Chương trình đào tạo Thạc sĩ Cơ điện tử và công nghệ cảm biến của trường Đại học Việt Đức năm 2022
Dưới đây là thông tin về Chương trình đào tạo Thạc sĩ Cơ điện tử và công nghệ cảm biến của trường Đại học Việt Đức năm 2022, mời các bạn đón xem:
A. Chương trình đào tạo Thạc sĩ Cơ điện tử và công nghệ cảm biến của trường Đại học Việt Đức năm 2022
1. Cấu trúc chương trình
- Chương trình đào tạo trong 2 năm với 30 môn học sẽ được giảng dạy tròng vòng 18 tháng, sau đó học viên có 6 tháng để làm luận văn thạc sĩ.
- Lớp học được tổ chức vào các buổi trong tuần từ Thứ Hai đến thứ Sáu.
2. Nội dung chương trình học
- Nội dung chương trình học của ngành Thạc sĩ Cơ điện tử và công nghệ cảm biến bao gồm năm chủ đề chính.
- Các bài giảng và bài tập về các nguyên tắc cơ bản cảm biến, điều khiển, tự động hóa, robot, xử lý tín hiệu và các ứng dụng cảm biến trong nghiên cứu cũng như công nghiệp.
- Để xác định luận văn thạc sĩ cho mình các học viên cần tập trung vào các chủ đề/ dự án đặc biệt và kỹ năng làm việc theo nhóm để nâng cao trình độ chuyên môn của mình.
- Ngoài ra chương trình còn bổ sung thêm một số kỹ năng mềm cho học viên.
- Các khóa học được phân loại bằng Hệ thống Tích lũy và Chuyển đổi Tín Chỉ Châu Âu (ECTS).
-Toàn bộ chương trình của Thạc sĩ bao gồm 120 điểm ECTS, mỗi môn học nghiên cứu cho ba điểm ECTS và luận văn thạc sĩ được tích lũy 30 điểm ECTS.
-Một điểm ECTS được quy đổi tương ứng với khối lượng giờ giảng 30 tiết trên lớp.
3. Đầu ra của chương trình
* Khi hoàn thành thành công chương trình cao học MST, học viên tốt nghiệp sẽ có thể:
- Xác định, xây dựng và phát triển các mô hình khoa học cho công nghệ cơ điện tử và hệ thống cảm biến dựa trên những hiểu biết lý thuyết và kỹ thuật cơ bản;
- Tiến hành nghiên cứu khả thi liên quan kiến thức cơ điện tử và hệ thống cảm biến để giải quyết các ứng dụng công nghệ;
- Phân loại và tổng hợp các phương pháp, thuật toán và phần mềm hiện có để giải quyết các vấn đề khoa học và kỹ thuật mới trong công nghệ cơ điện tử và hệ thống - cảm biến;
- Thiết kế và xây dựng hệ thống cơ điện tử và cảm biến;
- Thực hiện mô phỏng với các phần mềm thương mại (ANSYS, Mathicala, LTSpice, MATLAB, v.v.) hoặc thuật toán tự phát triển hoặc cả hai;
- Hiểu, giải thích, xác minh và xác nhận kết quả mô phỏng; cũng như sử dụng kết quả mô phỏng trong các tính toán tiếp theo trong xử lý các vấn đề phức tạp như tối ưu hóa thiết kế liên quan đến công nghệ cảm biến;
- Phát triển nghiên cứu mới liên quan đến cơ điện tử và cảm biến và tích hợp chúng vào các hệ thống robot trong lĩnh vực sản xuất, y tế hoặc kỹ thuật môi trường;
- Phát triển các hệ thống tự động hóa mới bằng công nghệ cảm biến;
- Sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp, trong đồ họa và trong văn bản;
- Làm việc độc lập với các chủ đề khoa học và / hoặc các dự án công nghiệp;
- Phối hợp các quyết định giữa các thành viên trong nhóm và thảo luận vấn đề có hiệu quả.
4. Các hướng cụ thể
a. Công nghiệp ô-tô hiện đại và ô-tô tự lái
- Học viên có khả năng lập trình trên nền tảng hệ thống nhúng cho xử lý các tác vụ liên quan điều khiển ô-tô và các cảm biến trang bị trên ô-tô.
- Ngoài ra, học viên có khả năng phát triển các chương trình học máy, học sâu cho điều khiển và nhận dạng hệ thống, đặc biệt là cho ô-tô điện và tự lái.
- Để thực hiện hướng nghiên cứu này, học viên được khuyển khích cộng tác giáo sư Đức của ngành và bên ngoài.
- Thêm vào đó, việc phát triển thuật toán có thể được thực hiện với các giảng viên chuyên về điều khiển của ngành và Đại học Việt Đức.
