuật)

- Điều kiện tiên quyết: Thuộc lòng tác phẩm dự thi

- Bảng các ngành tuyển sinh hệ đại học – 4 năm như sau:

Tên ngành/chuyên ngành Nội dung thi
Kiến thức tổng hợp Ngành/ Chuyên ngành
Âm nhạc học Thi viết:

– Ghi âm: Đơn điệu có chuyển điệu cấp I, Hợp điệu không chuyển điệu

– Phối hòa âm từ 1 giai điệu cho trước (có chuyển điệu cấp I)

Thi vấn đáp và thực hành:

– Vấn đáp lịch âm nhạc và hình thức âm nhạc

– Xướng âm đơn điệu (có chuyển điệu cấp I)

– Đàn 1 bài Piano tự chọn

Viết 1 tiểu luận (chọn 1 trong 2 đề) (180 phút)
Sáng tác âm nhạc – Từ 1 bài thơ cho trước phổ thành 1 ca khúc hoàn chỉnh (không phần đệm Piano) và

– Phát triển 1 chủ đề âm nhạc cho trước thành 1 tiểu phẩm khí nhạc độc lập hình thức 2 hoặc 3 đoạn đơn viết cho Piano hoặc 1 nhạc cụ (tự chọn) có phần đệm Piano (180 phút)

Chỉ huy hợp xướng – Đàn tổng phổ 1 tác phẩm Acappella

– Chỉ huy 2 tác phẩm Hợp xướng có tính chất và loại nhịp khác nhau

Chỉ duy dàn nhạc Chỉ huy 1 chương giao hưởng (chương nhanh)
Âm nhạc truyền thống – Vấn đáp Lịch sử âm nhạc và Nhạc lý cơ bản

– Xướng âm đơn điệu

– 1 bài cổ (chọn 1 trong 3 miền Bắc, Trung, Nam)

– 1 tác phẩm mới viết cho chuyên ngành dự thi (riêng Guitar phím lõm: 1 bản Bắc hoặc Lễ hoặc Ngự)

Piano – Vấn đáp Lịch sử âm nhạc và Nhạc lý cơ bản

– Xướng âm đơn điệu (có chuyển điệu cấp I đối với các chuyên ngành Piano, Violin, Guitar, Organ)

– 1 Etude

– 1 bài phức điệu

– Sonata (hoặc Concerto): Chương I (tốc độ nhanh) hoặc chương 2 và 3 (nếu tác phẩm có 4 chương: chương 3 và 4)

Violin, Viola, Cello, Double Bass, Harp – Vấn đáp Lịch sử âm nhạc và Nhạc lý cơ bản

– Xướng âm đơn điệu (có chuyển điệu cấp I đối với các chuyên ngành Piano, Violin, Guitar, Organ)

– 1 Gam (scale) (riêng Violin: 1 Gam (scale) 3 hoặc 4 quãng 8, 1 Gam (scale) 2 dây (quãng 3, 6, 8) và hợp âm rải (arpeggios)

– 1 Etude

– 1 tiểu phẩm hoặc 1 đến 2 chương của J.S.Bach solo

– Concerto: Chương I hoặc chương 2 và 3.

Kèn (cổ điển) (có thể không thuộc lòng) – Vấn đáp Lịch sử âm nhạc và Nhạc lý cơ bản

– Xướng âm đơn điệu (có chuyển điệu cấp I đối với các chuyên ngành Piano, Violin, Guitar, Organ)

– 2 Scale (1 trưởng và 1 thứ)

– 1 Etude

– Sonata (hoặc Concerto): Chương I (tốc độ nhanh) hoặc chương 2 và 3 (nếu tác phẩm có 4 chương): chương 3 và 4)

Gõ giao hưởng (có thể không thuộc lòng) – Vấn đáp Lịch sử âm nhạc và Nhạc lý cơ bản

– Xướng âm đơn điệu (có chuyển điệu cấp I đối với các chuyên ngành Piano, Violin, Guitar, Organ)

– 1 đến 2 Etude cho Trống con (Tambour)

