Bộ 30 đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án

Bộ 30 đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Ngữ văn 6 Học kì 2. Mời các bạn cùng đón xem:

1555
  Tải tài liệu

Bộ 30 đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án

MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021-2022

MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 BỘ CÁNH DIỀU

I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

- Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học kì II, so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục.

- Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh.  Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA 

- Hình thức: Đọc – hiểu (Trắc nghiêm) + Tự luận   

- Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường

III. THIẾT LẬP MA TRẬN

        Mức độ

 

Lĩnh vực 

nội dung

 

Nhận biết

 

Thông hiểu

 

Vận dụng

 

Vận dụng cao

 

Tổng số

I. Đọc hiểu văn bản và thực hành tiếng Việt Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: Đoạn văn bản/văn bản trong hoặc ngoài sách giáo khoa 

- Đặc điểm văn bản - đoạn trích  (phương thức biểu đạt/ngôi kể/ nhân vật)

- Từ và cấu tạo từ, nghĩa của từ, các biện pháp tu từ, cụm từ, phân biệt từ đồng âm, từ đa nghĩa, dấu câu) 

Văn bản (Nội dung của đoạn trích/đặc điểm nhân vật) 

 Bày tỏ ý kiến/ cảm nhận của  cá nhân về vấn đề (từ đoạn trích).

   

- Số câu

- Số điểm 

- Tỉ lệ

2

1.0

10 %

1

1.0

10%

1

1.0

10 %

 

4

3.0

30%

 

II. Làm văn

   

Từ nội dung ngữ liệu phần đọc hiểu viết đoạn văn 150 chữ nêu cảm nghĩ về 1 vấn đề trong đời sống. 

Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ, Viết bài văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả, Trình bày ý kiến về một vấn đề

 

- Số câu 

- Số điểm

- Tỉ lệ

   

1

2.0

20%

1

5.0

50%

2

7.0

70%

Tổng số câu

 Số điểm

Tỉ lệ

2

1.0

10%

1

1.0

10%

2

3.0

30%

1

5.0

50%

6

10.0

100%

* Lưu ý:

- Trong phần đọc hiểu, tổ ra đề có thể linh hoạt về nội dung kiến thức cần kiểm tra nhưng đề phải phù hợp với nội dung, kế hoạch giáo dục môn học của đơn vị và tuyệt đối tuân thủ số câu, số điểm, tỉ lệ % ở từng mức độ của ma trận.

- Ma trận, đề, HDC sẽ được lưu và gửi về Phòng GDĐT quản lý, phục vụ công tác kiểm tra.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 1)

I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (4 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

(Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)

1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)

2. Xác định và chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản? (1 điểm)

3. Mưa mùa xuân đã đem đến cho muôn loài điều gì? (1 điểm)

4. Dựa vào nội dung câu in đậm trên, là một người con em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô như thế nào khi đang ngồi trên ghế nhà trường? (1,5 điểm)

II. LÀM VĂN (6 điểm)

Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em cùng bạn bè.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 2)

Phần I: Đọc – hiểu 

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Anh đội viên nhìn Bác

Bác nhìn ngọn lửa hồng

Lòng vui sướng mênh mông

Anh thức luôn cùng Bác

(SGK Cánh Diều Ngữ văn 6- tập 2)

Câu 1: Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai? 

Câu 2: Từ “Bác” trong câu thơ chỉ ai? Đặt 1 câu nói về “Bác” có vị ngữ trả lời cho câu hỏi “Như thế nào?”

Câu 3. Nêu nội dung chính của khổ thơ trên

Câu 4Lí giải vì sao anh chiến sĩ từ hốt hoảng, giật mình lại chuyển sang “Lòng vui sướng mênh mông”

Phần II: Tập làm văn 

Câu 1 : Hãy viết một đoạn văn miêu tả hình ảnh Bác trong một đêm không ngủ 

Câu 2 : Có ý kiến cho rằng "Lịch sử dân tộc chỉ còn là quá khứ". Trình bày suy nghĩa của em về vấn đề này

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 3)

Phần I: Đọc – hiểu 

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

         "Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: "Anh trai tôi". Vậy mà dưới mắt tôi thì.......

- Con đã nhận ra con chưa? - Mẹ vẫn hồi hộp.

Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng:

- Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy!"

(SGK Cánh Diều Ngữ văn 6- tập 2)

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? 

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được? 

Câu 3: Chỉ ra những từ ngữ diễn tả tâm trạng của nhân vật “tôi” khi đứng trước bức tranh em gái vẽ mình. Giải thích vì sao nhân vật “tôi” có tâm trạng như vậy?

Phần II: Tập làm văn 

 Câu 1 Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về kết thúc văn bản trong phần phần I. Đọc – hiểu

Câu 2 : Hãy kể lại một lần em vô tình mắc lỗi

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 4)

Phần I: Đọc – hiểu 

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ…”

(SGK Cánh Diều Ngữ văn 6- tập 2)

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? 

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. 

Câu 3: Nhân vật chính trong văn bản em vừa tìm được là ai? Nhân vật này đã đặt tên cho Dế Choắt, vì sao lại đặt tên như vậy?

Câu 4: Tìm các phó từ được sử dụng trong đoạn văn và nêu ý nghĩa.

