Bộ 30 đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án
Bộ 30 đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Ngữ văn 6 Giữa học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 1)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
NHỮNG ĐIỀU BỐ YÊU
Ngày con khóc tiếng chào đời
Bố thành vụng dại trước lời hát ru
Cứ “À ơi, gió mùa thu”
"Con ong làm mật”, “Mù u! bướm vàng”...
Sau yêu cái chỗ con nằm
Thơm mùi sữa với chiếu thâm mấy quầng
Yêu sao ngang dọc, dọc ngang
Những hàng tã chéo mẹ giăng đầy nhà.
Thêm yêu dìu địu nước hoa
Khi con muỗi đốt, bà xoa nhẹ nhàng
Và yêu một góc mặt bàn
Mèo con, chút chít xếp hàng đợi chơi.
Yêu ngày con gọi “Mẹ ơi”
Bước đi chập chững, mặt trời nhòm coi
Bao ngày, bao tháng dần trôi
Khắp nhà đầy ắp tiếng cười của con.
Để khi con vắng một hôm
Bố ngơ ngần nhớ, quên cơm bữa chiều.
Con ơi có biết bao điều
Sinh cùng con để bố yêu một đời.
(NGUYỄN CHÍ THUẬT,
Báo Giáo dục và Thời đại Chủ nhật, số 35, 1999)
Ghi lại chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 9):
Câu 1. Bài thơ “Những điều bố yêu” được viết theo thể thơ nào?
A. Thể thơ tự do
B. Thể thơ lục bát
C. Thể thơ năm chữ
D. Thể thơ bốn chữ
Câu 2. Bài thơ là lời bày tỏ cảm xúc của ai?
A. Người bố
B. Người con
C. Người mẹ
D. Người bà
Câu 3. Cách ngắt nhịp nào thể hiện đúng nghĩa của khổ thơ?
A. Ngày con khóc tiếng chào đời /
Bố thành vụng dại / trước lời hát ru
Cứ "À ơi, / gió mùa thu”
“Con ong làm mật”, / “Mù u bướm vàng”...
B. Ngày con / khóc tiếng / chào đời
Bố thành / vụng đại / trước lời / hát ru
Cứ “À /ơi, gió / mùa thu”
“Con ong /làm mật”, / “Mù u /bướm vàng”...
C. Ngày con / khóc tiếng chào đời
Bố thành / vụng dại trước lời hát ru
Cứ "À /ơi, gió mùa thu”
“Con ong làm mật, / “Mù u bướm vàng”...
D. Ngày con khóc tiếng / chào đời
Bố thành vụng dại trước lời / hát ru
Cứ “À ơi, gió mùa thu” /
“Con ong làm mật, / “Mù u bướm vàng”...
Câu 4. Điệp từ nào được sử dụng trong bài thơ để thể hiện trực tiếp tình cảm mà tác giả muốn bộc lộ?
A. Con
B. Bao
C. Bố
D. Yêu
Câu 5. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong dòng thơ “Khắp nhà đầy ắp tiếng cười của con”?
A. So sánh
B. Nhân hoá
C. Ấn dụ
D. Liệt kê
Câu 6. Hai dòng thơ nào nói được tất cả những điều mà người bố yêu?
A. Ngày con khóc tiếng chào đời
Bố thành vụng dại trước lời hát ru.
B. Và yêu một góc mặt bàn
Mèo con, chút chít xếp hàng đợi chơi.
C. Yêu ngày con gọi “Mẹ ơi”
Bước đi chập chững, mặt trời nhòm coi.
D. Con ơi có biết bao điều
Sinh cùng con để bố yêu một đời.
Câu 7. Trong khổ thơ thứ nhất, những tiếng nào được gieo vần với nhau?
A. Đời - lời; ru - thu - u
B. Đời - ru; thu - u - vàng
C. Chào - hát; ru - thu - u
D. Đời - lời; hát - thu - u
Câu 8. Bài thơ “Những điều bố yêu” có điểm gì khác với bài thơ “À ơi tay mẹ” (Bình Nguyên) và “Về thăm mẹ” (Đinh Nam Khương)?
A. Viết về tình cảm gia đình
B. Viết theo thể thơ lục bát
C. Diễn tả tâm trạng của người cha
D. Thể hiện tình cảm sâu nặng
Câu 9. Bài “Những điều bố yêu” giống các bài thơ và ca dao (Bài 2) ở điểm nào?
A. Đều là ca dao
B. Đều là thể thơ lục bát
C. Đều thể hiện tình cảm cha con
D. Đều là thơ hiện đại
Câu 10. Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ: “Những điều bố yêu”.
Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
Đáp án |
B |
A |
A |
D |
C |
D |
A |
C |
B |
Câu 10.
- Tạo lập đoạn văn 5-7 dòng phát biểu cảm nghĩ về bài thơ.
- Nội dung đoạn văn cần nêu được cảm nghĩ cụ thể của học sinh về bài thơ và nêu lí do vì sao bài thơ đem lại cảm nghĩ đó cho bản thân.
* Đoạn văn mẫu:
Bài thơ là lời thủ thỉ tâm tình của cha muốn gửi con. Ngày con sinh ra đời là ngày cha hạnh phúc nhất. Ngày con còn bé, bố mẹ yêu thương luôn quan tâm dõi theo từng bước con đi, hạnh phúc khi thấy con chập chững bước đi, vui ngày con cất tiếng nói đầu tiên chào đời. Với cha, con là món quà vô giá cho bố mẹ, có con gia đình đầm ấm hạnh phúc sum vầy. Xa con một chút thôi cũng đủ khiến bố ngẩn nhơ nhớ, mong chờ. Đọc bài thơ con thấy ấm áp trong lòng, nghẹn ngào tình cha, tình mẹ luôn dành những điều tốt đẹp, sánh bước cùng con trên bước đường đời.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 2)Đọc văn bản “Em bé thông minh” (sgk Ngữ văn 6 Cánh diều tập 1, trang 31) và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Câu 1. Nhân vật nổi bật trong truyện cổ tích “Em bé thông minh” là ai?
A. Viên quan
B. Em bé
C. Vua
D. Cha em bé
Câu 2. Sự thông minh của em bé được thể hiện qua việc gì?
A. Xin con trâu và thúng gạo làm lộ phí vào kinh
B. Lên được vào sân rồng và khóc um lên
C. Cùng cha khăn gói tìm đường vào kinh
D. Hoá giải được các câu đố oái oăm của quan, vua
Câu 3. Truyện “Em bé thông minh” kể về cuộc đời của kiểu nhân vật nào?
A. Nhân vật bất hạnh
B. Nhân vật có tài năng
C. Nhân vật ngốc nghếch
D. Nhân vật thông minh
Câu 4. Cách trả lời của em bé trong truyện có điểm nào đáng chú ý?
A. Hỏi lại người thách đố bằng một tình huống khó tương tự
B. Hỏi lại người hỏi bằng câu hỏi cần nhiều thời gian mới có đáp án
C. Trả lời vòng vo, không tập trung vào câu hỏi của người hỏi
D. Trả lời thẳng vào các câu thách đố kèm theo sự hài hước, trẻ thơ
Câu 5. Việc tạo ra những tình huống thách đố khác nhau đã giúp cho câu chuyện như thế nào?
A. Có màu sắc hoang đường, kì ảo
B. Có sắc thái hài hước, hồn nhiên
C. Trở nên hấp dẫn, không nhàm chán
D. Trở nên căng thẳng, dữ dội hơn
Câu 6. Chi tiết cuối văn bản “Vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào, ban thưởng rất hậu." cho thấy điều gì?
