Bộ 30 đề thi Giữa học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án

Bộ 30 đề thi Giữa học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Lịch sử và Địa Lí 6 Giữa học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

1324
  Tải tài liệu

Bộ 30 đề thi Giữa học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Lịch sử và địa lí 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 1)

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Lịch sử được hiểu là

A. môn học tìm hiểu về lịch sử loài người.

B. tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.

C. những chuyện truyền thuyết được kể truyền miệng.

D. sự tưởng tượng của con người về quá khứ của mình.

Câu 2. Học lịch sử để biết được

A. quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông.

B. quá trình tiến hoá của tất cả các loài sinh vật.

C. sự biến đổi của khí hậu Trái Đất qua thời gian.

D. sự phát triển của các loài thực vật trên Trái Đất.

Câu 3. Tư liệu hiện vật là

A. đồ dùng mà thầy cô giáo em sử dụng để dạy học.

B. những lời mô tả về các hiện vật của người xưa được lưu truyền lại.

C. bản ghi chép, nhật kí hành trình của các nhà thám hiểm trong quá khứ.

D. những dấu tích vật chất của người xưa còn lại trong lòng đất hay trên mặt đất.

Câu 4. Truyền thuyết “Thánh Gióng” cho biết điều gì về lịch sử của dân tộc ta?

A. Truyền thống chống giặc ngoại xâm.

B. Truyền thống nhân đạo, trọng chính nghĩa.

C. Nguồn gốc dân tộc Việt Nam.

D. Truyền thống làm thuỷ lợi, chống thiên tai.

Câu 5. Người tinh khôn xuất hiện vào khoảng thời gian nào?

A. Khoảng 1 triệu năm trước.

B. Khoảng 500 000 năm trước.

C. Khoảng 150 000 năm trước.

D. Khoảng 50 000 năm trước.

Câu 6. So với loài Vượn người, về cấu tạo cơ thể, Người tối cổ tiến hoá hơn hẳn điểm nào?

A. Trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao.

B. Đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể.

C. Thể tích sọ lớn, hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

D. Cơ thể gọn, linh hoạt, cơ bản giống với con người hiện nay.

Câu 7. Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, con người tình cờ phát hiện ra kim loại nào?

A. Đồng đỏ. 

B. Thiếc. 

C. Kẽm.

D. Chì.

Câu 8. Công cụ lao động bằng kim loại đã giúp con người thời nguyên thuỷ

A. thu hẹp diện tích đất canh tác để làm nhà ở.

B. sống quây quần gắn bó với nhau.

C. chống lại các cuộc xung đột từ bên ngoài.

D. tăng năng suất lao động, tạo ra sản phẩm dư thừa.

Câu 9. Công trình kiến trúc nổi tiếng nào của người Lưỡng Hà được xem là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đại?

A. Cổng thành Ba-bi-lon. 

B. Vườn treo Ba-bi-lon. 

C. Hộp gỗ thành Ua.

D. Cung điện Um-ma.

Câu 10: Người Ai Cập ướp xác để

A. làm theo ý thần linh. 

B. gia đình được giàu có.

C. đợi linh hồn tái sinh. 

D. người chết được lên thiên đàng.

Câu 11. Công trình kiến trúc nổi bật của Ấn Độ cổ đại là

A. Chùa hang A-gian-ta. 

B. Vạn Lý Trường Thành. 

C. Thành cổ A-sô-ca.

D. Vườn treo Ba-bi-lon.

Câu 12. Những con sông nào có vai trò quan trọng đối với sự hình thành nền văn minh Trung Quốc?

A. Sông Nin và sông Hằng.

B. Sông Ấn và sông Hằng.

C. Hoàng Hà và Trường Giang. 

D. Sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát. 

Câu 13. Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường

A. kinh tuyến.

B. kinh tuyến gốc.

C. vĩ tuyến.

D. vĩ tuyến gốc.

Câu 14. Trên quả Địa Cầu có mấy điểm cực?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 15. Kho dữ liệu có cả hình ảnh, video và kiến thức phong phú là

A. bản đồ.

B. GPS.

C. bảng, biểu.

D. Internet.

Câu 16. Những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc là những vĩ tuyến

A. trên.

B. dưới.

C. Bắc.

D. Nam.

Câu 17. Kí hiệu bản đồ thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình là loại kí hiệu nào?

