Đăng nhập
|
/
Đăng ký

Thanh Nguyễn Ngọc

Cấp bậc

Đồng đoàn

Điểm

110

Cảm ơn

22

Đã hỏi
Đã trả lời

Câu hỏi:

                                       ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

                              Môn: Ngữ văn - Lớp 8

                              Năm học:  2022-2023

                           (Thời gian làm bài 90 phút)

Phần I: Đọc - hiểu  (3.0 điểm) 

  Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

MÙA GIÁP HẠT…

    … Những bữa cơm độn sắn, độn khoai trong mùa giáp hạt đó là chuyện thường xuyên. Ba anh em tôi luôn được bố mẹ nhường phần cơm. Bố mẹ ăn phần sắn và khoai lang, chúng tôi cứ vô tư ăn ngon lành. Và những bữa cơm như thế, bố mẹ luôn ngồi đầu nồi, nhiều hôm tôi thấy bố mẹ thở dài. Hai đứa em tôi không để ý đến những hành động đó. Trong bữa cơm, thường có một bát mắm tôm đồng, hoặc sang hơn có thêm bát sườn lợn được mẹ băm thật nhỏ và kho thật mặn. Một nồi canh rau tập tàng. Chỉ đơn sơ vậy thôi, mà anh em tôi thấy ngon biết mấy.

      Những mùa giáp hạt, vai mẹ lại gầy đi vì những đêm thức trắng, trằn trọc với viết bao lo lắng. Tóc bố ngày một bạc thêm như thể có khói thuốc trên đầu. Anh em tôi cứ thế lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi bạc của bố, lớn lên trong tình yêu thương, đùm bọc của của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn khoai sắn. Bây giờ ngồi ôn lại những kỉ niệm, ôn lại những mùa giáp hạt, trong lòng không khỏi cảm thấy rưng rưng.

      Quê tôi không còn cảnh phải ăn cơm độn sắn khoai. Nhưng tôi vẫn nhớ lắm những mùa giáp hạt…

                            (Trích Mùa giáp hạt…, Nguyễn Trung Thành, Báo Giáo dục và Thời đại số 100, ra ngày 26/4/2018, trang 50)

Câu 1: (0.5 điểm)   Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

Câu 2: (0.5 điểm) Xác định kiểu câu của câu văn "Bố mẹ ăn phần sắn và khoai lang, chúng tôi cứ vô tư ăn ngon lành."

Câu 3: (0.5 điểm) Văn bản nói tới thời điểm nào?

Câu 4: (0.75 điểm)  "Anh em tôi cứ thế lớn lên trên đôi vai gầy của mẹ. Lớn lên trên những sợi bạc của bố, lớn lên trong tình yêu thương, đùm bọc của của gia đình. Lớn lên trong những mùa giáp hạt, lớn lên trong nồi cơm độn khoai sắn."

     Nêu tác dụng của biện pháp điệp từ trong các câu văn trên?

Câu 5: (0.75 điểm) Trong văn bản trên, tác giả thể hiện tư tưởng, tình cảm gì với gia đình?

Phần II: Làm văn (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm) Từ văn bản đọc hiểu trên, hãy viết đoạn ngắn (5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái.    

Câu 2 (5,0 điểm): Bút bi là một đồ dùng học tập quen thuộc với tuổi học sinh. Em hãy thuyết minh về cây bút bi.

                        ………………………HẾT…………………………..

Câu trả lời của bạn: 21:36 24/12/2022


Câu hỏi:

Chu kì tim? Nguyên nhân có hại cho tim mạch? Biện pháp bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại

Câu trả lời của bạn: 22:05 15/12/2022

uhhh


Câu hỏi:

Electron được phát minh năm 1897 bởi nhà bác học người Anh Tom-xơn.Từ khi đc phát hiện đến nay ,electron đó đóng vai trò to lớn trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như: Năng lượng ,truyền thông và thông tin...Trong các câu sau đây câu nào sai?