A. Vua rất đồng cảm với hai cha con em bé
B. Vua đã chấp nhận thua em bé thông minh
C. Vua rất quý trọng những người thông minh
D. Vua rất thương yêu những người dân nghèo
Câu 7. Qua nội dung câu chuyện, tác giả dân gian muốn đề cao điều gì nhất?
A. Sự sáng suốt, thận trọng của nhà vua
B. Sự lém lỉnh, hồn nhiên của em bé
C. Sự hấp dẫn về nội dung của các câu đố
D. Sự thông minh, trí khôn của con người
Câu 8. Truyện “Em bé thông minh” khác với truyện “Thạch Sanh” ở điểm nào?
A. Không có các chi tiết đời thường
B. Không có các chi tiết thần kì
C. Kết thúc có hậu
D. Có nhân vật vua
Câu 9. Điểm giống nhau giữa truyện “Em bé thông minh” và truyện “Thạch Sanh” là:
A. Có nhân vật anh hùng
B. Có nhân vật gian ác
C. Thể hiện ước mơ của nhân dân về những người có tài năng
D. Thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc sống hạnh phúc
Câu 10. Từ câu chuyện “Em bé thông minh”, có hai ý kiến khác nhau được nêu ra:
a) Ý kiến 1: Người thông minh không cần thử thách.
b) Ý kiến 2: Thử thách là cơ hội để rèn luyện trí thông minh.
Em đồng tình với ý kiến nào? Vì sao?
Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
Đáp án |
B |
D |
D |
A |
C |
C |
D |
B |
C |
Câu 10: Học sinh đồng tình với ý kiến nào cũng được miễn là lí giải được vì sao em tán thành ý kiến ấy. Năng lực thực của các em phụ thuộc vào việc lí giải vì sao chứ không phải là tán thành ý kiến nào.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 3)Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:
Ngày xưa có một cô bé vô cùng hiếu thảo sống cùng với mẹ trong một túp lều tranh dột nát. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa bệnh, cô bé vô cùng buồn bã.
Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn đứng lại hỏi. Khi biết sự tình ông lão nói với cô bé :
– Cháu hãy vào và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó .
Bông hoa đó có bao nhiêu cánh tức mẹ cháu sống được từng ấy năm.
Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh… hai cánh… ba cánh… bốn cánh… năm cánh. Chỉ có năm cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được từng đó năm thôi sao? Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhỏ từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều thêm cánh dần lên, nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Người mẹ nhờ bông hoa thần dược đó mà sống rất lâu. Từ đó, người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé dành cho mẹ mình.
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009)
Câu 1(0,5 điểm): Nhân vật nào là nhân vật chính trong văn bản?
Câu 2 (0,5 điểm): Tìm các số từ được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 3 (1 điểm): Cô bé đã cố gắng làm gì để cứu sống mẹ?
Câu 4 (1 điểm): Bài học ý nghĩa nhất mà câu chuyện muốn gửi gắm.
Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là một phẩm chất vô cùng đáng quý. Em hãy viết một đoạn văn từ 5-7 dòng trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống.
Câu 2 (5 điểm): Kể lại truyện truyền thuyết “Thánh Gióng” bằng lời văn của em.
Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)
Câu 1(0,5 điểm): Nhân vật chính là cô bé.
Câu 2 (0,5 điểm): Số từ được sử dụng: một, hai, ba, ….
Câu 3 (1 điểm): Sau khi được ông già chỉ đường, cô bé đã kiếm được bông hoa và nhanh trí xé các cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ mong mẹ sống lâu hơn, để cô bé được ở bên mẹ.
Câu 4 (1 điểm): Tình mẫu tử thật thiêng liêng và cao cả. Lòng yêu thương cha mẹ sẽ giúp con người vượt qua được tất cả những gì khó khăn nhất trong cuộc sống.
Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
- Đảm bảo hình thức đoạn văn, dung lượng 5-7 câu.
- Xác định đúng vấn đề: Suy nghĩ về ý nghĩa của lòng hiếu thảo trong cuộc sống.
- Triển khai các ý như:
+ Giới thiệu: Hiếu thảo từ bao đời nay đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đó là 1 trong những phẩm chất đạo đức cần thiết giúp hoàn thiện nhân cách con người.
+ Biểu hiện của lòng hiếu thảo
+ Hiện trạng ngày nay
+ Bài học cho bản thân.
Câu 2 (5 điểm):
a. Hình thức:
- Thể loại: Tự sự
- Ngôi kể: Thứ nhất hoặc thứ 3.
- Bố cục đầy đủ, mạch lạc.
- Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu.
- Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.
b. Nội dung:
- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện “Thánh Gióng”
- Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc.
+ Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính.
+ Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc: Gốc tích lạ lùng của Thánh Gióng, Thánh Gióng nói được và lớn nhanh như thổi, Thánh Gióng đánh giặc và bay về trời, …
- Kết bài : Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ: xúc động, tự hào, biết ơn,…
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 4)Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:
CÂU CHUYỆN ỐC SÊN
Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!"
"Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói.
"Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"
"Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".
"Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"
"Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy".
Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta".
"Vì vậy mà chúng ta có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta".
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009)
Câu 1(0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2 (0,5 điểm): Em hãy chỉ ra tác dụng của các dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản.
Câu 3 (1 điểm): Vì sao Ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương?
Câu 4 (1 điểm): Em có đồng ý với lời động viên an ủi của Ốc sên mẹ không? Vì sao?
Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Tự lập là một đức tính tốt. Em đã làm gì để thể hiện mình là người tự lập trong học tập và trong sinh hoạt hàng ngày. Viết đoạn văn ngắn 5-7 câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Câu 2 (5 điểm): Khi Thánh Gióng ra trận, mẹ đã đến bên ngựa sắt để tiễn đưa chàng. Hãy viết bài văn kể lại cuộc chia tay xúc động ấy.
Phần 1: Đọc hiểu (3 điểm)
Câu 1(0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự.
Câu 2 (0,5 điểm): Tác dụng của các dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản: Đánh dấu các lời thoại của nhân vật.
Câu 3 (1 điểm): Ốc sên con bật khóc và cảm thấy mình đáng thương vì không được bầu trời bảo vệ như chị sâu, không được lòng đất che chở như em giun đất mà phải luôn tự mình đeo chiếc bình vừa nặng vừa cứng trên lưng.
Câu 4 (1 điểm): Có 2 tình huống:
+ Không dựa vào trời, không dựa vào đất mà chỉ dựa vào bản thân, sống tự lập.
+ Vừa phải tự lập là chính nhưng cũng rất cần sự trợ giúp của gia đình và người thân khi cần thiết.
Phần 2: Tạo lập văn bản (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
- Đảm bảo hình thức đoạn văn, dung lượng 5-7 câu.
- Xác định đúng vấn đề: Suy nghĩ về đức tính tự lập.
- Triển khai các ý như:
+ Giới thiệu: Đức tính tự lập rất cần thiết trong cuộc sống.
+ Biểu hiện của tự lập: Tự mình đi học; học và làm bài kiểm tra không quay cóp, sử dụng tài liệu, tự chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp, ….
+ Hiện trạng ngày nay: Nhiều bạn thiếu tính tự lập, dựa dẫm, chờ đợi người khác,…cần phê phán.
