
Phan Hữu Nghĩa
Bạc đoàn
340
68
Câu trả lời của bạn: 19:57 06/12/2023
Liên Xô kiên định ủng hộ ta nhưng chú trọng nhiều hơn tới các vấn đề châu Âu, có phần thụ động và “khoán” các vấn đề Viễn Đông cho Trung Quốc.
“Qua các tư liệu có được có thể thấy lúc ấy Liên Xô kiên định ủng hộ ta nhưng chú trọng nhiều hơn tới các vấn đề châu Âu, có phần thụ động và “khoán” các vấn đề Viễn Đông cho Trung Quốc.
Như vậy là Hội nghị Genève về Đông Dương xuất phát từ nhu cầu của các nước lớn. Vấn đề Việt Nam, Lào, Campuchia đã được sử dụng để phục vụ những lợi ích và sự dàn xếp của họ”.(nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan)
Khẩu hiệu đặt bên bờ bắc cầu Hiền Lương những năm tháng đất nước bị chia cắt - Ảnh: LIFE
Nhân kỷ niệm 60 năm ký kết Hiệp định Genève, Tuổi Trẻ giới thiệu bài viết của nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan nhìn lại và phân tích về sự kiện này.
Như bất kỳ sự kiện lịch sử nào, Hiệp định Genève (ký kết ngày 20-7-1954) cũng có nét đậm, nét nhạt. Thời gian càng lùi xa thì những nét ấy càng nổi rõ hơn nhờ những tư liệu mới được công bố, nhờ những cách nhìn sáng rõ hơn và nhất là được cuộc sống kiểm nghiệm.
Có một thực tế là bên cạnh sự đồng thuận về những kết quả nhãn tiền của hội nghị, suốt 60 năm qua vẫn dai dẳng một số suy tư, thắc mắc. Ta hãy thử nhìn lại xem đó là những điều gì?
Vai trò của Trung Quốc
Lúc đầu Hội nghị Genève do các nước lớn là Liên Xô, Anh, Pháp và Mỹ triệu tập để bàn về các vấn đề châu Âu là chính.
"Trong quá trình chuẩn bị và tiến hành đàm phán, phía ta từng đưa ra các phương án về khu vực đình chiến và tập kết quân như giới tuyến tạm thời chạy theo vĩ tuyến 13 (khoảng tỉnh Phú Yên) hoặc vĩ tuyến 14 (khoảng Bình Định). Lúc đầu, Trung Quốc đưa ra vĩ tuyến 16 (khoảng dưới Đà Nẵng) nhưng cuối cùng đã lấy vĩ tuyến 17 (Quảng Trị) làm giới tuyến"
Vào đầu những năm 1950, cuộc “chiến tranh lạnh” ở vào đỉnh điểm với cuộc chạy đua vũ trang căng thẳng, nhất là về vũ khí hạt nhân. Hai nhà nước Đức: Cộng hòa dân chủ ở phía đông, Cộng hòa liên bang ở phía tây ra đời; các nước phương Tây lập ra khối NATO, các nước xã hội chủ nghĩa lập ra khối Vacxava...
Nói một cách khác, hình hài cục diện “hai phe, hai cực” đã lộ rõ và an bài. Cũng vào lúc này đã diễn ra hai cuộc “chiến tranh nóng” là chiến tranh Triều Tiên (1951-1953) và chiến tranh Đông Dương (từ năm 1946) phần nào phản ánh sự đối đầu giữa hai phe.
Vào nửa đầu những năm 1950, ở cả hai phe đều diễn ra một số thay đổi quan trọng.
Ở Liên Xô, nhà lãnh đạo tối cao Stalin từ trần vào năm 1952, tình hình chính trị và kinh tế khó khăn, ban lãnh đạo mới chủ trương hòa hoãn với phương Tây, đề ra chính sách đối ngoại “chung sống hòa bình, thi đua hòa bình và quá độ hòa bình” (tức là các nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa chung sống hòa bình với nhau, hai bên thi đua hòa bình để phát triển, sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội thực hiện bằng con đường hòa bình).
Pháp chịu thất bại ngày càng nghiêm trọng trong cuộc chiến Đông Dương đưa tới khủng hoảng nội bộ hết sức sâu sắc, đòi hỏi phải tìm ra lối thoát. Nước Anh suy yếu nhiều, lại phải đối mặt với phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa của Anh nên cũng có yêu cầu hòa hoãn ở châu Âu.
Riêng Mỹ muốn thao túng Tây Âu, duy trì đối đầu căng thẳng với Liên Xô nhưng cũng không thể đứng ngoài những thu xếp giữa Liên Xô và Tây Âu.
Trong bối cảnh đó, Liên Xô và Tây Âu, sau đó cả Mỹ thỏa thuận triệu tập Hội nghị Berlin (từ ngày 25-1-1954 đến 18-2-1954) để giải quyết các vấn đề ở châu Âu, chủ yếu là vấn đề Đức. Tham gia Hội nghị Berlin có ngoại trưởng Mỹ, ngoại trưởng Anh, ngoại trưởng Pháp và ngoại trưởng Liên Xô.
