
ht.Htrang
Bạc đoàn
695
139
Câu trả lời của bạn: 15:27 28/11/2022
uses crt;
var a,b:integer;
begin
clrscr;
write(‘Nhap a va b=’); readln(a,b);
writeln(‘Tich cua hai so a va b la: ‘,a*b:6:3);
readln;
end.
Câu trả lời của bạn: 15:25 28/11/2022
Đây là hình tượng con cò trong bài "Con cò" của Chế Lan Viên:
Chế Lan Viên là một nhà thơ tài năng của nền văn học Việt Nam. Ông có một phong cách nghệ thuật rõ nét, độc đáo đó là những suy tưởng, triết lý đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. Đặc biệt, nhà thơ còn có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ: hình ảnh thơ đa dạng, phong phú, kết hợp giữa thực và ảo. “Con cò” là một bài thơ như thế.
Con cò - hình tượng thơ xuyên suốt bài thơ và cũng là tên tác phẩm được khai thác từ trong ca dao truyền thống. Hình ảnh này xuất hiện rất phổ biến trong ca dao và dùng với nhiều ý nghĩa. Đó là hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn, vất vả cực nhọc; là người phụ nữ cần cù, lam lũ nhưng tất cả đều giàu đức hi sinh. Trong bài thơ này, nhà thơ vận dụng hình tượng ấy để làm biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.
Bài thơ có bố cục ba phần với những nội dung được gắn với nhau bằng một lôgic khá mạch lạc: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ ấu; Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng của cuộc đời; từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.
Xuyên suốt bài thơ, hình tượng con cò được bổ sung biến đổi trong mối quan hệ với cuộc đời con người, từ thơ bé đến trưởng thành và suốt cả đời người.
Mở đầu bài thơ, hình ảnh con cò được gợi ra liên tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây tác giả chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ca dao ấy. Những câu ca dao được gợi lại đã thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong ca dao. Câu "con cò Cổng Phủ con cò Đồng Đăng" gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống ngày xưa từ làng quê đến phố xá.
Hình ảnh con cò gợi vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống vốn ít biến động thời xưa. Câu ca dao “con cò mà đi ăn đêm” hình ảnh con cò lại tượng trưng cho những con người cụ thể là người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống...
Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn ấu thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn của con người qua lời ru, của ca dao, dân ca.
Con trẻ chưa hiểu nội dung, ý nghĩa của bài ca dao nhưng chúng được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru. Chúng được đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của người mẹ. Và khép lại đoạn thơ là hình ảnh thanh bình của cuộc sống.
Sau những năm tháng nằm nôi, cánh cò trở thành người bạn đồng hành của tuổi thơ:
“Cò trắng đến làm quen
Cò đứng ở quanh nơi
Rồi cò vào trong tổ
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò, hai đứa đáp chung đôi”
Đến tuổi tới trường:
“Con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”.
Và khi con trưởng thành:
"Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn…”.
Con cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ trở nên gần gũi, thân thiết và theo con người đi suốt cuộc đời. Từ trong ca dao, cánh cò đã được tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người. Hình ảnh ấy được xây dựng bằng sự liên tưởng như được bay ra từ trong ca dao để sống trong lòng con người, theo cùng và nâng đỡ con người trong từng chặng đường. Hình ảnh con cò gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.
Đến phần thứ ba của bài thơ, hình ảnh cánh cò đã được đồng nhất với hình ảnh người mẹ. Tấm lòng của mẹ như cánh cò lúc nào cũng ở gần bên con trong suốt cuộc đời:
“Dù ở gần con
Dù ờ xa con
Lên rừng xuống bể Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con"
Từ đây, nhà thơ khẳng định một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc: tình mẫu tử.
"Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con"
Câu thơ đi từ cảm xúc đến liên tưởng để khái quát thành những triết lý. Dù đi đâu, bên mẹ hay đến phương trời khác, dù còn nhỏ hay đã lớn khôn thì con vẫn được mẹ hết lòng thương yêu, che chở.
“Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi”
Lời ru cũng là khúc hát yêu thương. Sự hoá thân của người mẹ vào cánh cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh, gian khổ, nhọc nhằn để những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm. Câu thơ cuối là một hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ.
Xem thêm:
Soạn bài Con cò
Soạn bài Con cò - Ngắn gọn nhất
Soạn bài Con cò siêu ngắn
Bài thơ sử dụng thể thơ tự do nhưng cũng có câu mang dáng dấp của thể thơ 8 chữ. Thể thơ tự do giúp tác giả khả năng thể hiện cảm xúc một cách linh hoạt, dễ dàng biến đổi. Các đoạn thơ được bắt đầu bằng câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại hoàn toàn gợi âm điệu lời ru. Đặc biệt, giọng thơ gợi được âm hưởng của lời ru nhưng không phải là một lời ru thực sự. Đó còn là giọng suy ngẫm triết lý. Nó làm cho bài thơ không cuốn người ta vào hẳn điệu ru êm ái đều đặn mà hướng vào sự suy ngẫm, phát hiện.
Không chỉ vậy, trong bài thơ này, Chế Lan Viên vẫn chứng tỏ được sức sáng tạo trong việc tạo ra những hình ảnh nghệ thuật giàu sức gợi. Đó là việc vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao. Hình ảnh con cò là nơi xuất phát, là điểm tựa cho những liên tưởng tưởng tượng hình ảnh của tác giả. Chế Lan Viên đã chứng minh rằng hình ảnh biểu tượng dù gần gũi, quen thuộc đến đâu vẫn có khả năng hàm chứa những ý nghĩa mới, có giá trị biểu cảm.
“Con cò” của Chế Lan Viên là một bài thơ độc đáo. Viết về một đề tài không mới: tình mẫu tử; chọn những thi liệu đã thành truyền thống: hình ảnh con cò và âm điệu lời ru. Song, bằng sức sáng tạo và tài năng nghệ thuật, Chế Lan Viên đã để lại cho văn học một tứ thơ lạ và đầy suy tưởng sâu sắc. Đọc “Con cò”, ta như thấy trong mình ăm ắp những yêu thương mà cả cuộc đời của mẹ đã dành trọn cho mình.
Câu trả lời của bạn: 15:24 28/11/2022
Sự kiện Thủy thần Cung Công và Hỏa thần Chúc Dung đánh nhau làm cho đất trời rung chuyển. Thủy thần uất hận vì thất trận mà đập đầu làm gãy cột chống trời Bất Chu gây nên cảnh trời rách sụp đổ một mảng lớn, lửa cháy, nước dâng lên mênh mông, loài người đứng trước tai họa có thể bị tuyệt diệt. Tất cả các sự kiện ấy là sự giải thích các hiện tượng động đất, hỏa diễm sơn phun lửa, hạn hán, nạn hồng thủy, bão tố... xảy ra trên trái đất xa xưa, thuở ấu thơ của loài người. Với quan niệm vạn vật hữu linh, người Trung Hoa cổ xưa đã tưởng tượng ra các vị thần (hỏa thần và thủy thần) để giải thích một cách hồn nhiên các hiện tượng tự nhiên đó.
Bà Nữ Oa với tình thương loài người - tất cả vì con cháu của bà, với sức mạnh và tài trí vô địch, bà đã chặt chân Rùa thần làm 4 cột chống trời. Bà đã giết Rồng Đen, đánh đuổi các ác thú, chặt lau sậy để ngăn dòng nước, làm nhạc cụ giống đuôi con chim phượng thổi nghe rất vui tai... Chiến tích và kì công của bà Nữ Oa đã nói lên những mơ ước và khát vọng của con người xa xưa về một trái đất bình yên, muốn được sống trong ấm no và hạnh phúc, thanh bình và hoan lạc. Nữ Oa là một phúc thần. Kì tích bà đều hướng về cuộc sống và hạnh phúc của con người trong quá trình chế ngự và chinh phục các hiện tượng tự nhiên, các thiên tai dữ dội.