- Các môn học liên quan hướng này như sau: Sensor Labs (Thực hành cảm biến), Programming (Kỹ thuật lập trình), Advanced Dynamic Control (Điều khiển động lực học nâng cao), Automotive Sensor Applications (Áp dụng cảm biến trong ô-tô), Embedded Systems (Các hệ thống tích hợp/Nhúng), Advanced System Engineering (Kỹ thuật hệ thống nâng cao), Image Processing (Xử lý ảnh), System Identification (Nhận dạng hệ thống).
b. Thiết kế và vận hành robot
- Học viên phát triển được thiết kế robot và thực hiện điều khiển thông minh cho robot với các chương trình điều khiển thường, học máy và học sâu. Robot có thể áp dụng trong lĩnh vực công nghiệp và lĩnh vực y khoa.
- Các đánh giá khả năng của robot thiết kế được kiểm tra trong phòng thí nghiệm chuyển động (motion tracking system) của hãng VICON (Anh Quốc) của ngành.
- Chương trình tập trung vào vận hành robot thông qua điều khiển với các thuật toán hiện đại.
- Các môn học liên quan hướng này như sau: Sensor Labs (Thực hành cảm biến), Programming (Kỹ thuật lập trình), Advanced Dynamic Control (Điều khiển động lực học nâng cao), Advanced Simulation (Mô phỏng nâng cao), Embedded Systems (Các hệ thống tích hợp/Nhúng), Fundamental of Robotics and Advanced Robotics (Tổng quan về rô-bốt và các rô-bốt nâng cao), Advanced System Engineering (Kỹ thuật hệ thống nâng cao), Image Processing (Xử lý ảnh), System Identification (Nhận dạng hệ thống).
c. Thiết kế robot y khoa
- Ngành MST được trang bị một hệ thống phòng kiểm tra chuyển động hiện đại (motion tracking system) của hãng VICON (Anh Quốc) gồm 10 camera với độ chính xác 1/1000.
- Phòng thí nghiệm này là tiền đề kiểm tra các robot y khoa với độ chính xác cực cao cũng như ca-lip hệ thống robot y khoa lẫn công nghiệp.
- Học viên chương trình có thể phát triển luận văn theo hướng y khoa và các cơ cấu khung xương hỗ trợ chuyển động chân - tay và siêu cơ cấu khung xương ứng dụng trong thể thao và quân sự với mục đích tăng cường sự dẻo dai, hỗ trợ người yếu cơ.
- Hướng nghiên cứu và phòng thí nghiệm đang được chủ trì bởi TS. Đỗ Xuân Phú và một số giảng viên của Đại học Việt Đức.
- Các môn học liên quan hướng này như sau: Sensor Labs (Thực hành cảm biến), Programming (Kỹ thuật lập trình), Advanced Dynamic Control (Điều khiển động lực học nâng cao), Advanced Simulation (Mô phỏng nâng cao), Embedded Systems (Các hệ thống tích hợp/Nhúng), Fundamental of Robotics and Advanced Robotics (Tổng quan về rô-bốt và các rô-bốt nâng cao), Advanced System Engineering (Kỹ thuật hệ thống nâng cao), Image Processing (Xử lý ảnh), System Identification (Nhận dạng hệ thống).
d. Thiết kế và phát triển hệ thống giám sát thông dụng và cao cấp
- Với việc phát triển hạ tầng mạng internet theo cấp độ 5G hiện nay, công nghệ giám sát dùng internet rất cần thiết.
- Ứng dụng hướng này từ cấp độ dân sự như giám sát người già, người tàn tật, trẻ con khi ở nhà một mình, các nhà hàng và khách sạn, ... cho đến công nghiệp như trong nhà máy (công nhân, kho), và cho hạ tầng giao thông như giám sát tàu hỏa - metro - xe, và quân sự trong chống xâm nhập.
- Qua những liệt kê trên cho thấy tiềm năng nghiên cứu hướng này rất lớn và phù hợp cho học viên ngành MST.
- Thuật toán giám sát được chú trọng trong hướng nghiên cứu này và sẽ áp dụng học máy kết hợp học sâu trong xử lý lượng dữ liệu khổng lồ này từ hệ thống sensor giám sát rộng lớn với lượng dữ liệu được đẩy lên mạng internet liên tục.
- Hướng nghiên cứu này cũng được chủ trì bởi TS. Đỗ Xuân Phú và nhiều giảng viên trong Đại học Việt Đức.
