
Linh Lê Hoàng
Đồng đoàn
90
18
Câu trả lời của bạn: 10:28 09/12/2021
1. Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
Ví dụ: Lên thác xuống ghềnh, Mưa to gió lớn.
2. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh, …
Ví dụ: – Tham sống sợ chết, Bùn lầy nước đọng.
– Lòng lang dạ thú, Khẩu Phật tâm xà, Nhanh như chớp.
3. Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, …
Ví dụ
– Người này khỏe như voi (vị ngữ)
– Lời ăn tiếng nói biểu lộ văn hóa của con người (chủ ngữ)
– Khi tắt lửa tối đèn (phụ ngữ trong cụm danh từ)
– Các lang mang sơn hào hải vị (phụ ngữ trong cụm động từ)
4. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
Ví dụ: – Bảy nổi ba chìm trong câu thơ của Hồ Xuân Hương.
– Tắt lửa tối đèn trong câu văn của Tô Hoài.
B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI
I. Thế nào là thành ngữ
– Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
Ví dụ:
Giấu đầu hở đuôi, Khôn nhà dại chợ, Thua keo này bày keo khác…
Thành ngữ có một số đặc điểm sau:
– Về mặt cấu tạo, các yếu tố trong thành ngữ có quan hệ chặt chẽ, cố định, tạo thành một khối vững chắc, khó có thể chêm xen một yêu tố khác từ ngoài vào.
Ví dụ: Không thể nói muốn an phận thì phải thủ thường mà chỉ nói an phận thủ thường.
Tuy nhiên, có một số ít thành ngữ vẫn có thể có những biến đổi nhất định.
Ví dụ: Thành ngữ đứng núi này trông núi nọ có những biến đổi như đứng núi này trông núi khác, đứng núi nọ trông núi kia…
– Về mặt ý nghĩa: Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thông thường thông qua một sô”phép chuyển nghĩa như: ẩn dụ, so sánh, nói quá…
Ví dụ:
+ Nghĩa đen (miêu tả): nhắm mắt xuôi tay, đè đầu cưỡi cổ, bảy nổi ba chìm, tay bế tay bồng…
+ So sánh: ăn như tằm ăn rỗi, hiền như bụt, đen như cột nhà cháy, hôi như chuột chù…
+ Ẩn dụ: có bột mới gột nên hồ, ruột để ngoài da, dầm mưa dãi gió, ăn tuyết nằm sương…
+ Nói quá: đi guốc trong bụng, vắt cổ chày ra nước, một tấc lên trời…
1. Nhận xét về cấu tạo cụm từ lên thác xuống ghềnh trong câu ca dao:
Nước non lận đận một mình,
Thăn cò lên thác xuống ghênh bấy nay.
a) Trong câu ca dao trên, không thể thay thế một vài từ trong cụm từ này bằng những từ khấc, không thế chêm xen một vài từ khác vào cụm từ, cũng không thế thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ.
b) Cụm từ lên thác xuống ghềnh là một thành ngữ. về cấu tạo, các yếu tố trong thành ngữ này có quan hệ chặt chẽ, cố định, tạo thành một khối vững chắc, khó có thể chêm xen một yếu tố khác. Không thể nói lên trên thác xuống dưới ghềnh.
2. a) Lên thác xuống ghềnh có nghĩa là: trải qua nhiều khó khăn, vất vả mới vượt qua được, tượng trưng cho nỗi gian truân, nguy hiểm.
b) Nhanh như chớp có nghĩa là: rất nhanh, thường để ví với tốc độ, hành động, sở dĩ nói nhanh như chớp là vì chớp là ánh sáng loé mạnh lên rồi tắt ngay, thường là rất nhanh.
II. Sử dụng thành ngữ
– Khi nói và viết, nếu biết vận dụng thành ngữ, câu văn câu thơ trở nên hàm súc, hình tượng và biểu cảm.
Ví dụ:
Non xanh nước biếc tha hồ dạo,
Rượu ngọt chè tươi mặc sức say.
(Hồ Chí Minh)
Dù cho sông cạn đá mòn
Còn non còn nước vẫn còn thề xưa.
(Tản Đà)
Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ…
Ví dụ:
+ Làm chủ ngữ:
Ba quân đông mặt pháp trường,
Thanh thiên bạch nhật rõ ràng cho coi.