Tuy nhiên, do lập trường quá khác nhau nên họ không đi đến thỏa thuận nào, bèn quay sang bàn hai vấn đề ở “ngoại vi” là vấn đề Triều Tiên và vấn đề Đông Dương. Sau khi kết thúc Hội nghị Berlin không đạt được kết quả, Liên Xô, Anh, Pháp và Mỹ đã lên kế hoạch tổ chức tiếp Hội nghị Genève.
Và vai trò của Trung Quốc xuất hiện ở đây. Với lập luận không thể thảo luận các vấn đề Viễn Đông nếu không có Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Liên Xô yêu cầu mời Trung Quốc tham dự. Các nước phương Tây cần Trung Quốc để giải quyết vấn đề Triều Tiên.
Riêng Anh có vấn đề Hong Kong và cần thị trường Trung Quốc. Pháp cần vai trò Trung Quốc trong một giải pháp cho vấn đề Đông Dương. Mỹ miễn cưỡng phải chấp nhận để Trung Quốc tham gia hội nghị nhưng “không bắt tay” với Trung Quốc theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen (trưởng đoàn Mỹ John Foster Dulles không bắt tay trưởng đoàn Trung Quốc Chu Ân Lai).
Được chính thức tham dự một hội nghị quốc tế như vậy quả là một món quà vô giá đối với Trung Quốc lúc đó còn bị cô lập về chính trị, chưa lấy lại được vị trí ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nên Trung Quốc chủ trương tích cực tham gia nhằm “tạo thuận lợi cho việc mở ra con đường hiệp thương giữa các nước lớn để giải quyết các tranh chấp quốc tế” như đề án tham dự Hội nghị Genève của ban lãnh đạo Trung Quốc đã xác định.
Nói nôm na thì Trung Quốc tham dự hội nghị để xác lập vai trò nước lớn của mình trong việc giải quyết các công việc quốc tế, thiết lập quan hệ ngoại giao và kinh tế với các nước phương Tây.
Nhân đây cần phải nói rằng qua các tư liệu có được có thể thấy lúc ấy Liên Xô kiên định ủng hộ ta nhưng chú trọng nhiều hơn tới các vấn đề châu Âu, có phần thụ động và “khoán” các vấn đề Viễn Đông cho Trung Quốc.
Như vậy Hội nghị Genève về Đông Dương xuất phát từ nhu cầu của các nước lớn. Vấn đề Việt Nam, Lào, Campuchia đã được sử dụng để phục vụ những lợi ích và sự dàn xếp của họ.
Việt Nam bị chia làm 2 miền
Căn cứ vào các văn kiện chính thức và phát biểu của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta thời kỳ đó, có thể thấy ta cũng chủ trương mở ra mặt trận ngoại giao bên cạnh mặt trận quân sự và tiến hành cải cách ruộng đất.
Bài trả lời phỏng vấn ngày 26-11-1953 của Hồ Chủ tịch cho tờ báo Expressen của Thụy Điển đã gây tiếng vang lớn, trong đó Người nói rõ: “Nếu Chính phủ Pháp đã rút ra được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình thì nhân dân và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa sẵn sàng tiếp ý muốn đó”.
Sự điều chỉnh sách lược ấy bắt nguồn từ chỗ phân tích tương quan lực lượng trên chiến trường và tình hình quốc tế, trong đó nội bộ nước Pháp chính quyền khủng hoảng sâu sắc, phong trào phản chiến dâng cao, Mỹ lăm le trực tiếp tham chiến ở Đông Dương, Liên Xô và Trung Quốc là hai nước chủ yếu cung cấp viện trợ cho ta muốn “làm tình hình thế giới bớt căng thẳng, đó là lo lắng chính của phe ta hiện nay...” như Tổng bí thư Trường Chinh lúc bấy giờ đánh giá.
Chủ trương đi vào thương lượng, ta kiên trì lập trường “bốn điểm như những cái khâu của một sợi dây chuyền ngoắc vào nhau, không thể tách rời nhau” như Tổng bí thư Trường Chinh nhấn mạnh.
Đó là: “Độc lập là độc lập thật sự và hoàn toàn của dân tộc”, “Thống nhất là thống nhất quốc gia, toàn bộ lãnh thổ nước ta là của ta (Miên, Lào cũng vậy vì Miên - Lào cũng thống nhất trong độc lập và hòa bình)”, “Chế độ dân chủ cộng hòa có tính chất dân chủ, không thể xâm phạm được” và “Hòa bình là hòa bình chân chính”.
Vì sao đất nước bị chia cắt do kết quả của Hội nghị Genève? Có lẽ đây là câu hỏi day dứt nhất khi nói tới sự kiện lịch sử này.