Chi tiết loài người lập miếu thờ bà Nữ Oa là một chi tiết đẹp nói về ân tình ân nghĩa ở đời. Loài hung thần thì phải chống lại, phải ra tay tiêu diệt. Các phúc thần đã đem lại hạnh phúc cho loài người nên con người có bao giờ quên. Đó là ý nghĩa mang vẻ đẹp nhân văn tỏa sáng thần thoại “Nữ Oa vá trời”.
Người Trung Hoa cổ xưa với trí tưởng tượng tuyệt vời đã sáng tạo ra hình tượng bà Nữ Oa, một người Mẹ vĩ đại, với tình thương và lòng dũng cảm, với tài trí phi thường đã chống trời vá trời, chiến thắng thiên tai, diệt trừ ác thú để cứu loài người, đem lại cuộc sống yên vui, hạnh phúc cho loài người dưới vòm trời xanh. Hình ảnh Nữ Oa là ước mơ, khát vọng của con người ngày xưa trong cuộc sống lao động để khám phá và chinh phục tự nhiên.
Hình ảnh Hỏa thần và Thủy thần, Rùa thần, Rồng Đen, núi Bất Chu, Nữ Oa không chỉ là sức mạnh của tự nhiên, sức mạnh của con người, mà còn là các hiện tượng đầy huyền bí trong vũ trụ được thần linh hóa.
Câu trả lời của bạn: 15:24 28/11/2022
Nguyễn Khoa Điểm viết trường ca Mặt đường khát vọng năm 1971. Đoạn trích “Đất Nước” có thể coi là chương hay nhất trình bày cảm nhận và lí giải của tác giả về đất nước, đồng thời thể hiện sâu sắc tư tưởng cốt lõi “Đất nước của Nhân dân”.
Đoạn trích trên thuộc phần đầu của đoạn thơ. Tác giả đã định nghĩa rất gần gũi về đất nước. Đất nước có từ lâu đời, gần gũi, thân thương đối với mỗi con người.
Câu trả lời của bạn: 15:24 28/11/2022
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 22:16 27/11/2022
Câu trả lời của bạn: 22:15 27/11/2022
câu hỏi đâu bạn oiii
Câu trả lời của bạn: 22:15 27/11/2022
refer
1. Soạn bài Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
Câu 1. Từ những điều bài viết tham khảo gợi lên, theo bạn, muốn thực sự thuyết phục được người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm, người viết phải đặc biệt lưu ý những điểm gì?
Gợi ý
Những điểm cần lưu ý:
- Cần đưa ra những luận điểm, luận cứ xác đáng, mạch lạc và có sự logic.
- Đưa ra các lí lẽ, bằng chứng chính xác và phải có sức thuyết phục với người khác.
- Giọng điệu, câu văn cần rõ ràng, ngắn gọn mà dễ hiểu, tạo sự hứng thú với người đọc, người nghe.
Câu 2. Vị thế của người thuyết phục có cần được thể hiện không? Nếu có nên thể hiện như thế nào?
Gợi ý
- Vị thế của người thuyết trình có cần được thể hiện trong bài viết để nâng cao sức thuyết phục với người khác.
- Vị thế của người thuyết trình:
+ Là người từng bị nhiễm những thói quen xấu, thể hiện quan điểm của chính bản thân, có thể tăng thêm sức tin tưởng với người khác.
+ Là người ngoài cuộc, từng chứng kiến, tiếp xúc với những người có thói quen không tốt, nêu quan điểm và đưa ra những bằng chứng xác đáng, tạo sự hứng thú, sức thuyết phục với người khác.
Câu 3. Khi triển khai nội dung thuyết phục, việc suy đoán về những lí lẽ phản bác của người được thuyết phục có ý nghĩa gì?
Gợi ý
Ý nghĩa của việc suy đoán những lí lẽ phản bác của người được thuyết trình:
- Dự kiến được những lí lẽ phản bác được đưa ra, kiểm soát quá trình thuyết phục một cách tốt nhất.
- Người thuyết trình có thể kịp thời đưa ra những dẫn chứng làm rõ hơn về luận điểm của mình, phản bác lại lí lẽ của người được thuyết phục.