(Nguyễn Du)
+ Làm vị ngữ:
Yêu nhau bốc bải giần sàng,
Ghét nhau đũa ngọc mâm vàng bỏ đi.
(Ca dao)
+ Làm phụ ngữ cho cụm danh từ:
Tính nó ruột để ngoài da để ý làm gì.
+ Làm phụ ngữ cho cụm động từ:
Máu rơi thịt nát tan tành
Ai ai trông thấy hồn kinh phách rời.
(Nguyễn Du)
1. Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ sau trong các câu sau:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non.
(Hồ Xuân Hương)
Thành ngữ “Bảy nổi ba chìm” trong câu thơ trên có vai trò ngữ pháp là làm vị ngữ cho câu.
Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…
(Tô Hoài)
Thành ngữ Tắt lửa tối đèn trong câu trên có vai trò ngữ pháp là làm phụ ngữ trong cụm động từ.
2. Cái hay của việc dùng thành ngữ trong hai câu trên là:
– Việc dùng thành ngữ “Bảy nổi ba chìm” trong câu thơ của Hồ Xuân Hương giúp cho câu thơ có tính hình tượng cao. Và điều này cũng giúp cho người đọc cảm nhận rõ hơn thân phận ngưòi phụ nữ trong thời phong kiến
– Việc dùng thành ngữ “Tắt lửa tối đèn” trong câu văn của Tô Hoài giúp cho câu văn có tính hình tượng hoá và tính biểu cảm cao.
B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
1. Bài này nêu ra hai yêu cầu:
– Tìm các thành ngữ trong các câu trích dẫn trong SGK, trang 145.
– Giải thích nghĩa các câu thành ngữ đó.
a) “Đến ngày lễ Tiền Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chang thiếu thứ gi”. (Bánh chưng, bánh dày)
Câu a có hai thành ngữ:
– Sơn hào hải vị (sơn: núi; hào: món ăn ngon từ động vật; hải: biển; vị: đặc tính của thức ăn, thức uông mà ta cảm thấy khi nếm): những món ăn lấy từ trên rừng, dưới biển, quý và sang trọng.
– Nem công chả phượng (nem công: là loại nem bằng thịt chim công, chả phượng: là loại thịt bằng thịt chim phượng): những món ăn sang trọng, quý hiếm.
b) Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông… hắn nghĩ bụng: “Người này khỏe như voi… Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân…”
– Tứ cô vô thân: (tứ: bốn; cố: nhìn; vô: không; thân: thân thích): cô độc, lẻ loi, không có người thân thích, không nơi nương tựa.
– Khoẻ như voi: rất khoẻ.
c) Chốc đà mười mấy năm trời / Còn ra khi đã da mồi tóc sương.
Câu thơ trên có một thành ngữ: Da mồi tóc sương, (da mồi: da mốc lốm đốm màu nâu nhạt như vẩy con đồi mồi; tóc sương: thường tượng trưng cho sự sống lâu): người già, tuổi cao.
2. Bài tập này yêu cầu các em kể vắn tắt các truyền thuyết về ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch của các thành ngữ: con Rồng cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi.
Con Rồng cháu Tiên
Tổ tiên người Việt xưa là Lạc Long Quân và Âu Cơ. Lạc Long Quân thuộc loài Rồng, con trai thần Long Nữ kết duyên cùng Âu Cơ thuộc họ Thần Nông, giống Tiên ở vùng núi cao phương Bắc, sau đổ, Âu Cơ có mang và đẻ ra một bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm con người. Lạc Long Quân vốn quen ở nước, nên đã cùng Âu Cơ chia năm mươi người con xuống biển, năm mươi người con lên rừng. Người con trưởng được chọn làm vua, gọi là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu. Biết ơn và tự hào về dòng giống của mình, người Việt tự xưng là con Rồng, cháu Tiên.
Ếch ngồi đáy giếng
Một con ếch sống lẩu ngày trong một cái giếng, xung quanh là những con vật nhỏ bé. Nó cứ tưởng bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung và nó là chúa tể. Một năm nọ, trời mưa, nước dềnh lên, nước tràn, ếch được ra ngoài. Nó đi lại nghênh ngang không thèm để ý xung quanh nên bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
Thầy bói xem voi
Xưa có năm ông thầy bói mù phàn nàn không biết hình thù con voi như thế nào. Các thầy quyết định chung tiền biếu người quản voi để được xem voi. Mỗi thầy sờ một bộ phận của con voi và đưa ra kết luận của riêng mình. Không ai chịu ai, thành ra đánh nhau toác đầu, chảy máu.