+ Bài học: Chăm chỉ rèn luyện bản thân, giúp đỡ mọi người xung quanh,…
Câu 2 (5 điểm): Khi Thánh Gióng ra trận, mẹ đã đến bên ngựa sắt để tiễn đưa chàng. Hãy viết bài văn kể lại cuộc chia tay xúc động ấy.
a. Hình thức:
- Thể loại: Tự sự
- Ngôi kể: Thứ nhất hoặc thứ 3.
- Bố cục đầy đủ, mạch lạc.
- Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu.
- Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.
b. Nội dung:
- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện.
- Thân bài : Kể lại diễn biến câu chuyện từ mở đầu đến kết thúc.
+ Đảm bảo đầy đủ các nhân vật và sự việc chính.
+ Đảm bảo thứ tự trước sau của sự việc: Nguyên nhân dẫn đến cuộc chia tay, sự việc ngày chia tay, giây phút chia tay, kết thúc buổi chia tay,…
- Kết bài : Kết thúc câu chuyện và nêu cảm nghĩ: xúc động, tự hào, biết ơn,…
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 5)I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau đây:
Câu 1: Câu nào là câu khiến?
A. A, mẹ về!
B. Mẹ đã về chưa?
C. Mẹ về đi, mẹ!
D. Mẹ về rồi.
Câu 2: Câu: “Mọc giữa dòng sông xanh một bông hoa tím biếc.” có cấu trúc như thế nào?
A. Chủ ngữ - vị ngữ
B. Vị ngữ - chủ ngữ
C. Trạng ngữ, chủ ngữ - vị ngữ
D. Trạng ngữ, vị ngữ - chủ ngữ
Câu 3: Hai câu: “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.” được liên kết với nhau bằng cách nào?
A. Dùng từ ngữ thay thế và từ ngữ nối.
B. Dùng từ ngữ thay thế.
C. Lặp lại từ ngữ.
D. Dùng từ ngữ nối.
Câu 4: Câu: “Ồ, bạn Lan thông minh quá!” bộc lộ cảm xúc gì?
A. thán phục
B. đau xót
C. ngạc nhiên
D. vui mừng
Câu 5: Cặp từ nào dưới đây là cặp từ láy trái nghĩa?
A. mênh mông – chật hẹp
B. mạnh khoẻ - yếu ớt
C. mập mạp - gầy gò
D. vui tươi - buồn bã
Câu 6: Nhóm từ nào đồng nghĩa với từ “hoà bình”?
A. bình yên, thái bình, hiền hoà.
B. thái bình, thanh thản, lặng yên.
C. thái bình, bình thản, yên tĩnh.
D. bình yên, thái bình, thanh bình.
Câu 7: Từ nào chỉ sắc độ thấp?
A. vàng hoe
B. vàng vọt
C. vàng khè
D. vàng vàng
Câu 8: Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây nói về lòng tự trọng?
A. Thuốc đắng dã tật.
B. Thẳng như ruột ngựa.
C. Cây ngay không sợ chết đứng.
D. Giấy rách phải giữ lấy lề.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Em hãy tả một thầy giáo (hoặc cô giáo) của em trong một giờ học mà em nhớ nhất
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
C |
B |
B |
A |
C |
D |
D |
D |
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
1. HS viết được phần mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp (giới thiệu thầy giáo hoặc cô giáo), câu văn đúng ngữ pháp, không sai lỗi chính tả: (0,75 điểm)
2. HS viết được phần thân bài: (3 điểm). Trong đó:
- Nội dung: tả được các đặc điểm nổi bật về ngoại hình, tính tình, hoạt động của thầy(cô giáo) trong một tiết học:
- Kĩ năng: diễn đạt đủ ý, rõ ràng; đúng ngữ pháp, không sai lỗi chính tả:
- Cảm xúc: thể hiện được cảm xúc tự nhiên, chân thực:
3. HS viết được phần kết bài (thể hiện tình cảm của mình hoặc nhận xét về thầy (cô giáo)); dùng từ đặt câu chính xác, không sai lỗi chính tả: 0,75 điểm
4. Chữ viết chính tả toàn bài: 0,5 điểm
5. Dùng từ đặt câu toàn bài: 0,5 điểm
6. Sáng tạo: 0,5 điểm
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu 1: (1 điểm) Học sinh có thể điền như sau:
a, chẳng những, không những (0,5 điểm)
b. nếu - thì. (0,5 điểm)
Câu 2: (2 điểm) Mỗi từ đúng cho 0,25 điểm,
- DT: Thời gian, thanh niên, kỷ niệm, bà,
- ĐT: trưởng thành, nhớ, ngậm ngùi.
- TT: nhanh,
Câu 3: (1 điểm)
Trạng ngữ: Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời,
Chủ ngữ: người dân cày Việt Nam
Vị ngữ: dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
Câu 4: (6 điểm)
* Yêu cầu:
- Bài viết có bố cục ba phần, diễn đạt trong sáng, rõ ràng mạch lạc.
- Tả đúng đối tượng (cảnh đẹp mà em thấy gần gũi, thân thiết nhất).
- Tả theo một trình tự hợp lí, biết tập trung vào cảnh trung tâm để làm nổi bật đặc điểm riêng của cảnh, thể hiện được sự gắn bó với cảnh đang tả.
- Văn viết có hình ảnh, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
* Biểu điểm:
a. Mở bài: (0,5 điểm)
Giới thiệu được cảnh: cảnh gì? Gắn bó với em như thế nào?
b. Thân bài: (5,0 điểm)
Chi tiết điểm cho phần thân bài như sau:
+ Tả được bao quát cảnh (1,5đ)
+ Tả chi tiết cảnh, tập trung tả cảnh trung tâm để làm nổi rõ nét đặc biệt, nét riêng của cảnh. (2,0đ)
+ Biết lồng miêu tả cảm xúc khi tả để thể hiện sự gắn bó mật thiết với cảnh (1,5đ)
c. Kết bài: (0,5 điểm)
Gợi lại vẻ đẹp của cảnh, khẳng định lại sự gắn bó của em với cảnh.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 6)I. Phần Văn - Tiếng Việt: (2.0 điểm)
Đọc kỹ đoạn thơ sau rồi trả lời các câu hỏi bên dưới:
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Câu 1: Xác định từ láy trong đoạn thơ trên? Những từ nào là láy bộ phận, từ nào là láy toàn bộ? (1.0 điểm)
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên? (1.0 điểm)
II. Phần tập làm văn: (8.0 điểm)
Em hãy tả một người mà em yêu thích.
I. Phần tiếng Việt (2 điểm)
Câu 1:
- Đoạn thơ có các từ láy: Loắt choắt; xinh xinh; thoăn thoắt; nghênh nghênh.
- Láy bộ phận: Loắt choắt; thoăn thoắt.
- Láy toàn bộ: xinh xinh, nghênh nghênh
Câu 2: Nội dung chính của đoạn thơ: miêu tả hình dáng của chú bé giao liên đang làm nhiệm vụ có tên là Lượm.
II. Phần tập làm văn (8 điểm)
Bài văn phải có ba phần, trình bày sạch đẹp theo trình tự hợp lý.
1. Mở bài: Giới thiệu được người cần tả
2. Thân bài:
- Tả hình dáng:
+ Chiều cao, khuôn mặt, nước da, ...?
- Tả tính nết:
+ Hiền hay nóng tính?
+ Giúp đỡ mọi người như thế nào?...
3. Kết bài:
Cảm nghĩ của em về người ấy.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 7)PHẦN I. (4đ) LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Câu 1 (1đ) Tìm những cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây:
a) Gạn đục khơi trong.
b) Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
c) Ba chìm bảy nổi.
d) Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.
