Điểm chuẩn trường Đại học Sư phạm TP. HCM năm 2020

Điểm chuẩn trường Đại học Sư phạm TP. HCM năm 2020, mời các bạn đón xem:

310


A. Điểm chuẩn trường Đại học Sư phạm TP. HCM năm 2020

  • Xác nhận nhập học

- Thí sinh trúng tuyển nộp Giấy chứng nhận kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020 (bản gốc) về Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh trước 17h00 ngày 10/10/2020 (tính theo dấu bưu điện) để xác nhận nhập học (trường nhận hồ sơ cả ngày thứ 7). Thí sinh nộp trực tiếp tại Trường (buổi sáng từ 7h30 đến 11h30, buổi chiều từ 13h30 đến 17h00) hoặc gửi qua bưu điện.

- Địa điểm nộp: Phòng Đào tạo A.106 - Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số 280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

- Quá thời hạn nói trên, thí sinh không nộp hồ sơ xác nhận nhập học được xem như từ chối nhập học.

- Phụ huynh, thí sinh xem hướng dẫn thí sinh trúng tuyển nhập học tại ĐÂY

  • Đường dây nóng hỗ trợ, giải đáp thắc mắc trong công tác tuyển sinh:

- Điện thoại: (028) 3835 2020 - Ext: 141;

- Email: tuyensinh@hcmue.edu.vn

B. Phương thức tuyển sinh năm 2020

Năm 2020, ngoài việc sử dụng tối đa 20% chỉ tiêu của từng ngành để xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo các tiêu chí của Trường (thí sinh có thể xem chi tiết tại đây), Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tuyển sinh theo 2 phương thức sau:

- Xét tuyển (áp dụng cho tất cả các ngành trừ ngành Giáo dục Thể chất và Giáo dục Mầm non). Cụ thể:

       + Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020: chiếm tối thiểu 60% chỉ tiêu của từng ngành;

      + Xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT: chiếm tối đa 20% chỉ tiêu của từng ngành.

- Kết hợp xét tuyển và thi tuyển (áp dụng cho ngành Giáo dục Thể chất và Giáo dục Mầm non). Cụ thể:

       + Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và điểm thi năng khiếu do Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức: chiếm tối thiểu 60% chỉ tiêu của từng ngành;

       + Xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT và điểm thi năng khiếu do Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức: chiếm tối đa 20% chỉ tiêu của từng ngành.

1. Xét tuyển

1.1. Xét tuyển bằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020

- Phương thức tuyển sinh này (áp dụng cho tất cả các ngành trừ ngành Giáo dục Thể chất và Giáo dục Mầm non) chiếm tối thiểu 60% chỉ tiêu của từng ngành.

  • Mô tả phương án

- Với mỗi ngành học, Trường sử dụng tổ hợp 03 bài thi/môn thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 để xét tuyển. Trong đó, bắt buộc có môn Toán hoặc môn Ngữ văn.

  • Hình thức xét tuyển

- Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi của từng tổ hợp xét tuyển (từng bài thi/môn thi chấm theo thang điểm 10) cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được làm tròn đến hai chữ số thập phân.

- ĐXT = ĐM1 + ĐM2 + ĐM3 + ĐUT

Trong đó:

- ĐXT: Điểm xét tuyển, được làm tròn đến hai chữ số thập phân;

- ĐM1, ĐM2, ĐM3: Điểm bài thi/môn thi thứ nhất, thứ hai, thứ ba theo tổ hợp xét tuyển;

- ĐUT: Điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu.

1.2. Xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT (xét tuyển theo học bạ)

- Phương thức tuyển sinh này (áp dụng cho tất cả các ngành trừ ngành Giáo dục Thể chất và Giáo dục Mầm non) chiếm tối đa 20% chỉ tiêu của từng ngành.

  • Mô tả phương án

- Với mỗi ngành học, Trường sử dụng kết quả học tập THPT trong 06 học kỳ (lớp 10, 11 và 12) của 03 môn học để xét tuyển (tương ứng với tổ hợp môn xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 như ở phương thức 1.1).

  • Hình thức xét tuyển

- Điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình của 03 môn học 06 học kỳ ở THPT (tương ứng với tổ hợp môn xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020) cộng điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được làm tròn đến hai chữ số thập phân.

- ĐXT = ĐM1 + ĐM2 + ĐM3 + ĐUT

Trong đó:

- ĐXT: Điểm xét tuyển, được làm tròn đến hai chữ số thập phân;

- ĐM1, ĐM2, ĐM3: Điểm trung bình 06 học kỳ ở THPT của môn học thứ nhất, thứ hai, thứ ba theo tổ hợp xét tuyển;

- ĐUT: Điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

-  Xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu.