Điều đó cũng dễ hiểu vì tình trạng đất nước bị chia cắt đã gây ra biết bao đau thương, mất mát cho dân tộc ta, chỉ 20 năm sau nước nhà mới thống nhất, giang sơn mới được thu về một mối.
Trong lịch sử, mỗi khi thỏa thuận về một cuộc đình chiến hoặc phân chia vùng ảnh hưởng người ta thường phải thỏa thuận khu vực chiếm đóng của các bên liên quan.
Thực tế ấy đã diễn ra ở nhiều nơi, trong đó có việc chia cắt nước Đức, bán đảo Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Về Việt Nam lúc bấy giờ có ba phương án được xem xét: một là quân Pháp rút về những vị trí họ đóng quân trước khi nổ ra chiến tranh cuối năm 1946, hai là các bên ở đâu đóng ở đấy với một số sự điều chỉnh và ba là phân chia vùng tập kết.
Các nước lớn chọn phương án theo hình mẫu Triều Tiên, trong đó Trung Quốc đóng vai trò lớn. Bằng chứng là tháng 8-2008, Nhà xuất bản của Đảng Cộng sản Trung Quốc xuất bản cuốn Chu Ân Lai và Hội nghị Genève của tác giả Tiền Giang công bố rất nhiều tư liệu mới, trong đó tác giả đã trích đăng bức điện ngày 2-3-1954 của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc gửi Trung ương Đảng ta đề nghị: “Nếu muốn đình chiến, tốt nhất nên có một giới tuyến tương đối cố định, có thể bảo đảm được một khu vực tương đối hoàn chỉnh. Trên thực tế, giới tuyến đình chiến hôm nay có thể trở thành ranh giới chia cắt trong ngày mai... Đường giới tuyến này càng xuống phía Nam càng tốt. Có thể tham khảo vĩ tuyến 16 độ bắc” (tư liệu này còn được trích dẫn trong cuốn Cuộc đời Chu Ân Lai do Nhà xuất bản Nhân Dân Trung Quốc xuất bản năm 1997).
Trong quá trình chuẩn bị và tiến hành đàm phán, phía ta từng đưa ra các phương án về khu vực đình chiến và tập kết quân như giới tuyến tạm thời chạy theo vĩ tuyến 13 (khoảng tỉnh Phú Yên) hoặc vĩ tuyến 14 (khoảng Bình Định). Lúc đầu, Trung Quốc đưa ra vĩ tuyến 16 như trên đã nói (khoảng dưới Đà Nẵng) nhưng cuối cùng đã lấy vĩ tuyến 17 (Quảng Trị) làm giới tuyến.
Qua những tư liệu trên có thể thấy ý tưởng vạch giới tuyến xuất phát từ đâu và thậm chí ngay từ đầu người ta đã quan niệm đó không phải là giới tuyến tạm thời, mà là ranh giới chia cắt!
Câu trả lời của bạn: 19:56 06/12/2023
Câu trả lời của bạn: 16:57 06/12/2023
Hình tượng người phụ nữ trong ca dao Nam Bộ có những đặc điểm sau:
1. Mẫu người phụ nữ trong ca dao Nam Bộ thường được miêu tả là đẹp, tinh tế và nữ tính. Những ca dao thường nhắc đến vẻ đẹp của người phụ nữ, từ ngoại hình cho đến vẻ đẹp tâm hồn.
2. Người phụ nữ trong ca dao Nam Bộ thường được cho là hiền lành, tốt bụng và chăm sóc gia đình. Họ làm mẹ, làm vợ và là người trụ cột trong gia đình.
3. Người phụ nữ trong ca dao Nam Bộ thường được miêu tả là thông minh, sáng suốt và khôn ngoan. Họ có khả năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hàng ngày và có thể đưa ra lời khuyên hay giúp đỡ những người xung quanh.
4. Người phụ nữ trong ca dao Nam Bộ thường rất kiên cường và kiên nhẫn. Họ sống trong những hoàn cảnh khó khăn và đối mặt với những thử thách trong cuộc sống, nhưng vẫn luôn giữ nguyên lòng vững chắc và không chùn bước.
5. Ngoài ra, hình tượng người phụ nữ trong ca dao Nam Bộ còn đầy tính hài hước và dí dỏm. Những câu ca dao thường mang tính chất nhạo báng và châm biếm, nhưng không mất đi sự duyên dáng và sự thông minh của người phụ nữ.
Tuy nhiên, điều này chỉ là những nét chung của hình tượng người phụ nữ trong ca dao Nam Bộ. Mỗi đoạn ca dao có thể miêu tả một khía cạnh khác nhau của người phụ nữ, tùy thuộc vào nội dung và ý nghĩa mà tác giả muốn truyền đạt.
Những phẩm chất nổi bật của hình tượng người phụ nữ trong ca dao Nam Bộ là gì?