A. Hình học.

B. Đường.

C. Điểm.

D. Diện tích.

Câu 18. Cách đọc bản đồ đúng là

A. chỉ đọc từng dấu hiệu riêng lẻ, các yếu tố cơ bản nhất có trong bản đồ.

B. đọc từng dấu hiệu riêng lẻ kết hợp tìm ra mối quan hệ giữa các dấu hiệu.

C. chỉ đọc bảng chú giải và tỉ lệ bản đồ, bỏ qua các yếu tố trong bản đồ.

D. chú ý các yếu tố phụ của bản đồ như tỉ lệ bản đồ, tên bản đồ và kí hiệu.

Câu 19. Theo quy ước đầu bên phải trái của vĩ tuyến chỉ hướng nào sau đây?

A. Tây.

B. Đông.

C. Bắc.

D. Nam.

Câu 20. Bản đồ nào sau đây là bản đồ có tỉ lệ nhỏ?

A. 1: 100.000.

B. 1: 500.000.

C. 1: 10.000.

D. 1: 1.000.000.

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Em hãy xác định các sự kiện dưới đây thuộc thế kỉ nào? Cách thời điểm hiện tại (năm 2021) bao nhiêu năm?

Sự kiện

Thuộc thế kỉ nào?

Cách năm 2021

bao nhiêu năm?

Năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.

 

 

Năm 938, nhân dân Việt Nam chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (năm 938).

 

 

Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La.

 

 

Năm 1945, chế độ phong kiến ở Việt Nam sụp đổ.

 

 

Năm 1986, Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước.

 

 

Năm 2007, Việt Nam gia nhập tổ chức kinh tế thế giới (WTO).

 

 

Câu 2 (2,0 điểm): Tỉ lệ số và tỉ lệ thước khác nhau như thế nào? Hai địa điểm có khoảng cách thực tế là 25 km, thì trên bản đồ có tỉ lệ 1: 500 000, khoảng cách giữa hai địa điểm đó là bao nhiêu?

Đáp án đề thi Giữa học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí học lớp 6 - Đề số 1

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-B

2-A

3-D

4-A

5-C

6-C

7-A

8-D

9-B

10-C

11-A

12-C

13-A

14-B

15-D

16-C

17-C

18-B

19-A

20-D

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

(3,0 điểm)

- Sự kiện: Năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.

+ Thuộc thế kỉ: I

+ Cách năm hiện tại (năm 2021): 1981 năm.

0,5

- Sự kiện: Năm 938, nhân dân Việt Nam chiến thắng…

+ Thuộc thế kỉ: X

+ Cách năm hiện tại (năm 2021): 1083 năm.

0,5

- Sự kiện: Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô…

+ Thuộc thế kỉ: XI.

+ Cách năm hiện tại (năm 2021): 1011 năm.

0,5

- Sự kiện: Năm 1945, chế độ phong kiến ở Việt Nam…

+ Thuộc thế kỉ: XX

+ Cách năm hiện tại (năm 2021): 76 năm.

0,5

- Sự kiện: Năm 1986, Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới…

+ Thuộc thế kỉ: XX

+ Cách năm hiện tại (năm 2021): 35 năm.

0,5

- Sự kiện: năm 2007, Việt Nam gia nhập tổ chức kinh tế…

+ Thuộc thế kỉ: XXI.

+ Cách năm hiện tại (năm 2021): 14 năm.

0,5

2 (2,0 điểm)

* Sự khác nhau

- Tỉ lệ số: là một phân số luôn có tử là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.

- Tỉ lệ thước: Là tỉ lệ được vẽ dưới dạng thước đo tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực tế.

 

0,5

 

0,5

* Tính khoảng cách trên bản đồ

- Theo đề bài, ta có bản đồ có tỉ lệ 1: 500 000 nghĩa là cứ 1 cm trên bản đồ tương ứng với 500 000 cm trên thực tế và 25 km = 2 500 000 cm.

- Công thức: Khoảng cách thức tế = Khoảng cách hai địa điểm trên bản đồ x tỉ lệ bản đồ.

-> Khoảng cách giữa hai địa điểm đó trên bản đồ là: 2 500 000 : 500 000 = 5 (cm) trên bản đồ.