Câu trả lời của bạn: 08:37 09/12/2021
Đặc điểm chung:
- Cơ thể được biệt hóa trên một nền tế bào (đơn bào hoặc tâp đoàn),độc lập, kích thước nhỏ phân hóa phức tạp thành các cơ quan tử nhưng đảm nhận đầy đủ các chức phận sống như chuyển vận,cảm ứng,hô hấp bà tiết hấp thụ thức ăn, trao đổi chất..để tạo thành một cơ thể giống cơ thể đa bào. Về cấu trúc TB có hoặc không có ty thể có một hoặc nhiều nhân.
+Chức năng sống của cơ thể được thực hiện nhờ các cơ quan tử ,điển hình là các tiên mao chân giả,tiên mao gồm lông bơi hoặc cơ quan khác..Không bào tiêu hóa ,không bào co bóp điều hòa quá trình thẩm thấu, Tb ĐV nguyên sinh là tb biệt hóa đa năng. Tb chất thường tạo thành lớp ngoại chất quánh hơn phần nội chất lỏng hơn hai phần này biến đổi qua lại khi tb hoạt động ,hệ vi ống vi sợi phát triển phức tạp.+ Không bào co bóp :-Không bào co bóp đơn giản
-Không bào co bóp xếp thành hệ thống.
+Một số động vật nguyên sinh sống thành tập đoàn gồm nhiều các cs thể tập hợp lại với nhau .VD: tập đoàn vôn vốc,đây là hình ảnh chuyển tiếp giữa đv nguyên sinh và đv đa bào đa bào bậc thấp.
+Hoạt động sống của đv nguyên sinh:
-Về hoạt động vận chuyển : nhờ cơ quan tử đảm nhiệm một số chức năng vận động gồm có tiên mao và chân giả. Cơ quan tử di chuyển có thể là chân giả,roi bơi,cùng với sự đa dạng về khối lượng ,vị trí hình thái và phương thức kết hợp.
-Về hoạt động tiêu hóa: ở đây đv nguyên sinh tiến hành hoạt động bên trong tb cơ thể nhờ các không bào tiêu hóa..
-Hệ bài tiết: ở đây dựa vào không bào co bóp thu gom nó bên trong cơ thể kéo theo cả oxi,trao đổi bên trong cơ thể ,thực hiện các chức năng hô hấp..
-Hoạt động diều hòa:Cơ thể nhờ tính hướng động các yếu tố thần kinh .Đây là yếu tố sơ khai nhất.
a)Trùng chân giả : ( Hay còn gọi là Trùng biến hình )Trùng chân giả được phân bố ở nhiều sinh cảnh , thuỷ vực hoặc các nơi ẩm ướt hiện nay có khoảng 40->80.000 nghìn loài ( 80% sống ở biển
-Hình dạng cơ thể không ổn định không xác định. Trong cấu tạo cơ thể gồm phần nội chất hay còn gọi là tế bào chất có dạng túi lỏng goi là dạng Sol,phần ngọai chất nằm sát phần cơ thể có dạng gel( dạng đặc) là cở sở hình thành chân giả.
Sự vận chuyển và bắt mồi là nhờ chân giả đó là phần lồi của cơ thể con vật hình thành không cố định cả về không gian và thời gian. Sự hình thành chân giả là nhờ sự biến đổi của 2 trạng thái Sol và Gel của tế bào chất.
Cơ thể thực hiện trao đổi chất và bài tiết bằng cách khuếch tán đơn giản qua bề mặt cơ thể . Dinh dưỡng bằng cách thực bào.
+Ý nghĩa thực tiễn : Có ý nghĩa thực tiễn trong chăn nuôi thú y
Trùng biến hình gây bệnh ở người và động vật , gây bệnh alip ở người tạo ra các vết sần sùi ,vết lỡ dưới dạng núi lửa. Trên mặt trong của thành ruột , chúng ăn hồng cầu và có thể thao máu và bạch huyết vào gây áp xe gan do amip.
b) Ngành Trùng Roi:Phân bố rộng có thể sống ở biển và ở nước ngọt. Một số loài sống kí sinh ở xoang bài tiết ,xoang sinh dục ở người ,bệnh khó chữa có khoảng 80.000 loài sinh sống. Có thể có hình dạng cố định vì ở ngoài được bao bọc bởi một lớp màng phin một số loài có vỏ bọc là xenlulozo . Cơ quan vận động bằng roi ở gốc roi có các yếu tố thần kinh là thể gốc điều chỉnh sự vận động của trùng roi.