– 3 đến 5 Etude cho Timpani

– 1 tác phẩm cho Trống con (Tambour) có đệm Piano

– 1 tiểu phẩm cho Xylophone và Piano

– 1 chương Concerto (Gõ tổng hợp)

Accordion – Vấn đáp Lịch sử âm nhạc và Nhạc lý cơ bản

– Xướng âm đơn điệu (có chuyển điệu cấp I đối với các chuyên ngành Piano, Violin, Guitar, Organ)

– 1 Etude

– 1 bài phức điệu

– Sonata (hoặc Concerto): Chương I (tốc độ nhanh) hoặc chương 2 và 3 (nếu tác phẩm có 4 chương: chương 3 và 4)

Guitar – Vấn đáp Lịch sử âm nhạc và Nhạc lý cơ bản

– Xướng âm đơn điệu (có chuyển điệu cấp I đối với các chuyên ngành Piano, Violin, Guitar, Organ)

– 1 Etude

– 1 bài phức điệu

– 1 chương nhanh Concerto (hoặc Sonata) hoặc 1 tác phẩm ở các hình thức: Biến tấu (Theme and Variations), Rondo, Suite

– 1 tác phẩm tự chọn

Thanh nhạc – Vấn đáp Lịch sử âm nhạc và Nhạc lý cơ bản

– Xướng âm đơn điệu (có chuyển điệu cấp I đối với các chuyên ngành Piano, Violin, Guitar, Organ)

– 1 Vocalise (bài luyện thanh) của G. Concone (Op. 9) (trong khoảng từ bài 10 đến 20)

– 1 ca khúc nghệ thuật Việt Nam

– 1 Romance nước ngoài (hát bằng ngôn ngữ gốc)

– 1 Aria (trích trong các nhạc kịch nước ngoài, hát bằng ngôn ngữ gốc)

Thanh nhạc nhạc nhẹ – Vấn đáp Lịch sử âm nhạc và Nhạc lý cơ bản

– Xướng âm đơn điệu (có chuyển điệu cấp I đối với các chuyên ngành Piano, Violin, Guitar, Organ)

– 2 ca khúc Việt Nam

– 2 ca khúc nước ngoài (Chương trình dự thi phải đủ 3 phong cách Jazz, Pop và Rock)

Saxophone – Vấn đáp Lịch sử âm nhạc và Nhạc lý cơ bản

– Xướng âm đơn điệu (có chuyển điệu cấp I đối với các chuyên ngành Piano, Violin, Guitar, Organ)

– 1 Etude

– 1 tác phẩm Cổ điển (Classic) mang tính kỹ thuật

– 1 tác phẩm Jazz (nguyên gốc hoặc chuyển soạn)

– 1 bài Việt Nam có phần ngẫu hứng

– 1 bài đàn với ban nhạc (band) hoặc nhạc đã thu âm (backing track)

– Thị tấu (16 ô nhịp) (có thời gian chuẩn bị)

Organ (Sử dụng đàn Clavinova của Nhạc viện, chỉ được dùng USB ở bài hình thức lớn, thời gian thực hành khoảng 15 – 20 phút) – Vấn đáp Lịch sử âm nhạc và Nhạc lý cơ bản

– Xướng âm đơn điệu (có chuyển điệu cấp I đối với các chuyên ngành Piano, Violin, Guitar, Organ)

– 1 tác phẩm phức điệu 3 hoặc 4 bè thời kỳ tiền cổ điển diễn tấu trên Piano

– 1 bài kỹ thuật ngón (tương đương Czerny Op. 740 trở lên), tốc độ nhanh)

– 1 tác phẩm chuyển soạn trên Clavinova

– 1 tác phẩm hình thức lớn (Sonate, Symphony, Ouverture…) thí sinh thu trước phần nền Midi (trên USB) đưa vào đàn phát lúc diễn tấu

– 1 tác phẩm có phần ngẫu hứng do thí sinh tự soạn theo phong cách Jazz, Pop, Rock

Piano Jazz – Vấn đáp Lịch sử âm nhạc và Nhạc lý cơ bản

– Xướng âm đơn điệu (có chuyển điệu cấp I đối với các chuyên ngành Piano, Violin, Guitar, Organ)