1. Người phụ nữ trong ca dao Nam Bộ thường được miêu tả là đẹp, duyên dáng và tinh tế. Họ có thể được so sánh với hoa sen, cánh diều trắng hay nụ cười ngọt ngào. Như vậy, phẩm chất đầu tiên của hình tượng người phụ nữ trong ca dao là sự tươi đẹp và ân cần.
2. Tiếp theo, người phụ nữ trong ca dao Nam Bộ thường được mô tả là chu đáo và chăm sóc gia đình. Họ là người vợ thân thiết, mẹ yêu thương và người con hiếu thảo. Điều này cho thấy phẩm chất của hình tượng người phụ nữ trong ca dao là sự chăm chỉ, tận tụy và lương tâm.
3. Ngoài ra, người phụ nữ trong ca dao Nam Bộ còn được xem là những người thông minh, khéo léo và tử tế. Họ có khả năng giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định thông minh. Điều này gợi lên phẩm chất của hình tượng người phụ nữ trong ca dao là sự thông minh, sắc sảo và nhạy bén.
4. Cuối cùng, người phụ nữ trong ca dao Nam Bộ được coi là biểu tượng của sự mạnh mẽ và kiên cường. Dù đối mặt với khó khăn hay thử thách, họ luôn biết tìm cách vượt qua và trỗi dậy. Điều này cho thấy phẩm chất cuối cùng của hình tượng người phụ nữ trong ca dao là sự mạnh mẽ, kiên cường và kiên nhẫn.
Tổng hợp lại, những phẩm chất nổi bật của hình tượng người phụ nữ trong ca dao Nam Bộ là sự tươi đẹp và ân cần, sự chăm chỉ và tận tụy, sự thông minh và nhạy bén, cũng như sự mạnh mẽ và kiên cường. Đây là những đặc điểm tích cực của người phụ nữ trong văn hóa dân gian và được đánh giá cao trong ca dao Nam Bộ.
Câu trả lời của bạn: 16:55 06/12/2023
chọn b
Câu trả lời của bạn: 16:54 06/12/2023
Truyện cổ tích là một thể loại tiêu biểu của dòng văn học dân gian Việt Nam. Mỗi câu chuyện cổ là kết quả của trí tưởng tượng dân gian xoay quanh số phận, cuộc đời của những nhân vật là đại diện tiêu biểu cho các hạng người trong xã hội. Một trong những câu chuyện cổ tích hay được bao thế hệ học sinh yêu thích là truyện cổ Tấm Cám.
Đầu tiên, có thể thấy, bằng cách xây dựng chân dung các nhân vật cũng như những xung đột, mâu thuẫn xảy ra giữa họ, truyện đã phản ánh một lát cắt của hiện thực trong xã hội. Cuộc sống luôn tồn tại cả thiện- ác, có tốt đẹp cũng có xấu xa. Trong Tấm Cám, Tấm là nhân vật đại diện cho cái thiện, cái tốt được mọi người yêu mến, bênh vực. Ngược lại, Cám là một kẻ ích kỷ, hẹp hòi, tham lam và tàn độc, bị mọi người ghét bỏ. Giữa Tấm và Cám là hai nhân vật đối nghịch đại diễn cho hai thái cực tốt xấu trong xã hội. Mâu thuẫn giữa Tấm và Cám xảy ra cũng là khi cuộc đấu tranh giữ cái ác và cái thiện bắt đầu. Ban đầu chỉ là những xung đột, tranh giành về vật chất và tinh thần khuôn khổ gia đình. Sự việc ngày càng phát triển, mâu thuẫn càng ngày càng đẩy lên cao khi mẹ con Cám quyết tâm giết Tấm. Đây không phải là mâu thuẫn giữa cá nhân với cá nhân nữa mà còn là mâu thuẫn mang tính xã hội như vừa nói ở trên, xung đột giữa thiện- ác. Kết cục câu truyện Cám chết, Tấm có cuộc sống, hạnh phúc ấm êm bên vua cũng cho thấy được trong cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, cái ác luôn bị thua cuộc.
Trong câu chuyện, ta còn bắt gặp những chi tiết kì ảo, hoang đường, được thể hiện rõ nhất qua những lần biến hóa của Tấm: Tấm chết hóa thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi và quả thị thơm được bà lão bán nước mang về. Những chi tiết này không chỉ làm cho câu chuyện thêm phần thú vị, có sức hấp dẫn với người đọc mà qua đó còn thể hiện cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa cái thiện với cái ác. Dù hết lần này đến lần khác bị mẹ con Cám chèn ép, hủy diệt sự sống, Tấm vẫn không thôi từ bó khát khao sống, khát khao hạnh phúc của mình mà quyết đấu tranh tận cùng với mẹ con Cám, giành lại sự sống và hạnh phúc cho chính mình. Qua đó, tác giả dân gian đã bày tỏ rõ quan điểm: Trong bất kì xã hội nào, cũng không thể dung túng, tha thứ cho cái ác. Công lý sẽ thay phần chính nghĩa mà tiêu diệt cái ác, cái thiện lên ngôi và không bất kỳ thế lực nào có thể vùi dập được nó.
Hành động trả thù của Tấm thoạt tiên có vẻ lạnh lùng, tàn nhẫn, bởi người xưa có câu: "đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại", nhưng xét trong hoàn cảnh và ý nghĩa câu chuyện ta thấy đây là một hành động hợp logic. Mẹ con Cám bị Tấm trừng trị và nhận cái chết đích đáng cũng là lúc thiện lành chiến thắng, cái ác bị tận diệt đến cùng. Kết cục ấy phù hợp với mong muốn, ước mơ của nhân dân về một xã hội công bằng, công lý, xã hội mà con người sống theo lẽ phải " Ở hiền gặp hành, ở ác gặp ác".
Ngoài những bức thông điệp đầy ý nghĩa, Tấm Cám còn thể hiện rõ những đặc trưng của truyện cổ tích được thể hiện qua đề tài, chủ đề, cốt truyện, các chi tiết kì ảo hoang đường đầy thú vị. Nghệ thuật tương phản đối lập được thể hiện qua hành động của nhân vật cùng lối kể chuyện tự nhiên, theo trình tự thời gian cũng góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho truyện. Trải qua hàng thế kỉ với sự phát triển muôn màu muôn sắc của văn học, Tấm Cám vẫn giữ cho mình vị trí quan trọng trong lòng bao thế hệ độc giả.
Câu trả lời của bạn: 16:53 06/12/2023
Chọn C
Câu trả lời của bạn: 16:53 06/12/2023
Chọn B
Câu trả lời của bạn: 16:53 06/12/2023
Chọn A
Câu trả lời của bạn: 16:52 06/12/2023
Chọn D
Câu trả lời của bạn: 16:52 06/12/2023
Từ thuở còn thơ bé, ta đã được nghe bao câu chuyện kể của bà, của mẹ về lịch sử hào hùng, về những truyền thuyết ly kỳ. Và có lẽ ai khi ấy cũng mang trong mình niềm tự hào và ngưỡng mộ những vị anh hùng trong truyền thuyết của dân tộc. Thánh Gióng là một vị anh hùng oai phong như thế.
Đời Hùng Vương thứ sáu, ở láng Gióng, có hai vợ chồng nông dân, vừa chăm chỉ làm ăn lại có tiếng phúc đức nhưng đến lúc sắp về già mà vẫn chứa có lấy một mụn con. Một ngày kia, bà vợ ra đồng, thấy một vết chân to, bèn đặt chân mình vào ướm thử. Về nhà bà liền mang thai, nhưng mười hai tháng mới sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô, đặt tên là Gióng. Điều kỳ lạ nữa là Gióng lên ba tuổi vẫn chẳng biết nói, chẳng biết cười, đặt đâu nằm đó, hai vợ chồng vừa buồn vừa lo lắng.
Thuở ấy, giặc Ân đem quân sang xâm lược bờ cõi nước ta, gây nên bao nhiêu tội ác, dân chúng vô cùng lầm than, khổ sở. Xét thấy thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp cả nước tìm người hiền tài cứu nước. Sứ giả đi đến mọi nơi, đi qua cả làng của Gióng. Nghe tiếng rao “Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước”, Gióng đang nằm trên giường bỗng cất tiếng nói đầu tiên:
- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.
Thấy vậy, bà mẹ rất bất ngờ vui mừng, vội đi ra mời sứ giả vào nhà. Gióng yêu cầu sứ giả về tâu với vua, chuẩn bị đầy đủ ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để cậu đi đánh giặc.
Kỳ lạ hơn, sau khi sứ giả trở về, Gióng ăn rất khỏe và lớn nhanh như thổi. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Mẹ cậu nuôi không đủ đành nhờ đến hàng xóm láng giềng. Bà con biết chuyện nên cũng rất phấn khởi, ngày đêm tấp nập nấu cơm, đội cà, may vá cho cậu rất chu đáo. Ai cũng hy vọng Gióng sớm ngày ra giết giặc giúp nước, trừ họa cho dân.
Ngày ấy, giặc vừa đến sát chân núi Trâu thì sứ giả cũng kịp mang vũ khí tới. Gióng bèn vươn vai đứng dậy, lập tức trở thành một tráng sĩ, khoác áo giáp, cầm roi sắt, chào mẹ và dân làng rồi nhảy lên ngựa. Cả người cả ngựa lao vun vút ra trận.
Trên chiến trường, Gióng tung hoành ngang dọc, tả đột hữu xung, giặc chết dưới tay như ngả rạ. Bỗng gậy sắt gãy, Gióng nhanh như chớp nhổ tre bên đường làm vũ khí mới. Giặc sợ hãi chạy trốn, dẫm đạp lên nhau mà chết. Khi trời đất đã sạch bóng giặc, Gióng phi ngựa bay về núi Sóc, cởi bỏ áo giáp sắt, vái tạ mẹ rồi bay về trời.
Vua phong hiệu cho cậu là Thánh Gióng, nhân dân lập đền thờ phụng, ghi nhớ công ơn. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa sắt thét ra lửa, lửa đã thiêu trụi một làng. Đến nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa in xuống ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau, là di tích minh chứng cho chiến công oanh liệt của Thánh Gióng.
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 16:43 06/12/2023
<=> 3x+91=-2
<=> 3x=91+(-2)
<=> 3x=89
<=> x=89:3
<=> x=89/3
Câu trả lời của bạn: 16:41 06/12/2023
chọn A
Câu trả lời của bạn: 16:38 06/12/2023
Chọn C nha bạn
Câu trả lời của bạn: 16:36 06/12/2023
NGÀNH CHĂN NUÔI ĐỐI MẶT VỚI NHIỀU KHÓ KHĂN
Trong thời gian qua, ngành chăn nuôi phải đối mặt với nhiều khó khăn khi vừa phải phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm và bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi bị chậm lại, giá bán giảm trong khi giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng khiến người chăn nuôi lao đao. Đây chính là nguyên nhân khiến người chăn nuôi khó ổn định sản xuất.
Ước tính tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng Mười năm 2021 giảm khoảng 1,5% so với cùng thời điểm năm 2020. Chăn nuôi lợn liên tục gặp khó khăn, mặc dù dịch tả lợn châu Phi cơ bản được kiểm soát, chỉ còn phát sinh những ổ dịch nhỏ lẻ nhưng nếu không có biện pháp phòng chống sát sao vẫn sẽ có nguy cơ bùng phát trở lại.
Cùng với đó, giá thức ăn chăn nuôi không ngừng tăng khiến việc tái đàn đã khó nay càng khó hơn. Giá các loại thức ăn chăn nuôi tăng mạnh, tăng từ 3-5 lần so với trước đây, có loại tăng 6-7 lần. Nguyên nhân của sự tăng giá này chủ yếu đến từ việc giá nhập khẩu của các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đều tăng cao. Trong những tháng đầu năm, thời tiết bất lợi bất lợi ở một số nước xuất khẩu lớn, cước tàu biển tăng vọt vì khan hiếm container, Trung Quốc đẩy mạnh thu mua, nhập khẩu ngũ cốc… đã tác động lớn tới giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới và giá thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam.
Giá thức ăn chăn nuôi tăng nhưng giá thịt lợn hơi lại giảm liên tục từ cuối tháng Tư. Sang đến tháng Mười năm 2021, giá thịt lợn hơi giảm sâu so với tháng trước, có thời điểm chạm mức đáy khoảng 32.000 – 35.000 đồng/kg, chỉ bằng khoảng 70% – 80% so với tháng trước. Tuy nhiên trong những ngày cuối tháng Mười giá lợn hơi tăng trở lại nhưng không ổn định. Do đó các cơ quan chức năng, các Bộ, ngành có liên quan cần có những biện pháp nhanh và mạnh để kịp thời kiểm soát vấn đề này, đảm bảo môi trường sản xuất để người chăn nuôi yên tâm tái đàn.
Ước tính tổng số trâu của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng Mười năm 2021 giảm khoảng 3,9%, tổng số bò tăng khoảng 1,1% so với cùng thời điểm năm 2020. Mặc dù chăn nuôi trâu, bò phát triển tương đối ổn định, dịch viêm da nổi cục đang dần được kiểm soát nhưng nguy cơ bùng phát vẫn còn cao. Để công tác kiểm soát dịch bệnh được kịp thời, hiệu quả, giảm thiệt hại đến mức thấp nhất cho người chăn nuôi, chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên ngành cần triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh.
Ước tính tổng số gia cầm của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng Mười năm 2021 giảm khoảng 1,2% so với cùng thời điểm năm 2020. Chăn nuôi gia cầm cũng cũng gặp nhiều khó khăn. Chi phí sản xuất tăng, khâu lưu thông bị gián đoạn, nhu cầu thị trường giảm, lượng vật nuôi tồn đọng trong chuồng cao, tình trạng thua lỗ kéo dài. Nhiều cơ sở chăn nuôi cũng giảm đàn hoặc tạm ngừng nuôi.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều chợ đầu mối, chợ truyền thống tạm ngưng hoạt động, nhà hàng, quán ăn đóng cửa, du lịch đình trệ… khiến nhu cầu tiêu thụ thịt các loại giảm, chuỗi tiêu thụ thực phẩm bị đứt gãy. Do đó giá thịt gia súc, gia cầm giảm mạnh, các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ nên lượng vật nuôi tồn đọng trong chuồng cao, tăng nguy cơ thua lỗ. Trong tháng Mười, dù các biện pháp giãn cách xã hội đã tạm dừng, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn tăng hơn so với tháng trước nhưng giá bán vẫn chưa được cải thiện, vẫn thấp hơn nhiều so với thời gian trước khi có dịch Covid-19 lần thứ tư trong khi giá thức ăn chăn nuôi vẫn tăng càng gây áp lực cho người chăn nuôi,
Như vậy, mặc dù số đầu con tại thời điểm cuối tháng Mười giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng nguồn cung vẫn lớn hơn cầu do nhu cầu thị trường chưa khôi phục hoàn toàn, các doanh nghiệp và hộ chăn nuôi bị thua lỗ dẫn đến sản xuất cầm chừng hoặc không muốn tái đàn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến nguồn cung sụt giảm vào những tháng đầu năm sau. Trước tình hình nhiều biến động, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ thu mua các sản phẩm chăn nuôi đang tồn đọng, kích cầu tiêu dùng, kiểm soát giá thức ăn chăn nuôi; từng bước quy hoạch lại sản xuất, kiểm soát các nguồn nguyên liệu nhập khẩu, các khâu trung gian từ sản xuất đến tiêu dùng; triển khai các chính sách hỗ trợ người chăn nuôi tái đàn, ổn định sản xuất để đảm bảo nguồn cung dịp Tết Nguyên đán sắp tới và cho những tháng đầu năm 2022.
