Chương trình đào tạo cử nhân liên kết Đại học La Trobe, Úc

Chương trình đào tạo cử nhân liên kết Đại học La Trobe, Úc, mời các bạn đón xem:

214


A. Chương trình đào tạo Kỹ sư ngành Kỹ thuật xây dựng - Đại học La Trobe, Úc

(2 năm học tại Đại học Tôn Đức Thắng, 2 năm học tại Đại học La Trobe, Úc)

Website: https://www.latrobe.edu.au/

1. Thời gian đào tạo

4 năm, chia làm 2 giai đoạn

- Giai đoạn 1: 2 năm học tại Đại học Tôn Đức Thắng.

- Giai đoạn 2: 2 năm cuối học tại Đại học La Trobe.

2. Văn bằng

Sinh viên tốt nghiệp sẽ nhận được 2 bằng đại học:

- Đại học Tôn Đức Thắng cấp bằng Kỹ sư Xây dựng;

- Đại học La Trobe cấp bằng cử nhân Công nghệ Xây dựng.

3. Mục tiêu đào tạo

3.1. Kiến thức chung:

- Sinh viên ngành Kỹ thuật Xây dựng có kiến thức khoa học cơ bản và chuyên môn nền tốt; hiểu và vận dụng kiến thức cơ bản và nâng cao của chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng ở mức độ chuyên gia; có năng lực chuyên môn rộng và chuyên sâu để có thể ứng dụng kiến thức lý thuyết vào hoạt động thực tiễn trong nước và hội nhập quốc tế; có tư duy phản biện, độc lập sáng tạo; có năng lực tự học và học tập ở bậc học cao hơn;

- Sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật Xây dựng có khả năng kết hợp tri thức hiện đại với kỹ năng phân tích, khả năng tư duy phê phán và xây dựng để giải quyết các vấn đề liên quan đến chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng như Thiết kế, Thi công và Quản lý Dự án Xây dựng thông qua hình thức làm việc độc lập theo cá nhân hoặc làm việc kết hợp theo nhóm. 

3.2. Mục tiêu cụ thể

a. Kiến thức

Chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về Kỹ thuật Xây dựng để có thể tham gia vào các hoạt động chuyên môn của chuyên ngành ở trong nước cũng như quốc tế. Biết, hiểu và có thể vận dụng những kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên như toán học, vật lý, cơ học, cũng như nhưng kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành trong các bài toán thiết kế, thi công, và quản lý dự án của các công trình xây dựng. Sinh viên sẽ được dạy các Tiêu chuẩn, Quy đinh và Quy phạm áp dụng trong ngành Kỹ thuật xây dựng không chỉ ở Việt Nam mà còn của các quốc gia khác trên thế giới như TCVN, EuroCode, ACI, BS.  

b. Kỹ năng

- Kỹ năng chuyên môn: 

- Hiểu và vận dụng bài bản các qui trình, nguyên tắc, kiến thức chuyên môn về kỹ thuật xây dựng vào các bài toán cụ thể như: Thiết kế kết cấu, Thiết kế nền móng, lập giải pháp thi công hợp lý cho các công trình xây dựng, quản lý dự án, cấp thoát nước cho các công trình xây dựng, thiết kế thi công các công trình giao thông, năng lượng tái tạo.

- Có thể làm việc trong môi trường quốc tế, giải các bài toán chuyên nhành về thiết kế, thi công, và quản lý dự án dưới các tiêu chuẩn áp dụng khác nhau.  

- Biết sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ cho các công việc chuyên môn như AutoCAD, ETABS, SAP,…

- Kỹ năng mềm: 

+ Kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thương lượng. 

+ Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng viết và trình bày.

c. Thái độ và đạo đức nghề nghiệp:

- Thái độ và hành vi: 

- Nhận thức đúng về vai trò người kỹ sư xây dựng, cũng như vai trò công việc của người kỹ sư xây dựng, là người góp phần tạo nên các công trình phục vụ người dân như nhà ở, trường học, bệnh viện, cầu đường,... 

- Trung thực và khách quan trong nghề nghiệp, trong công việc; tuân thủ pháp luật; tôn trọng đồng nghiệp.

- Ý thức về cộng đồng, xã hội: 

+ Tinh thần tập thể, sẵn sàng tham gia các công tác liên quan đến chuyên môn của mình để phục vụ Nhà trường, Cộng đồng xã hội, Đoàn thể;

+ Ý thức ứng dụng kiến thức chuyên môn để xây dựng đất nước.

3.3 Cơ hội nghề nghiệp

- Kỹ sư xây dựng cho các công ty trong và ngoài nước, với kiến thức chuyên môn được học, sinh viên tốt nghiệp có thể đạm nhận các vai trò khác nhau như: Kỹ sư Kết cấu, Kỹ sư cấp thoát nước, Kỹ sư công trình giao thông, Kỹ sư Địa kỹ thuật, Kỹ sư năng lượng tái tạo, Kỹ sư quản lý dự án, và Kỹ sư giám sát công trường.