-Dinh dưỡng : Tự dưỡng và dị dưỡng.Môi trường có ánh sang ít chất dinh dưỡng thì tự dưỡng nhờ diệp lục và ngược lại.Sinh sản hữu tính là chủ yếu có thể sống thành tập đoàn.
Về trùng roi gồm 2 loại: trùng roi thực vật ( phyto mastigia)và trùng roi động vật(zoomastgina).
+Ý nghĩa thực tiễn :
Đây là các loài sinh sản ở thuỷ vực ,một số loài kí sinh gây bệnh ,gây lỡ mồm long móng ở lợn I-rhodesiense .Gây bệnh ngủ li bì ở người (L.tropia) gây bệnh loét da ở người.
Câu trả lời của bạn: 08:24 09/12/2021
- Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp được thể hiện trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, được giải thích cụ thể trong tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của đồng chí Trường Chinh. Đó là đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
- Kháng chiến toàn dân: Tất cả nhân dân đều tham gia đánh giặc, không phân biệt tuổi tác, giới tính, dân tộc, tôn giáo... Mỗi người Việt Nam là một chiến sĩ. Góp phần tạo ra sức mạnh tổng hợp, huy động toàn thể dân tộc tham gia kháng chiến, cung cấp sức người, sức cửa phục vụ kháng chiến thì nhất định sẽ thành công.
- Kháng chiến toàn diện: kháng chiến trên tất cả các lĩnh vực: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao... Bởi lẽ, Pháp đánh Việt Nam không chỉ về mặt quân sự mà còn đánh trên nhiều lĩnh vực: chúng phá hoại kinh tế của ta, làm cho ta suy yếu về chính trị, thực hiện chính sách ngu dân, tìm cách cô lập ta với quốc tế... Mặt khác, ta vừa phải thực hiện kháng chiến, vừa kiến quốc, xây dựng chế độ mới.
- Kháng chiến trường kỳ: kháng chiến lâu dài, vì trên thực tế khi so sánh tương quan lực lượng, Pháp mạnh hơn ta rất nhiều, đó là một quân đội nhà nghề, có trang bị vũ khí hiện đại, lại có sự hậu thuẫn của các nước đế quốc. Âm mưu của Pháp là “đánh nhanh thắng nhanh” để kết thúc chiến tranh. Còn Việt Nam, quân đội mới được thành lập, còn non trẻ, vũ khí thô sơ. Nên buộc ta phải vừa đánh vừa xây dựng lực lượng, nên ta phải tiến hành kháng chiến lâu dài, đợi đến khi mạnh hơn Pháp mới đánh bại được chúng.
- Kháng chiến dựa vào sức mình là chính: nghĩa là, lấy sức người, sức của của toàn dân tộc để phục vụ kháng chiến, phát huy tiềm năng vốn có của cả dân tộc. Bên cạnh đó, cần tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế nhưng không được ỷ lại, phụ thuộc vào sự giúp đỡ đó.
- Lấy sức ta mà giải phóng cho ta” là quan điểm xuyên suốt tiến trình cách mạng của nhân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây là con đường duy nhất để tăng cường sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại.
Câu trả lời của bạn: 08:23 09/12/2021
- Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng được thể hiện trong các văn kiện: + Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946). ... - Nội dung của đường lối kháng chiến là: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế.
Câu trả lời của bạn: 08:14 09/12/2021
Số tiền An phải trả là:
5.20000-5.20000.10%=90000(đồng)
Chúc bạn học tốt !
