
Nông bảo ngọc
Sắt đoàn
20
4
Câu trả lời của bạn: 07:37 07/03/2022
bố cục chia ra thành ba phần
- Phần 1 (từ đầu -sáng mắt ra) : Bài toán dân số đặt ra từ thời cổ đại.
- Phần 2 (tiếp theo-ô thứ 34 của bàn cờ) : Sự tăng nhanh khủng khiếp của dân số.
+ Luận điểm 1 (Đó là câu-nhường nào) : Câu chuyện kén rể của nhà thông thái.
+ Luận điểm 2 (bây giờ-không quá 5%) : Sự phát triển của dân số thế giới.
+ Luận điểm 3 (trong thực tế-34 của bàn cờ): tỉ lệ sinh của phụ nữ Á và Phi.
- Phần 3 (còn lại) : kêu gọi loài người hạn chế gia tăng dân số.
Phương thức biểu đạt:Nghị luận kết hợp với tự sự và thuyết minh
Là văn bản nhật dụng
tóm tắt thì mình không biết
Câu trả lời của bạn: 07:36 07/03/2022
Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" đã thể hiện được tình yêu thiên nhiên cũng như tâm thế hòa mình vào với thiên nhiên của Bác. Thật vậy, dù hoàn cảnh sáng tác trong 2 bài thơ là khác nhau nhưng tinh thần lạc quan và tình yêu thiên nhiên của người chiến sỹ cách mạng Hồ Chí Minh vẫn được thể hiện. Đầu tiên, người đọc có thể thấy được lối sống giản dị cùng tình yêu thiên nhiên của Bác giữa chốn thiên nhiên hoặc ngục tù. Trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn về vật chất. Nếu như trong "Tức cảnh Pác Bó", Bác vẫn luôn tận dụng tất cả những thứ vật chất mà thiên nhiên đem lại và tìm được niềm vui từ chúng và cuộc sống của Người gắn liền với "bờ suối, hang" thì trong "Ngắm trăng" Bác vẫn ngắm cảnh dù "không rượu, không hoa" (những thứ cần thiết để thưởng cảnh của thi nhân xưa". Chính vì vậy, ở Bác ta thấy được lối sống bình dị và những niềm vui của Bác đều là những niềm vui giản dị đời thường mà vẫn thanh cao. Bác hòa mình và yêu thiên nhiên, tìm được những thú vui bé nhỏ trong đời sống thiếu thốn hàng ngày. Thậm chí, đây chính là phong thái ung dung, tinh thần lạc quan mà cứng rắn cùng tâm thế kiên cường của một người chí sỹ cách mạng yêu nước. Thứ hai, người đọc có thể thấy được tinh thần vượt qua được những khó khăn vật chất của Bác để giao hòa với thiên nhiên. Trong "Tức cảnh Pác Bó", phong thái ung dung của Bác hiện lên là "bàn đá chông chênh dịch sử Đảng" và trong "Ngắm trăng" thì Bác đã chủ động hướng ra ngoài song sắt để ngắm trăng. Hai bài thơ đều cho thấy được tinh thần thép của người chiến sỹ và thậm chí là cuộc vượt ngục tinh thần của Bác. Bao nhiêu khó khăn cũng chẳng nề hà gì vì Bác và thiên nhiên luôn giao hòa với nhau và tâm hồn của Bác đã dành trọn cho thiên nhiên và đất nước.Tóm lại, bài thơ đã thể hiện được chất thi sỹ và chiến sỹ của vị lãng tụ vĩ đại của dân tộc VN.