   A. Electron có khối lượng không đáng kể so với khối lượng nguyên tử.

   B. Electron chỉ thoát ra khỏi nguyên tử trong những điều kiện đặc biệt.

   C. Electron có khối lượng bằng 9,1095.10-28 gam

   D. Electron là hạt mang điện tích âm.

Câu trả lời của bạn: 22:05 15/12/2022

C sai nha bạn


Câu hỏi:

Em hãy kể tên những thành tựu văn hóa của Hy Lạp cổ đại nào vẫn được ứng dụng trong thời kì hiện đại?

Câu trả lời của bạn: 22:04 15/12/2022

uhh


Câu hỏi:

Cương lĩnh chính trị (đầu năm 1930) của Đảng cộng sản Việt Nam chủ trương tập hợp lực lượng
A toàn dân tộc
B dân chủ
C trung gian
D đồng minh

Câu trả lời của bạn: 22:03 15/12/2022

A nha


Câu hỏi:

Chính sách đối ngoại của Mĩ trong những thập niên 20 của thế kỉ XX là

A. "Chính sách láng giềng thân thiện".

B. "Chính sách đu đưa bên miệng hố chiến tranh"

C. "Chính sách mở cửa và hội nhập".

D. "Chính sách chiến lược toàn cầu".

Câu trả lời của bạn: 22:01 15/12/2022

A. "Chính sách láng giềng thân thiện".

Câu hỏi:

Trong hoàn cảnh đất nước bị bao vây, từ năm 1919 nước Nga thực hiện chính sách gì?

A. Chính sách kinh tế mới.

B. Chính sách quốc phòng toàn dân.

C. Chính sách cộng sản thời chiến.

D. Chính sách tổng động viên.

Câu trả lời của bạn: 21:59 15/12/2022

Chính sách cộng sản thời chiến


Câu hỏi:

Sự tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất quốc gia nào sau đây vào năm một chín 18 đã tạo ra ưu thế cho cái bước vào giai đoạn cuối của cuộc chiến

Câu trả lời của bạn: 21:59 15/12/2022

đáp án : nước Mĩ  

 Tạo ưu thế cho phe Hiệp ước 

Đầu năm 1918 , lợi dụng khi quân Mĩ chưa sang đến châu Âu , quân Đức chở liên tiếp 44 đợt tấn công với quy mô lớn trên mặt trận Pháp . Một lần nữa , Chính phủ Pháp chuẩn bị rời khỏi Pa-ri

- Tháng 7−19187-1918 , 6565 vạn quân Mĩ đổ bộ vào châu Âu cùng nhiều vũ khí , đạn dược 

- Mĩ trực tiếp tham chiến  khi cả hai phe bị thiệt hại quá nhiều , hết sức mệt mỏi , nên trở thành nước đứng đầu phe Hiệp ước thay Anh 

- Nhờ đó , quân Pháp và Anh quay lại phản công mạnh mẽ quân Đức trên các mặt trận.


Câu hỏi:

Sự ra đời của Đảng Cộng sản có ý nghĩa gì đối với phong trào độc lập dân tộc ở châu á

Câu trả lời của bạn: 21:55 15/12/2022

THAM KHẢO
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Từ khi thành lập cho đến nay, Đảng luôn thể hiện rõ là một đảng cách mạng chân chính, hội tụ sức mạnh của dân tộc, của giai cấp, là đội tiên phong của giai cấp công nhân và của dân tộc Việt Nam. Những thành tựu to lớn của cách mạng Việt Nam suốt 90 năm qua đã minh chứng cho tầm vóc bản lĩnh, trí tuệ của Đảng trên con đường lãnh đạo xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Câu hỏi:

Phân biệt được hành vi nào vi phạm pháp luật,hành vi nào vi phạm kỷ luật?
-Giúp tớ vs ạk 💞

Câu trả lời của bạn: 21:52 15/12/2022

- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Vi phạm pháp luật có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa vào các tiêu chí phân loại khác nhau. Ví dụ, nếu căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh của pháp luật thì có thể chia vi phạm pháp luật thành các loại tương ứng với các ngành luật như vi phạm pháp luật hình sự, vi phạm pháp luật dân sự…

- Kỷ luật là những quy tắc xử sự chung do một cơ quan, tổ chức đặt ra yêu cầu tất cả các thành viên trong cơ quan, tổ chức đó phải thực hiện theo, thường được đặt ra trong các cơ quan nhà nước.