– 1 Etude (C. Czerny Op. 740 hoặc tương đương)

– 1 chương Sonata Allegro hoặc 1 Prelude và Fugue (trong 2 tập Bình quân luật của J.S. Bach)

3 tác phẩm nhạc Jazz gồm có: 1 tác phẩm thể loại Ragtime, 1 bài nguyên bản Jazz, 1 tác phẩm ngẫu hứng

Guitar nhạc nhẹ – Vấn đáp Lịch sử âm nhạc và Nhạc lý cơ bản

– Xướng âm đơn điệu (có chuyển điệu cấp I đối với các chuyên ngành Piano, Violin, Guitar, Organ)

– 1 Etude

– 1 phức điệu hoặc sonata

– 1 tác phẩm Jazz (nguyên gốc hoặc chuyển soạn)

– 1 bài ngẫu hứng phong cách Jazz

– 1 bài đàn với ban nhạc (band) hoặc nhạc đã thu âm (backing track)

Gõ nhạc nhẹ (có thể không thuộc lòng) – Vấn đáp Lịch sử âm nhạc và Nhạc lý cơ bản

– Xướng âm đơn điệu (có chuyển điệu cấp I đối với các chuyên ngành Piano, Violin, Guitar, Organ)

– 1 bài tổng hợp cho bộ trống Jazz khác nhau về tính chất và thể loại

– 2 tác phẩm với ban nhạc (band) hoặc nhạc đã thu âm (backing track) khác nhau về tính chất

– 1 độc tấu (solo) tự do trên bộ trống Jazz

– 1 bài thị tấu (có thời gian chuẩn bị)

Bass nhạc nhẹ (Pop, Rock, Jazz) – Vấn đáp Lịch sử âm nhạc và Nhạc lý cơ bản

– Xướng âm đơn điệu (có chuyển điệu cấp I đối với các chuyên ngành Piano, Violin, Guitar, Organ)

– 1 tác phẩm chuyển soạn (transcription)

– 3 tác phẩm Jazz ngẫu hứng (có phần đệm), ít nhất 2 tác phẩm là Jazz Standard

 

  • Bậc đại học – hệ 2 năm (văn bằng hai)

- Tuyển sinh các ngành Âm nhạc học, Sáng tác âm nhạc, Chỉ huy âm nhạc (Chuyên ngành Chỉ huy hợp xướng, Chỉ duy dàn nhạc)

- Trình độ chuyên môn: Có bằng Đại học Âm nhạc hoặc Sư phạm Âm nhạc

- Bảng các ngành tuyển sinh hệ đại học – 2 năm như sau:

Tên ngành/chuyên ngành Nội dung thi
Kiến thức tổng hợp Ngành/ Chuyên ngành
Âm nhạc học Thi viết:

– Ghi âm:

+ Đơn điệu có chuyển điệu cấp I

+) Hợp điệu không chuyển điệu

– Phối hòa âm từ 1 giai điệu cho trước (có chuyển điệu cấp I)

Thi vấn đáp và thực hành:

  • Vấn đáp Lịch sử âm nhạc, Hình thức âm nhạc
  • Xướng âm đơn điệu (có chuyển điệu cấp I)
  • Đàn 1 bài Piano tự chọn
Viết 1 tiểu luận (Chọn 1 trong 2 đề (180 phút)
Sáng tác âm nhạc Phát triển 1 chủi đề âm nhạc cho trước thành 1 tác phẩm khí nhạc độc lập, hình thức 3 đoạn phức, viết cho Piano hoặc 1 nhạc cụ (tự chọn) có phần đệm Piano (180 phút)
Chỉ huy Hợp xướng – Đàn tổng phổ 1 Acappella trên Piano

– Chỉ huy: 1 Acappella và 1 trích đoạn từ các thể loại Requiem, Messa, Cantata, Oratorio

Chỉ huy Dàn nhạc Chỉ huy 1 chương giao hưởng (chương nhanh) từ thời kỳ L. Beethoven trở về sau