Câu trả lời của bạn: 16:35 06/12/2023
Chăn nuôi gia cầm ở nước ta hiện nay: Thực trạng, thách thức và giải pháp
Chăn nuôi gia cầm tại Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội. Sự tăng trưởng dân số và nhu cầu về thực phẩm động vật đang tạo áp lực lớn đối với ngành này. Tuy nhiên, các vấn đề như quản lý môi trường, kiểm soát dịch bệnh, và cạnh tranh thị trường cũng đang đặt ra những thách thức đáng kể. Bài viết này sẽ điểm qua tình hình hiện tại, những khó khăn gặp phải, và đề xuất một số giải pháp để phát triển bền vững ngành chăn nuôi gia cầm tại Việt Nam.
Tổng quan về ngành chăn nuôi gia cầm tại Việt Nam hiện nay
Thực trạng của ngành chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam
Ngành chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam là một trong những ngành quan trọng của khu vực nông nghiệp, đóng góp vào việc bảo đảm an sinh xã hội, an ninh lương thực và tăng thu nhập cho nông dân. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2020, tổng đàn gia cầm ước đạt 533,5 triệu con, tăng 5,8% so với năm 2019; sản lượng thịt gia cầm đạt 1,4 triệu tấn, tăng 6,4%; sản lượng trứng gia cầm đạt 14,2 tỷ quả, tăng 11%. Ngành chăn nuôi gia cầm cũng có vai trò quan trọng trong xuất khẩu nông sản, với kim ngạch xuất khẩu thịt gà và trứng gà năm 2020 đạt hơn 300 triệu USD.
Ngành chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam đã và đang phát triển theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa và bền vững. Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 do Thủ tướng phê duyệt theo Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/1/2008 đã đề ra những mục tiêu và giải pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi gia cầm. Một số giải pháp chính là: chuyển đổi cơ cấu sản xuất và mục đích sử dụng đất; mở rộng quy mô chăn nuôi; phát triển các trang trại công nghiệp và chăn nuôi chăn thả có kiểm soát; áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; phòng chống dịch bệnh và bảo đảm an toàn sinh học; liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Ngành gia cầm tại Việt Nam đang phát triển theo hướng hiện đại hóa
Thách thức của ngành chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam
Ngành chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh mới của dịch Covid-19, biến đổi khí hậu và cạnh tranh quốc tế. Một số thách thức chính là:
Chi phí sản xuất tăng cao: Giá nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn chăn nuôi, nhất là ngũ cốc, tăng cao do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và thiên tai. Điều này làm tăng chi phí sản xuất và giảm lợi nhuận cho người chăn nuôi.
Khâu lưu thông bị gián đoạn: Các biện pháp giãn cách xã hội, phong tỏa và kiểm dịch do dịch Covid-19 đã gây khó khăn cho việc vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Điều này làm giảm nhu cầu thị trường, tạo ra lượng vật nuôi tồn đọng trong chuồng và gây thiệt hại cho người chăn nuôi.
Dịch bệnh gia cầm tiềm ẩn nguy cơ bùng phát: Dịch bệnh gia cầm như cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro, Marek… vẫn luôn là mối đe dọa cho ngành chăn nuôi gia cầm. Dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại về số lượng và chất lượng sản phẩm, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng. Việc kiểm soát dịch bệnh còn gặp nhiều khó khăn do quy mô chăn nuôi nông hộ chiếm tỷ lệ lớn, thiếu hạ tầng và trang thiết bị y tế.
Rào cản thương mại và an toàn thực phẩm: Ngành chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam còn gặp nhiều rào cản khi muốn mở rộng thị trường xuất khẩu. Một số rào cản là: tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cao; quy định về kiểm dịch, chứng nhận xuất xứ, nhãn mác; biện pháp bảo vệ thương mại; chiến dịch tẩy chay sản phẩm do lo ngại về dịch bệnh. Điều này làm giảm cạnh tranh và tiềm năng của ngành chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam.
