Điểm chuẩn trường Học viện Hàng không Việt Nam năm 2021

Điểm chuẩn trường Học viện Hàng không Việt Nam năm 2021, mời các bạn tham khảo:

294


A. Điểm chuẩn trường Học viện Hàng không Việt Nam từ năm 2021

- Các ngành có điểm chuẩn dao động từ 18 - 26,3 điểm.

- Cụ thể, ngành Quản lý hoạt động bay cao nhất với 26,3 điểm. Kỹ thuật Hàng không 25 điểm. Ngôn ngữ Anh, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thông tin có mức điểm lần lượt là 24,6, 23,4 và 21,6.

- Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử viễn thông và Công nghệ Kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa có mức 18 điểm.

a. Điểm Chuẩn Phương Thức Xét Kết Quả Kỳ Thi Tốt Nghiệp THPT 2021

Tên Ngành

Mã ngành

Tổ hợp môn xét tuyển

Điểm chuẩn

Quản trị kinh doanh.Chuyên ngành:

7340101

A01, D01, D78, D96

23,4

QTKD cảng hàng không

QTKD vận tải hàng không

QTKD tổng hợp

QT du lịch

QT nhân lực

QT Logistics

Ngôn ngữ Anh

7220201

24,6

Quản lý hoạt động bay

7840102

26,3

CNKT điện tử viễn thông

7510302

A00, A01, D07, D90

18

CNKT điều khiển và tự động hóa

7510303

18

Công nghệ thông tin

7480201

21,6

Kỹ thuật hàng không

7520120

25

 

b. Điểm Chuẩn Xét Học Bạ Và Đánh Giá Năng Lực Năm 2021

Tên Ngành

Học bạ

ĐGNL

Công nghệ thông tin

24

700

Ngôn ngữ Anh

26

800

Quản trị kinh doanh

26

18,8

CNKT điều khiển và tự động hóa

800

Quản lý hoạt động bay

21

700

CNKT điện tử viễn thông

21

700

Thí sinh có tổng điểm cao nhất là Lê Hoàng Mai, điểm số là 30 (tổ hợp D01).

Năm 2021, Học viện Hàng không tuyển sinh 960 chỉ tiêu (hệ Đại học chính quy) với 7 ngành. Trong đó 3 ngành mới là Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá, Công nghệ thông tin, Ngôn ngữ Anh.

Đây cũng là năm đầu tiên Học viện Hàng không triển khai xét tuyển đại học chính quy theo cả 3 phương thức, gồm xét điểm học bạ THPT, điểm thi THPT và điểm đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia tổ chức.

Ngoài đại học chính quy, Học viện Hàng không còn là cơ sở đào tạo sau đại học và đào tạo các ngành như Dịch vụ thương mại Hàng không, Kiểm tra an ninh Hàng không, Kiểm soát không lưu, Kỹ thuật bảo dưỡng cơ khí tàu bay, Kỹ thuật điện tử tàu bay, Công nghệ kỹ thuật điện tử và truyền thông.

- Bên cạnh đó, Học viện còn là nơi đào tạo nhân viên Hàng không được Cục Hàng không Việt Nam công nhận.

B. Thông tin tuyển sinh trường Học viện Hàng không Việt Nam 2021

1. Đối tượng tuyển sinh

Thí sinh tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương), đáp ứng các điều kiện tham gia tuyển sinh theo Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các điều kiện quy định trong Đề án tuyển sinh năm 2021 của Trường.

2. Phạm vi tuyển sinh

Nhà trường tuyển sinh trong phạm vi cả nước.

3. Ngành đào tạo, chỉ tiêu và tổ hợp môn xét tuyển

               Ghi chú: * là ngành mới mở năm 2021.

* Lưu ý: Chỉ tiêu xét theo từng phương thức có thể thay đổi tùy thuộc vào số lượng đăng ký của các thí sinh và kết quả các đợt tuyển sinh.

4. Phương thức tuyển sinh

a. Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT

- Các đối tượng xét tuyển thẳng được quy định tại Quy chế tuyển sinh hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia những môn học thuộc tổ hợp xét tuyển của Trường thì được tuyển thẳng vào các ngành có môn đó.

- Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong các cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp Quốc gia được tuyển thẳng vào các ngành thuộc Khối ngành V của Trường.

b. Xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT (học bạ THPT)

* Tuyển thẳng đối với thí sinh:

- Tốt nghiệp THPT từ năm 2016 đến năm 2021 có 03 năm lớp 10, 11 và 12 học THPT đạt danh hiệu học sinh Giỏi (học lực Giỏi và hạnh kiểm Tốt);

- Có chứng chỉ IELTS 6.0 trở lên hoặc chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương (còn thời hạn đến thời điểm xét tuyển) hoặc thí sinh đã học THPT liên tục 3 năm ở các nước mà tiếng Anh là ngôn ngữ chính hoặc thí sinh học các chương trình THPT nước ngoài ở các trường THPT quốc tế tại Việt Nam liên tục 3 năm được xét tuyển thẳng vào ngành Ngôn ngữ Anh.

- Không hạn chế chỉ tiêu tuyển sinh đối với thí sinh thuộc diện xét tuyển này.

* Xét tuyển:

- Điều kiện xét tuyển: thí sinh có tổng điểm trung bình cả năm các môn học của năm lớp 11 và lớp 12 trong tổ hợp xét tuyển từ 18,0 trở lên, trong đó không có môn nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả dưới 5,0.

- Điểm xét tuyển (ĐXT): được làm tròn đến hai chữ số thập phân.

ĐXT = (tổng điểm theo THXT lớp 11 + tổng điểm theo THXT lớp 12)/2 + ĐƯT (nếu có)

* Trong đó:

- Tổng điểm theo THXT: là tổng điểm trung bình cả năm học của các môn học trong tổ hợp xét tuyển.

- ĐƯT: là điểm ưu tiên đối tượng theo quy định hiện hành (không tính điểm ưu tiên khu vực).

c. Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia

- Điều kiện xét tuyển: thí sinh có kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2021 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Trường và không có bài thi/môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống.

- Điểm xét tuyển (ĐXT): được làm tròn đến hai chữ số thập phân.

Điểm xét tuyển = tổng điểm theo tổ hợp xét tuyển + điểm ưu tiên

* Trong đó:

- Tổng điểm theo tổ hợp xét tuyển: là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của từng tổ hợp xét tuyển. Điểm bài thi Khoa học Xã hội, Khoa học tự nhiên là điểm trung bình cộng của các môn thi thành phần.

- Điểm ưu tiên: là điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định hiện hành.

Lưu ý: Trường không sử dụng kết quả miễn thi môn tiếng Anh trong kỳ thi THPT Quốc gia và điểm thi bảo lưu để xét tuyển.

* Xét trúng tuyển: Trường xét trúng tuyển theo Điểm xét tuyển từ cao xuống thấp và xét bình đẳng giữa các nguyện vọng đăng ký trong cùng ngành. Thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký. Điểm trúng tuyển vào ngành là điểm chuẩn chung cho các tổ hợp xét tuyển của ngành.

d. Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG

- Điểm xét tuyển:

Điểm xét tuyển = điểm kỳ thi Đánh giá năng lực ĐHQG + điểm ưu tiên

* Trong đó:

- Điểm kỳ thi Đánh giá năng lực ĐHQG: điểm của thí sinh dự thi năm 2021, không sử dụng kết quả các năm trước.

- Điểm ưu tiên = điểm khu vực + điểm đối tượng ưu tiên.

- Cách tính khu vực và đối tượng ưu tiên dựa theo Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 40 điểm, giữa hai khu vực kế tiếp là 10 điểm theo thang điểm 1200. Nhóm ưu tiên 1 được cộng 80 điểm, nhóm ưu tiên 2 được cộng 40 điểm. Khu vực 1 được cộng 30 điểm, khu vực 2-nông thôn được cộng 20 điểm, khu vực 2 được cộng 10 điểm, khu vực 3 không được cộng điểm.