12. Thông tin tư vấn tuyển sinh

- Nhạc viện TP Hồ Chí Minh

- Điện thoại: (84 8) 38 225 841

- Fax: (84 8) 38 220 916

- Địa chỉ: 112 Nguyễn Du st, Q.1, Tp.Hồ Chí Minh

C. Điểm chuẩn, điểm trúng tuyển trường Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh 2 năm gần nhất

Điểm chuẩn, điểm trúng tuyển trường Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2020 - 2021

Lĩnh vực/Nhóm ngành/Ngành/Tổ hợp xét tuyển

Năm tuyển sinh 2020

Năm tuyển sinh 2021

Chỉ tiêu

Số trúng tuyển

Điểm trúng tuyển

Chỉ tiêu

Số trúng tuyển

Điểm trúng tuyển

Âm nhạc học

3

0

21.0

7

0

20.0

Sáng tác âm nhạc

10

7

19.0

10

2

20.0

Chỉ huy âm nhạc

2

1

21.0

8

6

20.5

Thanh nhạc

30

26

18.0

35

27

21.0

BIểu diễn nhạc cụ phương tây

33

30

18.0

28

21

21.0

Piano

17

14

19.0

10

13

20.5

Biểu diễn nhạc cụ truyền thống

15

9

18.0

12

8

20.0

D. Cơ sở vật chất trường Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh

* Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh có 2 cơ sở chính:

- Cơ sở 1:

+ 112 Nguyễn Du - Quận 1 - TP HCM.

+ Điện thoại: 08 (3) 824 6237 hoặc 08 (3) 822 5841 (nhấn 139)

- Cơ sở 2:

+ 143. Phan Đăng Lưu, P.2, Q. Phú Nhuận.

+ Điện thoại: (08) 399 56766, (08) 399 56768

+ Ngoài phòng học thoáng mát, cơ sở vật chất đầy đủ thì trường còn có 3 nơi rất đặc biệt:

- Phòng thu: Phòng rộng, đạt chuẩn với các trang thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ tối đa cho công nghệ thu âm, đặc biệt cho dòng nhạc cổ điển và aucostic. Bên cạnh các nhạc cụ dân tộc, phòng thu là nơi cung cấp các nhạc cụ phương Tây cho nhu cầu thu âm của nhạc công trong điều kiện thiếu nhạc cụ.

- Phòng hòa nhạc: Nhạc viện hiện có 2 phòng hòa nhạc, một cho hòa tấu thính phòng và một cho hòa tấu dàn nhạc với sức chứa từ 100 đến hơn 400 thính giả, đạt chuẩn âm thanh (aucostic) và là phòng hòa nhạc hàng đầu quốc gia về chất lượng âm thanh phục vụ cho dòng nhạc cổ điển.

Nhạc viện TP. HCM

- Trung tâm Thông tin - thư viện: là nơi phân phối và phát hành sách, giáo trình, tài liệu tham khảo.... chuyên ngành âm nhạc của Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh.

- Bộ phận thư viện sách với hơn 7.225 đầu sách, tự điển, tạp chí, tài liệu khoa học chuyên ngành âm nhạc trong và ngoài nước, các công trình nghiên cứu của giảng viên, học viên Sau Đại học...

- Bộ phận thư viện âm thanh tư liệu, hình ảnh hiện có hơn 1.540 hộp băng CD âm nhạc, đồng thời lưu giữ hơn 150 băng video nhạc cổ điển và nhạc kịch. Ngoài ra, trung tâm còn lưu trữ một số băng, VCD với hơn 30 dĩa nhạc thuộc thể loại âm nhạc dân gian.

- Hệ thống tư liệu được bảo quản và đưa vào sử dụng thường xuyên bởi hệ thống phòng đọc, mượn (gồm kho sách mở và kho sách tư liệu quý), phòng nghe nhìn (lưu giữ và thu sang băng đĩa) và phòng máy.

E. Một số hình ảnh về trường Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh

Nhạc viện TP. HCM

Thông tin tuyển sinh Nhạc Viện Tp.HCM

Nhạc viện TP. HCM

Nhạc viện TP. HCM

Bài viết liên quan

263