Câu 2 (1,5đ) Một bạn học sinh viết chính tả vì chép vội nên quên hết các dấu câu của đoạn văn sau:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước ( ) đó là một truyền thống quý báu của ta ( ) từ xưa đến nay ( ) mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng ( )thì tinh thần ấy lại sôi nổi ( ) nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ ( ) to lớn ( ) nó lướt qua mọi sự nguy hiểm ( ) khó khăn ( ) nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
(Trích Tiếng Việt lớp 5, trang 13 – Hồ Chí Minh)
a) Em hãy điền các dấu câu vào đoạn văn và chép lại cho đúng.
b) Chỉ ra 1 câu ghép trong đoạn văn trên.
Câu 3 (1,5đ) Trong bài Cô giáo lớp em ( Tiếng Việt lớp 2, tập 1), nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh đã viết:
“Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào của lớp
Xem chúng em học bà”
Chỉ ra biện pháp tu từ nghệ thuật trong khổ thơ trên? Biện pháp nghệ thuật đó đã giúp em thấy được điều đẹp đẽ gì ở các bạn học sinh?
PHẦN II. (6đ) TẬP LÀM VĂN
Đề bài: Hãy miêu tả một cảnh đẹp trên quê hương em vào một buổi sáng mùa hè.
PHẦN I. (4đ)
Câu 1. (1đ) Mỗi ý đúng 0,25đ
a) đục – trong
b) đen – rạng (sáng)
c) chìm – nổi
d) nắng – mưa
Câu 2. (1,5đ)
a) Chép đúng dấu câu được 1đ
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
b) Chỉ ra đúng câu ghép: Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. (0,5đ)
Câu 3. (1,5đ)
– Chỉ ra biện pháp nghệ thuật nhân hóa
– Nội dung: Thấy được tinh thần học tập chăm chỉ của các bạn học sinh. Sự chăm chỉ, miệt mài học tập của các bạn không những làm cho ông bà, cha mẹ, thầy cô vui lòng mà còn làm cho cảnh vật xung quanh cũng ngừng đùa nghịch để ghé xem các em học bài….
Lưu ý: Hs trình bày nội dung đúng, đủ, hay thành một đoạn văn ngắn thì cho tối đa 1,5đ còn trình bày bằng gạch đầu dòng thì cho tối đa 1đ.
PHẦN II (6đ)
Bài làm của học sinh đạt các yêu cầu sau:
1. Kĩ năng trình bày: Bài miêu tả cảnh, có bố cục 3 phần. Trình bày theo một trình tự quan sát hợp lí. Biết viết câu, đoạn chuẩn ngữ pháp. Biết dùng từ, các phép tu từ có tính biểu cảm để làm rõ cảnh. Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, không sai chính tả.
2. Nội dung bài văn: đạt các ý cơ bản sau và sắp xếp chúng vào từng phần bài văn cho phù hợp, đúng đặc trưng kiểu bài.
a. Mở bài : Giới thiệu và nêu cảm nhận chung về 1 cảnh đẹp trên quê hương em vào một buổi sáng mùa hè. (0,5đ)
b. Thân bài: 5đ
– Miêu tả được cảnh vật cụ thể của quê hương em vào một buổi sáng mùa hè theo một trình tự nhất định: trình tự không gian thời gian, từ xa đến gần, từ trên xuống dưới hoặc ngược lại…
+….
c. Kết bài: 0,5đ. Ấn tượng (hoặc kỉ niệm đáng nhớ) về cảnh quê hương em vào một buổi sáng mùa hè.(0,5đ)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 8)Câu 1: (1 điểm) Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
a/ ................... hoa sen đẹp mà nó còn tượng trưng cho sự thanh khiết của tâm hồn Việt Nam.
b/ ............ chủ nhật này trời đẹp...... chúng ta sẽ đi cắm trại.
Câu 2: (2 điểm) Trong các từ gạch chân dưới đây, từ nào là danh từ, từ nào là động từ, từ nào là tính từ?
Thời gian trôi đi nhanh quá. Tôi đã trưởng thành, đã là một thanh niên, đã có công ăn việc làm nhưng tôi vẫn nhớ mãi những kỷ niệm thời ấu thơ. Tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà và lòng tôi cứ ngậm ngùi, thương nhớ.
Câu 3: (1 điểm) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
Câu 4: ( 6 điểm )
Quê hương em có rất nhiều cảnh đẹp (cánh đồng, dòng sông, con đường, cây đa, bến nước ). Hãy tả một cảnh đẹp mà em thấy gần gũi, thân thiết nhất.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 9)PHẦN I (4,0 điểm)- Luyện từ và câu:
Câu 1 (1,5 điểm)
a. Cho đoạn văn:
"Họ khoác vai nhau thành một sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Nước quật vào mặt, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống. Họ ngụp xuống, trồi lên, ngụp xuống... Nhưng những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, và thân hình họ cột chặt lấy những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão, Tóc dài các cô quấn chặt vào cổ các cậu con trai, mồ hôi như suối, hòa lẫn với nước chát mặn."
Dựa vào đoạn văn, trả lời các câu hỏi sau:
- Hãy cho biết các từ in đậm trong đoạn văn sau là những từ loại nào?
- Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn: "Nước quật vào mặt, vào ngực, trào qua đầu hàng rào sống."
b. Khi miêu tả màu hoa cải, tác giả Phạm Đức viết:
"Màu vàng ánh nắng cô đúc lại, như vô vàn cánh bướm nhỏ xíu đậu chấp chới khắp cành. Màu vàng ấy là tiếng nói của đất vườn, là lấp lánh những giọt mồ hôi của bao tháng ngày đọng lại."
Dựa vào đoạn văn, hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Giải thích nghĩa của từ "đọng" trong câu văn:"Màu vàng ấy là tiếng nói của đất vườn, là lấp lánh những giọt mồ hôi của bao tháng ngày đọng lại."
- Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tác giả Phạm Đức đã dùng trong đoạn văn?
Câu 2 (1,5 điểm):
a. Xếp các từ sau đây thành các nhóm từ đồng nghĩa:
lấp lánh, tràn ngập, thiết tha, dỗ dành, đầy ắp, vỗ về, da diết, lóng lánh.
b. Hãy thêm dấu câu cho phù hợp trong câu văn sau và viết lại câu văn đó ra giấy thi:
"...Phượng gợi nhắc mùa thi đã đến mùa hè sắp về sắp gặt hái thành quả của chín tháng miệt mài học tập."
Câu 3. (1,0 điểm):
Xác định các kiểu liên kết câu và chỉ ra những từ ngữ được dùng để liên kết tương ứng trong đoạn văn sau:
" Đoàn quân đột ngột chuyển mạnh. Những dặm rừng đỏ lên vì bom Mĩ. Những dặm rừng xám đi vì chất độc hóa học Mĩ. Những dặm rừng đen lại, cây cháy thành than chọc lên nền trời mây. Tất cả, tất cả lướt qua rất nhanh. Họ nhích dần từng bước, người nọ nối tiếp người kia thành một vệt dài từ thung lũng tới đỉnh cao." (Dương Thị Xuân Quý)
PHẦN II (6,0 điểm): Tập làm văn:
Miêu tả quê hương em vào một buổi sáng mùa hè.
I. PHẦN I (4,0 ĐIỂM): Luyện từ và câu.
Câu 1 (1,5 điểm)
a. (1,0 điểm)
- Ghi lại rõ ràng, khoa học và gọi đúng tên từng từ loại, được 0,5 điểm. (Gọi thiếu tên 1 loại (hoặc thừa), trừ 0,25 điểm). Cụ thể:
+ Động từ; ngăn, trào.
+ Tính từ: cứng, chắc
- Phân tích đúng cấu tạo ngữ pháp của câu văn, ghi lại mạch lạc, khoa học, được 0,5 diểm. Nếu chỉ xác định đúng 1 thành phần không cho điểm.
b. (0,5 điểm)
- Nêu được, ghi lại rõ ràng nghĩa của từ "đọng" trong câu văn, được 0,25 điểm.
+ Đáp án: Từ "đọng" trong câu văn có nghĩa chỉ kết quả của sự tích tụ, sự lưu giữ lại.
- Nêu được tên gọi của phép tu từ, được 0,25 điểm
+ Đáp án: Đoạn văn sử dụng phép so sánh;
+ (Nếu học sinh chỉ rõ dấu hiệu so sánh: như vô vàn cánh bướm nhỏ xíu đậu chấp chới khắp cành; là tiếng nói của đất vườn, là lấp lánh những giọt mồ hôi của bao tháng ngày đọng lại....cũng chỉ được 0,25 điểm)
Câu 2 (1,5 điểm)
a. Xếp đúng các từ vào 4 nhóm từ đồng nghĩa, được 1,0 điểm (mỗi nhóm được 0,25 điểm, nếu xếp lẫn lộn hoặc thiếu từ trong một nhóm thì nhóm đó không có điểm)
1. Lấp lánh, lóng lánh.
2. Tràn ngập, đầy ắp.
3. Thiết tha, da diết.
4. Dỗ dành, vỗ về.
b. Điền đúng, đủ 2 dấu phẩy vào câu và viết lại đúng câu văn ra giấy thi được 0,5 điểm.
Đáp án: Phượng gợi nhắc mùa thi đã đến (,) mùa hè sắp về (,) sắp gặt hái thành quả của chín tháng miệt mài học tập."
Câu 3 (1,0 điểm)
Xác định và gọi đúng tên 3 kiểu liên kết câu và ghi lại từng kiểu, được 1,0 điểm. (Nếu chỉ xác định và gọi tên đúng 2 kiểu liên kết chỉ được 0,5 điểm).
- Lặp từ ngữ: Những dặm rừng
- Dùng từ ngữ nối: Tất cả
- Thay thế từ ngữ: Họ
PHẦN II (6,0 điểm)
a. Mở bài: Giới thiệu và cảm nhận chung về cảnh quê hương em vào một buổi sáng mùa hè. (0,5 điểm)
b. Thân bài:
- Miêu tả được những cảnh vật cụ thể của quê hương em vào một buổi sáng mùa hè theo một trình tự nhất định: (4,5 điểm)
+ Cảnh vật chuyển mình khi bình minh lên, mặt trời mọc
+ Cảnh vật, cây cối, hoạt động của con người...
+ Con đường làng, cánh đồng, dòng sông...
- Ấn tượng (hoặc kỉ niệm đáng nhớ) về cảnh quê hương em vào một buổi sáng mùa hè.(0,5 điểm)
c. Kết bài:
- Cảm nghĩ về cảnh quê hương. (0,5 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 10)Câu 1 (3 điểm):
Cho các từ sau: "Anh em, vấp váp, xe điện, ăn mặc, nhức nhối, cửa sông, tướng tá, cây bưởi, vuông vắn, bút chì, non nước, ngay ngắn."
Hãy chỉ ra trong các từ đó, những từ nào là:
a) Từ ghép tổng hợp
b) Từ ghép phân loại
c) Từ láy
Câu 2 (2 điểm):
Viết về người mẹ, nhà thơ Trương Nam Hương có những câu thơ sau:
"Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao".
Theo em, khổ thơ trên đă bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ gì của tác giả về người mẹ của mình? Hãy viết đoạn văn diễn tả tình cảm đó.
Câu 3 (5 điểm):
Tả một cây cho bóng mát mà em thích.
Câu 1: (3 điểm) Mỗi ý đúng được 1 điểm (mỗi từ đúng được 0,25 điểm).
- Từ ghép tổng hợp: anh em, ăn mặc, tướng tá, non nước.
- Từ ghép phân loại: xe điện, cửa sông, cây bưởi, bút chì.
- Từ láy: ngay ngắn, vấp váp, nhức nhối, vuông vắn.
Câu 2: (2 điểm)
Yêu cầu: HS trình bày dưới dạng đoạn văn ngắn
- Nội dung: Nêu bật được những suy nghĩ, cảm xúc của nhà thơ về mẹ qua khổ thơ.
+ Nỗi xúc động đến nôn nao khi ngắm nhìn những sợi tóc bạc trắng theo thời gian trên mái đầu mẹ. (0,5 điểm)
+ Hình ảnh đối lập: "Lưng mẹ cứ còng dần xuống - Cho con ngày một thêm cao" bộc lộ ḷòng biết ơn sâu sắc của tác giả đối với sự hy sinh thầm lặng của mẹ. (0.5 điểm)
+ Đó là những suy nghĩ chân thành, sâu sắc của một người con gửi đến mẹ. Nhà thơ đã nói hộ nỗi lọ̀ng của nhiều người con bằng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nghệ thuật nhân hoá, cùng hì́nh ảnh đối lập giàu giá trị. (0.5 điểm)
+ Hình thức: Viết đúng chính tả, ngữ pháp, rõ ràng, ngôn từ trong sáng, giàu cảm xúc. (0,5 điểm)
Câu 3: (5 điểm)
a. Mở bài: Giới thiệu được tên loại cây đó, cảm nhận chung về ý nghĩa và mục đích của nó (0,5 điểm)
b. Thân bài:
- Tả những nét tiêu biểu của cây mà em thích đó là gì? Thân, gốc, tán lá, hoa lá cành,... (HS có thể chọn một số nét tiêu biểu để tả, hoặc tả theo trình tự quan sát, hoặc theo mùa trong năm) (1,5 điểm)
- Tả một vài hoạt động của thầy và trò, bạn bè với cây đó (1,5 điểm)
- Tình cảm của em với cây đó. (1điểm)
c. Kết bài:
Cảm nghĩ của bản thân về cây bóng mát đó. (0,5 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 11)Câu 1 (1 điểm)
Cho đoạn văn: (1) Lão đặt xe điếu, hút. (2) Tôi vừa thở khói, vừa gà gà đôi mắt của người say, nhìn lão, nhìn để làm ra vẻ chú ý đến câu nói của lão đó thôi. (3) Thật ra thì trong lòng tôi rất dửng dưng. (4) Tôi nghe câu ấy đã nhàm rồi.
(trích Lão Hạc - Nam Cao)
a. (0,5 điểm) Em hãy tìm những danh từ có trong đoạn văn trên.
b. (0,5 điểm) Em hãy phân tích cấu tạo câu (2).
Câu 2 (1 điểm)
Cho đoạn văn: Tiếng cô lạc mất trong tiếng mưa rì rào của buổi chiều tàn buồn bã. Hôm ấy thuyền cô vắng khách. Cô đã cho thuyền đậu thêm một giờ nữa, nhưng người về vẫn không thấy một ai.
(trích Bến nứa - Thanh Tịnh)
a. (0,5 điểm) Em hãy tìm các tính từ xuất hiện trong đoạn văn trên.
b. (0,5 điểm) Em hãy tìm 1 từ trái nghĩa và 1 từ đồng nghĩa với từ in đậm trong đoạn văn trên.