 

0,25

 

 

0,25

 

0,5

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Lịch sử và địa lí 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 2)

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Khoa học lịch sử là một ngành khoa học nghiên cứu về

A. quá trình hình thành và phát triển của Trái Đất.

B. các thiên thể trong vũ trụ.

C. quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người.

D. các loài động vật và thực vật trên Trái Đất.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc học lịch sử?

A. Biết được quá trình tiến hoá của muôn loài.

B. Quá trình hình thành và phát triển của mỗi ngành, lĩnh vực.

C. Đúc kết bài học kinh nghiệm của quá khứ để phục vụ cho hiện tại.

D. Biết được về cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ và dân tộc.

Câu 3. Tư liệu hiện vật là

A. đồ dùng mà thầy cô giáo em sử dụng để dạy học.

B. những lời mô tả về các hiện vật của người xưa được lưu truyền lại.

C. bản ghi chép, nhật kí hành trình của các nhà thám hiểm trong quá khứ.

D. di tích, đồ vật của người xưa còn được giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất

Câu 4. Sự tích Trầu cau thuộc loại hình tư liệu nào dưới đây?

A. Tư liệu chữ viết

B. Tư liệu truyền miệng

C. Tư liệu gốc

D. Tư liệu hiện vật

Câu 5. Người tối cổ đã xuất hiện cách ngày nay bao nhiêu năm?
A. Khoảng 5 - 6 triệu năm.                                  

B. Khoảng 4 triệu năm.

C. Khoảng 15 vạn năm.                                       

D. Khoảng 3 triệu năm.

Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của bộ lạc?

A. Gồm nhiều thị tộc sống cạnh nhau.

B. Đứng đầu bộ là là Tù trưởng.

C. Giữa các thị tộc có mối quan hệ gắn bó.

D. Sống thành từng bầy trong các hang động.

Câu 7. Quá trình tan rã của xã hội nguyên thuỷ ở Bắc Bộ Việt Nam đã trải qua các nền văn hoá khảo cổ nào

A. Phùng Nguyên, Đồng Nai, Sa Huỳnh.

B. Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun.

C. Sa Huỳnh, Đồng Đậu, Gò Mun.

D. Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, Gò Mun.

Câu 8. Việc sử dụng công cụ kim loại đã đưa tới nhiều chuyển biến trong đời sống kinh tế của con người, ngoại trừ việc

A. khai phá được nhiều vùng đất mới.                 

B. xuất hiện nhiều ngành, nghề mới.

C. năng suất lao động tăng lên.                  

D. xuất hiện các gia đình phụ hệ.

Câu 9. Ai Cập cổ đại được hình thành ở lưu vực

A. sông Nin. 

B. sông Hằng.

C. sông Ấn. 

D. sông Dương Tử.

Câu 10: Điều kiện tự nhiên nào dưới đây không phải là cơ sở hình thành các quốc gia ở Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại?

A. Có nhiều con sông lớn.

B. Đất phù sa màu mỡ, tơi xốp, dễ canh tác.

C. Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.

D. Vùng ven biển có nhiều vũng, vịnh sâu, kín gió.

Câu 11. Hai con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nên văn minh Ấn Độ là

A. Hoàng Hà và Trường Giang.                           

B. sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rát.

C. sông Nin và sông Ti-gơ-rơ.                    

D. sông Ấn và sông Hằng.

Câu 12. Nhà nước đầu tiên của người Trung Quốc xuất hiện ở

A. đồng bằng Hoa Bắc.                              

B. đồng bằng Hoa Nam.

C. lưu vực Trường Giang.                                     

D. lưu vực Hoàng Hà.

Câu 13. Để xác định hướng khi đang ở ngoài thực địa, chúng ta sử dụng công cụ nào sau đây?

A. Địa bàn.

B. Khí áp kế.

C. Nhiệt kế.

D. Sách, vở.

Câu 14. Trên quả Địa cầu, nếu cứ cách 100, ta vẽ một kinh tuyến thì có tất cả bao nhiêu kinh tuyến?

A. 18.         

B. 20.          

C. 36.          

D. 30.

Câu 15. Việt Nam có hệ tọa độ (8034’B, 102009’Đ). Nhận định nào sau đây đúng với vị trí địa lí của Việt Nam?

A. Việt Nam nằm ở bán cầu Nam và nửa cầu Tây.

B. Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc và nửa cầu Đông.

