![](https://hoidapvietjack.com/upload/images/user/1671346743-anh-gai-xinh-deo-kinh-can-18jpg.jpg)
Trần Thị Thảo Vy
Đồng đoàn
105
21
Câu trả lời của bạn: 19:40 30/11/2022
Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc ngày 20/09/1977. Hỗ trợ của Liên Hợp Quốc đối với Việt Nam khởi đầu tập trung vào tái thiết sau chiến tranh và hỗ trợ nhân đạo.
Từ khi Việt Nam tham gia tổ chức Liên hợp quốc (9-1977), quan hệ Việt Nam và Liên hợp quốc ngày càng phát triển.
- Liên hợp quốc giúp đỡ nhân dân Việt Nam trên nhiều mặt: kinh tế, giáo dục, môi trường, nhân đạo... thông qua các tổ chức của Liên hợp quốc ở Việt Nam: FAO (Tổ chức nông-lương thực), UNICEF (Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc)...
+ Liên hợp quốc giúp xử lý dioxin ở Việt Nam.
+ Chăm sóc trẻ em, các bà mẹ có thai và nuôi con nhỏ, tiêm chủng phòng dịch, đào tạo nguồn nhân lực, các dự án trồng rừng, cải cách hành chính, giúp đở các vùng bị thiên tai, ngăn chặn đại dịch AIDS, giáo dục ...
Câu trả lời của bạn: 19:40 30/11/2022
diện tích thửa ruộng thứ 1
(6200-600):2=2800 m2= 28 dam 2
diện tích thử ruộng t2 ;à:
6200-2800=3400 m2= 34 dam^2
thửa thứ 1 thu được :
28x45=1260 kg
thửa thứ 2 thu được
34x45=1530 kg
Cảm ơn 0
Câu trả lời của bạn: 19:38 30/11/2022
Động từ:cày
nhìn
đứng
nở
Tính từ:vẻ đẹp
gụ
rắn chắc
đỏ như lim
đẹp
Quan hệ từ,: nhưng
Câu trả lời của bạn: 19:38 30/11/2022
Giờ đây tôi đã là một học sinh lớp bảy của mái trường Trung học cơ sở thân yêu. Nhưng tôi vẫn còn nhớ như in những kỉ niệm của ngày tựu trường đầu tiên.
Đó là một buổi sáng mùa thu thật đẹp. Bầu trời cao vợi và xanh thẳm. Mẹ đưa tôi đến trường bằng chiếc xe đạp đã cũ. Hôm nay, tôi sẽ dự lễ khai giảng đầu tiên. Con đường đi học đã quen thuộc, nhưng tôi lại cảm thấy xôn xao, bồi hồi. Cuối cùng cánh cổng trường cấp một cũng hiện ra trước mắt tôi. Tôi ngạc nhiên nhìn ngôi trường hôm nay thật khác. Các anh chị học sinh lớp lớn hân hoan bước vào trường. Tôi được mẹ dắt vào hàng ghế của khối lớp một. Xung quanh, bố mẹ của các bạn khẽ thì thầm trò chuyện với con mình. Cô giáo chủ nhiệm lần lượt đưa chúng tôi vào vị trí ngồi của mình. Hôm nay, cô thật xinh đẹp trong bộ áo dài thướt tha. Nụ cười của cô khiến tôi cảm thấy thật ấm áp. Buổi lễ khai giảng diễn ra thật long trọng. Tôi cảm thấy vui vẻ và tự hào vì mình đã là học sinh lớp Một. Lời phát biểu của cô hiệu trưởng đã kết thúc buổi lễ. Tiếng trống vang lên như một lời chào mừng năm học mới đã đến.
Buổi lễ khai giảng đã để lại cho tôi một kỉ niệm đẹp không thể nào quên. Những cảm xúc trong sáng, hồn nhiên ấy, tôi luôn để nó trong một góc của trái tim mình, để luôn nhớ về nó. Ngày đầu tiên đi học.