* Xét trúng tuyển: thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký. Trường xét trúng tuyển theo Điểm xét tuyển từ cao xuống thấp. Trường hợp thí sinh bằng điểm trúng tuyển ở cuối danh sách thì Trường sẽ ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn.

5. Hình thức nhận đăng ký xét tuyển

- Đối với thí sinh xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia (THIQG) năm 2021 để xét tuyển: theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Đối với thí sinh sử dụng kết quả học tập THPT (HB), kết quả kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia (ĐGNL) để xét tuyển: thí sinh bắt buộc phải đăng ký online tại đây, sau đó nộp hồ sơ và lệ phí xét tuyển tại Học viện theo quy định tại 5.1, 5.2, 5.3, 5.4.

a. Thành phần hồ sơ (đối với thí sinh xét học bạ và xét điểm ĐGNL)

(1) Phiếu đăng ký xét tuyển: thí sinh sử dụng mẫu "Phiếu đăng ký xét tuyển" đính kèm trong mail xác nhận mà hệ thống online gửi về sau khi thí sinh đăng ký online thành công. 

Phiếu đăng ký xét tuyển phải có xác nhận của Hiệu trưởng trường THPT thí sinh theo học hoặc Công an xã/phường nơi thí sinh cư trú hoặc Thủ trưởng đơn vị thí sinh đang làm việc và phải khớp với thông tin đăng ký online của thí sinh.

Xem danh sách đối tượng ưu tiên tại đây.

(2) Học bạ THPT đã cập nhật đầy đủ điểm cả 03 năm THPT (bản sao/photo công chứng);

(3) Giấy báo điểm kỳ thi đánh giá năng lực ĐHQG (bản sao/photo công chứng) đối với thí sinh xét theo điểm đánh giá năng lực ĐHQG;

(4) Chứng chỉ IELTS hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ tương đương (bản sao/photo công chứng) đối với thí sinh xét tuyển thẳng học bạ có chứng chỉ ngoại ngữ;

(5) Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (bản sao/photo công chứng) đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2021 (có thể bổ sung sau) hoặc Bằng tốt nghiệp THPT (bản sao/photo công chứng) đối với thí sinh tốt nghiệp từ  năm 2020 trở về trước; 

(6) Giấy tờ chứng minh đối tượng ưu tiên có chứng thực chính quyền địa phương nơi thí sinh cư trú (nếu có).

(7) Giấy khai sinh (bản sao/photo công chứng);

(8) CMND/CCCD photo công chứng;

(9) 02 ảnh 3x4 phông trắng (chụp không quá 06 tháng).

b. Lệ phí xét tuyển

30.000 đồng/nguyện vọng; tiền bìa hồ sơ: 12.000 đồng.

c. Cách thức nộp hồ sơ và lệ phí

- Cách nộp hồ sơ trực tiếp: thí sinh đến địa chỉ sau để nộp hồ sơ: 

Địa chỉ: Phòng A15 - Học viện Hàng không Việt Nam, 104 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP.HCM.

Điện thoại: 02838424762 – 0911959505.

Thời gian nhận hồ sơ: 08h00 – 16h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 6.

- Cách nộp hồ sơ qua đường bưu điện: thí sinh gửi hồ sơ về địa chỉ phía trên và nộp lệ phí cho nhân viên bưu điện VNPOST (không bỏ tiền vào hồ sơ), hoặc chuyển khoản qua ngân hàng: 

Số tài khoản: 118000005446 - Vietinbank chi nhánh 4

Tên chủ tài khoản: Học viện Hàng không VN

Nội dung chuyển khoản: [Họ tên thí sinh]-[CMND]-đóng lệ phí xét tuyển đại học chính quy HVHKVN 

d. Thời gian nhận hồ sơ và đăng ký xét tuyển

- Đối với thí sinh xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia (THIQG) năm 2021 để xét tuyển: đăng ký nguyện vọng và nộp hồ sơ theo quy định và thời gian của Bộ GD&ĐT. 