C. Việt Nam nằm ở bán cầu Bắc và nửa cầu Tây.

D. Việt Nam nằm ở bán cầu Nam và nửa cầu Đông.

Câu 16. Kinh độ và vĩ độ của một điểm gọi là số độ chỉ khoảng cách từ

A. hướng Bắc đến Nam.

B. cực Bắc xuống cực Nam.

C. Xích đạo đến hai cực.

D. kinh tuyến đến vĩ tuyến.

Câu 17. Dạng kí hiệu nào sau đây không được sử dụng trong phương pháp kí hiệu?

A. Tượng hình.

B. Tượng thanh.

C. Chữ.

D. Hình học.

Câu 18. Điểm đầu tiên cần làm khi đọc hiểu nội dung của một bản đồ bất kì là

A. đọc bản chú giải.

B. tìm phương hướng.

C. xem tỉ lệ bản đồ.

D. đọc đường đồng mức.

Câu 19. Kí hiệu bản đồ thể hiện chính xác đối tượng là dạng hình học hoặc tượng hình là loại kí hiệu nào?

A. Đường.

B. Hình học.         

C. Điểm.

D. Diện tích.

Câu 20. Gió mùa mùa hạ thổi vào Việt Nam theo hướng nào sau đây?

A. Đông Bắc.

B. Tây Bắc.

C. Đông Nam.

D. Tây Nam.

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Em hãy xác định các sự kiện dưới đây thuộc thế kỉ nào? Cách thời điểm hiện tại (năm 2021) bao nhiêu năm?

Sự kiện

Thuộc thế kỉ nào?

Cách năm 2021

bao nhiêu năm?

Năm 221 TCN, nhà Tần thống nhất Trung Quốc.

 

 

Năm 179 TCN, nước Âu lạc bị sáp nhập vào lãnh thổ Nam Việt.

 

 

Năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.

 

 

Năm 1010, Lý Thái tổ rời đô từ Hoa Lư về Đại La.

 

 

Năm 1258, cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông cổ của nhà Trần giành thắng lợi.

 

 

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam.

 

 

Câu 2 (2,0 điểm): Trên bản đồ hành chính có tỉ lệ 1: 6 000 000, khoảng cách giữa Thủ đô Hà Nội tới thành phố Hải Phòng và thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) lần lượt là 1,5 cm và 5 cm, vậy trên thực tế hai thành phố đó cách Thủ đô Hà Nội bao nhiêu ki-lô-mét?

Đáp án đề thi Giữa học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí học lớp 6 - Đề số 2

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-C

2-D

3-D

4-B

5-A

6-D

7-B

8-D

9-A

10-D

11-D

12-D

13-A

14-C

15-B

16-D

17-B

18-A

19-C

20-D

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

(3,0 điểm)

- Sự kiện: năm 221 TCN, nhà Tần thống nhất Trung Quốc.

+ Thuộc thế kỉ: III TCN.

+ Cách năm hiện tại (năm 2021): 2242 năm.

0,5

- Sự kiện: năm 179 TCN, nước Âu lạc bị....

+ Thuộc thế kỉ: II TCN.

+ Cách năm hiện tại (năm 2021): 2040 năm.

0,5

- Sự kiện: năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.

+ Thuộc thế kỉ: I.

+ Cách năm hiện tại (năm 2021): 1981 năm.

0,5

- Sự kiện: 1010, Lý Thái tổ rời đô từ Hoa Lư về Đại La.

+ Thuộc thế kỉ: XI.

+ Cách năm hiện tại (năm 2021): 1011 năm.

0,5

- Sự kiện: năm 1258, cuộc kháng chiến chống...

+ Thuộc thế kỉ: XIII.

+ Cách năm hiện tại (năm 2021): 763 năm.

0,5

- Sự kiện: năm 1858, thực dân Pháp nổ súng

+ Thuộc thế kỉ: XIX.

+ Cách năm hiện tại (năm 2021): 163 năm.

0,5

2

(2,0 điểm)

- Theo đề bài, ta có tỉ lệ 1: 6 000 000 nghĩa là cứ 1 cm trên bản đồ tương ứng với 6 000 000 cm trên thực tế.

- Công thức: Khoảng cách thức tế = Khoảng cách hai địa điểm trên bản đồ x tỉ lệ bản đồ.