- Các môn học liên quan hướng này như sau: Sensor Labs (Thực hành cảm biến), Programming (Kỹ thuật lập trình), Advanced Dynamic Control (Điều khiển động lực học nâng cao), Advanced Simulation (Mô phỏng nâng cao), Embedded Systems (Các hệ thống tích hợp/Nhúng), Advanced System Engineering (Kỹ thuật hệ thống nâng cao), Image Processing (Xử lý ảnh), System Identification (Nhận dạng hệ thống).
e. Xử lý ảnh theo dữ liệu lớn
- Với hạ tầng internet hiện đại ngày nay, việc ứng dụng camera trong giám sát cũng như trong robot có ứng dụng hình ảnh trong hoạt động ngày càng phổ biến.
- Do đó, công nghệ xử lý ảnh theo hướng này có tiềm năng rất lớn. Học viên ngành MST được khuyến khích làm luận văn và nghiên cứu theo hướng này và tạo tiền đề cho thành lập các nhóm khởi nghiệp.
- Thuật toán trên nền tảng học máy và học sâu là mục tiêu để nghiên cứu và phát triển trong hướng này.
- Nhiều giảng viên của ngành và Đại học Việt Đức đang theo hướng nghiên cứu này và đây là điều kiện thuận lợi cho học viên chương trình MST.
- Các môn học liên quan hướng này như sau: Sensor Labs (Thực hành cảm biến), Programming (Kỹ thuật lập trình), Advanced Dynamic Control (Điều khiển động lực học nâng cao), Advanced Simulation (Mô phỏng nâng cao), Embedded Systems (Các hệ thống tích hợp/Nhúng), Advanced System Engineering (Kỹ thuật hệ thống nâng cao), Image Processing (Xử lý ảnh), System Identification (Nhận dạng hệ thống).
5. Tổng quan về chương trình giảng dạy
Semester [Học kỳ] |
Module code [Mã số môn học] |
Module Name [Tên mô-đun học] |
Subject [Tên môn học] |
CPs [Số tín chỉ] |
Exam [Thi kết thúc] |
|
1 |
61MST501 |
Physical and Chemical Sensor Principles [Nguyên lý Vật lý và Hóa học cho cảm biến] |
Physical Chemistry [Hóa lý] |
3 |
Yes |
|
Fundamentals of Physical Sensors [Tổng quan các tính vật lý các cảm biến] |
3 |
Seminar/Report [Báo cáo môn] |
||||
61MST502 |
Sensor Lab [Thực hành cảm biến] |
Analog Electronic Lab [Thực hành tín hiệu Analog] |
3 |
Yes |
||
Digital Electronic Lab [Thực hành tín hiệu Digital] |
3 |
Seminar/Report [Báo cáo môn] |
||||
61MST503 |
Technology and Materials [Công nghệ và vật liệu cảm biến] |
Smart Materials [Vật liệu thông minh] |
3 |
Yes |
||
Technology of Sensors [Kỹ thuật chế tạo các cảm biến] |
3 |
Seminar/Report [Báo cáo môn] |
||||
61MST504 |
Programming [Kỹ thuật lập trình] |
Advanced Programming [Kỹ thuật lập trình nâng cao] |
3 |
Yes |
||
Digital Signal Processing [Xử lý tín hiệu số] |
3 |
Seminar/Report [Báo cáo môn] |
||||
61MST505 |
Advanced Dynamics Control [Điều khiển động lực học nâng cao] |
Advanced Control Systems [Điều khiển hệ thống nâng cao] |
3 |
Yes |
||
Modelling, Simulation, Verification [Mô hình hóa, mô phỏng và kiểm tra] |
3 |
Seminar/Report [Báo cáo môn] |
||||
2 |
61MST506 |
Automotive Sensor Applications [Áp dụng cảm biến trong ô-tô] |
Bus Systems [Hệ thống cáp truyền] |
3 |
Yes |
|
Automotive Sensors & Safety & Reliability [Sự an toàn và tin cậy của các cảm biến ô-tô] |
3 |
Seminar/Report [Báo cáo môn] |
||||
61MST507 |
Advanced Simulation [Mô phỏng nâng cao] |
Numerical Simulation [Mô phỏng số] |
3 |
Yes |
||
Application of FEM Technology [Áp dụng mô phỏng phần tử hữu hạn] |
3 |
Seminar/Report [Báo cáo môn] |
||||
61MST508 |
Embedded Systems [Các hệ thống tích hợp/Nhúng] |
Microcontroller [Vi xử lý] |
3 |
Yes |
||
Microcontroller Lab [Thực hành vi xử lý] |
3 |
Seminar/Report [Báo cáo môn] |
||||
61MST509 |
Automation [Tự động hóa] |
Automation System [Hệ thống tự động hóa] |
3 |
Yes |
||
Automation Lab [Thực hành tự động hóa] |
3 |
Seminar/Report [Báo cáo môn] |
||||
61MST5010 |
Elective I (Student choose one module Robotics or Fluid Mechanics and Heat Transfer) [Mô-đun tự chọn I: Học viên chọn 1 mô-đun: Rô-bốt hoặc Cơ lưu chất và truyền nhiệt] |
Fundamental of Robotics and Advanced Robotics [Tổng quan về rô-bốt và các rô-bôt nâng cao] |
Fundamental of Robotics [Tổng quan các rô-bốt] |
3 |
Yes |
|
Advanced Robotics [Rô-bốt nâng cao] |
3 |
Seminar/Report [Báo cáo môn] |
||||
61MST5010 |
Fluid Mechanics and Heat Transfer [Cơ lưu chất và truyền nhiệt] |
Fluid Mechanics [Cơ lưu chất] |
3 |
Yes |
||
Heat Transfer [Truyền nhiệt] |
3 |
Seminar/Report [Báo cáo môn] |
||||
3 |
61MST601 |
Environment Sensor Technology [Công nghệ cảm biến cho xử lý môi trường] |
Environmental Process Technology [Qúa trình xử lý môi trường] |
3 |
Yes |
|
Environmental Lab [Thực hành xử lý môi trường] |
3 |
Seminar/Report [Báo cáo môn] |
||||
61MST602 |
Advanced System Engineering [Kỹ thuật hệ thống nâng cao] |
Modern Intelligent Control [Điều khiển thông minh hiện đại] |
3 |
Yes |
||
Control Lab [Thực hành áp dụng điều khiển] |
3 |
Seminar/Report [Báo cáo môn] |
||||
61MST603 |
Management [Quản lý] |
Project Management [Quản lý dự án] |
3 |
Seminar/Report [Báo cáo môn] |
||
Research Methodology [Phương pháp viết nghiên cứu] |
3 |
Yes |
||||
61MST604 |
Scientific Project [Dự án khoa học] |
Industry Project [Thực tập dự án công nghiệp] |
6 |
Yes |
||
61MST605 |
Elective II (Student choose 2 subjects out of three) [Môn tự chọn II: Học viên chọn 2 môn học] |
Image Processing [Xử lý ảnh] |
3 |
Yes |
||
61MST605 |
System Identification [Nhận dạng hệ thống] |
3 |
Yes |
|||
61MST605 |
Digital Control Systems [Hệ thống điều khiển số] |
3 |
Yes |
|||
4 |
61MST606 |
Thesis [Luận văn tốt nghiệp] |
27 |
Yes |
||
61MST607 |
Final Examination [Bảo vệ luận văn tốt nghiệp] |
3 |
Yes |
Bottom of Form
B. Điểm chuẩn của trường Đại học Việt Đức 4 năm gần đây
- Điểm chuẩn qua các năm trường Đại học Việt Đức như sau:
STT | 1 | Mã ngành | Tổ hợp xét tuyển | Điểm trúng tuyển | |||
2018 | 2019 | 2020 | 2021 | ||||
1 | Quản trị kinh doanh | 52340101 | A00; A01; D01; D03 | 21 | 20.05 | 20 | 20 |
2 | Tài chính và Kế toán* | 52340298 | A00; A01; D01; D03 | 21 | 20.2 | 20 | 19 |
3 | Khoa học máy tính | 52480101 | A00; A01 | 21 | 20.1 | 21 | 20 |
4 | Kỹ thuật cơ khí | 52520103 | A00; A01 | 21 | 20 | 21 | 20 |
5 | Kỹ thuật điện và công nghệ thông tin | 52520297 | A00; A01 | 21 | 20.3 | 21 | 23 |
6 | Kiến trúc | 52580102 | A00; A01; V00; V02 | 21 | … | 20 | 21 |
7 | Kỹ thuật xây dựng | 52580208 | A00; A01 | 21 | … | 20 | 21 |
C. Thông tin tư vấn tuyển sinh
- Hotline: 0988 54 52 54 - 0988 629 704 (Đại học) - 0988 629 705 (Thạc sĩ)
- SĐT:
+ Đại học _ (028) 38256340
+ Thạc sĩ _ (028) 38202340
- Email: study@vgu.edu.vn
* Cơ sở Bình Dương
- Địa chỉ: Lê Lai, P. Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương
- Giờ tư vấn: T2-T6 (8:30- 16:30)
* Văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh: Cơ sở tại Quận Phú Nhuận (chương trình Thạc sĩ)
- Địa chỉ: Tầng 5, 6, 7 Tòa nhà Halo, Số 10 Hoàng Diệu,Q. Phú Nhuận, TP. HCM