- Đối với thí sinh sử dụng phương thức HB và ĐGNL: đăng ký online và nộp hồ sơ tại Học viện theo 02 đợt:

+ Đợt 1: hoàn tất hồ sơ trước 17h ngày 18/06/2021; dự kiến có kết quả vào trước 15/07/2021. 

+ Đợt 2 (dự kiến): không tuyển sinh. 

* Tùy tình hình xét tuyển mà Hội đồng tuyển sinh quyết định có xét tuyển đợt bổ sung hay không.

6. Lưu ý

- Thí sinh được quyền đăng ký xét tuyển theo nhiều phương thức xét tuyển khác nhau, mỗi phương thức được quyền đăng ký nhiều nguyện vọng.

- Tuy nhiên, mỗi phương thức xét tuyển sẽ có thời gian nộp hồ sơ và thời hạn công bố kết quả khác nhau.

- Nếu thí sinh trúng tuyển theo phương thức này và đã làm thủ tục “xác nhận nhập học” thì không được quyền đăng ký xét tuyển theo các phương thức còn lại nữa.

- Nếu thí sinh đã trúng tuyển nhưng không làm thủ tục xác nhận nhập học thì sẽ bị Học viện hủy kết quả và có thể đăng ký xét tuyển tiếp bằng các phương thức còn lại.

* Ví dụ: Thí sinh đã đăng ký xét tuyển bằng học bạ thì vẫn có thể đăng ký xét tuyển nguyện vọng THPTQG. Tuy nhiên, khi thí sinh trúng tuyển theo phương thức học bạ và làm thủ tục xác nhận nhập học thì sẽ bị loại khỏi hệ thống đăng ký nguyện vọng THPTQG và không được xét tuyển vào bất kì ngành nào và trường nào khác.

- Trong một phương thức xét tuyển, mỗi thí sinh chỉ được trúng tuyển một nguyện vọng cao nhất trong số nguyện vọng đã đăng ký.

- Nếu thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng trên thì các nguyện vọng sau không được xét nữa, bất kể thí sinh có đủ điểm trúng tuyển đối với các nguyện vọng còn lại.

C. Điểm chuẩn trường Học viện Hàng không Việt Nam từ năm 2020

- Học viện Hàng không Việt Nam công bố điểm chuẩn bốn ngành từ 18,8 đến 26,2, trong đó Quản lý hoạt động bay cao nhất.

- Ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử, viễn thông có đầu vào thấp nhất.

- Hai ngành còn lại là Quản trị kinh doanh và Kỹ thuật hàng không có điểm trúng tuyển lần lượt là 23,1 và 24,2.

- Chỉ tiêu và tổ hợp xét tuyển từng ngành như sau:

a. Điểm chuẩn phương thức xét tuyển kết quả tốt nghiệp THPT 2020

Tên Ngành

Tổ Hợp Môn

Điểm Chuẩn

Quản trị kinh doanh

A00, A01, D01, D96

23,1

Công nghệ kỹ thuật ĐT, TT

A00, A01, D90

18,8

Kỹ thuật hàng không

24,2

Quản lý hoạt động bay

A00, A01, D01, D90

26,2

b. Điểm trúng tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP. Hồ Chí Minh

TÊN NGÀNH ĐIỂM TRÚNG TUYỂN
Quản trị kinh doanh 620
Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông 635

- Bên cạnh điểm chuẩn, Học viện Hàng không Việt Nam còn công bố danh sách 792 sinh viên trúng tuyển. Trường không xét tuyển nguyện vọng bổ sung.

- Năm 2020, Học viện Hàng không Việt Nam tuyển 650 sinh viên dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT.

- Trường sử dụng các tổ hợp A00, A01, D01, D96 và D90 để xét tuyển.

- Năm 2019, điểm chuẩn vào trường là 18 đến 24,2.

Bài viết liên quan

294