- Áp dụng công thức, ta có:

+ Khoảng cách giữa Hà Nội và Hải Phòng là: 1,5 x 6 000 000 = 9 000 000 (cm) = 90 km.

+ Khoảng cách giữa Hà Nội và TP. Vinh là: 5 x 6 000 000 = 30 000 000 (cm) = 300 km.

0,25

 

0,25

 

0,75

 

0,75

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Lịch sử và địa lí 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 3)

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Lịch sử được hiểu là

A. tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.

B. những chuyện cổ tích được kể truyền miệng.

C. sự tưởng tượng của con người về quá khứ của mình.

D. những bản ghi chép hay tranh, ảnh còn đươc lưu giữ lại.

Câu 2. Học lịch sử giúp chúng ta biết được

A. quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông.

B. sự biến đổi theo thời gian của khí hậu Trái Đất.

C. quá trình sinh trưởng của tất cả các loài sinh vật.

D. những khó khăn hiện tại mà nhân loại phải đối mặt.

Câu 3. Tư liệu hiện vật là

A. đồ dùng mà thầy cô giáo em sử dụng để dạy học.

B. những lời mô tả về các hiện vật của người xưa được lưu truyền lại.

C. bản ghi chép, nhật kí hành trình của các nhà thám hiểm trong quá khứ.

D. di tích, đồ vật của người xưa còn được giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.

Câu 4. Sự tích Quả dưa hấu thuộc loại hình tư liệu nào dưới đây?

A. Tư liệu chữ viết.

B. Tư liệu truyền miệng.

C. Tư liệu gốc.

D. Tư liệu hiện vật.

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 có đáp án (4 đề) | Chân trời sáng tạo
 

Câu 5.Người đứng thẳng (Homo Erectus) thuộc nhóm nào dưới đây?

A. Vượn cổ. 

B. Người tối cổ. 

C. Người tinh khôn.

D. Người thông minh.

Câu 6. Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người là

A. làng bản.                             

B. thị tộc. 

C. bầy người.                           

D. bộ lạc.

Câu 7. Công cụ lao động bằng chất liệu nào đã giúp người nguyên thuỷ mở rộng địa bàn cư trú?

A. Đá. 

B. Gỗ. 

C. Kim loại.

D. Nhựa.

Câu 8. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tác động của việc sử dụng công cụ kim loại tới đời sống của người nguyên thủy?

A. Giúp con người khai phá đất hoang, mở rộng diện tích trồng trọt.

B. Giúp thúc đẩy năng suất lao động, tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều cho xã hội.

C. Làm xuất hiện của cải dư thừa, dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội.

D. Dẫn tới sự tan rã của bầy người nguyên thuỷ và hình thành công xã thị tộc.

Câu 9. Ai Cập cổ đại nằm ở khu vực nào hiện nay?

A. Đông Bắc châu Phi. 

B. Đông Nam châu Phi.

C. Tây Bắc Châu Phi.

D. Tây Nam châu Phi.

Câu 10Cư dân Ai Cập và Lưỡng Hà có điểm chung nào về thành tựu văn hoá?

A. Tôn thờ rất nhiều vị thần tự nhiên.

B. Viết chữ trên giấy Pa-pi-rút.

C. Viết chữ trên những tấm đất sét ướt.

D. Xây dựng nhiều kim tự tháp.

Câu 11. Ngày nay, các chữ số từ 0 đến 9 do người Ấn Độ phát minh còn được gọi là hệ số nào?

A. Số Ấn Độ. 

B. Số Ả Rập. 

C. Số Hy Lạp.

D. Số Ai Cập.

Câu 12. Những con sông nào có vai trò quan trọng đối với sự hình thành nền văn minh Trung Quốc?

A. Sông Nin và sông Hằng.

B. Sông Ấn và sông Hằng.

C. Hoàng Hà và Trường Giang. 

D. Sông Ti-grơ và sông Ơ-phrát.

Câu 13. Kí hiệu đường thể hiện

A. ranh giới.         

B. cảng biển.

C. sân bay.

D. ngọn núi.

Câu 14. Kí hiệu bản đồ có mấy dạng kí hiệu?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 15. Khi biểu hiện các vùng trồng trọt và chăn nuôi thường dùng loại ký hiệu nào sau đây?

A. Hình học.

B. Tượng hình.

C. Điểm.

D. Diện tích.

Câu 16. Theo quy ước đầu phía dưới của kinh tuyến gốc chỉ hướng nào sau đây?