Câu 5: Kết thúc văn bản, Dế Choắt chết, có ý kiến cho rằng: “Dế Choắt chết là do lỗi của chị Cốc nhầm. Tội phạm gây ra cái chết của Dế Choắt là chị Cốc”em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Phần II: Tập làm văn 

Câu 1 : Trình bày ý kiến của em về vấn đề "Nên có vật nuôi trong gia đình"

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 5)

I. Đọc – hiểu (3 điểm)

Chân mẹ vòng kiềng nhé,

Cả chân bố cũng cong

Vòng kiềng giỏi nhất vùng

Chính là ông nội đấy

 

Gấu con nghe mẹ nói

Bình tâm trở lại ngay

Ra rửa sạch chân tay,

Rồi ngồi ăn bánh mật

 

Và bước ra kiêu hãnh

Vui vẻ hét thật to:

- Chân vòng kiềng là ta

Ta vào rừng đi dạo!

(SGK Cánh Diều Ngữ văn 6- tập 2)

Câu 1: Đoạn thơ trên thuộc bài thơ nào đã được học?

Câu 2: Đoạn thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Câu 3: Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?

II. Tập làm văn (7 điểm)

Theo em ngoại hình của con người có quan trọng không. Hãy trình bày ý kiến của mình.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 6)

I. Đọc – hiểu (3 điểm)

Nước ngọt đang ngày càng khan hiếm và muốn có nước sạch, hợp vệ sinh để dùng rất tốn kém. Vì vậy, cùng với việc khai thác các nguồn nước ngọt, con người ngày càng sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước.

(SGK Cánh Diều Ngữ văn 6- tập 2)

Câu 1: Đoạn trích trên thuộc văn bản nào đã được học?

Câu 2: Vì sao chúng ta cần phải sử dụng nguồn nước ngọt tiết kiệm, hợp lí?

Câu 3: Em hãy đưa ra một số việc làm cụ thể để sử dụng tiết kiệm, hợp lí nguồn nước ngọt?

II. Tập làm văn (7 điểm)

Trình bày ý kiến của em về vấn đề “Bảo vệ nguồn nước ngọt”

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 7)

I. Đọc – hiểu (3 điểm)

Động vật không xa lạ với cuộc sống con người; gần như mỗi chúng ta đều có những kí ức tuổi thơ tươi đẹp gần gũi với động vật và thiên nhiên. Hẳn nhiều người đều từng dành hàng giờ nhìn lũ kiến “hành quân” tha mồi về tổ hay buộc chỉ vào chân cánh cam làm cánh diều thả chơi. Những loài động vật nhỏ bé đã nuôi dưỡng biết bao tâm hồn trẻ thơ, vẽ nên bức tranh kí ức về thời ấu thơ tươi đẹp.

(SGK Cánh Diều Ngữ văn 6- tập 2)

Câu 1: Đoạn trích trên thuộc văn bản nào đã được học?

Câu 2: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích đề cập đến vấn đề gì?

II. Tập làm văn (7 điểm)

1. Viết đoạn văn ngắn (5-7 câu) kể về một loài vật em đặc biệt yêu thích.

2. Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân em

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 8)

I. PHẦN ĐỌC- HIỂU(5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

“Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sang rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi:

– Con có nhận ra con không?

Tôi giật sững người. Chăng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thọat tiên là sự ngỡ ngàng, rối đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miện vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…

– Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.

Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc qúa. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.

                            (Trích Bức tranh của em gái tôi, SGK Cánh diều – Ngữ Văn 6/T2)

Câu 1Nhận biết

Nêu tên tác phẩm và phép tu từ nào được sử dụng trong đoạn trích trên? (1 điểm)

Câu 2Thông hiểu

Nêu nội dung đoạn trích? (1 điểm)

Câu 3Thông hiểu

Em hãy giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh của em gái : “Thọat nhiên là sự ngỡ ngàng, rối đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ”  (1 điểm)

Câu 4.  Nhận biết

Xác định các thành phần chính trong câu sau:Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. (1 điểm)

Câu 5.Vận dụng

Từ câu chuyện của người anh trong câu chuyện, em rút ra  được bài học gì cho bản thân của mình?  (1,0 điểm)

II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (5 điểm) Vận dụng cao

Kể lại một lần em vô tình mắc lỗi

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 9)

Phần I: Đọc – hiểu 

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: 

“Chú bé loắt choắt 

Cái xắc xinh xinh 

Cái chân thoăn thoắt 

Cái đầu nghênh nghênh 

Ca lô đội lệch 

Mồm huýt sáo vang 

Như con chim chích 

Nhảy trên đường vàng” 

(Trích Lượm, SGK Cánh diều – Ngữ Văn 6/T2)

Câu 1: Đoạn thơ trích trong văn bản nào? Của ai? Đoạn thơ nhắc đến nhân vật nào? 

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt của văn bản chứa đoạn văn trên 

Câu 3: Chỉ ra những từ láy có trong đoạn thơ.

Câu 4: Chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật trong khổ thơ thứ hai và nêu rõ tác dụng của nó.

Phần II: Tập làm văn 

Câu 1: Hãy viết một đoạn văn tả lại hình ảnh nhân vật “chú bé”. 

Câu 2: Hãy miêu tả hình ảnh mẹ/cha khi em được điểm tốt

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 10)

Phần I: Đọc – hiểu 

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: 

“Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hoảng hốt quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng: 

- Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ? Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:

 - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.”