Kỉ luật là tổ chức,một cơ quan nào đó đặt ra, nếu vi phạm kỷ luật thì sẽ do tổ chức,một cơ quan đó sử lí

Kỷ luật có thể mang tính pháp lý hoặc không mang tính pháp lý:

Đối với các tổ chức ngoài nhà nước thì kỷ luật ở đây chỉ là những quy định cho các thành viên trong tổ chức, buộc họ phải thực hiện theo. Trường hợp không tuân thủ những kỷ luật đó sẽ phải chịu hình thức kỷ luật theo nội quy tổ chức đó quy định, không mang tính pháp lý.


Câu hỏi:

Đảng và Nhà nước ta có quan điểm chủ trương về

Câu trả lời của bạn: 21:42 15/12/2022

Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về chủ quyền biển đảo và giải quyết các vấn đề tranh chấp ở biển Đông

Câu hỏi:

Từ đoạn trích tren em rút ra bài học gì ? cho mình trong cuộc sống ?

Câu trả lời của bạn: 21:40 15/12/2022

Nhưng ở văn bản nào vậy ?


Câu hỏi:

Một đề trắc nghiệm gồm 20 câu, mỗi câu có 4 đáp án và chỉ có một đáp án đúng. Bạn An làm đúng 12 câu, còn 8 câu bạn An đánh hú họa vào đáp án mà An cho là đúng. Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Hỏi Anh có khả năng được bao nhiêu điểm?

Câu trả lời của bạn: 21:37 15/12/2022

uhhh


Câu hỏi:

máy tính của em có 2 máy in A và B, hiện tại a đang kết nối. nếu khi in, ta chọn mặc định là mấy in B thì có in được không?

Câu trả lời của bạn: 21:36 15/12/2022

không nha em


Câu hỏi:

Máu được vận chuyển trong cơ thể người như thế nào? tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi

Câu trả lời của bạn: 21:30 15/12/2022

Trả Lời: 

- Máu được vận chuyển trong cơ thể người nhờ sức đẩy do tim tạo ra (tâm thất co)và sự phối hợp của các cơ quanh thành mạch.

- Tim được cấu tạo bởi các cơ tim, cơ vân và mô liên kết.

Chu kỳ tim là hoạt động của tim con người từ đầu của một nhịp tim đến đầu nhịp tim tiếp theo. Một chu kỳ tim hoạt động gồm 3 pha và giữa các pha đều có thời gian nghỉ. Trong đó:

Pha co 2 tâm nhĩ tương đương 0.1s, thời gian nghỉ 0.7s.
Pha co 2 tâm thất tương đương 0.3s, thời gian nghỉ 0.5s.
Pha giãn chung tương đương 0.4s, thời gian nghỉ 0.4s.
Tim hoạt động theo chu kì và mỗi chu kì chia thành từng pha, giữa các pha tim đều có thời gian nghỉ ngơi nhất định. Thời gian nghỉ của tim và thời gian tim hoạt động gần như bằng nhau. Chính vì vậy có thể khẳng định tim hoạt động liên tục mà không mệt mỏi là do thời gian hoạt động và thời gian nghỉ ngơi hợp lý.