A. Tây.

B. Đông.

C. Bắc.

D. Nam.

Câu 17. Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ

A. mức độ thu nhỏ khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực địa.

B. độ chính xác về vị trí các đối tượng trên bản đồ so với thực địa.

C. khoảng cách thu nhỏ nhiều hay ít các đối tượng trên quả Địa cầu.

D. độ lớn của các đối tượng trên bản đồ so với ngoài thực địa.

Câu 18. Trong học tập, lược đồ trí nhớ không có vai trò nào sau đây?

A. Giúp học địa lí thú vị hơn nhiều.

B. Hỗ trợ nắm vững các kiến thức địa lí.

C. Hạn chế không gian vùng đất sống.       

D. Vận dụng vào đời sống đa dạng hơn.

Câu 19. Muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào

A. mép bên trái tờ bản đồ.

B. mũi tên chỉ hướng đông bắc.

C. các đường kinh, vĩ tuyến.

D. bảng chú giải, kí hiệu bản đồ.

Câu 20. Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) gọi là

A. kinh tuyến Đông.

B. kinh tuyến gốc.

C. kinh tuyến 1800.

D. kinh tuyến Tây.

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Em hãy xác định các sự kiện dưới đây thuộc thế kỉ nào? Cách thời điểm hiện tại (năm 2021) bao nhiêu năm?

Sự kiện

Thuộc thế kỉ nào?

Cách năm 2021

bao nhiêu năm?

Năm 539 TCN, người Ba Tư xâm lược Lưỡng Hà.

 

 

Năm 221 TCN, Tần Doanh Chính lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Tần Thủy Hoàng.

 

 

Năm 30 TCN, người La Mã xâm chiếm Ai Cập, Nhà nước Ai Cập cổ đại sụp đổ.

 

 

Năm 27 TCN, dưới thời của Ốc-ta-vi-út, La Mã chuyển sang hình thức nhà nước đế chế.

 

 

Năm 248, tại vùng Cửu Chân (Thanh Hóa), Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa.

 

 

Mùa xuân năm 542, Lý Bí lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đánh chiếm Long Biên, làm chủ Giao Châu.

 

 

Câu 2 (2,0 điểm): Khi thể hiện các đối tượng: sông, mỏ khoảng sản, vùng trồng rừng, ranh giới tỉnh, nhà máy trên bản đồ người ta dùng loại kí hiệu nào? Em hãy vẽ mô phỏng các kí hiệu trên? 

Đáp án đề thi Giữa học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí học lớp 6 - Đề số 3

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-A

3-D

4-B

5-C

6-C

7-C

8-D

9-A

10-A

11-B

12-C

13-A

14-C

15-D

16-D

17-A

18-C

19-C

20-B

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

(3,0 điểm)

- Sự kiện: Năm 539 TCN, người Ba Tư xâm lược Lưỡng Hà.

+ Thuộc thế kỉ: VI TCN.

+ Cách năm hiện tại (năm 2021): 2560 năm.

0,5

- Sự kiện: năm 221 TCN, Tần Doanh Chính lên ngôi hoàng đế,…

+ Thuộc thế kỉ: III TCN.

+ Cách năm hiện tại (năm 2021): 2242 năm.

0,5

- Sự kiện: năm 30 TCN, người La Mã xâm chiếm Ai Cập,…

+ Thuộc thế kỉ: I TCN.

+ Cách năm hiện tại (năm 2021): 2051 năm.

0,5

- Sự kiện: năm 27 TCN, dưới thời của Ốc-ta-vi-út,…

+ Thuộc thế kỉ: I TCN.

+ Cách năm hiện tại (năm 2021): 2048 năm.

0,5

- Sự kiện: năm 248, tại vùng Cửu Chân (Thanh Hóa),…

+ Thuộc thế kỉ: III.

+ Cách năm hiện tại (năm 2021): 1773 năm.

0,5

- Sự kiện: mùa xuân năm 542, Lý Bí lãnh đạo nhân dân…

+ Thuộc thế kỉ: VI.

+ Cách năm hiện tại (năm 2021): 1479 năm.

0,5

2

(2,0 điểm)

Kí hiệu mô tả các đối tượng sông, mỏ khoảng sản, vùng trồng rừng, ranh giới tỉnh, nhà máy trên bản đồ:

- Kí hiệu đường: ranh giới tỉnh.