- Tránh sự mất bình tĩnh, bối rối khi bị người được thuyết phục phản bác.
2. Dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay quan niệm
1. Mở bài: giới thiệu ngắn gọn vấn đề: cần từ bỏ quan niệm kỳ thị người khuyết tật.
2. Thân bài.
a) Giải thích quan niệm:
Kỳ thị người khuyết tật là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó.
b) Nguyên nhân của việc kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật:
- Nhận thức của người dân về chính sách và quyền của người khuyết tật còn nhiều hạn chế.
- Một số người còn có nhận thức sai lầm về người khuyết tật, có những quan niệm mê tín dị đoan không nên có hay một số quan niệm nhân quả kiếp trước, …
c) Hậu quả của việc kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật:
- Kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc người khuyết tật không được hòa nhập vào các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của cộng đồng.
- Kỳ thị và phân biệt đối xử cũng gây ra tỷ lệ thất nghiệp cao và dẫn đến trình độ học vấn thấp đối với người khuyết tật và cũng là nguyên nhân khiến nhiều người khuyết tật mất cơ hội kết hôn và sinh con trong khi đây là những vấn đề rất quan trọng về mặt văn hoá.
3. Kết bài: khẳng định lại vấn đề.
Mỗi chúng ta phải biết thông cảm, sẽ chia và giúp đỡ những người khuyết tật khi họ gặp khó khăn, cần từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật ngay từ bây giờ.
Câu trả lời của bạn: 22:14 27/11/2022
Câu trả lời của bạn: 22:13 27/11/2022
refer
1. Mở bài
Giới thiệu về kỉ niệm đáng nhớ: được khen, bị chê, gặp may, gặp rủi, bị hiểu lầm…
2. Thân bài
Hoàn cảnh xảy ra sự việc đó.
Diễn biến của sự việc.
Suy nghĩ, cảm nhận về sự việc.
3. Kết bài
Cảm nhận của em về kỉ niệm.
Dàn ý số 2
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về kỉ niệm đáng nhớ: Kỉ niệm là điều vô cùng quý giá trong cuộc sống của con người. Đến bây giờ, em vẫn còn nhớ mãi kỉ niệm về…
2. Thân bài
a. Giới thiệu chung
Hoàn cảnh: Kỉ niệm xảy ra vào thời gian nào? Ở đâu?
b. Diễn biến
Kể lại kỉ niệm theo một trình tự cụ thể (nguyên nhân, diễn biến, kết thúc)
Suy nghĩ, cảm nhận của em về kỉ niệm: Trân trọng, ghi nhớ…
Bài học rút ra cho bản thân.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của kỉ niệm đối với bản thân: Kỉ niệm giúp bản thân trưởng thành hơn, rút ra được thêm những bài học có giá trị.
Dàn ý số 3
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về kỉ niệm đáng nhớ.
2. Thân bài
Kỉ niệm đó xảy ra vào: Thời gian nào? Ở đâu? Cùng với ai?
Kể lại diễn biến một cách chi tiết, theo trình tự rõ ràng (nguyên nhân, diễn biến, kết thúc)
Cảm xúc, suy nghĩ của em sau đó.
Thái độ, hành động, cuộc sống của em thay đổi ra sao?
Từ sau sự kiện đó, mối quan hệ của em với mọi người, đặc biệt là nhân vật chính của sự kiện ra sao?
3. Kết bài
Khẳng định lại ý nghĩa của kỉ niệm với bản thân.
Kể về một kỉ niệm đáng nhớ - Mẫu 1
Mỗi kỉ niệm đẹp đẽ luôn được con người lưu giữ lại. Tôi cũng có rất nhiều kỉ niệm như vậy. Và qua đó, tôi đã học được những bài học quý giá.
Cuối tuần này, trường tôi tổ chức một buổi tham quan cho học sinh khối lớp sáu. Các bạn trong lớp tôi đều tham gia. Chuyến tham quan đến với khu di tích Cổ Loa. Nơi đây gợi cho tôi nhớ đến truyền thuyết về vua An Dương Vương.
