Mức học phí của trường Đại học Ngân hàng TP.HCM năm 2020

Dự kiến học phí trường Đại học Ngân hàng TP. HCM năm 2020, mời các bạn đón xem:

236


A. Mức học phí của trường Đại học Ngân hàng TP.HCM năm 2020

- Chương trình Đại học chính quy: khoảng 4.450.000 VNĐ/học kỳ.

- Chương trình Đại học chính quy CLC: 16.000.000 VNĐ/học kỳ.

- Chương trình Đại học chính quy quốc tế song bằng:

+ Từ học kỳ 1 đến học kỳ 5: 20.000.000 VNĐ/học kỳ.

+ Từ học kỳ 6 đến học kỳ 7: 39.500.000 VNĐ/học kỳ.

B. Điểm chuẩn trường Đại học Ngân hàng TP. HCM năm 2020

- Năm 2020 Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM nhận hồ sơ xét tuyển chương trình đại học chính quy hệ đại trà là 18 điểm, chương trình đại học chính quy hệ chất lượng cao là 17 điểm, chương trình đại học chính quy hệ quốc tế song bằng là 16 điểm (không phân biệt tổ hợp môn).

- Đại học Ngân hàng TP HCM tuyển 3.250 chỉ tiêu với 4 phương thức tuyển sinh. Trong đó, phương thức xét kết quả thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức (phương thức 4) dành cho 150 chỉ tiêu đại trà.

- Phương thức dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT (phương thức 2) áp dụng cho 2.200 chỉ tiêu chương trình đại trà, 300 chỉ tiêu chương trình chất lượng cao, 60 chỉ tiêu chương trình quốc tế song bằng.

- Phương thức ưu tiên xét tuyển và xét học bạ theo quy chế tuyển sinh trường (phương thức 3) cho 450 chỉ tiêu chương trình chất lượng cao và 90 chỉ tiêu chương trình quốc tế song bằng.

* Điểm chuẩn trường Đại học Ngân hàng TP. HCM phương thức xét tuyển dựa vào điểm thi THPT năm 2020 cụ thể như sau:

STT Mã ngành Tên ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn Ghi chú
1 7340001 Ngành Tài chính A01 ,D01, D07,D10 22.3 Môn tiếng Anh hệ số 2; Chương trình cử nhân chất lượng cao
2 7340001 Ngân hàng Ngành Kế toán A01 ,D01, D07,D11 22.3 Môn tiếng Anh hệ số 2; Chương trình cử nhân chất lượng cao
3 7340001 Ngành Quản trị kinh doanh A01 ,D01, D07,D12 22.3 Môn tiếng Anh hệ số 2; Chương trình cử nhân chất lượng cao
4 7340002 Ngành Quản trị kinh doanh A01 ,D01, D07,D13 22.3 Môn tiếng Anh hệ số 2; Chương trình đại học chính quy quốc tế cấp song bằng ngành QTKD
5 7340002 Ngành Bảo hiểm - Tài chính Ngân hàng A01 ,D01, D07,D14 22.3 Môn tiếng Anh hệ số 2; Chương trình đại học chính quy quốc tế cấp song bằng ngành QTKD
6 7340201 Tài chính - Ngân hàng (Gồm 2 chuyên ngành Tài chính và chuyên ngành Ngân hàng) A00, A01, D01, D07 24.85 Đại học chính quy
7 7340301 Kế toán (Chuyên ngành Kế toán - kiểm toán) A00, A01, D01, D07 24.91 Đại học chính quy
8 7340101 Quản trị kinh doanh (Gồm 2 chuyên ngành: Quản trị kinh doanh và Marketing) A00, A01, D01, D07 25.24 Đại học chính quy
9 7310106 Kinh tế quốc tế A00, A01, D01, D07 25.54 Đại học chính quy
10 7380107 Luật Kinh tế C00, D01, D07, D14 24.75 Đại học chính quy
11 7220201 Ngôn ngữ Anh (Chuyên ngành Tiếng Anh thương mại) A01 ,D01, D07,D15 (Môn tiếng Anh hệ số 2) 24.44 Đại học chính quy
12 7340405 Hệ thống thông tin quản lý (Gồm 2 chuyên ngành: Thương mại điện tử và Hệ thống thông tin doanh nghiệp) A00, A01, D01, D07 24.65 Đại học chính quy

 

* Điểm chuẩn, điểm trúng tuyển trường Đại học Ngân hàng TP. HCM phương thức xét tuyển dựa vào điểm thi Đánh giá Năng lực (ĐGNL) do ĐHQG-HCM năm 2020:

C. Thông tin tuyển sinh năm 2020

1. Phương thức tuyển sinh 2020

- Trước đó, ĐH Ngân hàng TP.HCM đã thông báo tuyển sinh theo 2 phương thức. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh nên trường quyết định bổ sung thêm 1 phương thức mới. Cụ thể: 

  • Phương thức 1: Tuyển thẳng

a. Đối tượng

- Các đối tượng theo quy chế tuyển sinh năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Học sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia;

b. Nguyên tắc xét tuyển

- Thực hiện theo quy định về xét tuyển thẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia được quyền đăng ký tuyển thẳng vào các ngành đào tạo khi môn đạt giải có trong các tổ hợp môn quy định cho phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia của ngành/chương trình đăng ký. Riêng ngành Ngôn ngữ Anh chỉ xét tuyển thẳng thí sinh đạt giải môn tiếng Anh.

  • Phương thức 2: Ưu tiên xét tuyển và xét học bạ

a. Đối tượng

- Đối tượng 1: Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi, kỳ thi Olympic, cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương; môn đạt giải có trong các tổ hợp môn quy định cho phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia của ngành/chương trình đăng ký; và có điểm tiếng Anh trung bình của 3 học kỳ (Học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) từ 6.5 trở lên.

- Đối tượng 2: Thí sinh có điểm tiếng Anh quốc tế IELTS từ 5.0 trở lên hoặc TOEFL iBT từ 47 trở lên và có kết quả học tập học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt học lực từ loại khá trở lên.

- Đối tượng 3 : Học sinh có kết quả học tập học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt học lực từ loại giỏi trở lên thuộc các trường THPT chuyên, năng khiếu trực thuộc đại học và các trường chuyên, năng khiếu trực thuộc tỉnh/thành phố và có môn tiếng Anh trong chương trình học lớp 11 và lớp 12.

- Đối tượng 4 : Học sinh có kết quả học tập học kỳ 1, học kỳ 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đạt học lực từ loại khá trở lên, tổng điểm xét tuyển các môn trong tổ hợp xét tuyển từ 19 trở lên đối với chương trình ĐHCQ quốc tế song bằng, từ 20 trở lên đối với Chương trình ĐHCQ chất lượng cao, điểm môn tiếng Anh trung bình 3 học kỳ phải đạt từ 6.5 trở lên.

b. Nguyên tắc xét

- Xét ưu tiên theo đối tượng từ 1 đến 4

- Đối với đối tượng 3, 4; xét tuyển dựa trên kết quả học tập bậc THPT 3 học kỳ (Học kỳ 1, 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) theo tổ hợp môn đã nêu tại mục 2. Điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình (3 học kỳ) của từng môn thi theo thang điểm 10, có quy đổi nếu có môn nhân hệ số, cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực và được làm tròn đến hai chữ số thập phân.

- Đối với các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách, Nhà trường áp dụng tiêu chí phụ là điểm trung bình học bạ của 3 học kỳ, nếu vẫn còn vượt chỉ tiêu sẽ xét dựa trên điểm môn Tiếng Anh của 3 học kỳ.

- Mỗi thí sinh được đăng ký tối đa 02 nguyện vọng, các nguyện vọng được xét bình đẳng với nhau.

- Phương thức này áp dụng đối với các thí sinh tốt nghiệp THPT vào các năm 2020, 2019 và 2018.

c. Thời gian: 

- Địa điểm nhận hồ sơ : Phòng Đào tạo – Tầng trệt – 36 Tôn Thất Đạm – Quận 1 – TP.HCM

- Các đợt nộp hồ sơ xét tuyển:

+ Đợt 1 : 22 /4 đến 15/5/2020 (Chỉ nhận hồ sơ qua đường bưu điện)

+ Đợt 2: 25/5 đến 10/6/2020 (Nhận trực tiếp và qua bưu điện)

+ Đợt 3: 15/6 đến 5/7/2020 (Nhận trực tiếp và qua bưu điện)

- Dự kiến thông báo kết quả trúng tuyển có điều kiện trước 15/7/2020.

d. Hồ sơ gồm có:

- Phiếu đăng ký xét tuyển (theo mẫu của trường)

- Học bạ nguyên cuốn (bản photo chứng thực) hoặc bảng điểm có xác nhận của trường (và giấy cam kết bổ sung học bạ bản photo chứng thực trước ngày 5/7/2020).

- Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân (bản photo chứng thực)

- Chứng nhận đối tượng ưu tiên (bản photo chứng thực) (nếu có)

- Chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế (bản photo chứng thực) (nếu có)

- Giấy chứng nhận đạt giải kỳ thi chọn học sinh giỏi, kỳ thi Olympic, cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương (bản photo chứng thực) (nếu có)

- Bằng tốt nghiệp THPT đối với các thi sinh tốt nghiệp trước năm 2020 (bản photo chứng thực).

- Lệ phí xét tuyển : 60.000 đồng/nguyện vọng 

d. Hình thức nộp lệ phí xét tuyển

i) Cách 1: Nộp trực tiếp tại phòng Tài chính Kế toán Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, cơ sở 36 Tôn Thất Đạm Quận 1

ii) Cách 2: Chuyển khoản (Thông qua các ngân hàng thương mại hoặc thí sinh liên hệ tại bưu điện nơi nộp hồ sơ để được hướng dẫn hỗ trợ.

- Chủ tài khoản: Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

- Số tài khoản: 1111.000.000.4541

- Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thủ Đức

- Nội dung: Thí sinh ghi rõ nội dung nộp với cú pháp “HỌ VÀ TÊN – NGÀY SINH – SỐ ĐIỆN THOẠI – SỐ NGUYỆN VỌNG XÉT TUYỂN”. Ví dụ ; NGUYỄN VĂN A – 25/07/2002 – 0903055286 – 2 NV

  • Phương thức 3: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia

a. Đối tượng

- Có kết quả thi THPT Quốc gia năm 2020;

- Có tổng điểm 3 môn thuộc tổ hợp môn đăng ký xét tuyển từ 16 trở lên.

b. Nguyên tắc xét tuyển: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đề án tuyển sinh của Trường.

  • Phương thức 4: Xét tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực

a. Đối tượng: Học sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức năm 2020 và có tổng điểm từ 750 trở lên.

b. Nguyên tắc xét tuyển:

- Thí sinh được đăng ký tối đa 04 nguyện vọng, các nguyện vọng được xét bình đẳng với nhau; trường hợp thí sinh đủ điểm trúng tuyển nhiều nguyện vọng thí sinh cũng chỉ được công nhận trúng tuyển 01 nguyện vọng ưu tiên cao nhất;

- Điểm xét tuyển là tổng điểm thí sinh đạt được trong kỳ thi đánh giá năng lực (theo quy định của Đại học Quốc gia TP.HCM) cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực; xét từ điểm cao xuống thấp và đến khi đủ chỉ tiêu. Điểm ưu tiên đối tượng và khu vực được quy đổi theo thang điểm tương ứng.

- Trong trường hợp nhiều thí sinh cùng điểm xét tuyển ở cuối danh sách và vượt chỉ tiêu tuyển sinh, Nhà trường áp dụng tiêu chí phụ là điểm trung bình học bạ của 3 học kỳ (HK1, HK2 lớp 11 và HK1 lớp 12), nếu vẫn còn vượt chỉ tiêu sẽ xét dựa trên điểm môn Tiếng Anh của 3 học kỳ.

2. Chỉ tiêu xét tuyển, các ngành tuyển sinh năm 2020

Năm 2020, ĐH Ngân hàng TP.HCM tuyển 3.250 chỉ tiêu, tăng 250 chỉ tiêu so với năm ngoái. 

D. Những điểm hấp dẫn về chính sách học bổng của HUB

1. Học bổng trong ngân sách

- Học bổng đặc biệt của Thống đốc: trị giá 15.000.000 VNĐ/1 suất (có 5 suất)

- Học bổng của ngành Ngân hàng: trị giá 6.000.000 VNĐ/1 suất (có 69 suất)

- Học bổng Thủ khoa Tốt nghiệp: trị giá 2.000.000 VNĐ/1 suất

- Học bổng Thủ khoa tuyển sinh đại học chính quy (khối A00, A01, D01): trị giá 2.000.000 VNĐ/1 suất (có 3 suất)

- Học bổng khuyến khích học tập: 3 tỷ đồng dành cho 400 suất

2. Học bổng ngoài ngân sách

* Học bổng HUB:

- Vượt khó học giỏi: 2 – 3.000.000 VNĐ/1 suất (có 150 suất)

- Học bổng tài năng: 5.000.000 VNĐ/1 suất (có 5 suất)

- Học bổng tương hỗ: 5.000.000 VNĐ/1 suất (có 10 suất)

* Học bổng từ các đơn vị DN và NHTM: 400.000.000 VNĐ

* Học bổng khóa học từ các đơn vị DN – NH: 700.000.000 VNĐ

Bài viết liên quan

236