Câu trả lời của bạn: 08:10 09/12/2021
Quả thật không sai khi đánh giá rằng các tác phẩm văn học chỉ được khai sinh ra khi chính nó là kết quả nhào nặn từ những nguyên liệu đời sống, nếu những sáng tác ấy chỉ hoàn toàn là sản phẩm của sự hư cấu mà không mang hơi thở đời sống thì tác phẩm ấy sẽ không thể truyền được cảm xúc đến với bạn đọc. Văn học cũng là chuyện cuộc đời, một hành trình mang trong mình sứ mệnh cao cả của một nhà văn. Đối với Nguyễn Tuân, ông luôn khao khát đi tìm cái đẹp thuần khiết dù đó là những nơi bóng tối phủ đầy và chỉ có cái xấu xa ngự trị. Nguyễn Tuân luôn tin rằng dù con người sống trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì ẩn sâu trong tâm hồn họ vẫn luôn chứa đựng những cái đẹp rất đáng trân trọng. Và Chữ người tử tù sẽ cho ta sẽ thấy rõ được điều đó.
Tuy không phải là nhân vật chính trong tác phẩm của Nguyễn Tuân, nhưng viên quản ngục cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Ở nhân vật viên quản ngục người đọc nhận ra những nét đẹp đáng quý đồng thời làm nổi bật vẻ đẹp của nhân vật chính là ông Huấn Cao. Nói về nhân vật viên quản ngục, trong mở đầu của câu chuyện, nhà văn Nguyễn Tuân viết rằng: “trong hoàn cảnh đề lao người ta sống bằng sự tàn nhẫn, lừa lọc, tính cách dịu dàng, lòng biết trọng giá trị của người biết trọng người ngay của quản ngục là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”.
Có lẽ ai cũng nghĩ rằng việc sống trong chốn lao tù trông coi những kẻ tù tội, cái hoàn cảnh ấy dễ đẩy con người đến với sự lọc lừa, tàn nhẫn. Tuy nhiên trái ngược với bản chất của nơi đây, nhân vật viên quản ngục lại là người có tính cách dịu dàng, biết trọng người ngay và hiểu được giá trị của con người.
Mặc dù trong tư thế đối nghịch khi phải làm việc cho triều đình nhưng viên quản ngục lại vô cùng mến mộ khí phách của ông Huấn Cao khi biết Huấn Cao là một vị anh hùng đại nghĩa, dám đứng lên lãnh đạo nhân dân chống lại triều đình thối nát. Viên quản ngục hiểu rằng với ông Huấn Cao mình chỉ là một kẻ xấu xa, tiểu nhân giữ tù, bởi vậy quản ngục cũng đã lường trước được rằng mình sẽ bị Huấn Cao khinh bạc, coi thường. Thế nhưng y vẫn rất mực cung kính, lễ độ khi đối diện với ông Huấn Cao.
Trong thời gian Huấn Cao bị bắt giam, ngày nào viên quản ngục cũng tự mình đem cơm rượu tới, hành động này của nhân vật không phải vì ông muốn có luôn muốn có được chữ của Huấn Cao mà nó xuất phát từ chính tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục dành cho vị anh hùng Huấn Cao với khát khao to lớn đó là vùng vẫy khắp năm châu bốn bể, ước muốn lật đổ triều đình mục nát để nhân dân có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Câu hỏi của nhân vật viên quản ngục “Xin cho biết ngài cần gì? để tôi cố gắng chu tất” và nhận được câu trả lời khẳng khái, thẳng thắn của Huấn Cao “ta chỉ muốn một điều là nhà ngươi đừng bước chân vào đây nữa” Nhưng người quản ngục không tức giận mà lại bày tỏ thái độ “xin lĩnh ý” lui ra một lần nữa đã tôn lên vẻ đẹp chính trực, bất khuất của Huấn Cao cùng với sự kính trọng đối với cái đẹp của viên quản ngục.
Không chỉ có tấm lòng biệt nhỡn liên tài, nhân vật viên quản ngục còn là người rất yêu cái đẹp. Khi hắn nghe tin trại giam tỉnh Sơn sắp tiếp nhận thêm 6 tội nhân, trong đó có ngài Huấn Cao, một người nổi tiếng là viết chữ nhanh và đẹp, viên quản ngục đã bùng nổ khao khát từ bấy lâu là có được chữ Huấn Cao để treo trong nhà. Và để đạt được sở nguyện đó, ông đã bất chấp mọi nguy hiểm có thể đến, dám biệt đãi Huấn Cao và cả 5 đồng chí của ông để đạt được sở nguyện “cả đời” của mình. Dù trong lòng lo sợ không xin được chữ của Huấn Cao sẽ phải hối hận cả đời nhưng ông vẫn không dám mở miệng để nói lời thỉnh cầu với Huấn cao về ước muốn của mình.
