Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật hàng không của trường Học viện Hàng không Việt Nam năm 2022

Dưới đây là thông tin chi tiết về Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật hàng không của trường Học viện Hàng không Việt Nam năm 2022, mời các bạn đón xem:

293


A. Chương trình đào tạo ngành kỹ thuật hàng không của trường Học viện Hàng không Việt Nam năm 2022

1. Ngành đào tạo

Kỹ thuật Hàng không

- Mã ngành đào tạo: 7520120

- Chuyên ngành đào tạo: Kỹ thuật Hàng không

- Trình độ đào tạo: Đại học

- Thời gian đào tạo: 4.5 năm

2. Mục tiêu đào tạo

- Chương trình dạy học chuyên ngành Kỹ thuật Hàng không nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa tàu bay và các trang thiết bị, hệ thống trên tàu bay như: Khung sườn, động cơ, các thiết bị, hệ thống thuộc nhóm cơ khí, cơ giới.

- Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc ở các nhà máy, xưởng sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, các hãng Hàng không, các công ty khai thác tàu bay, và các ngành kỹ thuật khác liên quan.

  • Mục tiêu của Chương trình dạy học Kỹ sư Kỹ thuật Hàng không là trang bị cho người tốt nghiệp:

- Kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực kỹ thuật chung đồng thời có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực chuyên ngành Kỹ thuật khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay;

- Kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp;

- Kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế;

- Năng lực lập kế hoạch, thực hiện và vận hành các thiết bị, hệ thống, máy móc phục vụ công việc khai thác, sửa chữa, bảo dưỡng phù hợp bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường;

- Phẩm chất chính trị, ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

  • Người tốt nghiệp chương trình Kỹ sư Kỹ thuật Hàng không có thể đảm nhiệm công việc với vai trò là:

- Kỹ sư quản lý dự án.

- Kỹ sư vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa.

- Kỹ sư kiểm định, đánh giá.

- Tư vấn thiết kế, giám sát.

3. Chương trình đào tạo

a. Cấu trúc chương trình

- Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 156 tín chỉ (không bao gồm học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng)

* Trong đó:

- Kiến thức giáo dục đại cương: 91 tín chỉ

- Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 115 tín chỉ

b. Chương trình: 2020-20212019 - 20202018-20192017 - 2018

c. Bản mô tả chương trình: 2020 - 20212019 - 2020;

d. Ma trận chuẩn đầu ra: 2020 - 2021

e. Phương pháp giảng dạy và đánh giá: 2020 - 2021

f. Đề cương môn học: Đăng nhập hệ thống học tập trực tuyến để xem chi tiết đề cương môn học

4. Kiến thức

a. Kiến thức chung

- Nhận thức được những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam;

- Vận dụng được kiến thức cơ bản khoa học xã hội - nhân văn; kiến thức về toán học và khoa học tự nhiên trong cuộc sống và lĩnh vực công tác.

b. Kiến thức cơ sở ngành và ngành

- Trình bày được kiến thức cơ bản về ngành kỹ thuật chung và ngành Kỹ thuật Hàng không;

- Vận dụng được các kiến thức về điện, điện tử, cơ học, thủy khí, sức bền, nhiệt động;

- Phân tích được các cơ cấu liên kết chịu lực, mạch điện điều khiển, cách hình thành và duy trì lực nâng, nguyên lý hoạt động của động cơ;

- Phân tích được bản vẽ kỹ thuật đơn giản;

c. Kiến thức chuyên ngành

- Giải thích được các kiến thức chuyên sâu về tàu bay, các hệ thống cơ khí, khung sườn, động cơ;

- Áp dụng kỹ thuật và vận dụng được kinh nghiệm thực tế để giải quyết các công việc phức tạp liên quan đến công tác khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay;

- Thực hiện được quy trình và phương pháp tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa những hư hỏng trên tàu bay;

- Áp dụng được kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực Kỹ thuật Hàng không.

5. Kỹ năng

a. Kỹ năng cứng

- Thực hiện thành thạo việc tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa các hư hỏng của các thiết bị thuộc chuyên ngành;

 - Phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề liên quan đến công tác bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay;

- Kiểm định được chất lượng của các hệ thống trên tàu bay.

b. Kỹ năng mềm

- Có đủ năng lực điều hành một công đoạn bảo dưỡng tàu bay;

- Sử dụng ngoại ngữ (Tiếng Anh) để đọc, hiểu các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành; sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn.

6. Thái độ

- Phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân

- Có phẩm chất đạo đức, đạo đức nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm công dân, hiểu biết, sống và làm việc theo pháp luật: Theo các tiêu chuẩn của Quyết định số 50/2007/QĐ-BGD&ĐT của Bộ giáo dục và đào tạo.

7. Tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ

- Khiêm tốn giản dị, lối sống trong sạch lành mạnh. Cẩn thận và trách nhiệm trong công việc, luôn có ý thức vươn lên trong chuyên môn nghiệp vụ;

- Tôn trọng pháp luật, thực hiện tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân;

- Có đủ sức khỏe để lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp;

- Có kiến thức và kỹ năng cơ bản về công tác quân sự và tham gia quốc phòng.

B. Thông tin tư vấn tuyển sinh

  • Bộ phận Tuyển sinh - Phòng Tuyển sinh & CTSV

- Địa chỉ: Phòng A11 (A15 cũ), Học viện Hàng không Việt Nam, số 104 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP.HCM

- Số điện thoại: 02838424762 - 0911959505 (giờ hành chính, thứ 2 đến thứ 6)

- Hỗ trợ trực tuyến (Sao chép và dán vào trình duyệt): https://cc.quickom.com/call/24981647251598321

- Facebook: Học viện Hàng không Việt Nam

- Email: tuyensinh@vaa.edu.vn

Bài viết liên quan

293