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 13:10 26/11/2022
Xuân Quỳnh (1942 - 1988) là nhà thơ nữ được nhiều người yêu thơ mến mộ. Thơ chị trẻ trung, sôi nổi, giàu chất trữ tình. Vốn xuất thân từ nông thôn nên Xuân Quỳnh hay viết về những đề tài bình dị, gần gũi của cuộc sống đời thường như tình mẹ con, bà cháu, tình yêu, tình quê hương, đất nước. Ngay từ tập thơ đầu tay “Tơ tằm - Chồi biếc” (in chung - 1963), Xuân Quỳnh đã gây được sự chú ý của người đọc bởi phong cách thơ mới mẻ. Hơn hai mươi năm cầm bút, chị đã sáng tác nhiều tập thơ có giá trị, tạo ấn tượng khó quên trong lòng người đọc. Bài thơ “Tiếng gà trưa” đã thể hiện được tình cảm sâu sắc về gia đình, quê hương và đất nước.
Tác phẩm được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ trên phạm vi cả nước. Bị thua đau ở chiến trường miền Nam, giặc Mỹ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn... ra miền Bắc, hòng tàn phá hậu phương lớn của tiền tuyến lớn. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, hàng triệu thanh niên đã lên đường với khí thế:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ đang cùng đồng đội trên đường hành quân vào Nam chiến đấu.
“Tiếng gà trưa” đã gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tình yêu đất nước. Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ cồn cào, da diết. Nhớ nhà, đó là tâm trạng tất yếu của những người lính trẻ vừa bước qua hoặc chưa bước qua hết tuổi học trò đã phải buông cây bút, cầm cây súng ra đi đánh giặc cứu nước. Nỗi nhớ ở đây thật giản dị và cụ thể. Chỉ một tiếng gà trưa bất chợt nghe thấy khi dừng chân bên xóm nhỏ là đã gợi dậy cả một trời thương nhớ. Tiếng gà nhảy ổ làm xao động nắng trưa và cũng làm xao xuyến hồn người. Nghe tiếng gà mà như nghe thấy tiếng quê hương an ủi, vỗ về và tiếp thêm sức mạnh. Điệp từ “nghe” được nhắc lại ba lần, mở đầu ba câu thơ liên tiếp thể hiện sự rung cảm cao độ trong tâm hồn chiến sĩ:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
Cục… cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Quê nhà hiện lên rõ nét trong tâm tưởng và những kỉ niệm tuổi thơ lần lượt sống dậy qua những hình ảnh thân thương. Tiếng gà trưa nhắc nhớ đến “Ổ rơm hồng những trứng” của mấy chị mái mơ, mái vàng xinh xắn, mắn đẻ. Tiếng gà trưa khiến người cháu xa nhà nhớ đến người bà kính yêu một đời tần tảo. Thương biết mấy là cảnh đứa cháu tò mò xem gà đẻ, bị bà mắng: “Gà đẻ mà mày nhìn/Rồi sau này lang mặt”. Chẳng hiểu hư thực ra sao nhưng cháu tin thật: “Cháu về lấy gương soi/Lòng dại thơ lo lắng”. Giờ đây, đứa cháu đã trưởng thành ao ước trở về thời bé bỏng để lại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được thấy bóng dáng quen thuộc của bà khum tay soi trứng, chắt chiu từng mầm hy vọng sẽ có được một đàn gà con đông đúc.
Suốt một đời lam lũ, lo toan, bà chẳng bao giờ nghĩ đến bản thân mà chỉ lo cho cháu, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. Bà thầm mong đàn gà thoát khỏi nạn dịch mỗi khi mùa đông tới: “Để cuối năm bán gà/Cháu được quần áo mới”.
Ao ước của đứa cháu có được cái quần chéo go, cái áo cánh chúc bâu còn nguyên vẹn lần hồ sột soạt và thơm mùi vải mới được nhân lên gấp bội trong lòng bà yêu cháu. Hạnh phúc gia đình giản dị, đầm ấm mà rất đỗi thiêng liêng cùng bao khát vọng tuổi thơ dường như gói gọn cả trong tiếng gà trưa:
“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng”
Thông qua nỗi nhớ được khơi dậy từ tiếng gà trưa, nhà thơ Xuân Quỳnh đã miêu tả tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và tình cảm yêu mến, kính trọng bà của một em bé nông thôn. Tình bà cháu thắm thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người chiến sĩ hôm nay đang trên đường hành quân chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước:
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì tình yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”
Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháu đến tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộc đều được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hàng ngày; ấy vậy mà nó lại gây xúc động sâu xa bởi nhà thơ đã nói giúp chúng ta những điều thiêng liêng nhất của tâm hồn.
Bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, một lần nữa chúng ta nhận thấy rằng nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua thật sáng suốt khi đúc kết nên chân lý: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.
Câu trả lời của bạn: 13:09 26/11/2022
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Ở hai câu tiếp theo này, nghệ thuật so sánh lại được sử dụng. “Cánh buồm” được so sánh với “mảnh hồn làng”, thể hiện tình yêu quê hương luôn tiềm tàng trong con người Tế Hanh.
Được sử dụng một lần nữa, động từ, tính từ mạnh: “giương, rướn, bao la” đã cho ta thấy một vẻ đẹp kiêu hãnh, đầy tự hào của cánh buồm vi vu trong gió biển.
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ,
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe”
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Khắp thân mình nồng thở vị xa xăm.
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Tám câu thơ tiếp theo này thể hiện hình ảnh làng chài khi những chiếc thuyền cá trở về sau những ngày chìm trong gió biển. Người dân làng chài vui sướng biết bao khi những người thân của họ đã mang về những thành quả tương xứng. Dân chài lưới mang một màu da thật riêng, có một mùi hương riêng biệt. Cái mùi này chỉ những người yêu quê hương tha thiết, nồng nàn như tác giả Tế Hanh mới có thể cảm nhận được. Chiếc thuyền cũng mệt mỏi sau những ngày đi biển, tựa như con người vậy. Cái chất muối thấm trong thớ vỏ cũng được tác giả cảm nhận bằng cách “nghe”, thật độc đáo!
Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ:
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Khi viết bài thơ này, tác giả đang ở xa quê hương. Vậy mà, ông vẫn luôn nhớ về mảnh đất quê hương yêu dấu của mình. Nhớ màu nước biển xanh, nhớ những con cá bạc, nhớ cánh buồm trắng, nhớ con thuyền đang băng băng rẽ sóng ra khơi. Ông còn nhớ cả cái mùi muối mặn của biển quê nhà.
Câu trả lời của bạn: 13:09 26/11/2022
∙• Giống nhau:
- Đề tài những bài thơ này đều nói lên tình cảm yêu quý, trân trọng quê hương của bản thân mình.
∙• Khác nhau:
- Bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh không biểu lộ một cách trực tiếp mà được biểu lộ gián tiếp qua các hình ảnh, hương vị quê hương mà ông ngắc đến ( vị mặn nồng của dân chài lưới, hình ảnh con thuyền khuất bóng ra khơi, màu trắng của buồm,...).
- Bài thơ "Quê hương " này còn khác ở các bài thơ khác khi đã phác họa ra một bức tranh quê hương vừa có hình ảnh, hương thơm đặc trưng mà còn có cả tình thương yêu da diết của tác giả.
Câu trả lời của bạn: 22:10 24/11/2022
đáp án D nha em!
Câu trả lời của bạn: 20:11 24/11/2022
Câu trả lời của bạn: 20:11 24/11/2022
Đồng tiền thể hiện sức mạnh kinh tế của một quốc gia.Mà trên thế giới các nước giàu nghèo hoàn toàn khác nhau.Thử hỏi làm sao có thể sử dụng đồng tiền chung.
Cũng như văn hóa và ngôn ngữ, mỗi quốc gia đều có đơn vị tiền tệ riêng của mình. Bạn đã tự hỏi giờ vì sao các đơn vị tiền tệ đó lại được đặt tên như vậy chưa?
Hiện tại mỗi quốc gia phát hành một loại tiền riêng của quốc gia mình, một số người sẽ xem xét ở đây phải là sự lựa chọn kinh tế tốt nhất. Suy nghĩ về khía cạnh này cũng là một trong những nguyên nhân tạo ra tiền tệ tại mỗi nước.
Lý thuyết như bắt nguồn từ những điều tự nhiên để tìm ra các nghiên cứu điểm, cũng là một quan trọng biểu tượng để phân biệt giữa con bò lớn và con bò tầm thường.