Câu 3. (1 điểm)
Cho đoạn thơ sau:
Chào những ngôi trường ngói đỏ bình yên
Lấp lánh cánh đồng đang gặt đang hái
Xuôi ngược công trường những bánh xe reo
Ngọn khói con tàu như tay vẫy gọi.
(Đường ra mặt trận - Chính Hữu)
Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên và tác dụng của biện pháp đó.
Câu 4. (1 điểm)
a. (0,5 điểm) Em hãy liệt kê 5 quan hệ từ đơn mà em biết.
b. (0,5 điểm) Chọn 1 trong các quan hệ từ vừa tìm được và đặt thành câu ghép.
Câu 5. (6 điểm)
Em hãy miêu tả cánh đồng lúa chín.
Câu 1.
a. (0,5 điểm) Lão, xe điếu, khói, đôi mắt, người say, câu nói, lòng, câu.
b. (0,5 điểm)
- Chủ ngữ: tôi
- Vị ngữ: vừa thở khói, vừa gà gà đôi mắt của người say, nhìn lão, nhìn để làm ra vẻ chú ý đến câu nói của lão đó thôi.
Câu 2.
a. (0,5 điểm) Rì rào, buồn bã, vắng.
b. (0,5 điểm)
- Từ đồng nghĩa với từ in đậm: đau buồn, buồn chán
- Từ trái nghĩa với từ in đậm: vui tươi, vui vẻ
Câu 3.
Đoạn thơ có sử dụng biện pháp tu từ so sánh. So sánh hình ảnh ngọn khói của tàu hỏa với những bàn tay vẫy gọi.
Sử dụng biện pháp tu từ so sánh giúp cho câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Giúp người đọc dễ dàng liên tưởng đến hình ảnh những làn khói bay lên từ đoàn tàu, rung động trong gió như những bàn tay đang tạm biệt hậu phương để tiến về phía chiến trường xa xôi.
Câu 4.
a. (0,5 điểm) Liệt kê 5 quan hệ từ : và, vì, với, còn, nên, …
b. (0,5 điểm) Lan học bài còn em Hân chơi với bà ngoại.
Câu 5.
Gợi ý dàn bài:
1. Mở bài
Giới thiệu thời gian, địa điểm, hoàn cảnh mà em được ngắm nhìn cánh đồng lúa chín.
2. Thân bài
- Cánh đồng lúa rộng tít tắp, trải dài đến chân trời.
- Lúa chín đều, vàng ươm, cả cánh đồng như một tấm thảm lụa màu vàng ấm áp.
- Ruộng được chia thành từng ô vuông, giữa các ô vuông là những lối đi nhỏ cho người nông dân dễ di chuyển. Khiến thửa ruộng nhìn từ trên cao xuống như một bàn cờ khổng lồ.
- Các bông lúa cong xuống như lưỡi liềm bởi sức nặng của các hạt gạo.
- Những hạt gạo sau bao tháng ngày cần mẫn hấp thu chất dinh dưỡng của đất trời nay đã trưởng thành, căng tròn.
- Mỗi hạt gạo là một hạt ngọc của đất trời, là kết tinh của sự lao động chăm chỉ của người nông dân.
- Mùi hương của lúa chín nồng đượm, khó có thể nhầm lẫn với mùi hương khác.
- Cả cánh đồng bao trùm lên thứ mùi của hương đồng, gió nội.
- Mỗi khi có gió thổi qua, những bông lúa rung rinh, khẽ chạm vào nhau như đang nói chuyện.
- Âm thanh của bông lúa chạm vào nhau tạo nên những rì rào nhè nhẹ như bản giao hưởng mừng vui cho một vụ mùa bội thu.
- Nếu có gió mạnh thổi tới, thì cả cánh đồng sẽ dập dềnh lên xuống, như những con sóng vàng miên man, bất tận.
- Khi ngắm cánh đồng lúa chín em cảm thấy lòng mình bình yên, nhẹ nhàng đến lạ.
c. Kết bài
- Hình ảnh cánh đồng lúa chín vàng ươm báo hiệu một mùa no ấm, đủ đầy với người nông dân.
- Sắc vàng rực rỡ ấy đem đến hạnh phúc, vui sướng cho tất cả mọi người.
- Vì thế, em rất yêu thích khung cảnh của cánh đồng lúa chín.
- Mỗi khi người nông dân bắt đầu gieo trồng, em lại mong chờ đến giờ phút cả cánh đồng lúa chín vàng ươm.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 12)Phần 1. Luyện từ và câu (4 điểm)
Câu 1. (1 điểm)
Bài thơ dưới đây có sử dụng các từ đồng âm. Em hãy gạch chân dưới các từ đó và giải thích nghĩa.
Bà già đi chợ cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng
Thầy bói xem quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
Câu 2. (1,5 điểm)
Cho đoạn văn sau: Ðối với Chuồn Chuồn ( ) họ Dế chúng tôi là láng giềng lâu năm ( ) hang Dế thường ở quanh bãi và gần hồ ao ( ) Chuồn Chuồn hay đậu trên ngọn cỏ cao bên bờ nước ( ) bởi thế ( ) đã thành thói quen như bức tranh sơn thủy thì phải có núi ( ) có sông ( ) chàng Dế và chàng Chuồn Chuồn cứ mùa hè đến lại gặp nhau ở bờ cỏ, anh đậu ngọn ( ) anh nằm gốc.
a. (0,5 điểm) Em hãy điền các dấu câu vào đoạn văn rồi chép lại cho đúng chính tả
b. (1 điểm) Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.
Câu 3. (1,5 điểm)
Cho đoạn thơ sau:
Bãi đất trống nơi đầu làng rộn rã
Khi giọt sương vẫn còn đọng trên cành
Quê tôi đấy mỗi ngày phiên tháng chạp
Rất ồn ào đẩy nhịp sống thêm nhanh.
(Chợ quê - Phạm Hùng)
a. (0,5 điểm) Em hãy tìm 1 từ trái nghĩa với từ in đậm trong bài thơ.
b. (0,5 điểm) Em hãy liệt kê các từ láy có trong đoạn thơ.
c. (0,5 điểm) Theo em, tháng chạp là tháng nào trong năm? Kể những điều em biết về tháng chạp.
Phần 2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy kể lại buổi lễ khai giảng đầu năm học lớp 6 của mình.
Phần 1. Luyện từ và câu (4 điểm)
Câu 1 (1 điểm)
- Gạch chân dưới từ đồng âm:
Bà già đi chợ cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng
Thầy bói xem quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
- Giải nghĩa:
+ Lợi (1): chỉ lợi ích, những điều đem lại lợi cho con người.
+ Lợi (2) và (3): chỉ bộ phận của cơ thể, nằm ở trong miệng, là phần thịt bao quanh chân răng.
Câu 2
a. (0,5 điểm)
Ðối với Chuồn Chuồn, họ Dế chúng tôi là láng giềng lâu năm. Hang Dế thường ở quanh bãi và gần hồ ao. Chuồn Chuồn hay đậu trên ngọn cỏ cao bên bờ nước. Bởi thế, đã thành thói quen như bức tranh sơn thủy thì phải có núi, có sông, chàng Dế và chàng Chuồn Chuồn cứ mùa hè đến lại gặp nhau ở bờ cỏ, anh đậu ngọn, anh nằm gốc.
b. (1 điểm)
HS chỉ ra 1 trong 2 BPTT dưới đây:
- BPTT nhân hóa: dùng đại từ nhân xưng của con người để chỉ Dế và Chuồn Chuồn (anh).