Với tấm lòng chân thành của viên quản ngục cuối cùng đã khiến Huấn Cao cảm động và chấp nhận dành cho chữ y vào lúc nửa đêm, khi trại giam tỉnh Sơn nơi đây chỉ còn vọng lại tiếng mõ trên vọng canh. Trong một buổi tối trong chiếc phòng giam chật hẹp, ẩm ướt đã diễn ra một cảnh tượng độc đáo xưa nay chưa từng có. Người cho chữ là một kẻ tử tù, cổ đeo gông cùm, chân vướng xiềng xích, còn người được nhận chữ là viên quản ngục cai quản nhà giam lại đang có thái độ khúm núm với hành động chất từng đồng kẽm đánh dấu ô.
Sự khúm núm của viên quản ngục không khiến cho nhân người đọc đánh giá nhân cách của y bị hạ thấp mà trái lại càng nâng cao hơn giá trị con người ông, đó là sự kính nể, hạ mình trước cái tài, cái thiên lương. Sau khi nhận chữ, được ngài Huấn Cao khuyên bảo là nên thay đổi chỗ ở để giữ cái thiên lương cho lành vững, lúc ấy viên quản ngục đã vái lạy người tử tù một vái và chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt chảy rỉ vào kẽ miệng làm cho không khí trở nên nghẹn ngào “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
Đến đây cuối cùng cái đẹp, cái thiện đã chiến thắng cái xấu, cái ác và ta dễ dàng nhận thấy có những người cho dù phải sống trong môi trường xấu xa nhưng họ vẫn hướng về thiên lương, đó chính là niềm tin sắt đá của tác giả Nguyễn Tuân về giá trị của con người. Thực sự viên quản ngục trong tác phẩm là một thanh âm trong trẻo giữa bản đàn mà nhạc luật đều xô bồ và hỗn loạn.
Mặc dù tác phẩm đã kết thúc nhưng trong tâm trí bạn đọc vẫn còn lưu giữ những nét chữ vuông vắn, đẹp đẽ của Huấn Cao, cùng với thái độ kính trọng của viên quản ngục trong một cái không gian chật hẹp tối tăm. Thông qua nhân vật viên quản ngục nhà văn Nguyễn Tuân một lần nữa khẳng định, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì cái đẹp cũng luôn có sức mạnh cảm hóa con người và để giữ được thiên lương của mình luôn sáng trong, con người cần phải tránh xa cái ác độc, xấu xa.
bạn có thể xem đoạn nào hay nhất và chọn. Chúc bạn học tốt !
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 15:51 08/12/2021
Để 3x - 4 ⋮ x - 1
3 ( x - 1 ) - 1 ⋮ x - 1
- 1 ⋮ x - 1
x - 1 ∈ { 1 , - 1 }
x ∈ { 2 , 0 }
Câu trả lời của bạn: 15:45 08/12/2021
uses crt;
var n,i:integer;
s:real;
begin
clrscr;
write('n='); readln(n);
s:=0;
for i:=1 to n do
s:=s+1/i;
writeln('tong nghich dao cac so tu 1 toi ',n,' la: ',s:4:2);
readln;
end.
Chúc bạn học tốt!
Câu trả lời của bạn: 15:42 08/12/2021
[(8+x/1000):2]:3=2[(8+x/1000):2]:3=2
⇒(8+x/1000):2=6⇒(8+x/1000):2=6
⇒8+x/1000=12⇒8+x/1000=12
⇒x/1000=12−8⇒x/1000=12-8
⇒x/1000=4⇒x/1000=4
⇒x=4000
Câu trả lời của bạn: 15:40 08/12/2021
Âm không thể truyền trong môi trường nào dưới đây:
A. Khoảng chân không
B. Tường bêtông
C. Nước biển
D. Tầng khí quyển bao quanh trái đất
Câu trả lời của bạn: 15:37 08/12/2021
Ví dụ 1: Mở đầu câu chuyện Hai bàn tay theo lời người kể chuyện
Bác Hồ là một lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam, là một danh nhân văn hóa thế giới. Sự nghiệp vĩ đại của Bác khởi nguồn từ lòng yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc. Lòng yêu nước ấy bắt đầu khi Bác mới là một chàng thanh niên trẻ tuổi. Thế nhưng, Bác rất giàu ý chí và nghị lực. Vì thế Bác đã thực hiện hoài bão cứu nước của mình. Để thấy được ý chí và nghị lực của Bác, chúng ta hãy tìm hiểu qua câu chuyện Hai bàn tay của tác giả Trần Dân Tiên. Chuyện là thế này:
Ví dụ 2: Mở đầu câu chuyện Hai bàn tay theo lời người kể chuyện
Khi còn là thanh niên, Bác Hồ luôn luôn canh cánh tìm kiếm con đường cứu nước nhà ra khỏi xiềng xích bảo hộ của thực dân Pháp. Lúc ấy, Bác Hồ đang ở Sài Gòn. Khi quyết định ra nước ngoài tìm hiểu về con đường cứu nước, Bác Hồ thuyết phục một người bạn thân của mình cùng đi. Người đó là bác Lê.
Ví dụ 3: Mở đầu câu chuyện Hai bàn tay theo lời bác Lê
Đôi bàn tay của người bình thường chúng ta làm được biết bao nhiêu việc. Đôi bàn tay của những vĩ nhân lại càng thể hiện ý chí, nghị lực phi thường. Bác Hồ của chúng ta là một vĩ nhân. Tôi xin kể câu chuyện về Bác Hồ khi tôi và Bác Hồ đều là thanh niên. Bác Hồ đã bắt đầu sự nghiệp cách mạng của Bác chỉ bằng hai bàn tay trắng mà thôi.
Ví dụ 4: Mở đầu câu chuyện Hai bàn tay theo lời bác Lê
Từ hai bàn tay, chúng ta có thể làm nên được tất cả. Tôi còn nhớ như in những tháng ngày còn ở cùng Hồ Chủ tịch tại Sài Gòn, và mỗi lần nhớ lại tôi lại thấm thía câu nói trên, bởi tôi và Hồ Chủ tịch đã có một cuộc nói chuyện để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc. Câu chuyện đó thể này.
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 15:34 08/12/2021
a. Mở bài
Mở bài trực tiếp: giới thiệu về mẹ của em
Mở bài gián tiếp: giới thiệu về mẹ qua hình ảnh những kỉ vật, món đồ gắn bó với mẹ (chiếc khăn, đôi dép, món ăn…), khiến em suy nghĩ, nhớ thương về mẹ.
b. Thân bài
- Miêu tả khái quát về mẹ:
Năm nay mẹ bao nhiêu tuổi? (trông ngoại hình mẹ có giống với tuổi thật không, hay nhìn trẻ hơn/ già hơn)
Mẹ có thân hình thế nào? (cao ráo/ hơi thấp/ gầy gò/ đầy đặn…)
Làn da mẹ thế nào? (trắng hồng, đen sạm, màu mật ong…)
Công việc của mẹ là gì? Có vất vả lắm không? Có chiếm nhiều thời gian trong ngày của mẹ không?
- Miêu tả chi tiết về mẹ:
Mái tóc của mẹ (màu gì, độ dài, để kiểu tóc gì, khô xơ hay mềm mượt, khi làm việc thì mẹ buộc như thế nào…)
Khuôn mặt, cái mũi, đôi mắt… của mẹ có đặc điểm như thế nào? (hình dáng, màu sắc…)
Đôi bàn tay của mẹ (mềm mại hay thô ráp, do đã làm những công việc thường ngày là gì)
Trang phục của mẹ (gồm những gì, có đặc điểm về màu sắc, kiểu dáng ra sao, nó có khác biệt nhiều giữa trang phục đi làm và đi chơi, ở nhà không)
- Miêu tả tính cách, thói quen, sở thích của mẹ:
Mẹ em là người có tính cách như thế nào? (hiền lành, khô cứng, dịu dàng, năng động, lạnh lùng, nghiêm khắc…) - được thể hiện qua các hành động gì, được mọi người đánh giá ra sao?
Mẹ có thói quen làm việc như thế nào? Thường làm gì vào thời gian rảnh?