(Trích Bài học đường đời đầu tiên, SGK Cánh diều – Ngữ Văn 6/T2)

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Xác định ngôi kể của văn bản đó.

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. 

Câu 3: Nhân vật Dế Choắt trong đoạn văn lâm vào tình cảnh gì? Vì sao? 

Câu 4: Tìm các từ láy và xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Trình bày tác dụng của biện pháp tu từ đó. 

Câu 5: Dế Choắt khuyên Dế Mèn điều gì? Qua đó, em thấy Dế Choắt là người như thế nào? 

Phần II: Tập làm văn 

Trao đổi về vấn đề: “Chơi game chỉ có hại. Đúng hay sai?”

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 11)

I. Đọc – hiểu (3 điểm)

Động vật không xa lạ với cuộc sống con người; gần như mỗi chúng ta đều có những kí ức tuổi thơ tươi đẹp gần gũi với động vật và thiên nhiên. Hẳn nhiều người đều từng dành hàng giờ nhìn lũ kiến “hành quân” tha mồi về tổ hay buộc chỉ vào chân cánh cam làm cánh diều thả chơi. Những loài động vật nhỏ bé đã nuôi dưỡng biết bao tâm hồn trẻ thơ, vẽ nên bức tranh kí ức về thời ấu thơ tươi đẹp.

(SGK Cánh Diều Ngữ văn 6- tập 2)

Câu 1: Đoạn trích trên thuộc văn bản nào đã được học?

Câu 2: Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích đề cập đến vấn đề gì?

II. Tập làm văn (7 điểm)

1. Viết đoạn văn ngắn (5-7 câu) kể về một loài vật em đặc biệt yêu thích.

2. Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân em

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 12)

I. Đọc – hiểu (3 điểm)

Nước ngọt đang ngày càng khan hiếm và muốn có nước sạch, hợp vệ sinh để dùng rất tốn kém. Vì vậy, cùng với việc khai thác các nguồn nước ngọt, con người ngày càng sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm tài nguyên nước.

(SGK Cánh Diều Ngữ văn 6- tập 2)

Câu 1: Đoạn trích trên thuộc văn bản nào đã được học?

Câu 2: Vì sao chúng ta cần phải sử dụng nguồn nước ngọt tiết kiệm, hợp lí?

Câu 3: Em hãy đưa ra một số việc làm cụ thể để sử dụng tiết kiệm, hợp lí nguồn nước ngọt?

II. Tập làm văn (7 điểm)

Trình bày ý kiến của em về vấn đề “Bảo vệ nguồn nước ngọt”

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 13)

I. Đọc – hiểu (3 điểm)

Chân mẹ vòng kiềng nhé,

Cả chân bố cũng cong

Vòng kiềng giỏi nhất vùng

Chính là ông nội đấy

 

Gấu con nghe mẹ nói

Bình tâm trở lại ngay

Ra rửa sạch chân tay,

Rồi ngồi ăn bánh mật

 

Và bước ra kiêu hãnh

Vui vẻ hét thật to:

- Chân vòng kiềng là ta

Ta vào rừng đi dạo!

(SGK Cánh Diều Ngữ văn 6- tập 2)

Câu 1: Đoạn thơ trên thuộc bài thơ nào đã được học?

Câu 2: Đoạn thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Câu 3: Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?

II. Tập làm văn (7 điểm)

Theo em ngoại hình của con người có quan trọng không. Hãy trình bày ý kiến của mình.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 14)

Phần I: Đọc – hiểu 

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ…”

(SGK Cánh Diều Ngữ văn 6- tập 2)

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? 

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. 

Câu 3: Nhân vật chính trong văn bản em vừa tìm được là ai? Nhân vật này đã đặt tên cho Dế Choắt, vì sao lại đặt tên như vậy?

Câu 4: Tìm các phó từ được sử dụng trong đoạn văn và nêu ý nghĩa.

Câu 5: Kết thúc văn bản, Dế Choắt chết, có ý kiến cho rằng: “Dế Choắt chết là do lỗi của chị Cốc nhầm. Tội phạm gây ra cái chết của Dế Choắt là chị Cốc”em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Phần II: Tập làm văn 

Câu 1 : Trình bày ý kiến của em về vấn đề "Nên có vật nuôi trong gia đình"

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 15)

Phần I: Đọc – hiểu 

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

         "Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: "Anh trai tôi". Vậy mà dưới mắt tôi thì.......

- Con đã nhận ra con chưa? - Mẹ vẫn hồi hộp.

Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng:

- Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy!"

(SGK Cánh Diều Ngữ văn 6- tập 2)

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? 

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được? 

Câu 3: Chỉ ra những từ ngữ diễn tả tâm trạng của nhân vật “tôi” khi đứng trước bức tranh em gái vẽ mình. Giải thích vì sao nhân vật “tôi” có tâm trạng như vậy?

Phần II: Tập làm văn 

 Câu 1 Hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về kết thúc văn bản trong phần phần I. Đọc – hiểu

Câu 2 : Hãy kể lại một lần em vô tình mắc lỗi

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 16)

Phần I: Đọc – hiểu 

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Anh đội viên nhìn Bác

Bác nhìn ngọn lửa hồng

Lòng vui sướng mênh mông

Anh thức luôn cùng Bác

(SGK Cánh Diều Ngữ văn 6- tập 2)

Câu 1: Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai? 