- BPTT so sánh: so sánh hình ảnh bức tranh sơn thủy có núi có sông với hình ảnh mùa hè có Dế và Chuồn Chuồn nằm trên nhánh cỏ.
Câu 3
a. (0,5 điểm) Yên tĩnh, yên lặng, thanh tĩnh…
b. (0,5 điểm) Ồn ào, rộn rã.
c. (0,5 điểm)
- Tháng chạp là tháng 12 trong năm.
- HS kể những đặc điểm tháng 12 mà mình biết (về thời tiết như rét mướt, có mưa phùn, về hoạt động như lễ Giáng Sinh, chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán…)
Phần 2. Tập làm văn (6 điểm)
Gợi ý dàn bài
1. Mở bài
- Giới thiệu về hoàn cảnh, thời gian diễn ra buổi lễ khai giảng vào lớp 6 của em.
2. Thân bài
- Trước khi buổi lễ diễn ra:
+ Em đến trường sau 2 tháng nghỉ hè với niềm vui sướng, hân hoan vì được gặp lại thầy cô, bè bạn.
+ Ngôi trường thân thương hiện lên vô cùng xinh đẹp và rực rỡ.
+ Miêu tả khung cảnh ngôi trường khi được trang trí long trọng chuẩn bị cho ngày lễ khai giảng (hàng cờ dọc theo lối đi, các lẵng hoa tươi thắm, sân khấu được trải thảm đỏ…)
+ Những người đến tham gia buổi lễ (học sinh, thầy cô, phụ huynh, cựu học sinh…) vô cùng đông vui, rộn ràng
- Khi buổi lễ diễn ra:
+ Không khí trang nghiêm, im lặng.
+ MC lên tuyên bố bắt đầu buổi lễ.
+ Tất cả mọi người cùng nhau chào cờ và hát quốc ca
+ Các thầy cô cùng đại diện phụ huynh và học sinh lên phát biểu những suy nghĩ, cảm xúc của mình.
+ Thầy hiệu trưởng đánh trống tuyên bố chính thức bắt đầu năm học.
+ Các tiết mục văn nghệ diễn ra sôi động, đa dạng đến từ các bạn học sinh và cả thầy cô giáo. Làm không khí buổi lễ rất náo nhiệt.
- Kết thúc buổi lễ:
+ Mọi người nán lại trò chuyện, chụp ảnh.
+ Đội hậu cần tiến hành dọn dẹp lại sân khấu.
+ Chúng em về lớp nhận sách vở, với niềm háo hức, tràn đầy hi vọng vào năm học mới.
3. Kết bài
- Nêu những cảm xúc, suy nghĩ của em về buổi lễ khai giảng.
- Những mong chờ của em dành cho năm học mới.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 13)Phần 1. Luyện từ và câu (4 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm)
Cho đoạn văn sau: Giữa một trái núi bốn mùa mây phủ, một mái am tranh nương nhẹ mình trên một toà đá cheo leo. Chung quanh là đất thẳm trời xa, mờ mịt vây tròn trong cảnh mông mênh của gió lộng. Ở đây trời màu biếc, đất màu lam và mùi sơn đã thơm ngạt ngào như hương bửu tọa.
(Một đêm xuân - Thanh Tịnh)
a. (0,5 điểm) Em hãy cho biết các từ in đậm trong đoạn văn trên thuộc từ loại nào?
b. (0,5 điểm) Em hãy phân tích cấu tạo của câu “Ở đây trời màu biếc, đất màu lam và mùi sơn đã thơm ngạt ngào như hương bửu tọa”.
c. (0,5 điểm) Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên.
Câu 2 (2,5 điểm)
a. (1 điểm) Em hãy sắp xếp các từ sau vào các nhóm từ đồng nghĩa và đặt tên cho nhóm từ đó: da diết, lấp lánh, tha thiết, thương nhớ, lung linh, bàng bạc, sáng chói, nhớ nhung, bâng khuâng, lóng lánh.
b. (1 điểm) Em hãy nêu đặc điểm cấu tạo của câu ghép. Lấy ví dụ minh họa.
c. (0,5 điểm) Em hãy điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống của câu sau:
___________ trời mưa lớn ___________ nước ở các con sông dâng lên cao.
Phần 2. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy kể lại buổi lễ bế giảng cuối cấp Tiểu học của mình.
Phần 1. Luyện từ và câu (4 điểm)
Câu 1
a. (0,5 điểm) Tính từ.
b. (0,5 điểm)
- Trạng ngữ: ở đây
- CN1: trời - VN1: màu biếc
- CN2: đất - VN2: màu lam
- CN3: mùi sơn - VN3: đã thơm ngạt ngào như hương bửu tọa.
(và là quan hệ từ nối 2 cụm chủ vị lại với nhau)
c. (0,5 điểm)
BPTT so sánh. So sánh mùi của sơn với mùi hương của bửu tọa.
Câu 2
a. (1 điểm)
- Cảm xúc (tình cảm): da diết, tha thiết, thương nhớ, nhớ nhung, bâng khuâng,
- Ánh sáng: lấp lánh, lung linh, bàng bạc, sáng chói, lóng lánh.
b. (1 điểm)
- Đặc điểm cấu tạo câu ghép: câu ghép là câu được tạo nên từ nhiều vế câu, mỗi vế câu có cấu tạo như 1 câu đơn có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ.
- Ví dụ: Lúc mẹ em đang nấu cơm ở trong bếp thì bố em tưới nước cho vườn rau ở sau nhà.
c. (0,5 điểm)
- Các cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả (vì nên, do nên, tại nên…)
- Các cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ giả thiết - kết quả, điều kiện - kết quả (hễ thì, nếu thì…)
Phần 2. Tập làm văn (6 điểm)
Gợi ý dàn bài:
1. Mở bài
- Giới thiệu về hoàn cảnh, thời gian, địa điểm diễn ra buổi lễ bế giảng cuối cấp Tiểu học mà em muốn kể.
2. Thân bài
a. Trước khi buổi lễ bắt đầu
- Em đến trường từ rất sớm với tâm trạng hồi hộp, bâng khuâng với nhiều suy nghĩ, cảm xúc khó tả.
- Ngôi trường có gì khác với thường ngày? (các bạn học sinh không mang theo cặp sách, thầy cô cũng khoác lên mình nhiều bộ trang phục xinh đẹp, các lớp học không rộn ràng tiếng ôn bài…)
- Ngôi trường được trang trí như thế nào?
+ Dọc hàng rào và lối đi được treo các dải cờ nhỏ nhiều màu sắc.
+ Trước cổng là một băng rôn lớn màu đỏ có dòng chữ Lễ bế giảng năm học 2019 - 2020.
+ Trên sân khấu có trang trí những gì? Dưới hàng ghế ngồi được sắp xếp ra sao.
- Khách mời đến tham dự buổi lễ gồm những ai?
b. Khi buổi lễ diễn ra
- MC giới thiệu khách mời và tiến trình buổi lễ.
- Các thầy cô, phụ huynh và các bạn học sinh thay nhau lên phát biểu.
- Phần trao thưởng cho các học sinh đạt thành tích tốt cho năm học.
- Các tiết mục văn nghệ đa dạng, sôi động, hấp dẫn, thú vị do các bạn học sinh biểu diễn, và do các thầy cô cùng các phụ huynh đóng góp.
- Buổi lễ diễn ra thành công và để lại nhiều ấn tượng khó phai cho mọi người.
c. Kết thúc buổi lễ
- Mọi người rời khỏi hội trường, bộ phận hậu cần bắt đầu dọn dẹp mọi thứ.