Mẹ có sở thích gì? (kể ra đi kèm với hoạt động cụ thể)
- Tình cảm của em dành cho mẹ: Kể những tình cảm ấy cùng với những kỉ niệm, những hành động quan tâm, chăm sóc của mẹ dành cho em (và ngược lại).
c. Kết bài
Mẹ là một người mẹ tuyệt vời và cũng là tấm gương để em học tập và noi theo
Em sẽ cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để có thể là niềm tự hào của mẹ.
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 15:33 08/12/2021
a. Mở bài: Giới thiệu về người mẹ của em.
Mẫu: Em đã từng nghe được ở đâu đó một câu nói: Vì thượng đế không thể luôn ở bên cạnh bạn, nên người đã tạo ra mẹ. Những người mẹ chính là những thiên sứ vĩ đại nhất, luôn ở bên cạnh để yêu thương, chở che và dẫn lối cho con người. Bởi vậy, em luôn yêu thương và biết ơn người mẹ dịu hiền của mình.
b. Thân bài
- Miêu tả ngoại hình của mẹ:
Độ tuổi (năm nay mẹ đã hơn ba mươi tuổi…)
Công việc (mẹ là giáo viên mầm non ở trường tư thục gần nhà…)
Vóc dáng (mảnh mai, nhỏ bé nhưng tràn ngập sức sống)
Nước da (trắng hồng khỏe mạnh…)
Khuôn mặt (tròn trịa, phúc hậu…)
Đôi mắt (đen láy, như viên trân châu trong truyện cổ tích…)
Nụ cười (tươi rói, sáng rực rỡ…)
Bàn tay (có những vết chai sần do làm việc vất vả…)
Trang phục (đơn giản, thường là những bộ áo quần đồng phục dễ vận động…)
- Miêu tả tính cách, hoạt động của mẹ:
Tính cách (hiền lành, chịu khó, bao dung, giàu tình yêu thương…)
Công việc (chăm các bạn nhỏ, dạy các bạn ấy những điều hay…)
Những việc khi ở nhà (giặt giũ, nấu cơm, chăm sóc cho con cái, ông bà…)
Các mối quan hệ khác (làng xóm, đồng nghiệp ai cũng yêu quý, kính nể mẹ)
- Những kỉ niệm của em cùng mẹ:
Mẹ chăm sóc, dạy dỗ em khôn lớn
Em và mẹ đã cùng nhau trải qua những lần đầu của em (lần đầu tập đi, tập nói, lần đầu đến trường…)
Mẹ giúp em vượt qua những khó khăn, an ủi khi em buồn bã…
c. Kết bài: Tình cảm của em dành cho mẹ
Mẫu: Em rất yêu mẹ của mình. Mẹ chính là ngọn hải đăng luôn soi sáng những bước đường em đi. Em sẽ phấn đấu không ngừng, để có thể trở thành niềm tự hào nhỏ bé của mẹ.
chúc bạn học tốt !
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 15:27 08/12/2021
Áp suất chất lỏng tại một điểm bất kì trong lòng chất lỏng là giá trị áp lực lên một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó.
+ Trong 1 chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên cùng trên cùng 1 mặt phẳng nằm ngang (có cùng độ sâu) có độ lớn như nhau
Công thức tính áp suất: p = d.h
Trong đó:
+ h: độ cao của cột chất lỏng, tính từ điểm tính tới mặt thoáng chất lỏng, đơn vị m
+ d:trọng lượng riêng của chất lỏng, đơn vị N/m3
Ký hiệu: p Đơn vị: N/m2, Pa (Pascal)
Câu trả lời của bạn: 15:21 08/12/2021
29.favorite
30.best
31.boring
32.overseas
33.noisy
34.farmer
chúc bạn học tốt !
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 15:18 08/12/2021
36.31+36.69-200=36.(31+69)-200
=36.100-200=3600-200=3400
13.70-50[(19-3²):2+3²]=13.70-50(10:2+9)
=13.70-50.14=910-700=210
Câu trả lời của bạn: 15:01 08/12/2021
Các số đếm có dạng là: abc2
Chữ số a có 9 cách chọn (1;2;3;...;9)
Với mỗi cách chọn a, chữ số b có 100 cách chọn (0;1;2;...9)
Với mỗi cách chọn ab, chữ số c có 5 cách chọn (1;3;5;7;9) để tạo với chữ số 2 tận cùng làm thành số chia hết cho 9.
Tất cả có: 9.10.5 = 450 (số)
Vậy có: 450 số.