Giải Địa lí 10 (Cánh diều) Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 10 Bài 18. Mời các bạn đón xem:

1 369


Giải Địa Lí lớp 10 Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế

Video giải Địa Lí lớp 10 Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế

Trả lời câu hỏi trang 65 sgk Địa Lí 10 mớiNguồn lực là gì? Nguồn lực được phân loại như thế nào và có vai trò gì đối với phát triển kinh tế?

Trả lời:

Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên hệ thống tài sản quốc gia nguồn nhân lực đường lối chính sách, vốn thị trường…ở cả trong nước và quốc tế có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế một lãnh thổ nhất định.

- Có nhiều cách phân loại nguồn lực như: nguồn gốc, phạm vi lãnh thổ, tính chất…

- Vai trò của các nguồn lực:

+ Vị trí địa lí có vai trò trong giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế giữa các nước..

+ Nguồn lực tự nhiên tạo điều kiện cho quá trình sản xuất góp phần tích lũy vốn thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Nguồn lực kinh tế - xã hội: có vai trò quyết định đối với phát triển kinh tế

A/ Câu hỏi giữa bài

Trả lời câu hỏi trang 66 sgk Địa Lí 10 mớiĐọc thông tin và quan sát hình 18.1, hình 18.2, hãy cho biết thế nào là nguồn lực và căn cứ để phân chia nguồn lực.

Trả lời:

* Khái niệm: Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên hệ thống tài sản quốc gia nguồn nhân lực đường lối chính sách, vốn thị trường…ở cả trong nước và quốc tế có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế một lãnh thổ nhất định.

* Phân loại:

Phân loại theo phạm vi lãnh thổ:

+ Nguồn lực trong nước, gồm: Tài nguyên thiên nhiên; Nguồn lao động; Nguồn vốn đầu tư; Khoa học công nghệ; Lịch sử văn hóa; Hệ thống tài sản quốc gia; Đường lối chính sách…

+ Nguồn lực ngoài nước, gồm: Vốn đầu tư nước ngoài; Lao động nước ngoài; Trí thức kinh nghiệm, tổ chức quản lí; Khoa học – công nghệ

- Phân loại theo nguồn gốc hình thành:

+ Nguồn lực vị trí địa lí, gồm: tự nhiên, kinh tế, chính trị

+ Nguồn lực tự nhiên, gồm: đất, khí hậu, nước, sinh vật, khoáng sản…

+ Nguồn lực kinh tế - xã hội, gồm: nguồn lao động; nguồn vốn đầu tư; thị trường; khoa học – công nghệ; thương hiệu quốc gia; lịch sử - văn hóa; đường lối chính sách…

Trả lời câu hỏi trang 66 sgk Địa Lí 10 mớiĐọc thông tin, hãy lấy ví dụ về vai trò của nguồn lực tự nhiên hoặc nguồn lực kinh tế - xã hội đối với phát triển kinh tế.

Trả lời:

* Ví dụ về vai trò của nguồn lực tự nhiên đối với phát triển kinh tế.

+ Duyên hải Nam Trung Bộ có đường bờ biển dài, mang lại nhiều thế mạnh về tự nhiên để phát triển tổng hợp kinh tế biển: du lịch biển, đánh bắt nuôi trồng hải sản, khai thác khoáng sản biển (sản xuất muối, titan, cát thủy tinh), giao thông biển.

+ Tây Nguyên có diện tích đất badan rộng lớn trên các cao nguyên xếp tầng, thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

B/ Câu hỏi cuối bài

Câu 1 trang 66 sgk Địa Lí 10 mớiLựa chọn một nguồn lực để phân tích ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế - xã hội.

Trả lời:

- Ảnh hưởng của nguồn lực khoa học công nghệ:

+ Góp phần rất quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tác động đến tổng cung và tổng cầu; các sản phẩm khoa học – công nghệ đóng góp trực tiếp vào GDP.

+ Sự phát triển của khoa học – công nghệ có tác động mang tính quyết định đối với tăng trưởng dài hạn và chất lượng tăng trưởng.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Câu 2 trang 66 sgk Địa Lí 10 mớiPhân tích một nguồn lực có tác động nổi bật đối với sự phát triển kinh tế ở tỉnh/thành phố nơi em sinh sống hoặc học tập.

Trả lời:

* Ví dụ: Tỉnh Thừa Thiên Huế

- Một trong những nguồn lực nổi bật của tỉnh Thừa Thiên Huế là nguồn lực kinh tế - xã hội, đặc biệt là các di sản về lịch sử - văn hóa… Nguồn lực kinh tế - xã hội đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh, trong đó, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn…

(*) Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Bài viết liên quan

1 369