Giải pháp để ngành chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững
Ngành chăn nuôi gia cầm cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh của dịch Covid-19, biến đổi khí hậu và cạnh tranh quốc tế. Để ngành chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững, cần có những giải pháp như sau:
Tăng cường quản lý thị trường và kiểm soát giá thức ăn chăn nuôi
Giá nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn chăn nuôi là một trong những yếu tố quyết định chi phí sản xuất và lợi nhuận của người chăn nuôi. Do đó, cần có những biện pháp để ổn định giá nguyên liệu, như: tăng cường quản lý nhập khẩu, bảo vệ sản xuất trong nước; khuyến khích sử dụng các loại nguyên liệu thay thế, tái chế; hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Hỗ trợ vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm
Các biện pháp giãn cách xã hội, phong tỏa và kiểm dịch do dịch Covid-19 đã gây khó khăn cho việc vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Để khắc phục điều này, cần có những giải pháp như: tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vận tải hoạt động an toàn; hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến và bảo quản sản phẩm; tăng cường kết nối giữa các địa phương và các kênh tiêu thụ; khuyến khích sử dụng các hình thức bán hàng trực tuyến.
Mở rộng thị trường xuất khẩu
Ngành chăn nuôi gia cầm có tiềm năng lớn để xuất khẩu sang các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… Tuy nhiên, để mở rộng thị trường xuất khẩu, cần vượt qua các rào cản về an toàn thực phẩm, kiểm dịch, chứng nhận xuất xứ… Do đó, cần có những giải pháp như: nâng cao chất lượng và uy tín của sản phẩm; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và thông báo kịp thời về tình hình dịch bệnh; tham gia các hiệp định thương mại tự do; tăng cường xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm.
Tăng cường công tác kiểm dịch và phòng chống dịch bệnh
Dịch bệnh gia cầm là một trong những nguy cơ lớn nhất đối với ngành chăn nuôi gia cầm. Dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại về số lượng và chất lượng sản phẩm, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng. Để phòng chống dịch bệnh, cần có những giải pháp như: xây dựng các cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh; áp dụng các biện pháp phòng ngừa như tiêm chủng, vệ sinh chuồng trại, kiểm tra sức khỏe định kỳ; nâng cao ý thức và trách nhiệm của người chăn nuôi; tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác kiểm dịch và phòng chống dịch bệnh.
Dịch bệnh ở gà tại Việt Nam vẫn là vấn đề nan giải cần tìm ra hướng giải quyết
Mở rộng kinh doanh trong ngành chăn nuôi cùng Vietstock 2023
Triển lãm Vietstock 2023 với sự tham gia của hơn 350 đơn vị triển lãm, dự kiến thu hút hơn 11.000 khách tham quan chuyên ngành đến từ hơn 30 quốc gia vùng lãnh thổ. Vietstock luôn làm mới mình với rất nhiều chương trình và hoạt động phong phú. Vietstock 2023 là người bạn đồng hành, là cầu nối kinh doanh của ngành chăn nuôi Việt Nam và khu vực, góp phần hiện đại hóa ngành chăn nuôi.
Vietstock 2023 tổ chức từ ngày 11 đến 13 tháng 10, mang đến đa dạng các hội nghị và hội thảo với các chủ đề chuyên ngành như: Nuôi trồng thủy sản; Chăn nuôi gia cầm và gia súc; Chăn nuôi bò sữa & bò thịt; Năng lượng tái tạo từ chất thải chăn nuôi; Dinh dưỡng và Thức ăn chăn nuôi; Phúc lợi động vật và hội nghị Bàn tròn các Hiệp hội chăn nuôi khu vực ASEAN.
Triển lãm hứa hẹn sẽ mang đến mọi người những thông tin, xu hướng thị trường, kiến thức mới nhất, cùng với những giải pháp công nghệ tiên tiến đang áp dụng rất thành công ở các mô hình chăn nuôi tại những nước phát triển. Sự kiện này cung cấp một nền tảng quý báu để gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, và thúc đẩy sự hợp tác trong ngành.
Câu trả lời của bạn: 16:33 06/12/2023
tổng số tuổi của 3 mẹ con hiện nay là:
48+7+7+7=69(tuổi)
tuổi con lớn hơn tuổi con bé là:
30-24=6(tuổi)
tuổi con bé là:
(69-30-6):3=11(tuổi)
tuổi mẹ là:
11+30=41(tuổi)
đáp số 41 tuổi
Câu trả lời của bạn: 16:32 06/12/2023
Câu trả lời của bạn: 16:31 06/12/2023
GIÚP MÌNH VỚI Ạ!!!
Câu trả lời của bạn: 16:27 06/12/2023
1.D
2.D
3.D