2. Kết hợp xét tuyển và thi tuyển

2.1. Xét tuyển bằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 kết hợp với thi tuyển môn năng khiếu

- Phương thức tuyển sinh này chỉ áp dụng cho ngành Giáo dục Thể chất, Giáo dục Mầm non và chiếm tối thiểu 60% chỉ tiêu của từng ngành.

  • Mô tả phương án

- Đối với ngành Giáo dục Thể chất: Trường chọn kết quả bài thi Ngữ văn hoặc Toán của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và 02 môn thi năng khiếu do Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.

- Đối với ngành Giáo dục Mầm non: Trường chọn kết quả bài thi Ngữ văn và Toán của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và 01 môn thi năng khiếu do Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.

  • Hình thức xét tuyển

- Đối với ngành Giáo dục Thể chất: Điểm xét tuyển là tổng điểm bài thi Ngữ văn hoặc Toán của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (theo tổ hợp môn đăng ký xét tuyển) với điểm thi 02 môn thi năng khiếu do Trường tổ chức cộng điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được làm tròn đến hai chữ số thập phân.

- ĐXT = ĐM + ĐNK1 + ĐNK2 + ĐUT

Trong đó:

- ĐXT: Điểm xét tuyển, được làm tròn đến hai chữ số thập phân;

- ĐM: Điểm bài thi Ngữ văn hoặc Toán;

- ĐNK1, ĐNK2 : Điểm môn thi năng khiếu do Trường ĐH Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức;

- ĐUT: Điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Đối với ngành Giáo dục Mầm non: Điểm xét tuyển là tổng điểm bài thi Ngữ văn và Toán của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 với điểm thi 01 môn thi năng khiếu do Trường tổ chức cộng điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được làm tròn đến hai chữ số thập phân.

- ĐXT = ĐM1 + ĐM2 + ĐNK + ĐUT

Trong đó:

- ĐXT: Điểm xét tuyển, được làm tròn đến hai chữ số thập phân;

- ĐM1, ĐM2: Điểm bài thi Ngữ văn và Toán;

- ĐNK : Điểm môn thi năng khiếu do Trường ĐH Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức;

- ĐUT: Điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu.

2.2. Xét tuyển bằng kết quả học tập THPT kết hợp với thi tuyển môn năng khiếu

- Phương thức tuyển sinh này chỉ áp dụng cho các ngành Giáo dục Thể chất, Giáo dục Mầm non và chiếm tối đa 20% chỉ tiêu của từng ngành.

  • Mô tả phương án

- Đối với ngành Giáo dục Thể chất: Trường chọn kết quả học tập môn Ngữ văn hoặc Toán ở THPT (theo tổ hợp môn đăng ký xét tuyển) và 02 môn thi năng khiếu do Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.

- Đối với ngành Giáo dục Mầm non: Trường chọn kết quả học tập môn Ngữ văn và Toán ở THPT và 01 môn thi năng khiếu do Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.

  • Hình thức xét tuyển

- Đối với ngành Giáo dục Thể chất: Điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình của môn Ngữ văn hoặc Toán trong 06 học kỳ ở THPT (theo tổ hợp môn đăng ký xét tuyển) với điểm thi 02 môn thi năng khiếu do Trường tổ chức cộng điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được làm tròn đến hai chữ số thập phân.

- ĐXT = ĐM + ĐNK1 + ĐNK2 + ĐUT

Trong đó:

- ĐXT: Điểm xét tuyển, được làm tròn đến hai chữ số thập phân;

- ĐM: Điểm trung bình 06 học kỳ ở THPT của môn Ngữ văn hoặc Toán theo tổ hợp xét tuyển;

- ĐNK1, ĐNK2 : Điểm môn thi năng khiếu do Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức;

- ĐUT: Điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Đối với ngành Giáo dục Mầm non: Điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình của môn Ngữ văn và Toán trong 06 học kỳ ở THPT với điểm thi môn năng khiếu do Trường tổ chức cộng điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được làm tròn đến hai chữ số thập phân.

- ĐXT = ĐM1 + ĐM2 + ĐNK + ĐUT

Trong đó:

- ĐXT: Điểm xét tuyển, được làm tròn đến hai chữ số thập phân;

- ĐM1, ĐM2: Điểm trung bình 06 học kỳ ở THPT của môn Ngữ văn và Toán theo tổ hợp xét tuyển;

- ĐNK: Điểm môn thi năng khiếu do Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức;

- ĐUT: Điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu.

Bài viết liên quan

310