Khu di tích Cổ Loa nằm ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Đúng sau giờ ba phút, chúng tôi phải có mặt ở trường, lên xe và điểm danh. Bảy giờ, xe bắt đầu xuất phát. Trên xe, mọi người cùng trò chuyện rất vui vẻ. Xe đi khoảng một tiếng thì đến nơi. Sau khi xuống xe, chúng tôi tập trung theo từng lớp để đi tham quan. Mỗi lớp sẽ có một anh hoặc chị hướng dẫn viên dẫn đi tham quan.
Trước hết, học sinh toàn khối sẽ đến thắp hương ở đền thờ vua An Dương Vương. Sau đó, các lớp sẽ đến thăm lần lượt các địa điểm như đình Cổ Loa (hay còn gọi là Ngự Triều Di Quy), kế tiếp là Am Mị Châu (am Bà Chúa hay đền thờ Mị Châu), chùa Cổ Loa, chùa Mạch Tràng (Quang Linh tự), cuối cùng là đình Mạch Tràng. Ở mỗi địa điểm, chúng tôi lại được nghe các anh chị hướng dẫn viên giới thiệu những kiến thức bổ ích.
Đến trưa, chúng tôi sẽ tập trung lại ăn trưa theo lớp rồi được nghỉ ngơi khoảng một tiếng. Buổi chiều, học sinh toàn khối sẽ tập trung lại để tham gia một số hoạt động tập thể. Đầu tiên, chúng tôi được tham gia cuộc thi “Đố vui có thưởng”. Các câu hỏi có liên quan đến khu di tích Cổ Loa mà chúng tôi vừa được tham quan. Rất nhiều bạn đã trả lời đúng và nhận được phần thưởng. Đến câu hỏi cuối cùng là câu hỏi khó nhất, phần thưởng nhận được cũng có giá trị nhất. Một số bạn giơ tay nhưng không trả lời đúng. Cô tổng phụ trách phải đưa ra các gợi ý nhưng vẫn chưa có ai trả lời đúng. Suy nghĩ một lúc, tôi đã đoán ra được đáp án, xung phong trả lời và giành được phần thưởng. Tôi còn nhận được lời khen của cô tổng phụ trách và một tràng pháo tay và ánh mắt ngưỡng mộ các bạn học sinh trong khối. Điều đó khiến tôi cảm thấy rất khá tự hào.
Sau đó, chúng tôi còn được chơi các trò chơi dân gian như bịt mắt đập niêu, nhảy bao bố… Cuối cùng, chúng tôi còn được xem một tiết mục múa rối nước, và hát quan họ. Chuyến đi tham quan khu di tích lịch sử Cổ Loa đã giúp tôi học hỏi thêm nhiều điều bổ ích.
Một kỉ niệm đẹp đẽ và đáng nhớ. Tôi cũng đã học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích hơn và thêm yêu quê hương, đất nước của mình.
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 20:59 27/11/2022
=[146+(-146)]+27-135+43
=27-135+43
=-65
Câu trả lời của bạn: 20:57 27/11/2022
– Vật nuôi trong nhà: gà
– Sinh vật sống tự do:chuồn chuồn
– Các loài thực vật được trồng bên đường:hoa hồng
Câu trả lời của bạn: 20:56 27/11/2022
x=4
Câu trả lời của bạn: 20:55 27/11/2022
refer
Nước sạch, vệ sinh và thực hành vệ sinh tốt là điều cần thiết cho sự sống còn và phát triển của trẻ em, nhưng vẫn còn nhiều trẻ em và gia đình ở nông thôn Việt Nam vẫn có nguy cơ mắc bệnh liên quan đến nước và vệ sinh với con số khoảng ba triệu trẻ em bị thiếu nước sạch.
Tiêm chủng đã cứu hàng triệu mạng sống và bảo vệ vô số trẻ em ở Việt Nam khỏi bệnh tật và khuyết tật. Tuy nhiên, độ che phủ ở các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và dân tộc thiểu số vẫn còn thấp cùng với thông tin sai lệch có thể làm mất niềm tin của dân chúng trong nỗ lực tiêm chủng quốc gia.