Câu hỏi:

Viết đoạn văn nêu cảm nhận về vẻ đẹp của Hương Sơn ( Hương sơn phong cảnh)

Câu trả lời của bạn: 18:26 15/12/2022

Có lẽ danh lam thắng cảnh nào cũng sẵn sàng ban tặng cho con người muôn vàn tứ thơ. Nhưng không phải danh thắng nào cũng được đền bù xứng đáng. Có biết bao cảnh trí thần tiên chẳng cần đợi thơ ca tôn vinh – tự nó đã làm một bài thơ tuyệt mĩ. Ở những trường hợp như thế phải chăng thơ ca đã trở nên bất lực? Nhưng cũng có những thắng cảnh vốn đã mĩ lệ, lại được soi mình vào thơ thì càng quyến rũ bội phần. Khi ấy, cảnh thì dâng hiến cho thơ hào phóng, còn thơ dường như cũng trả xong món nợ của mình. Trường hợp phong cảnh Hương Tích với Chu Mạnh Trinh chẳng phải là như thế sao? Hương Sơn được vào hàng “Nam thiên đệ nhất động”. Còn Hương Sơn phong cảnh của Chu Mạnh Trinh cũng đáng là một áng thơ long lanh như gấm dệt. Có thể gọi là “Hương Sơn đệ nhất thi” được chứ sao? Thơ ca và thắng cảnh đâu phải lúc nào cũng được đẹp duyên như thế!

Phải nói ngay rằng âm nhạc đã góp phần tạo nên vẻ đẹp quyến rũ của bài thơ này. Bình thường, bài thơ chân chính nào cũng có một nền nhạc riêng của nó, cho dù nó được viết lối tự do hay theo cách luật. Nhưng khi một thi sĩ lại chủ động viết theo thể hát nói, thì rõ ràng nhạc điệu (gồm cả của âm nhạc lẫn của ngôn ngữ) càng muốn giành lấy địa vị tiên phong. Có thế thấy khá rõ lời thơ chập chờn, chấp chới bay trong nhịp điệu, còn nhạc điệu như đang dìu từng lời thơ bay lượn trong cái thế giới trong lành, thanh tịnh của chốn Hương Sơn. Tất cả cứ lâng lâng chơi vơi, cứ khoan hoài dìu dặt như cái nhịp chèo, nhịp bước của du khách càng ngày càng nhập sâu vào lòng cảnh trí thanh vắng, mơ màng, vừa trần gian, vừa thoát tục. Nếu như đang nghe lời thơ được hát ngâm theo thể thức ca trù, với lối ngàn rung, buông bắt, với tiếng đàn, tiếng phách, tiếng trống điểm nhịp rất riêng thì tất cả giọng ngất ngây, khoan khoái của một tâm hồn đang ân thưởng cái “Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay” càng có dịp tràn ra đầy đủ. Vâng, chọn hát nói để phô bày những cảm xúc Hương Sơn của mình, dường như hồn thơ của Chu Mạnh Trinh đã gửi mình đúng chỗ. Vậy là thơ và nhạc đã được Hương Tích se duyên nên thi phẩm này. Chẳng phải đây cũng là một nét duyên nữa của Hương Sơn phong cảnh đó ư?

Nếu người nghệ sĩ cảm nhận danh thắng Hương Sơn cũng như Bồng Lai hay Thiên Thai, Từ Thức…, thì xem như chưa bắt được cái “thần” của chốn này. Những nơi kia là cảnh tiên, là chốn mộng mơ tình tứ, hứa hẹn những mối phong tình lãng mạn. Còn Hương Sơn khác! Hương Sơn là cảnh bụt, là nơi du khách tìm đến vãn cảnh nhưng cũng để hành hương. Con người đến đây để thưởng ngoạn một danh lam, nhưng cũng là một dịp dọn lòng khỏi những tục lụy để mà thanh lọc tâm hồn, thanh thản tâm linh. Vì thế, thắng cảnh Hương Sơn thơ mộng mà linh thiêng, quyến rũ mà thanh tịnh, mĩ lệ nhưng bàng bạc vị thiền. Thi nhân có nhận ra điều đó, mới là thấm cảnh Hương Sơn. Hồn thơ phải dồi dào sự đắm say nhưng cũng không thể thiếu thành kính. Có như thế mới đồng điệu được với Hương Sơn. Và may thay, Hương Sơn phong cảnh của Trúc Vân Chu Mạnh Trinh đã thu được vào từng lời thơ cái hồn riêng của cảnh.

