Nie Nii
Sắt đoàn
0
0
Câu 1. Thành phần tự nhiên nào tác động nhiều nhất đến lớp phủ thổ nhưỡng Việt Nam ?
A. Sinh vật và địa hình. B. Địa hình và khí hậu.
C. Khí hậu và sông ngòi. D. Sông ngòi và sinh vật.
Câu 2. Nước ta có mấy nhóm đất chính ?
A. Một nhóm đất chính. B. Ba nhóm đất chính.
C. Hai nhóm đất chính . D. Bốn nhóm đất chính.
Câu 3. “Chiếm diện tích lớn nhất ở nước ta (hơn 65% diện tích đất tự nhiên), phân bố ở các tỉnh trung du và miền núi, từ độ cao 1600m - 1700m trở xuống” là thông tin về phân bố của nhóm đất nào ?
A. Nhóm đất mùn trên núi. B. Nhóm đất phù sa trong đê.
C. Nhóm đất phù sa ngoài đê. D. Nhóm đất feralit.
Câu 4. Thông tin :“Đây là nhóm đất phù hợp cho sản xuất cây lương thực (lúa, ngô,...), cây công nghiệp hàng năm (dâu tằm, thuốc lá, bông, đậu tương,...) và cây ăn quả” giới thiệu về:
A. Giá trị sử dụng của nhóm đất phù sa.
B. Giá trị sử dụng của nhóm đất mùn trên núi.
C. Đặc điểm của nhóm đất phù sa.
D. Đặc điểm của nhóm đất mùn trên núi.
Câu 5. Đâu là hoạt động của con người không làm suy giảm đa dạng sinh học ?
A. Khai thác lâm sản, đánh bắt thủy sản quá mức.
B. Đốt rừng làm nương rẫy.
C. Tăng cường trồng rừng và bảo vệ rừng tự nhiên.
D. Xả trực tiếp chất thải sinh hoạt và sản xuất ra môi trường .
Câu 6. Quần thể danh lam thắng cảnh Tràng An (Ninh Bình) có những hệ sinh thái tự nhiên nào ?
A. Hệ sinh thái trên núi đá vôi (rừng, núi, hang động, các loài động vật, thực vật trên núi, trong rừng,...) và dưới nước (các loài thủy sản).
B. Chỉ có hệ sinh thái trên núi đá vôi (rừng, núi, hang động, các loài động vật, thực vật trên núi, trong rừng,...).
C. Chỉ có hệ sinh thái dưới nước (các loại sinh vật dưới nước: cá, tôm, ao, hồ, sông,...). D. Có cả hệ sinh thái trên núi, dưới nước và đồng ruộng, nhà cửa,....
Câu 7. Vườn Quốc gia Cát Bà (Thành phố Hải Phòng) có loài động vật quý hiếm nào được đưa vào sách đỏ Thế giới ?
A. Sơn dương. B. Voọc Cát Bà.
C. Khỉ lông vàng. D. Thạch sùng mí Cát Bà.
Câu 8. Rừng ở Vườn Quốc gia Cát Bà thuộc hệ sinh thái:
A. Rừng cận nhiệt. B. Rừng ôn đới núi cao.
C. Trảng có cây bụi. D. Rừng nhiệt đới.
Câu 9: Những năm gần đây, trên phạm vi cả nước, nhiệt độ trung bình năm có xu thế
A. ổn định. B. giảm đi.
C. biến động. D. tăng lên.
Câu 10: Biến đổi khí hậu đã khiến cho thời tiết của nước ta
A. điều hòa hơn. B. biến động mạnh mẽ.
C. ít biến động. D. khắc nghiệt hơn.
Câu 11: Loài thực vật nào sau đây ở nước ta không được xếp vào nhóm quý hiếm?
A. Vàng tâm. B. Xoan đào.
C. Cẩm lai. D. Trầm hương.
Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang thực vật và động vật, cho biết vườn quốc gia nào sau đây thuộc phân khu Tây Bắc?
A. Pù Mát. B. Ba Bể.
C. Tam Đảo. D. Hoàng Liên.
Câu 13: Hệ sinh thái tự nhiên trên cạn phổ biến nhất ở nước ta là
A. trảng cỏ, cây bụi. B. rừng ôn đới núi cao.
C. rừng mưa nhiệt đới. D. rừng cận nhiệt đới.
Câu 14: Hệ sinh thái rừng trồng thuộc nhóm các hệ sinh thái
A. dưới nước. B. nhân tạo
C. trên cạn. D. trên biển.
Câu 15: Nhóm đất feralit hình thành trên đá ba dan phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?
A. Tây Bắc. B. Đông Bắc.
C. Tây Nguyên. D. Bắc Trung Bộ.
Câu 16: Vùng Đồng Tháp Mười ở đồng bằng sông Cửu Long là nơi phân bố chủ yếu của nhóm đất nào sau đây?
A. Đất phèn. B. Đất mặn.
C. Đất phù sa ngọt. D. Đất feralit.
Câu 17: Mùa mưa có nhiều trận mưa lớn, thời gian kéo dài đã gây ra hiện tượng
A. gia tăng nắng nóng. B. nhiệt độ trung bình năm biến động.
C. lũ quét và ngập lụt. D. số cơn bão mạnh có xu thế tăng lên.
Câu 18: Giải pháp nào sau đây thuộc nhóm giải pháp sử dụng tiết kiệm năng lượng để góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu?
A. Sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
B. Sử dụng các nguồn năng lượng mặt trời, gió.
C. Giảm thiểu và xử lí rác thải, chất thải.
D. Phân loại rác, bỏ rác đúng nơi qui định.
Câu 19: Các hệ sinh thái tự nhiên nước ngọt của nước ta thường phân bố ở
A. các cánh rừng ven biển. B. các rạn san hô, hải đảo.
C. các đầm phá ven biển. D. sông, suối, hồ, ao, đầm.
Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang thực vật và động vật, cho biết loài động vật nào sau đây có ở phân khu Nam Bộ?
A. Voọc. B. Rái cá.
C. Sao la. D. Lợn rừng.
Câu 21: Sự phong phú về thành phần loài sinh vật đã tọa nên sự đa dạng về
A. số lượng cá thể sinh vật. B. hệ sinh thái tự nhiên.
C. các hệ sinh thái nhân tạo. D. nguồn gen di truyền.
Câu 22: Các hệ sinh thái nhân tạo ở nước ta được hình thành do
A. hoạt động sản xuất của con người. B. có nhiều hệ sinh thái dưới nước.
C. có nhiều kiểu hệ sinh thái rừng. D. thành phần loài phong phú.
Câu 223Nhóm đất mùn trên núi phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?
A. Đông Bắc. B. Tây Bắc.
C. Tây Nguyên. D. Bắc Trung Bộ.
Câu 24: Đất phù sa ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long được phân bố chủ yếu ở khu vực
A. ven sông Tiền và sông Hậu. B. tứ giác Long Xuyên.
C. trung tâm bán đảo Cà Mau. D. một dải ven biển.
CHIẾC ĐÈN ÔNG SAO
Thằng Tùng ôm khư khư chồng báo trước ngực. Nó len lỏi đi dọc đường Hàng Mã rồi xuôi theo phố Lương Văn Can. Đèn điện sáng trưng. Một thế giới của tuổi thơ ở đây. Đủ các loại đồ chơi. Những chiếc đèn lồng, đèn ông sao treo kín lối đi, xếp đầy trong thùng giấy, tràn cả xuống lòng đường.
Dòng người, dòng xe đi mua sắm quà trung thu rất đông. Thằng Tùng thẫn thờ nhìn. Có cậu bé, cô bé cũng chỉ trạc tuổi nó ngồi trên những chiếc xe máy đắt tiền bắt bố mẹ đi hết cửa hàng này sang cửa hiệu nọ để chọn mua đồ chơi. Những thứ đồ chơi cao cấp giá hàng trăm, hàng triệu đồng mà chúng vẫn chê khiến bố mẹ chúng phải chạy xe lòng vòng mãi.
Nhìn những chiếc đèn ông sao bày la liệt bên đường, thằng Tùng chỉ ước ao có được một chiếc. Nó và em Bi sẽ chơi chung. Nhất định nó sẽ nhường cho cu Bi cầm lâu hơn...
Chợt nhớ tới chồng báo còn nặng trên tay, thằng Tùng vội cất tiếng rao. Giọng nó đã khản đặc:
- Ai... báo... đây...! Báo công an, báo pháp luật, báo an ninh thủ đô... một vụ... giết... người... hai vụ... cướp... hiếp... đây...
Không ai gọi mua báo. Thằng Tùng thấy lo lắng. Báo không bán hết phải trả lại đại lý thì sẽ bị khấu trừ vào số tiền những tờ đã bán được, lời lãi chả còn là bao. "Nhưng thôi... - Nó nghĩ - ... cũng vẫn đủ tiền ăn một ngày của hai anh em nó". Mẹ nó đang ốm mệt không gánh hàng rong vào phố được, chỉ loanh quanh ở cái chợ ngoài bãi sông quét dọn, rửa bát thuê. Chắc giờ này trong gian nhà nhỏ ở chân đê mẹ và cu Bi đang mong nó về. Nó lại định cất tiếng rao thì có người gọi:
- Ê... báo! Còn "Mua và bán" không?
Một bà chủ cửa hiệu bên đường vẫy nó. Thằng Tùng mừng quýnh:
- Dạ! Còn... còn ạ!
Thằng Tùng rút tờ "Mua và bán" đưa cho bà chủ cửa hiệu. Nhận tiền xong nó vừa định bước đi thì bà ta lại bảo:
- Khênh giúp cái thùng đèn ông sao kia vào trong nhà! Hết khách rồi...
- Vâng ạ!
Thằng Tùng đáp và đặt tập báo xuống bậc cửa. Vừa bám vào cái thùng các-tông định cùng bà chủ hiệu đẩy lên nhà thì nó vội kêu lên:
- Khoan đã bà ơi! Có một chiếc đèn ông sao bị rơi ra ngoài, kéo thùng qua thì hỏng mất.
- Rơi đâu mà rơi! Cái thằng oắt con lúc nãy bố mẹ mua cho rồi lại chê đập bẹp vứt đi đấy...
- Bà cho cháu nhé!
- Mày lấy thì lấy đi! Nó bị bẹp mất một cánh rồi!
Thằng Tùng sung sướng chộp lấy chiếc đèn ông sao đang nằm lăn lóc dưới đất. Nó cẩn thận đặt chiếc đèn lên trên chồng báo rồi giúp bà chủ hiệu đưa thùng hàng vào nhà.
Cầm chiếc đèn ông sao bị bẹp một cánh trên tay thằng Tùng cứ ngắm nghía mãi. Nó tính sẽ lấy một chiếc que lùa vào bên trong chiếc đèn nắn cho cái cánh bị bẹp phồng lên như cũ. Thế là tết trung thu này hai anh em nó sẽ có một cái đèn ông sao rồi. Thằng Tùng thấy lòng mình lâng lâng. Cu Bi giờ này chắc cũng đã ngủ. Thằng Tùng chợt nảy ra một ý nghĩ. Nó sẽ giấu thật kỹ chiếc đèn ông sao, chờ đến đúng đêm trung thu mới lấy ra, chắc chắn cu Bi sẽ bị bất ngờ và thích thú lắm.
Thằng Tùng về đến nhà thì trăng đã lên cao. Ánh trăng mùa thu lấp loá trên sóng nước sông Hồng...
Câu 10. (1.0 điểm). Từ niềm vui của Tùng, nêu cảm nhận của em khi nhận được một món quà trung thu.
II. VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn nêu cảm nhận của em về nhận vật Tùng trong câu chuyện Chiếc đèn ông sao.