Câu trả lời của bạn: 20:10 24/11/2022
Câu trả lời của bạn: 20:10 24/11/2022
* Đặc điểm vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á
- Vị trí địa lí: châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu, kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với châu Âu, châu Phi và 3 đại dương (Thái Bình Dương, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương).
- Kích thước lãnh thổ: 44,4 triệu km2 (kể cả các đảo phụ thuộc).
* Ý nghĩa đối với khí hậu
- Lãnh thổ kéo dài từ cực Bắc đến Xích đạo khiến lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.
- Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau: Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở lục địa.
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 20:10 24/11/2022
Câu trả lời của bạn: 20:07 24/11/2022
Câu trả lời của bạn: 20:05 24/11/2022
Thành tựu văn hóa thời kì này mà em ấn tượng nhất là Hoàng Thành Thăng Long.
Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long Hà Nội. Công trình kiến trúc đồ sộ này được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.
Tháng 12/2002, các chuyên gia đã tiến hành khai quật trên tổng diện tích 19.000m2 tại trung tâm chính trị Ba Đình – Hà Nội. Cuộc khai quật khảo cổ học lớn nhất Việt Nam và của cả Đông Nam Á này đã phát lộ những dấu vết của Hoàng thành Thăng Long trong tiến trình lịch sử trải dài 13 thế kỷ với các di tích và tầng văn hóa chồng xếp lên nhau.
Những dấu vết kiến trúc độc đáo cùng hàng triệu hiện vật quý giá đã phần nào tái hiện lại quá trình lịch sử trải dài từ thời kỳ Bắc thuộc dưới ách đô hộ của nhà Tùy và nhà Đường (thế kỷ VII đến thế kỷ IX), xuyên suốt các triều đại: Lý, Trần, Lê, Mạc.
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 20:05 24/11/2022
Các quốc gia cổ đại phương Đông sớm hình thành và phát triển ở lưu vực các sông lớn vì điều kiện từ nhiên ở đây thuận lợi, đất đai màu mỡ. Ở lưu vực các con sông lớn, đất đai mềm xốp nên công cụ bằng gỗ, đá cũng có thể canh tác được và tạo nên mùa màng bội thu.
Lượng mưa đều đặn phân bố theo mùa, khí hậu ấm nóng (trừ Trung Quốc) thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và đời sống. Cư dân ở đây thì biết sử dụng công cụ bằng kim loại (đồng thau) từ rất sớm. Công việc trị thủy khiến mọi người liên kết, gắn bó trong tổ chức công xã. Nhờ đó nhà nước sớm hình thành.
Câu trả lời của bạn: 20:04 24/11/2022
– Cây thân cao quả vàng thuần chủng có kiểu gen AAbb
– Cây thân thấp quả đỏ thuần chủng có kiểu gen aaBB
* Sơ đồ lai:
P: AAbb × aaBB
GPGP: Ab aB
F1: AaBb
+ Tỉ lệ kiểu gen: 100% AaBb
+ Tỉ lệ kiểu hình: 100% Cây thân cao quả đỏ
Câu trả lời của bạn: 20:03 24/11/2022
Lời giải :
+ Cấu trúc: Màng sinh chất có cấu trúc khảm động.
- Lớp kép phôtpholipit có đuôi kị nước quay vào trong, đầu ưa nước quay ra ngoài.
- Các prôtêin nằm ở rìa màng hoặc xuyên qua màng.
ADVERTISING
- Côlestêrôn nằm khảm vào lớp kép để tăng độ vững chắc cho màng.
- Các cấu trúc thêm: glicôprôtêin, glicôlipit, cacbôhiđrat,…
+ Chức năng:
- Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc: lớp phôtpholipit chỉ có những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ (không phân cực đi qua). Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp mới ra vào tế bào.
- Các prôtêin thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào. Tiếp nhận và trả lời kích thích từ môi trường.
- Bảo vệ: nhờ các glycôprôtêin giúp nhận biết các tế bào lạ (không phải thuộc cùng 1 cơ thể).
Câu trả lời của bạn: 20:03 24/11/2022
Lời giải :
+ Cấu trúc: Màng sinh chất có cấu trúc khảm động.
- Lớp kép phôtpholipit có đuôi kị nước quay vào trong, đầu ưa nước quay ra ngoài.
- Các prôtêin nằm ở rìa màng hoặc xuyên qua màng.