Câu 2: Từ “Bác” trong câu thơ chỉ ai? Đặt 1 câu nói về “Bác” có vị ngữ trả lời cho câu hỏi “Như thế nào?”

Câu 3. Nêu nội dung chính của khổ thơ trên

Câu 4Lí giải vì sao anh chiến sĩ từ hốt hoảng, giật mình lại chuyển sang “Lòng vui sướng mênh mông”

Phần II: Tập làm văn 

Câu 1 : Hãy viết một đoạn văn miêu tả hình ảnh Bác trong một đêm không ngủ 

Câu 2 : Có ý kiến cho rằng "Lịch sử dân tộc chỉ còn là quá khứ". Trình bày suy nghĩa của em về vấn đề này

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 17)

I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (4 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...) Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ dầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.

(Tiếng mưa - Nguyễn Thị Thu Trang)

1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)

2. Xác định và chỉ ra một biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong văn bản? (1 điểm)

3. Mưa mùa xuân đã đem đến cho muôn loài điều gì? (1 điểm)

4. Dựa vào nội dung câu in đậm trên, là một người con em sẽ trả nghĩa cho cha mẹ, thầy cô như thế nào khi đang ngồi trên ghế nhà trường? (1,5 điểm)

II. LÀM VĂN (6 điểm)

Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em cùng bạn bè.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 18)

I. PHẦN ĐỌC- HIỂU(5 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

“Trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sang rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa. Mẹ hồi hộp thì thầm vào tai tôi:

– Con có nhận ra con không?

Tôi giật sững người. Chăng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thọat tiên là sự ngỡ ngàng, rối đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miện vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…

– Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.

Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc qúa. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.

                            (Trích Bức tranh của em gái tôi, SGK Cánh diều – Ngữ Văn 6/T2)

Câu 1Nhận biết

Nêu tên tác phẩm và phép tu từ nào được sử dụng trong đoạn trích trên? (1 điểm)

Câu 2Thông hiểu

Nêu nội dung đoạn trích? (1 điểm)

Câu 3Thông hiểu

Em hãy giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh của em gái : “Thọat nhiên là sự ngỡ ngàng, rối đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ”  (1 điểm)

Câu 4.  Nhận biết

Xác định các thành phần chính trong câu sau:Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. (1 điểm)

Câu 5.Vận dụng

Từ câu chuyện của người anh trong câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân của mình?  (1,0 điểm)

II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (5 điểm) Vận dụng cao

Kể lại một lần em vô tình mắc lỗi

ĐÁP ÁN GỢI Ý

Câu 1Nhận biết

- Tác phẩm: Bức tranh của em gái tôi

- Biện pháp:

+ So sánh: Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sang rất lạ

+ Liệt kê: là sự ngỡ ngàng, rối đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ

Câu 2Thông hiểu

Nội dung: Bức tranh đạt giải nhất của Kiều Phương và tâm trạng người anh khi nhìn bức tranh đó.

Câu 3Thông hiểu

Trước hết, người anh ngỡ ngàng vì không thể tin được chú bé ngồi trong bức tranh kia là mình. Sau sự ngỡ ngàng ban đầu ấy, người anh thấy hãnh diện, hãnh diện vì mình là chủ đề chính của bức tranh đoạt giải nhất trong cuộc thi vẽ quốc tế. Ngỡ ngàng, hãnh diện rồi cuối cùng là cảm giác xấu hổ. Người anh nhận ra mình không được đẹp, hoàn hảo như những gì em gái đã thể hiện. Đặc biệt, người anh xấu hổ khi thấy mình không xứng đáng với tình cảm trong sáng của Kiều Phương.

Câu 4.  Nhận biết

Bài học: Bài học có thể rút ra từ truyện ngắn này là: Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua những thói xấu như ganh ghét, đố kị hay mặc cảm tự ti để hòa chung niềm vui với mọi người. Lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha giúp con người tự vượt lên bản thân để sống thanh thản, tốt đẹp hơn.

Câu 5.Vận dụng

Từ câu chuyện của người anh trong câu chuyện, em rút ra  được bài học gì cho bản thân của mình?  (1,0 điểm)

II. PHẦN TẬP LÀM VĂN (5 điểm) Vận dụng cao

Bài làm tham khảo

Cuối năm học vừa qua, em được nhận phần thưởng Học sinh xuất sắc. Thầy cô và bạn bè khen ngợi nhưng cũng chính những lời khen ấy lại làm cho em xấu hổ vô cùng. Chuyện là thế này:

Em vốn là học sinh giỏi Toán. Bài kiểm tra nào em cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần thầy yêu cầu xướng điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Một hôm, trong giờ ôn tập, em chủ quan không học bài cũ. Theo thường lệ, thầy giáo gọi học sinh lên bảng. Em đã có điểm kiểm tra miệng nên tin chắc là thầy sẽ chẳng gọi đến mình. Vì vậy em ung dung ngồi ngắm trời qua khung cửa sổ và tưởng tượng đến trận đá bóng chiều nay giữa đội lớp em với lớp 6B.