Bài thơ mở đầu bằng một câu thơ ngắn với bốn tiếng

"Bầu trời cảnh bụt"

Toàn bài đều viết bằng những câu dài với 7 hoặc 8 tiếng. Duy có câu mở đầu này là ngắn đặc biệt. Cái hình thức kia đâu phải ngẫu nhiên. Câu thơ vẽ không gian, nhưng vang lên như một vỡ lẽ kì thú của chốn nước non này: Đây là thế giới của cảnh bụt. Câu thơ bốn tiếng khác nào như mở ra một cổng trời, một miền non nước, một thế giới, mà ở trên trán vòm cổng ấy khắc bốn chữ giới thiệu du khách về cái xứ sở sắp bước vào. Kia là thuộc về cảnh bụt. Nó không phải là đất Phật như Tây Trúc, nhưng cảnh sắc ở đây đều thuộc về bụt, đều ngấm vị thiền.

Và bốn tiếng ấy dường như cũng đã xác định chủ âm của bài thơ. Bắt đầu từ đây ngòi bút của Chu Mạnh Trinh sẽ chuyển động theo cảm hứng ấy và làm sống dậy từng nét thanh tú của danh lam, vừa đem lại vi thiền cho thắng cảnh. Toàn bộ bài thơ được kết cấu theo các lớp cảnh cứ dần dần mở ra cùng với bước chân của du khách, thì ở lớp cảnh nào thi hứng của Chu Mạnh Trinh, cũng được khơi từ hai nguồn ấy. Đây là cái nhìn lướt bao quát:

Kìa non non, nước nước, mây mây,

Cảnh non nước đã được điệp trùng, luyến láy theo cái lối đặc trưng của ca trù, khiến cho cảnh non nước, mây trời vừa có được vẻ quấn quýt lại vừa trải dài như vô tận. Giọng điệu thơ có cái vẻ náo nức, ngất ngây của người được thỏa lòng ao ước, lại cũng nghiêm trang chứ không hẳn là đong đưa tình tứ. Câu chữ như thế thật tài hoa và cũng thật tự nhiên!

Phần lớn những nơi được xem là danh thắng đều là chốn sơn thủy hữu tình, có núi non, có rừng suối, với những chim bay, cá lượn. Hương Sơn cũng thế! Nhưng Hương Sơn là cảnh bụt, cho nên:

Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái,
Lửng lơ khe Yến cá nghe kinh
Thoảng bên tai một tiếng chày kình,
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.

Chim ở đây dường như đã quên mình là chim, cá ở đây đã quên mình là cá. Tự bao giờ chúng đã thành những tín đồ. Có phải bầu không khí bao trùm lên Hương Sơn là không khí thiền – vị thiền tan vào rừng mơ, vị thiền đã hòa vào suối Yến mà chim cá ở đây cũng được thanh tẩy, cũng hòa nhập vào làm một với cảnh bụt chốn này? Du khách từ cái thế giới đầy biến động vào đây dường như cũng bừng ngộ, nghĩa là cũng nhập vào làm một với cảnh bụt chốn này. Tiếng chim “thỏ thẻ“, dáng cá “lửng lư” và giờ đây là “tiếng chày kình”… Những âm thanh, dáng điệu ấy tạo nên cái bầu không khí rất Hương Sơn. Chim cúng trái, cá nghe kinh, con người đi vào cảnh thảng thốt với tiếng chày kình… Tất cả đều cởi bỏ hệ lụy trần gian, đang hòa nhập vào không khí linh thiêng. Tại khoảnh khắc ấy cả chim, cả cá, cả người đều dường như đang thoát tục. Làm sao Chu Mạnh Trinh có thể viết được như thế? Cái sinh khí Hương Sơn vô hình là thế, vậy mà thi nhàn đã thấy nó hiện hình trong tất cả, hòa nhập vào tất cả, hòa tan trong tất cả! Có lẽ chỉ với những hình ảnh như thế thôi, cái thần thái của Hương Sơn đã nhập vào thơ rồi!

