Giải Địa lí 10 (Cánh diều) Bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới
Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Địa lí lớp 10 Bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 10 Bài 15. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí 10 Bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới
Video giải Địa Lí 10 Bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới
Trả lời:
* Đó là những quy luật địa đới và phi địa đới
* Quy luật địa đới
- Biểu hiện
+ Sự phân bố các vòng đai nhiệt đới trên Trái Đất
+ Các đai khí áp, các đới gió và lượng mưa trên Trái Đất
+ Các đới khí hậu
+ Các nhóm đất và kiểu thực vật chính
- Ý Nghĩa: Hiểu biết sự phân bố các hiện tượng sự vật tự nhiên trên trái đất có tính quy luật từ xích đạo về cực giúp con người định hướng và có hoạt động thực tiễn với môi trường.
* Quy luật phi địa đới:
- Biểu hiện:
+ Theo kinh độ (quy luật địa ô): là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ
+ Theo đai cao (quy luật đai cao) : là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo độ cao địa hình
- Ý nghĩa: Hiểu biết được sự phân hóa tự nhiên theo kinh độ và đai cao cho phép xác định được các định hướng chung và biện pháp cụ thể để ứng xử với tự nhiên một cách hợp lí trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống hằng ngày.
Quy luật địa đời
Trả lời:
- Khái Niệm: Quy luật địa đới là quy luật về sự thay đổi của các thành phần của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo về hai cực).
- Biểu hiện:
+ Sự phân bố các vòng đai nhiệt đới trên Trái Đất
+ Các đai khí áp, các đới gió và lượng mưa trên Trái Đất
+ Các đới khí hậu
+ Các nhóm đất và kiểu thực vật chính
- Ý Nghĩa: hiểu biết sự phân bố các hiện tượng sự vật tự nhiên trên trái đất có tính quy luật từ xích đạo về cực giúp con người định hướng và có hoạt động thực tiễn với môi trường.
- Ví dụ: do ảnh hưởng của quy luật địa đới nên trên trái đất hình thành 7 vòng vành đai nhiệt.
Quy luật phi địa đới
Trả lời:
- Khái niệm: Quy luật phi địa đới là quy luật về sự phân bố của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ và theo độ cao.
- Biểu hiện:
+ Theo kinh độ (quy luật địa ô): là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ
+ Theo đai cao (quy luật đai cao): là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo độ cao địa hình
- Ý nghĩa: Hiểu biết được sự phân hóa tự nhiên theo kinh độ và đai cao cho phép xác định được các định hướng chung và biện pháp cụ thể để ứng xử với tự nhiên một cách hợp lí trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống hằng ngày.
- Ví dụ: Ở Việt Nam, quy luật đai cao biểu hiện rõ rệt nhất ở khu vực vùng núi Tây Bắc. Bởi đây là vùng núi cao và đồ sộ nhất cả nước, tiêu biểu có dãy Hoàng Liên Sơn cao 3.143 m, khu vực duy nhất của nước ta có đầy đủ 3 đai cao: nhiệt đới gió mùa chân núi, cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.
Luyện tập & Vận dụng (trang 56)
Quy luật Tiêu chí |
Quy luật địa đới |
Quy luật phi địa đới |
Khái niệm |
|
|
Biểu hiện |
|
|
Ý nghĩa thực tiễn |
|
|
Trả lời:
Quy luật Tiêu chí |
Quy luật địa đới |
Quy luật phi địa đới |
Khái niệm |
- Quy luật địa đới là quy luật về sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo về hai cực). |
- Quy luật phi địa đới là quy luật về sự phân bố của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ và theo độ cao. |
Biểu hiện |
- Sự phân bố các vòng đai nhiệt đới trên Trái Đất - Các đai khí áp, các đới gió và lượng mưa trên Trái Đất - Các đới khí hậu - Các nhóm đất và kiểu thực vật chính |
- Theo kinh độ (quy luật địa ô): là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo kinh độ - Theo đai cao (quy luật đai cao) : là sự thay đổi của các thành phần tự nhiên và cảnh quan địa lí theo độ cao địa hình. |
Ý nghĩa thực tiễn |
- Hiểu biết sự phân bố các hiện tượng sự vật tự nhiên trên trái đất có tính quy luật từ xích đạo về cực giúp con người định hướng và có hoạt động thực tiễn với môi trường. |
- Hiểu biết được sự phân hóa tự nhiên theo kinh độ và đai cao cho phép xác định được các định hướng chung và biện pháp cụ thể để ứng xử với tự nhiên một cách hợp lí trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống hằng ngày. |
Trả lời:
- Sinh vật: Sinh vật phân bố và thay đổi theo đai cao nguyên nhân là do nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo độ cao dẫn đến sự thay đổi sinh vật theo độ cao đặc biệt là thực vật..
- Ví dụ: Sườn Tây dãy Cap-cat lừ chân núi lên đỉnh vành đai thực vật có những thay đổi nhất định như sau:
+ Từ 0-500m xuất hiện rừng lá rộng cận nhiệt và đất đỏ cận nhiệt
+ Từ 500-1200m xuất hiện rừng hỗn hợp và đất nâu
+ Từ 1200m-1600m xuất hiện rừng lá kim và đất pốt dôn núi
+ Từ 1600m-2000m xuất hiện đồng cỏ núi cao và đất đồng cỏ núi
+ Từ 2000-2800m xuất hiện địa y và cây bụi và đất sơ đẳng xen lẫn đá
+ Từ 2800m trở lên có băng tuyết
Trả lời:
- Ví dụ quy luật địa đới: Việt Nam là nước nhiệt đới ẩm gió mùa nằm trong vành đai nội chị tuyến Bán cầu bắc. Vào mùa hạ từ tháng V đến tháng X do tác động của gió mùa mùa hạ nên khu vực ở đồng bằng nước ta nắng nóng nhiệt độ cao nhưng ở khu vực miền núi lại có nhiệt độ tương đối thấp. Biểu hiện như Hà Nội năm 2020 vào tháng 8 là 31.8 độ nhưng cùng thời điểm Hà Giang chỉ có 29.5 độ điều đó thể hiện rõ tính địa đới và phi địa đới ở nước ta.