- Đảm nhận những công việc chuyên môn liên quan đến chuyên môn kỹ thuật xây dựng trong các sở ban ngành nhà nước như Sở Xây dựng, Sở Giao thông, …

- Nghiên cứu viên và giảng viên làm việc tại các Viện nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng, các Trường Trung học chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học, và các đơn vị nghiên cứu.

4. Thời gian đào tạo

4 năm, chia làm 2 giai đoạn

- Giai đoạn 1: 2 năm học tại Trường đại học Tôn Đức Thắng.

- Giai đoạn 2: 2 năm cuối học tại Trường đại học La Trobe, Úc.

5. Khối lượng kiến thức toàn khóa

- Giai đoạn 1: 85 tín chỉ, chưa kể 45 tiết giáo dục thể chất và 165 tiết giáo dục quốc phòng và an ninh.

- Giai đoạn 2: 240 Tín chỉ (trong đó, 225 tín chỉ bắt buộc, 15 tín chỉ tự chọn).

6. Chương trình đào tạo

xem tại đây

B. Chương trình đào tạo cử nhân Công nghệ thông tin - Đại học La Trobe, Úc

(2 năm học tại Đại học Tôn Đức Thắng, 2 năm học tại Đại học La Trobe, Úc)

Website: https://www.latrobe.edu.au/

1. Thời gian đào tạo

4 năm, chia làm 2 giai đoạn

- Giai đoạn 1: 2 năm học tại Đại học Tôn Đức Thắng.

- Giai đoạn 2: 2 năm cuối học tại Đại học La Trobe.

2. Văn bằng

Sinh viên tốt nghiệp sẽ nhận được 2 bằng đại học.

- Đại học Tôn Đức Thắng cấp bằng Cử nhân Khoa học máy tính.

- Đại học La Trobe cấp bằng Cử nhân Công nghệ thông tin.

3. Mục tiêu đào tạo

3.1. Kiến thức:

- Vận dụng (Apply) những kiến thức toán học làm công cụ để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực khoa học máy tính một cách hiệu quả và khoa học.

- Vận dụng (Apply) những kiến thức về ngoại ngữ, tin học, triết học, chính trị, pháp luật và xã hội để hội nhập và phát triển phẩm chất của một công dân toàn cầu. Trình độ tiếng Anh đạt IELTS 5.5 hoặc tương đương.

- Giải thích (Explain) được nguyên lý tổ chức và hoạt động chung của hệ thống phần cứng, phần mềm và mạng máy tính.

- Vận dụng (Apply) các kiến thức về thuật toán, lập trình để phân tích, lựa chọn, thiết kế và xây dựng giải pháp CNTT hiệu quả.

- Vận dụng sáng tạo (Creatively apply) các cách tiếp cận, mô hình tính toán, công nghệ hiện đại trong việc đưa ra các giải pháp phát triển hệ thống CNTT thông minh và hiệu quả.

3.2. Kỹ năng:

- Phát hiện (Discover) và giải quyết (solve) các vấn đề liên quan đến sự cố phần mềm, máy tính và các hệ thống thông tin.

- Vận dụng (Apply) các công cụ và mô hình tính toán phù hợp để xây dựng các ứng dụng CNTT thông minh và hiệu quả cao.

- Sáng tạo (Create) trong cách tiếp cận, lựa chọn mô hình, thiết kế giải pháp để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực CNTT một cách khoa học, hiệu quả cao.

- Phát triển (Develop) tư duy logic và phản biện, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm và sức khỏe để giải quyết các vấn đề thực tế một cách hiệu quả và sáng tạo.

- Phát triển (Develop) khả năng tự học, tự nghiên cứu, cập nhật và ứng dụng các công nghệ mới trong việc đưa ra các giải pháp CNTT.

3.3. Thái độ và đạo đức nghề nghiệp:

- Tạo ra (Create) các sản phẩm có giá trị góp phần thúc đẩy sự phát triển khoa học và kỹ thuật của đất nước.

- Tuân thủ (Perform) đạo đức nghề nghiệp, trung thực, tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, luôn tự nghiên cứu để tiếp tục nâng cao kỹ năng nghề nghiệp trên tinh thần tôn trọng luật pháp trong nước và quốc tế.

4. Cơ hội nghề nghiệp

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các vị trí công việc như:

- Làm việc trong các công ty công nghệ thông tin chuyên về phát triển phần mềm trong nước cũng như nước ngoài.

- Làm việc tại các công ty tư vấn về đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin, đặc biệt là các hệ thống thông minh.

- Nhân viên nghiên cứu và ứng dụng (R&D) ở các công ty phát triển phần mềm, các viện, trung tâm nghiên cứu và các trường đại học.

- Giảng dạy các môn liên quan đến khoa học máy tính tại các trường đại học trong và ngoài nước.

- Làm việc ở bộ phận công nghệ thông tin tại các công ty không chuyên về CNTT (hành chính sự nghiệp, ngân hàng, viễn thông, hàng không, xây dựng…).

- Tự lập công ty phát triển phần mềm, khởi nghiệp hoặc ứng dụng kiến thức công nghệ phần mềm vào hỗ trợ các lĩnh vực khác (kinh doanh, du lịch, dịch vụ, ...)

5. Chương trình đào tạo

xem tại đây

Bài viết liên quan

214