Nhưng một chuyện bất ngờ xảy ra. Thầy giáo yêu cầu cả lớp lấy giấy ra làm bài. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi làm bài một tiết, thầy thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này? Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Em ngơ ngác nhìn quanh một lượt. Bạn Hoa ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: “Kìa, chép đề đi chứ!”

Em có cảm giác là tiết kiểm tra như kéo dài vô tận. Em loay hoay viết rồi lại xóa. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tinh lên. Thời gian đã hết, em nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu.

Tuần sau, thầy giáo trả bài. Như mọi lần, em nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 3, tim em thắt lại. Em không để cho ai kịp nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên, vẻ mặt ấy che giấu bao nhiêu bối rối trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với thầy, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Em quay cuồng lo nghĩ và bất chợt nảy ra một ý...

Thầy giáo gọi điểm vào sổ. Đến tên em, em bình tĩnh xướng to: Tám ạ! Thầy gọi tiếp bạn khác. Em thở phào nhẹ nhõm và tự nhủ chắc thầy giáo sẽ không để ý vì có gần chục bài bị điểm kém cơ mà!

Để xóa sạch mọi dấu vết, tối hôm ấy em làm lại bài rồi lấy bút đỏ ghi điểm 8 theo nét chữ của thầy. Ngày qua ngày, cứ nghĩ đến lúc thầy giáo yêu cầu xem lại bài mà em lạnh cả người. May sao, mọi chuyện rồi cũng trôi qua và tưởng chừng em đã quên bẵng chuyện ấy.

Cuối năm, em đạt danh hiệu Học sinh xuất sắc. Những tràng vỗ tay, những lời khen ngợi chân thành, vẻ hài lòng và tự hào của cha mẹ. Tất cả những điều ấy vô tình khơi dậy sự day dứt và xấu hổ trong em. Em không xứng đáng. Em muốn nói lên sự thật xấu xa ấy nhưng không đủ can đảm.

Thời gian đã đẩy lùi mọi chuyện vào dĩ vãng nhưng nỗi ân hận vẫn còn nguyên đó. Giờ em kể lại chuyện này mà lòng chưa hết day dứt. Mong thầy cô, cha mẹ và các bạn tha thứ cho em. Em hứa không bao giờ mắc lỗi lầm đó nữa.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 19)

Phần I: Đọc – hiểu 

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: 

“Chú bé loắt choắt 

Cái xắc xinh xinh 

Cái chân thoăn thoắt 

Cái đầu nghênh nghênh 

Ca lô đội lệch 

Mồm huýt sáo vang 

Như con chim chích 

Nhảy trên đường vàng” 

(Trích Lượm, SGK Cánh diều – Ngữ Văn 6/T2)

Câu 1: Đoạn thơ trích trong văn bản nào? Của ai? Đoạn thơ nhắc đến nhân vật nào? 

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt của văn bản chứa đoạn văn trên 

Câu 3: Chỉ ra những từ láy có trong đoạn thơ.

Câu 4: Chỉ ra biện pháp tu từ nổi bật trong khổ thơ thứ hai và nêu rõ tác dụng của nó.

Phần II: Tập làm văn 

Câu 1: Hãy viết một đoạn văn tả lại hình ảnh nhân vật “chú bé”. 

Câu 2: Hãy miêu tả hình ảnh mẹ/cha khi em được điểm tố

ĐÁP ÁN GỢI Ý

Phần I: Đọc – hiểu 

Câu 1: 

- Bài thơ: Lượm 

- Tác giả: Tố Hữu 

- Đoạn thơ nhắc đến nhân vật Lượm 

Câu 2: 

PTBĐ chính: Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả 

Câu 3: 

- Từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh 

Câu 4: 

Biện pháp tu từ nổi bật”: so sánh và ẩn dụ 

- Trong đoạn thơ trên, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng rất tinh tế biện pháp so sánh. 

- Chú bé Lượm khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con chim chích nhảy trên đường vàng”.

→ Tác dụng

+ Gợi hình: Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch, nhanh nhẹn của chú. 

+ Gợi cảm: Người đọc trân trọng vẻ đáng yêu, hồn nhiên và sự nhanh nhẹn của chú bé Lượm 

- Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng có thể hiểu là hình ảnh ẩn dụ chỉ con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi. 

Phần II: Tập làm văn 

Câu 1: 

Gợi ý: Lượm là một chú bé liên lạc nhỏ tuổi. Dáng người chú bé nhỏ nhắn nhưng Lượm rất nhanh nhẹn. Cái chân thoăn thoắt trên đường đạn lửa để chuyển thư liên lạc.Bộ trang phục là bộ quần áo của những người đi liên lạc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Cái xắc xinh xinh luôn đeo bên mình. Cái đầu nghênh nghênh đội chiếc mũ trắng tinh khôi. Chú bé luôn yêu đời, luôn huýt sáo, luôn đáng yêu và tinh nghịch. Lời nói giản dị, chân thật. Nhiệm vụ gấp gáp, Lượm bất chấp hiểm nguy, băng qua mặt trận đỏ lừ lửa đạn. Những viên đạn bay vèo vèo như muốn xới tung những thửa ruộng vàng rực trước mặt. Lượm thận trọng bỏ thư 24 vào cái xách nhỏ vắt chéo ngang trước ngực rồi phóng như bay về phía trước. Một tiếng nổ vang dội cả đất trời, Lượm đã ngã xuống trên một cách đồng quê thơm mùi lúa chín.…Chú bé đã hi sinh trên đường đi liên lạc, Nhưng hình ảnh Lượm sẽ vẫn còn mãi trong lòng mọi người, còn mãi với quê hương, đất nước.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 20)

Phần I: Đọc – hiểu 

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: 

“Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hoảng hốt quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng: 

- Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm. Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ? Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:

 - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.”

(Trích Bài học đường đời đầu tiên, SGK Cánh diều – Ngữ Văn 6/T2)

Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Xác định ngôi kể của văn bản đó.

Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. 

Câu 3: Nhân vật Dế Choắt trong đoạn văn lâm vào tình cảnh gì? Vì sao? 

Câu 4: Tìm các từ láy và xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Trình bày tác dụng của biện pháp tu từ đó. 

Câu 5: Dế Choắt khuyên Dế Mèn điều gì? Qua đó, em thấy Dế Choắt là người như thế nào? 

Phần II: Tập làm văn 

Câu 1: Trao đổi về vấn đề: “Chơi game chỉ có hại. Đúng hay sai”

ĐÁP ÁN GỢI Ý

Phần I: Đọc – hiểu 

Câu 1: 

- Đoạn văn trên trích từ văn bản Bài học đường đời đầu tiên 

- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất 

Câu 2: 

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Tự sự 

Câu 3: 

- Nhân vật Dế Choắt bị chị Cốc dung mỏ mổ oan đến thoi thóp rồi phải bỏ mạng 

- Nguyên nhân: Chỉ vì trò nghịch dại không suy nghĩ 

- trêu chị Cốc của Dế Mèn 

Câu 4: 

- Các từ láy trong đoạn văn: thoi thóp, hoảng hốt. nông nỗi, dại dột, hung hăng, bậy bạ, ăn năn 

- Biện pháp tu từ: Nhân hóa 

→ Tác dụng: khiến các nhân vật trong đoạn văn:Dế Mèn và Dế Choắt vốn là các loài vật trở nên gần gũi với con người, hiện ra như những con người biết hành động, suy nghĩ, buồn vui. Làm cho câu chuyện diễn ra chân thực, sinh động, hấp dẫn.) 

Câu 5: 

- Dế Choắt khuyên Dế Mèn: 

+ Không được hung hăng kiêu ngạo 

+ Trước khi làm việc gì đó phải suy nghĩ thật kĩ càng 

→ Qua đó, em thấy Dế Choắt là là một người nhân hậu. Dế Mèn đã gây ra cái chết cho Dế Choắt nhưng Dế Choắt không hề trách cứ hay tỏ thái độ căm giận. Ngược lại Dế Choắt còn chân thành khuyên nhủ Dế Mèn. Dế Choắt quả là một người có trái tim độ lượng. 

Phần II: Tập làm văn

Câu 1 : Trao đổi về vấn đề: “Chơi game chỉ có hại. Đúng hay sai”

Bài làm tham khảo

Xin chào thầy cô và các bạn. Tôi nghĩ rằng đến 90% hay thậm chí 99% các bạn ở đây đã từng chơi một game gì đó. Tuy nhiên, chơi game có lợi hay hại? Theo tôi, việc chơi game tích cực hay tiêu cực đều phụ thuộc vào việc bạn chơi game như thế nào.

Trò chơi điện tử (tiếng Anh: electronic game) là một trò chơi sử dụng các thiết bị điện tử để tạo ra một hệ thống tương tác mà người dùng có thể chơi. Chúng ta có thể điểm tên một số game khá nổi tiếng như fifa, liên minh huyền thoại, boom,...

Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà chơi game mang lại. Có một sự thật mà chúng ta phải công nhận rằng các từ ngữ tiếng Anh trong game được các bạn học sinh sử dụng một cách thành thạo (kể cả khi học sinh ấy học không giỏi tiếng Anh). Vì chỉ có biết và hiểu các công dụng cũng như học tiếng Anh với niềm say mê hứng thú như vậy thì việc học mới hiệu quả. Hơn nữa, có rất nhiều trò chơi điện tử mang tính trí tuệ và sáng tạo cao như cờ vua, cờ caro, giải mã,... Việc chơi game tăng khả năng phản xạ của học sinh cũng như phát triển tư duy và sự sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề. Đặc biệt, chơi game giúp mọi người giải tỏa căng thẳng (đặc biệt là khi chơi cùng một vài người bạn). Sau những giờ học hay giờ làm việc căng thẳng, việc chơi game sẽ giúp bạn giải tỏa tâm lí ấy. Bạn sẽ quên đi những mệt mỏi để hòa nhập vào thế giới ảo mộng, phi thực tế.