- Kí hiệu điểm: mỏ khoáng sản, nhà máy.

- Kí hiệu vùng: vùng trồng rừng, sông.

[Năm 2021] Đề thi Giữa kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 có đáp án (4 đề) | Chân trời sáng tạo

 

 

0,25

0,25

0,5

1,0

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Lịch sử và địa lí 6

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Giữa học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 Chân trời sáng tạo có đáp án - (Đề số 4)

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Câu 1. Lịch sử là

A. những gì đã diễn ra trong quá khứ.

B. các hoạt động của con người trong tương lai.

C. những gì sẽ diễn ra trong tương lai.

D. các hoạt động của con người đang diễn ra ở hiện tại.

Câu 2. Học lịch sử giúp chúng ta biết được

A. quá trình sinh trưởng của tất cả các loài sinh vật.

B. cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước.

C. những khó khăn hiện tại mà nhân loại phải đối mặt.

D. sự biến đổi theo thời gian của khí hậu Trái Đất.

Câu 3. Tư liệu truyền miệng là

A. tư liệu được ra đời cùng thời gian và không gian của sự kiện lịch sử.

B. những bản ghi chép, sách, báo, nhật kí… phản ánh sự kiện lịch sử.

C. những câu truyện, ca dao… được truyền từ đời này qua đời khác.

D. những di tích, công trình hay đồ vật… do người xưa sáng tạo ra.

Câu 4. Tư liệu gốc có giá trị tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử vì 

A. ghi lại được những câu chuyện truyền từ đời này qua đời khác.

B. bổ sung và thay thế được tư liệu hiện vật và chữ viết.

C. cung cấp được những thông tin đầu tiên, gián tiếp về sự kiện lịch sử. 

D. cung cấp những thông tin đầu tiên, trực tiếp về sự kiện lịch sử.

Câu 5. Quá trình tiến hoá từ vượn người thành người trên Trái Đất lần lượt trải qua các dạng

A. vượn người => Người tối cổ => Người tinh khôn.

B. vượn người => Người tinh khôn => Người tối cổ. 

C. Người tối cổ => vượn người => Người tinh khôn.

D. Người tinh khôn => vượn người => Người tối cổ.

Câu 6. Đời sống tinh thần của người nguyên thuỷ biểu hiện qua việc 

A. sùng bái “vật tổ”. 

B. chế tác công cụ lao động.

C. hợp tác săn bắt thú rừng.

D. cư trú ven sông, suối.

Câu 7. Trong buổi đầu thời đại kim khí, loại kim loại nào được sử dụng sớm nhất?

A. Sắt.

B. Đồng thau.

C. Đồng đỏ.

D. Thiếc.

Câu 8. Việc sử dụng công cụ kim loại đã đưa tới nhiều chuyển biến trong đời sống kinh tế của con người, ngoại trừ việc

A. năng suất lao động tăng lên.                  

B. xuất hiện các gia đình mẫu hệ.

C. khai phá được nhiều vùng đất mới.                 

D. xuất hiện nhiều ngành, nghề mới.

Câu 9. Hai con sông có tác động đến sự hình thành nền văn minh Lưỡng Hà là

A. sông Ti-grơ và sống ơ-phrát. 

B. sống Ấn và sông Hằng.

C. Hoàng Hà và Trường Giang. 

D. sông Nin và sông Ti-grơ. 

Câu 10: Người Ai Cập ướp xác để

A. làm theo ý thần linh. 

B. gia đình được giàu có.

C. đợi linh hồn tái sinh. 

D. người chết được lên thiên đàng.

Câu 11. Ấn Độ là quê hương của hai tôn giáo lớn nào dưới đây?

A. Hồi giáo và Hin-đu giáo. 

B. Hin-đu giáo và Phật giáo.

C. Hồi giáo và Thiên Chúa giáo. 

D. Phật giáo và Hồi giáo. 

Câu 12. Tác phẩm văn học nào nổi tiếng nhất ở Trung Quốc dưới thời Xuân Thu?

A. Ly tao.

B. Cửu ca.

C. Thiên vấn.

D. Kinh Thi.

Câu 13. Yếu tố nào sau đây là thành phần của tự nhiên?

A. Trường, lớp.

B. Văn hóa.

C. Nhà xưởng.

D. Sinh vật.

Câu 14. Nếu cách 10 ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu sẽ có bao nhiêu kinh tuyến?

A. 361.

B. 180.

C. 360.

D. 181.

Câu 15. Đường kinh tuyến gốc 00 đi qua đài thiên văn Grin-uýt thuộc quốc gia nào sau đây?

A. Đức.

B. Ý.

C. Anh.

D. Nga.

Câu 16. Chúng ta có thể xác định được vị trí của mọi điểm trên bản đồ là nhờ

A. vai trò của hệ thống kinh, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu.

B. đặc điểm phương hướng các đối tượng địa lí trên bản đồ.

C. số lượng các đối tượng địa lí được sắp xếp trên bản đồ.

D. mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.

Câu 17. Kí hiệu bản đồ có mấy loại?

A. 4.

B. 3.

C. 1.

D. 2.

Câu 18. Để thể hiện ranh giới quốc gia, người ta dùng kí hiệu nào sau đây?

A. Đường.

B. Điểm.

C. Diện tích.         

D. Hình học.

Câu 19. Trước khi sử dụng bản đồ phải nghiên cứu rất kĩ phần

A. kí hiệu bản đồ.

B. tỉ lệ bản đồ.

C. bảng chú giải và kí hiệu.

D. bảng chú giải.

Câu 20. Bản đồ là

A. hình vẽ thu nhỏ chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

B. hình vẽ thu nhỏ kém tuyệt đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

C. hình vẽ thu nhỏ kém chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

D. hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất.

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Em hãy xác định các sự kiện dưới đây thuộc thế kỉ nào? Cách thời điểm hiện tại (năm 2021) bao nhiêu năm?

Sự kiện

Thuộc thế kỉ nào?

Cách năm 2021

bao nhiêu năm?

Năm 248, khởi nghĩa Bà Triệu.

 

 

Năm 938, Ngô Quyền chỉ huy quân dân chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

 

 

Năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra nhà Lý.

 

 

Năm 1288, quân dân Đại Việt chiến thắng quân Nguyên trên sông Bạch Đằng.

 

 

Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

 

 

Năm 1986, Việt Nam tiến hành đổi mới đất nước.

 

 

Câu 2 (2,0 điểm): Hãy kể tên 5 đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu: điểm, đường, diện tích.

Đáp án đề thi Giữa học kì 1 Lịch Sử và Địa Lí học lớp 6 - Đề số 4

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

1-A

2-B

3-C

4-D

5-A

6-A

7-C

8-B

9-A

10-C

11-B

12-D

13-D

14-C

15-C

16-A

17-B

18-A

19-C

20-D

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

(3,0 điểm)

- Sự kiện: năm 248, khởi nghĩa Bà Triệu.

+ Thuộc thế kỉ: III.

+ Cách năm hiện tại (năm 2021): 1773 năm.

0,5

- Sự kiện: năm 938, Ngô Quyền chỉ huy quân dân chiến thắng…

+ Thuộc thế kỉ: X.

+ Cách năm hiện tại (năm 2021): 1083 năm.

0,5

- Sự kiện: năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra nhà Lý.

+ Thuộc thế kỉ: XI.

+ Cách năm hiện tại (năm 2021): 1012 năm.

0,5

- Sự kiện: năm 1288, quân dân Đại Việt chiến thắng…

+ Thuộc thế kỉ: XIII.

+ Cách năm hiện tại (năm 2021): 733 năm.

0,5

- Sự kiện: năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

+ Thuộc thế kỉ: XX.

+ Cách năm hiện tại (năm 2021): 91 năm.

0,5

- Sự kiện: năm 1986, Việt Nam tiến hành đổi mới đất nước…

+ Thuộc thế kỉ: XX

+ Cách năm hiện tại (năm 2021): 35 năm.

0,5

2

(2,0 điểm)

Một số đối tượng địa lí được thể hiện bằng các loại kí hiệu là:

- Kí hiệu điểm: Vườn quốc gia, cao su, trâu bò, lợn, thiếc, sắt…

- Kí hiệu đường: Đường máy bay, dòng biển, di cư, hướng di chuyển của bão, ranh giới quốc gia…

- Diện tích: Bãi tôm, bãi cá, vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp, mật độ dân số...

 

0,5

0,75

0,75

1324
  Tải tài liệu