- Mọi người tụm lại trò chuyện, chụp ảnh.
- Em và các bạn tranh thủ đi đến từng lớp, từng sân trường để ôn lại các kỉ niệm trước khi tạm biệt trường để đến một ngôi trường mới.
3. Kết bài
- Nêu những suy nghĩ, cảm xúc của em về buổi lễ này.
- Nêu những tình cảm của em dành cho ngôi trường đã gắn bó với mình bao lâu nay.
- Sau này em sẽ trở về thăm trường với tư cách là một cựu học sinh.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề khảo sát chất lượng Học kì 1
Năm học 2022 - 2023
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: 90 phút
Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ văn lớp 6 Cánh diều có đáp án - (Đề số 14)Câu 1. (1 điểm)
a. (0,5 điểm) Em hãy tìm 3 từ đồng nghĩa với từ được in đậm trong đoạn thơ sau:
Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
(trích Việt Nam quê hương ta - Nguyễn Đình Thi)
b. (0,5 điểm) Em hãy tìm ra cặp từ trái nghĩa có trong câu ca dao dưới đây:
Ta về ta tắm ao ta,
Dù trong dù đục, ao nhà vẫn hơn.
Câu 2. (1 điểm)
Cho đoạn văn sau: “Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo trước. Vừa mới ngày hôm qua giời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng, và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Sơn và chị chơi cỏ gà ở ngoài cánh đồng còn thấy nóng bức, chảy mồ hôi.”
(trích Gió lạnh đầu mùa - Thạch Lam)
a. (0,5 điểm) Sắp xếp các từ sau thành từ ghép và từ láy: buổi sáng, mùa đông, tháng mười, nứt nẻ.
b. (0,5 điểm) Em hãy tìm ra các tính từ xuất hiện trong đoạn văn trên.
Câu 3. (1 điểm)
Cho đoạn văn sau: “Chuyến xe lửa đêm ra Bắc hôm nay có vẻ hấp tấp vội vàng như người đi trốn nợ. Thỉnh thoảng đầu xe lại thét vội giữa quãng đồng không, xa xa. Nghe như hơi thở của đêm vắng.”
(trích Chuyến xe cuối năm - Thanh Tịnh)
Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của biện pháp đó.
Câu 4. (1 điểm)
a. (0,5 điểm) Em hãy liệt kê các cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả.
b. (0,5 điểm) Chọn 1 trong các cặp quan hệ từ vừa tìm được và đặt câu.
Câu 5. (1 điểm)
Em hãy phân tích cấu tạo của câu sau: “Từ đằng xa, tiến lại hai cậu bé.”
Câu 6. (5 điểm)
Tập làm văn: Em hãy miêu tả lại ngôi trường Tiểu học đã cùng em gắn bó suốt bao năm qua.
Câu 1. (1 điểm)
a. (0,5 điểm) Tổ quốc, quốc gia, giang sơn…
b. (0,5 điểm) Trong - đục
Câu 2. (1 điểm)
a. (0,5 điểm)
- Từ ghép: buổi sáng, mùa đông, tháng mười
- Từ láy: nứt nẻ
b. (0,5 điểm) đột nhiên, ấm, hanh, nứt nẻ, giòn khô, nóng bức,…
Câu 3 (1 điểm)
Đoạn văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh.
So sánh dáng vẻ chiếc xe lửa đêm khi di chuyển với hình ảnh đoàn người đi trốn nợ, chúng giống nhau về tốc độ di chuyển nhanh chóng, vội vàng.
Tác dụng: Khiến cho người đọc dễ hình dung, liên tưởng về tốc độ di chuyển vội vàng, nhanh chóng của chiếc xe lửa. Đồng thời làm cho câu văn trở nên hấp dẫn hơn, sống động hơn và gợi hình hơn.
Câu 4. (1 điểm)
a. (0,5 điểm) Vì nên, do nên, nhờ mà, tại mà…
b. (0,5 điểm) Gợi ý:
- Vì thời tiết trở nên rét mướt nên mọi người mặc nhiều áo ấm hơn.
- Nhờ học hành chăm chỉ mà bạn Tuấn đạt được kết quả cao trong kì thi lên lớp 6.
Câu 5(1 điểm)
- Trạng ngữ: Từ đằng xa
- Vị ngữ : tiến lại.
- Chủ ngữ : hai cậu bé.
Câu 6 (5 điểm)
1. Mở bài
- Giới thiệu về ngôi trường Tiểu học mà em đã cùng gắn bó suốt bao năm qua.
2. Thân bài
a. Tả khái quát:
- Ngôi trường có tên là gì? Đã được thành lập lâu chưa?
- Ngôi trường nằm ở địa chỉ nào?
- Ngôi trường nằm trên một khoảng đất rộng hay hẹp (diện tích khoảng bao nhiêu?)
- Ngôi trường được xây dựng khang trang, hiện đại.
- Gồm có 3 tòa nhà xây theo hình chữ U
- Xung quanh ngôi trường là những gì? (các hàng quán, nhà dân…)
b. Tả chi tiết: ngôi trường chia thành các khu riêng:
- Khu nhà giảng dạy và học tập:
+ Nằm ở phần chính giữa, đối diện với cổng ra vào của ngôi trường.
+ Là 1 tòa nhà gồm có 3 tầng, mỗi tầng có 4 phòng học.
+ Tường sơn màu vàng, lát gạch hoa.
+ Mỗi lớp học đều trang bị các bàn ghế, bảng, quạt, máy chiếu… phục vụ công việc học tập.
+ Ngoài ra, còn có tủ để đồ, các chậu hoa trên ban công của học sinh…
+ Các cửa sổ và cửa ra vào đều được ốp kính giúp phòng luôn sáng sủa…
- Khu nhà cho các hoạt động ngoại khóa:
+ Là một tòa nhà gồm 3 tầng.
+ Tầng 1 là một căn phòng rất lớn để chúng em học thể dục và tổ chức các hoạt động vui chơi.
+ Tầng 2 là các phòng máy tính hiện đại cho HS học môn tin học và phục vụ các hoạt động khác.
+ Tầng 3 là thư viện với rất nhiều các loại sách thú vị và bàn ghế cho chúng em đọc tại chỗ.
- Khu nhà giáo viên:
+ Là một tòa nhà gồm 2 tầng.
+ Gồm các phòng dành cho các thầy cô giáo ngồi nghỉ ngơi, chuẩn bị cho các giờ dạy, đồng thời tổ chức các cuộc họp.
- Khu nhà để xe:
+ Nằm dọc theo phần hàng rào của trường.
+ Được lát nền bằng xi măng và có mái che.
+ Chia thành các ô lớn cho chúng em để xe đạp
- Sân trường:
+ Rộng rãi, thoáng mát.
+ Trồng nhiều cây xanh (cây bàng, cây phượng, cây hoa sữa…) và có nhiều bồn hoa do chúng em tự chăm sóc.
+ Đây là nơi để chúng em vui chơi, trò chuyện sau những giờ học tập mệt mỏi.
+ Đây cũng là nơi để chúng em diễn ra các buổi lễ quan trọng như chào cờ, khai giảng…
- Hoạt động của con người (thầy cô, học sinh, bác bảo vệ, bác lao công…)
3. Kết bài
Lưu ý: GV chỉ cho điểm tối đa khi bài viết đạt được các yêu cầu về nội dung và hình thức. Khuyến khích những bài viết sáng tạo.