Tuy nhiên, game cũng mang nhiều những tác hại. Thứ nhất, chơi game ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mọi người. Việc ngồi quá lâu trước máy tính hay thức đêm sẽ ảnh hưởng đến thị lực hoặc một số bộ phận như tim, gan,... của con người. Sự cáu giận khi bị thua game có thể khiến bạn stress hơn và không giữ được bình tĩnh. Hơn nữa, nếu như dành quá nhiều thời gian cho game, tất cả những công việc khác của bạn sẽ bị đình trệ. Bạn bị cuốn vào những cuộc vui và sự thú vị của trò chơi mà quên mất thời gian trôi nhanh. Đôi khi sự bỏ lỡ một công việc nào đó sẽ khiến bạn hối hận sau này. Hoặc với lứa tuổi học sinh của chúng ta, nếu chơi game mà quên học thì kết quả học tập sẽ xuống dốc không phanh. Điều cuối cùng mà tôi muốn nhấn mạnh: chơi game tiềm tàng khả năng hao hụt về tài chính. Điều này là bởi vì nếu muốn có được đồ đẹp, xịn, chơi được vui hơn thì đa phần các nhà sản xuất sẽ thúc đẩy người chơi nạp tiền vào tài khoản. Nếu hết, bạn lại muốn nạp thêm để trải nghiệm tiếp.

Như vậy, chơi game có cả hai mặt lợi và hại. Nếu chúng ta có cách quản lí việc chơi game để không ảnh hưởng cuộc sống thực tại thì game sẽ không phải vấn đề gì quá to lớn. Mỗi ngày chỉ nên chơi vài tiếng để giảm stress chứ không nên dành quá nhiều thời gian, tiền bạc, công sức,... vào đó. Hãy trở thành một người chơi thông minh. Đó là suy nghĩ của tôi, còn các bạn thì sao?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 21)

Phần I: Đọc – hiểu 

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng”

(Trích Đêm nay Bác không ngủ, SGK Cánh diều – Ngữ Văn 6/T2)

Câu 1: Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào, của ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác văn bản.

Câu 2: Bài thơ em vừa tìm được kể về chuyện gì? Qua điểm nhìn của ai?

Câu 3: Tìm những từ láy trong đoạn thơ trên

Câu 4: Phát hiện biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên, xác định kiểu và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đó.

Phần II: Tập làm văn 

Câu 1: Hãy viết một đoạn văn trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản em vừa tìm được. 

ĐÁP ÁN GỢI Ý

Phần I: Đọc – hiểu

Câu 1: 

- Bài thơ: Đêm nay Bác không ngủ

- Tác giả: Minh Huệ 

- Năm 1950, trong chiến dịch Biên giới, Bác Hồ đã trục tiếp ra mặt trận chỉ huy cuộc chiến đấu. Đẩu năm 1951, Minh Huệ ỏ Nghệ An, một người là bộ đội vừa từ Việt Bắc về. Người bạn ấy kể cho nhà thơ một kỉ niệm được gặp Bác trong một đêm trên đường đi chiến dịch Biên giới. Câu chuyện gây xúc động cho Minh Huệ và ông đã dựa vào đó để sáng tác bài thơ.

Câu 2: 

- Bài thơ kể về một đêm không ngủ trên đường đi chiến dịch của Bác qua điểm nhìn của anh đội viên

Câu 3: 

- Từ láy: mơ màng, lồng lộng

Câu 4: 

- Biện pháp tu từ: So sánh

+ Anh đội viên mơ màng

Như nằm trong giấc mộng  

→ So sánh ngang bằng

+ Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

→ So sánh không ngang bằng

- Tác dụng: Hai câu thơ đầu “Anh đội viên mơ màng, Như nằm trông giấc mộng” sử dụng phép so sánh để diễn tả trạng thái mơ màng nửa thức nửa ngủ của anh đội viên. Chính trong trạng thái ấy mà anh thấy hình ảnh Bác hiện lên vừa lung linh lớn lao: “Bóng  Bác cao lồng lộng - Ấm hơn ngọn lửa hồng”, tình cảm của Bác được so sánh “ấm hơn” ngọn lửa, tình cảm ấy đã sưởi ấm, xua tan cái giá lạnh, cái hoang vu của rừng khuya, cái nhọc nhằn của người chiến sĩ trong đêm đông giá lạnh.

→ Gợi tả hình ảnh Bác vĩ đại gần gũi, vừa thể hiện tình cảm thân thiết ngưỡng mộ của anh đội viên với Bác

Phần II: Tập làm văn

Câu 1: 

Gợi ý:

Mở đoạn: Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” mang giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc

Thân đoạn:

Nội dung

Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đới với lãnh tụ

Nghệ thuật 

- Nhà thơ lựa chọn, sử dụng thể thơ năm chữ, kết hợp biểu cảm, tự sự và miêu tả.

- Minh Huệ lựa chọn, sử dụng lời thơ giản dị, có nhiều hình ảnh thể hiện tình cảm tự nhiên, chân thành.

- Bài thơ có nhiều từ láy tạo giá trị gợi hình và gợi cảm, khắc họa hình ảnh cao đẹp về Bác Hồ kính yêu.

Kết đoạn: Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản đã làm cho em thêm kính yêu và tự hào về vĩ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2022 - 2023

Môn: Ngữ văn 6

Thời gian làm bài: 90 phút

Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 22)

Câu 1. (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:

“Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.

(Trích Bức tranh của em gái tôi, SGK Cánh diều – Ngữ Văn 6/T2)

a) Lời kể trong đoạn văn trên là của nhân vật nào trong truyện? Kể về sự việc gì? Vì sao nhân vật “tôi” lại không thể thân với em gái như trước kia được nữa?

b) Nêu ý nghĩa của truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh)?

Câu 2. (2,0 điểm)

a) Hai câu thơ sau sử dụng phép tu từ gì? Nêu tác dụng của phép tu từ đó?

“Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm”

(Minh Huệ)

b) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau:

b.1. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.

(Tô Hoài)

b.2. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.

(Đoàn Giỏi)

Câu 3. (5,0 điểm)

Nhiều người cho rằng nên có vật nuôi trong nhà, em có ý kiến như thế nào về vấn đề này

ĐÁP ÁN GỢI Ý

Câu 1. (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:

a.

- Lời kể trong đoạn văn là của nhân vật người anh trong truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh).

- Đoạn văn kể về tâm trạng, cảm xúc của người anh sau khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện.

- Nhân vật “tôi” – người anh, không thể thân với em gái như trước kia được nữa, vì:

+ Người anh mặc cảm, tự ti nghĩ rằng bản thân không có năng khiếu gì, cảm thấy mình thua kém em.

+ Ghen tuông, đố kị với tài năng của em.

b.

- Ý nghĩa của truyện “Bức tranh của em gái tôi”: Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị.

Câu 2. (2,0 điểm)

a.

- Hai câu thơ sử dụng phép tu từ ẩn dụ (Người Cha → Bác Hồ).

- Tác dụng: Bác Hồ được miêu tả như một người cha luôn luôn dành sự quan tâm, yêu thương, chăm lo cho các anh bộ đội như những đứa con của mình. Đồng thời thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng, thương yêu của anh đội viên đối với Bác.

b.

- Xác định chủ ngữ, vị ngữ:

Chủ ngữ

Vị ngữ

b1) Tôi

đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.

b2) Chợ Năm Căn

nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập.

 

Câu 3. (5,0 điểm)

Dàn bài

1. Mở bài

Nêu vấn đề cần bàn luận (Nên hay không nên có vật nuôi trong nhà?)

2. Thân bài: Trình bày ý kiến của bản thân:

- Ý kiến: Nên có vật nuôi trong nhà.

- Nêu lí lẽ để làm rõ lí do cần có vật nuôi trong nhà.

- Bằng chứng cụ thể về lợi ích của vật nuôi.

3. Kết bài

Khẳng định lại ý kiến của bản thân, đề xuất biện pháp bảo vệ vật nuôi.

Bài làm tham khảo

Con người và các loài vật luôn có một mối liên hệ. Hiện nay, rất nhiều người vẫn luôn tranh cãi về vấn đề nên hay không có vật nuôi trong nhà. Theo cá nhân tôi, việc nuôi thú cưng trong nhà là hoàn toàn cần thiết. Vật nuôi (hay còn gọi là thú cưng) là những loài động vật được con người nuôi dưỡng, chăm sóc với mục đích làm như làm cảnh, bầu bạn… Không thể phủ nhận rằng, việc nuôi thú cưng trong nhà sẽ đem đến rất nhiều lợi ích cho con người.

Đầu tiên, vật nuôi sẽ giúp con người sống có trách nhiệm hơn. Các loài vật cần được chăm sóc một cách cẩn thận. Chúng cần được cho ăn, tắm rửa, luyện tập, vui chơi và yêu thương, quan tâm. Học cách sống trách nhiệm với loài vật, sẽ giúp cho mỗi người sống có trách nhiệm với bản thân hơn.

Thứ hai, vật nuôi giúp con người cân bằng cảm xúc, giảm stress. Những cử chỉ âu yếm, vuốt ve mang lại cảm giác an toàn. Thú cưng sẽ không cố gắng đưa ra những lời khuyên mà chúng ta không muốn nghe. Đôi khi chúng mang lại cho ta cảm giác bình yên, thoải mái và an toàn. Sau một ngày học tập làm việc mệt mỏi, nếu trở về nhà được chơi đùa với thú cưng thì sẽ cảm thấy thật dễ chịu. Cảm giác được vuốt ve chúng cũng giúp con người được thư giãn. Không thể phủ nhận rằng, thú cưng đã trở thành những người bạn thân thiết của con người.

Thứ ba, nuôi thú cưng giúp con người bồi dưỡng sự tự tin. Khi thành công trong việc chăm sóc thú cưng, chúng ta cũng sẽ cảm thấy bản thân mình tốt hơn.

Cuối cùng, một số loài vật nuôi còn giúp đỡ con người. Loài chó vốn nổi tiếng là trung thành. Có không ít câu chuyện kể về việc những chú chó sẵn sàng hy sinh để cứu chủ khỏi cái chết. Hoặc loài mèo cũng giúp con người bắt chuột - kẻ thù phá hoại thực phẩm, gieo mầm bệnh tật…

Tuy nhiên, con người cần phải thực sự cân nhắc kĩ trước khi quyết định nuôi thú cưng. Chúng ta cần phải có đủ điều kiện, thời gian cũng như sự kiên nhẫn và quan tâm với vật nuôi. Đặc biệt cần tránh xa những hành vi ngược đãi như bỏ đói, đánh đập. Mà nên coi chúng là một người bạn để đối xử thân thiết, nhẹ nhàng.

Như vậy, việc có vật nuôi trong nhà là hoàn toàn cần thiết, nhất là trong cuộc sống hiện đại ngày hôm nay. Sự gắn bó thân thiết với loài vật sẽ đem đến cho con người rất nhiều lợi ích.

1555
  Tải tài liệu