Thế rồi, thi sĩ cứ say sưa thưởng ngoạn cảnh Hương Sơn như một tạo tác nguy nga, mĩ lệ của tạo hóa bày ra sống động dưới trời Nam bằng lối kể điểm danh những địa danh nổi tiếng của Hương Sơn:

Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng
Này am Phật Tích, này động Tuyết Quỳnh

Những từ “này” để trỏ liên tiếp gợi sự phong phú, gợi thế liên hoàn, lại gợi được cả cái cảm xúc được ân thưởng thỏa thuê. Cảnh sắc thật giàu có, đủ cả suối, chùa, am, động… tất cả cứ như bày đặt ra theo bước du khách. Chu Mạnh Trinh lại kết hợp cả lối tạo hình với những nét vừa mĩ lệ vừa hư huyền, với những màu vừa lộng lẫy vừa cách điệu, với những mảnh vừa trầm tĩnh vừa biến ảo. Trong dăm ba câu mà ta thấy được con mắt tạo hình của thi sĩ lúc ngây ngất ngước lên, khi mải mê nhìn xuống, vừa nắm bắt cái bóng nguyệt lồng trong thăm thẳm tầng hang, đã đuổi theo những thang mây lượn cùng vách núi:

Nhác trông lên ai khéo họa hình,
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt.
Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt.
Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây.

Với những câu thơ này, du khách đường như đã đặt những bước chân cuối cùng vào chốn Hương Sơn.

Tuy nhiên, thú Hương Sơn chưa phải đã hết. Nếu như tiếng chày kình động tiếng chuông Hương Sơn mới đánh thức người khách tang hải trong cái giấc mộng lớn của cuộc đời, thì đến đây cuộc hành hương mới kết thúc. Ấy là cái khoảnh khắc thi nhân quên mình là thi sĩ để mà sống trong phút giây cái nỗi niềm Phật tử:

Lần tràng hạt niệm Nam mô Phật,
Cửa từ bi công đức, xiết là bao

Kẻ vãn cảnh đã cởi bỏ lốt tục lấm bụi trần ai để tâm hồn chan hòa với chốn này. Vẻ đẹp của thắng cảnh, vị thiền của danh lam đã hòa nhập kẻ vãn cảnh với người hành hương trong cái trạng thái tâm linh thanh cao và yên tĩnh ấy. Sức quyến rũ cuối cùng của Hương Sơn dường như ở đấy!


Chúng tôi
  • Giới thiệu công ty
  • Giảng viên tại Vietjack
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản dịch vụ
Học tập
  • Khóa học, bài giảng
  • Câu hỏi trắc nghiệm
  • Câu hỏi tự luận
  • Tài liệu tham khảo
Liên kết
  • Tài liệu giáo viên
  • Soạn bài, giải BT
  • Tuyển dụng - Việc làm
Tải ứng dụng
  • Tải nội dung trên Google Play
  • Tải nội dung trên IOS Store
Bài viết mới nhất
  • Thông tin tuyển sinh
  • Lớp 12
  • Lớp 11
  • Lớp 10
  • Lớp 9
  • Lớp 8
  • Lớp 7
  • Lớp 6
  • Lớp 5
  • Lớp 4
  • Lớp 3
© 2019 Vietjack46. All Rights Reserved DMCA.com Protection Status
Hotline: 0842834585 - Email: vietjackteam@gmail.com
Thông báo
Trải nghiệm miễn phí Hỏi đáp với App VietJack !
Tải nội dung trên Google Play
Tải nội dung trên AppStore
Tiếp tục sử dụng web!
Đăng nhập vào hệ thống
Tài khoản Facebook
Tài khoản Google
Bạn có thể sử dụng tài khoản của hệ thống khoahoc.vietjack.com để đăng nhập!
Bạn quên mật khẩu?
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay
Đăng ký vào hệ thống
Tài khoản Facebook
Tài khoản Google
Bạn có thể sử dụng tài khoản của hệ thống khoahoc.vietjack.com để đăng nhập!
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Khôi phục tài khoản

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay