
mphuongggggg
Bạc đoàn
340
68
(x + y + z)5 - x5 - y5 - z5
phân tích đa thức thành nhân tử
mình cần gấp, plsss
Em có suy nghĩ gì về hình ảnh hai anh em học trò Gàn trong câu chuyện Sự tích Đầm Mực? ( Trình bày ngắn gọn trong một đoạn văn từ 3-5 câu)
Một ngày của Pê-chi-a
Bà mẹ đi làm lúc trời còn chưa sáng. Bà đánh thức cậu con trai Pê-chi-a chín tuổi và dặn:
- Con đã bắt đầu nghỉ hè. Mẹ giao cho con việc làm của ngày hôm nay. Con hãy trồng một cây bên cạnh nhà và đọc cuốn sánh Những dãy núi xa xanh này nhé!
Pê-chi-a nghĩ: " Mình ngủ thêm chút nữa đã!". Em nằm xuống và ngủ thiếp đi. Khi Pê-chi-a dậy, mặt trời đã lên cao. Em muốn bắt tay vào việc ngay nhưng lại nghĩ:" Mình chỉ ngồi một chút nữa thôi, rồi sẽ bắt tay vào công việc".
Nửa giờ sau, Pê-chi-a đi ra vườn, hái quả ăn, rồi em mê mải đuổi bắt bướm. Sau một hồi chạy nhảy, Pê-chi-a lại ngồi dưới gốc lê để nghỉ mệt. Cậu quên khuấy lời mẹ dặn.
Buổi chiều, bà mẹ về và hỏi:
- Nào con, hãy kể cho mẹ nghe xem con đã làm được những gì?
Nhưng Pê-chi-a đã không làm gì cả. Em xấu hổ khi nhìn vào mắt mẹ.
- Con hãy đi theo mẹ. Mẹ sẽ chỉ cho con xem mọi người đã làm được những gì trong một ngày, còn con đã để phí hoài.
Bà mẹ cầm tay Pê-chi-a dắt đi. Bà đưa con đến cánh đồng đã cày xong và nói:
- Hôm qua, ở đây là cánh đồng rạ. Còn hôm nay, nó đã được cày xới. Người công nhân lái máy cày đã làm việc suốt ngày. Còn con thì ngồi không!
Bà dẫn con đến một đóng thóc lớn, nhẹ nhàng bảo:
- Buổi sáng, những hạt thóc này còn nằm trên những bông lúa ngồi ruộng. Người công nhân lái máy gặt đập đã làm xong công việc và đưa thóc về đây. Còn con thì ngồi không!
Cuối cùng, hai mẹ con rẽ vào thư viện. Người giữ sánh chỉ lên cái giá lớn có rất nhiều sánh:" Đây là những cuốn sánh mà mọi người đã đọc xong trong hôm nay".
" Còn mình thì lại ngồi không!" - Pê-chi-a chợt cảm thấy xấu hổ khi nghĩ về điều ấy. Giờ đây, em hiểu được thế nào là một ngày trôi qua thật uổng phí.
( Theo Xu-khôm-lin-xki)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Mẹ Pê-chi-a đi làm vào lúc nào?
A. Vào lúc trời chưa sáng. B. Vào giữa buổi sáng.
C. Vào giữa buổi trưa. D. Vào đầu buổi chiều.
2. Mẹ dặn Pê-chi-a làm gì khi ở nhà?
A. Cày ruộng và cấy lúa. B. Gặt lúa và thu gom lúa.
C. Ra vườn và thu hoạch quả. D. Trồng cây và đọc sách.
3. Pê-chi-a ngồi dưới gốc cây lê để làm gì?
A. Để đọc sách. B. Để chờ mẹ về.
C. Để nghỉ ngơi. D. Để chăm sóc cây.
4. Khi mẹ về và hỏi việc Pê-chi-a đã làm gì trong ngày, Pê-chi-a cảm thấy như thế nào?
A. Tự hào. B. Xấu hổ.
C. Xúc động. D. Vui vẻ.
5. Dấu phẩy trong câu: Khi Pê-chi-a tỉnh dậy, mặt trời đã lên cao có tác dụng gì?
A. Ngăn cách các bộ phận cùng làm chủ ngữ trong câu.
B. Ngăn cách các bộ phận cùng làm trạng ngữ trong câu.
C. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
D. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
Viết câu trả lời cho các câu hỏi sau:
6. Mẹ Pê-chi-a đã làm cách nào để Pê-chi-a thấy một ngày trôi thật uổng phí?
7. Câu nào được nhắc đi nhắc lại trong lời của mẹ Pê-chi-a? Mẹ Pê-chi-a lặp lại câu đó nhằm mục đích gì?
8. Các vế trong câu ghép Hôm qua ở đây là cánh đồng rạ, còn hôm nay nó đã được cày xới được nối với nhau bằng cách nào?
9. Nêu suy nghĩ của em sau khi đọc xong truyện Một ngày của Pê-chi-a.
Sự tích Hồ Ba Bể
Ngày xưa, ở miền Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Kạn mở hội cúng phật. Mọi người đều nô nức đi xem hội.
Hôm ấy, xuất hiện một bà cụ ăn xin nghèo khổ. Nhưng đi đến đâu, bà cụ cũng bị xua đuổi. May sao có mẹ con người nông dân thương tình đưa bà cụ về nhà, lấy cơm cho ăn và cho cụ nghỉ lại.
Khuya hôm đó, hai mẹ con người nông dân bỗng thấy chỗ bà cụ nằm sáng rực lên, một con giao long to lớn đang nằm ở đó. Hai mẹ con vô cùng sợ hại. Sáng hôm sau, tỉnh dậy, họ thấy trên chõng vẫn là bà cụ ốm yếu đang sửa soạn ra đi. Bà nói: " Vùng này sắp có lụt lớn. Ta cho hai mẹ con gói tro này, mang rắc xung quanh nhà mới tránh được nạn". Rồi bà cụ nhặt lấy một hạt thóc, cắn vỡ ra, đưa vỏ trấu cho hai mẹ con và bảo:" Hai mảnh vỏ trấu này sẽ giúp hai mẹ con nhà chị." Nói rồi, vụt một cái, đã không thấy bà cụ đâu nữa.
Tối hôm đó, đám hội đang náo nhiệt, bỗng có cột nước từ dưới đất phun lên. Nước càng phun càng mạnh, đất xung quanh lở dần. Một tiếng ầm dữ dội nổi lên, nhà cửa, người vật đều chìm dưới nước, chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con người nông dân vẫn khô ráo vì nền nhà của họ mỗi lúc một cao lên. Hai mẹ con đem lại hai mảnh vỏ trấu ra. Vừa đặt xuống nước, vỏ trấu hóa thành hai chiếc thuyền. Thế là mặc mưa gió, họ chèo thuyền đi khắp nơi, cứu sống những người bị nạn.
Chỗ đất sụt ấy, nay là hồ Ba Bể. Còn cái nền nhà của hai mẹ con thành một hòn đảo nhỏ trong hồ. Người địa phương gọi hòn đảo nhỏ ấy là gò Bà Góa.
( Theo Truyện dân gian Việt Nam)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Hai mẹ con người nông dân đã giúp đỡ bà cụ như thế nào?
A. Cho bà cụ đến tham dự đám hội. B. Cho bà cụ ăn và nghỉ lại.
C. Cho bà cụ ngồi trên chiếc thuyền. D. Cho bà cụ một gói tro.
2. Bà cụ đã cho hai mẹ con người nông dân biết trước điều gì?
A. Sắp có gió lớn. B. Sắp có hạn hán.
C. Sắp có mưa lớn. D. Sắp có lụt lớn.
Viết câu trả lời cho các câu hỏi sau:
3. Bà cụ ăn xin đã giúp hai mẹ con người nông dân thoát nạn bàng cánh nào?
4. Hồ Ba Bể được hình thành như thế nào?
5. Nêu nhận xét của em về hai mẹ con người nông dân ( hoặc bà cụ nghèo hay những người tham gia trong đám hội)
Đề bài: Gạch dưới các từ ngữ có thể thay thế bằng đại từ hoặc từ đồng nghĩa trong đoạn văn ở cột A rồi viết từ ngữ thay thế tương ứng vào cột B.
A | B |
Trong trận chiến đấu giải phóng Sài Gòn cuối tháng 4 năm 1975, Lê Duy Ứng bị thương nặng. Lê Duy Ứng đã quệt máu chảy từ đôi mắt bị thương để vẽ bức chân dung Bác Hồ. Tác phẩm của Lê Duy Ứng đã gây xúc động cho đồng bào cả nước. Từ đó đến nay, Lê Duy Ứng đã có hơn 30 triển lãm tranh, tượng; đoạt giải 5 giải thưởng mĩ thuật quốc gia và quốc tế. Nhiều tác phẩm của Lê Duy Ứng được đặt trân trọng trong các bảo tàng lớn của đất nước |
Trà Vinh - Đô thị xanh
Trà vinh mang một nét đẹp rất dịu dàng, rất riêng của một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây có thành phố nhỏ được gọi là đô thị xanh nằm êm đềm dưới những tán cây cổ thụ xanh biếc. Thành phố Trà Vinh có những con đường nhỏ hẹp mang những cái tên rất đỗi tự nhiên, quen thuộc như: đường Hàng Sao, đường Cây Dầu,...
Đến Trà Vinh, du khách sẽ cảm thấy rất dễ chịu khi dạo bước dưới những bóng cây xanh mát, với những hương thơm thoang thoảng của hoa sao, hoa dầu rơi lất phất, nơi mà cộng đồng người Kinh, Khơ-me, Hoa đã gắn bó từ bao đời. Điều đó, góp phần làm cho nền văn hóa nơi đây thêm phong phú, mang đậm bản sắc dân tộc,...
Trà Vinh hiện có khoảng 140 chùa Khơ-me, ẩn hiện thấp thoáng sau màu xanh thẫm của hàng trăm, hàng ngàn cây cổ thụ. Đẹp nhất, cổ kính nhất là chùa Âng với nhiều tháp nhọn cao vút. Chùa có kiến trúc cổ, độc đáo, hài hòa trong cảnh sắc thiên nhiên.
Sau khi đến ngắm hàng nghìn cánh cò trắng bay trong trong nắng chiều ở chùa Cò, Giồng Lớn, bạn sẽ đến dạo quanh Ao Bà Om. Mặt ao thật trong và thật xanh trải rộng trước mặt du khách. Xung quanh ao là những hàng, những dãy cây sao, cây dầu cổ thụ tỏa bóng mát rượi. Thả đèn trên Ao Bà Om là một lễ hội truyền thống của đồng bào Trà Xinh, lễ hội đã lôi cuốn hàng vạn du khách gần xa về dự hàng năm.
( Theo Du lịch Trà Vinh )
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Màu sắc nào được nhắc đến nhiều lần trong bài văn?
A. màu trắng B. màu đỏ
C. màu xanh D. màu vàng
2. Trà Vinh có khoảng bao nhiêu ngôi chùa Khơ-me?
A. 110 ngôi chùa.
B. 120 ngôi chùa.
C. 130 ngôi chùa.
D. 140 ngôi chùa
Viết câu trả lời cho các câu hỏi sau:
3. Vì sao Trà Vinh được gọi là đô thị xanh?
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Cho biết tên và đặc điểm nổi bật của ngôi chừa nổi tiếng ở Trà Vinh.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
5. Bài văn nhắc tới những địa điểm nổi tiếng nào ở Trà Vinh?
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Mọi người giúp mình với, mình đag lm gấp lắm ạ!
Chính tôi có lỗi
Ngoài hành lang dẫn vào nhà ở của Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, người chỉ huy Đội Bảo vệ điện Krem-li có đặt một trạm gác. Các học viên trường quân sự được phân công trực gác hằng ngày. Hôm ấy, một học viên trẻ tuổi không biết mặt Lê-nin, được cử làm nhiệm vụ trực gác. Anh ta cản đường Lê-nin, không cho vào và nghiêm nghị nói:
- Xin đồng chí cho xem giấy ra vào!
- Nhưng kia là cửa nhà tôi! - Lê-nin sửng sốt giơ tây chỉ.
- Tôi không biết. - Người gác cửa trả lời. - Người nào có giấy ra vào thì người đó mới được đi qua trạm gác.
Lê-nin không tranh cãi, trở lại Sở chỉ huy lấy giấy ra vào để về phòng mình. Khi giao ban, anh học viên báo cáo với đồng chí chỉ huy về việc đó. Tất nhiên, cả Sở chỉ huy đều biết câu chuyện ấy. Đồng chí chỉ huy nghiêm giọng hỏi anh học viên:
- Cậu có biết cậu không cho ai vào không?
- Tôi không biết.
- Chủ tịch Hội đồng các Ủy viên Nhân dân Lê-nin đấy!
Anh học viên đỏ mặt và bối rối. Ngay lúc đó, anh chạy đến xin lỗi Lê-nin. Lê-nin bình tĩnh và nghiêm trang nghe anh nói, duy trong khóe mắt ánh lên vẻ tươi vui. Nghe xong, Lê-nin ồn tồn nói:
- Không, đồng chí không có lỗi gì cả. Chỉ thị của chỉ huy trưởng là pháp lệnh. Chẳng lẽ tôi là Chủ tịch mà lại có thể vi phạm pháp lệnh hay sao? Tôi chưa chấp hành tốt, đồng chí đã giải quyết đúng.
( Theo Bô-rít Pô-lê-vôi)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Vì sao anh học viên trường quân sự không để Lê-nin đi qua trạm gác?
A. Vì Lê-nin không có giấy ra vào.
B. Vì Lê-nin không có chứng minh thư.
C. Vì anh không phải là chỉ huy.
D. Vì anh không nắm được quy định.
2. Khi không được qua trạm gác, Lê-nin đã hành động thế nào?
A. Đề nghị chỉ huy phê bình anh học viên.
B. Ra lệnh cho Sở chỉ huy phải để mình đi qua.
C. Nói cho anh học viên biết tên của mình.
D. Trở lại Sở chỉ huy lấy giấy ra vào để về nhà.
Viết câu trả lời cho các câu hỏi sau:
3. Anh học viên cảm thấy như thế nào sau khi biết người mình không cho qua trạm gác chính là Lê-nin?
4. Theo em, vì sao khi nghe anh học viên xin lỗi, trong khóe mắt Lê-nin lại ánh lên vẻ tươi vui?
5. Em hiểu thêm điều gì về Lê-nin sau khi đọc câu chuyện?
Giúp mình với !
Cho đi để nhận lại
Một người đàn ông bị lạc giữa sa mạc rộng lớn. Ông không những cảm thấy đói mà còn cảm thấy vô cùng khát nước. Ông đi mãi cho đến khi gặp một căn lều cũ, rách nát. Ông nhìn quanh căn lều và mừng rỡ khi thấy một cái bơm nước trong góc tối. Ông vội vã bước tới, cố hết sức bơm nhưng không có một giọt nước nào chảy ra.
Nhìn quanh căn lều một lần nữa, ông thấy một cái bình nhỏ, có ghi dòng chữ: Hãy đổ hết nước trong bình này vào máy bơm. Và trước khi đi, hãy nhớ đổ nước đầy lại vào chiếc bình này. Ông liền bật cái nắp bình ra, trong bình đầy nước mát. Ông suy nghĩ, nếu mình uống ngay chỗ nước trong bình, chắc chắn có thể sống sót. Nhưng nếu mình đổ hết nước vào cái bơm cũ, có thể nó sẽ bơm được nước trong lành từ sâu trong lòng đất. Cuối cùng, ông quyết định rót hết nước vào cái máy bơm. Rồi ông tiếp tục nhấn mạnh cái cần của máy bơm, một lần, hai lần ... chẳng có gì xảy ra. Người đàn ông tiếp tục kiên trì ... và rồi, dòng nước mát trong lành bắt đầu chảy ra từ cái máy bơm cũ kĩ. Người đàn ông vỗi vã hứng nước vào bình và uống.
Sau đó, ông hứng đầy bình nước, đậy nắp, rồi viết thêm một câu dưới dòng chữ có sẵn: Hãy làm theo chỉ dẫn. Bạn phải cho trước khi bạn có thể nhận.
( Theo Quà tặng cuộc sống)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Người đàn ông bị lạc ở đâu?
A. Giữa khu rừng. B. Giữa cánh đồng. C. Giữa sa mạc. D. Giữa ngôi làng. 2. Người đàn ông mừng rỡ khi nhìn thấy cái gì trong căn lều?
A. Một cái bình nước. B. Một cái máy bơm nước.
C. Một cái phích nước. D. Một cái giếng nước.
Đánh số thứ tự vào các ô trống.
3. Sắp xếp thứ tự những việc người đàn ông đã làm.
( ) Hứng nước vào bình để uống.
( ) Bơm nước để dòng nước mát, trong lành từ cái máy bơm chảy ra.
( ) Hứng nước đầy bình và để lại bình nước đã được bơm.
( ) Đổ nước từ bình vào cái máy bơm rồi bơm nước.
Viết câu trả lời cho các câu hỏi sau:
4. Vì sao người đàn ông làm theo lời nhắn ghi trên chiếc bình?
5. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
Im hộ mình nha, cảm ơn mọi người nhìu !
Cô có phải là thượng đế không?
Một buổi chiều mùa đông giá rét, trời lạnh cắt da cắt thịt. Một cậu bé khoàng sáu, bảy tuổi đang đứng bên một cửa hàng bách hóa. Cậu bé đi chân đất, quần áo phong phanh, rách rưới. Môi cậu tái ngắt vì rét, mắt đăm dăm nhìn mọi người qua lại.
Một người phụ nữ trẻ đi qua cửa hàng bách hóa. Cô thấy cậu. rồi như đọc được nỗi khao khát trong đôi mắt cậu, cô đến gần, nắm lấy đôi tay lạnh buốt của cậu và dẫn vào cửa hàng. cô mua cho cậu bé đôi giày, đôi tất mới và bộ quần áo ấm. Cô dắt cậu bé trở ra, cúi xuống nói với cậu:
- Bây giờ, cháu hãy trở về nhà. Trời sắp tối rồi. Cô chúc cháu có một buổi tối thật ấm áp và hạnh phúc.
Cậu bé chắm chú nhìn cô rồi nói:
- Cô có phải là thượng đế không ?
Người phụ nữ trẻ nhìn cậu bé, khẽ mỉm cười và dịu dàng nói với cậu;
- Ồ, không! Cháu à, cô chỉ là một trong muôn vàn đứa con của thượng đế thôi. Cháu cũng là một đứa con của thượng đế đấy.
- Cháu biết rồi! Cô đúng là thượng đế! - Cậu bé nói với cô gái và nhìn cô với ánh mắt chan chứa yêu thương.
Chưa ai thấy thượng đế bao giờ nhưng những gì tốt đẹp đang diễn ra quanh ta như muốn mách bảo ta rằng: Thượng đế hiện hữu trong những điều tốt đẹp của cuộc sống, của mỗi con người.
( Theo Tuyển tập các câu chuyện giáo dục nhân cách )
Viết câu trả lời cho các câu hỏi sau:
1. Cậu bé đứng trước của hàng bách hàng có vẻ ngoài như thế nào?
2. Người phụ nữ trẻ đã làm gì khi trông thấy cậu bé?
3. Em ấn tượng với điều gì nhất ở người phụ nữ?
4. Vì sao cậu bé khẳng định người phụ nữ trẻ chính là Thượng đế?
5. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?
Mọi người giúp mình nha mình đag cần gấp, thank iu !
Mẹ chẵng thể nào nhớ nỗi con đâu
bởi con biết, hai mươi năm bao đêm rồi, vậy đó
trăm đứa con
ngàn vạn đứa con
đã qua căn lều nhỏ
để nhận lấy phần mình ngọn lửa
cháy âm thầm từ lòng mẹ mênh mông.
Mẹ làm sao nhớ nỗi
cái thằng con đến ngồi nghỉ bên bậc thềm
khi đêm về thường lẫn vào đêm
khi trời sáng lẫn vào đồng đội
ghé nhà mẹ chỉ vài giờ rất vội
mẹ chưa kịp nhìn rõ mặt, hỏi tên.
Mẹ đâu ngờ khoảnh khắc ấy đã in
mãi tận đáy lòng con sâu thẳm
một hơi ấm bàn tay, một mùi thơm mầu sắn
theo con di suốt bao chặng đường dài.
Theo con đi suốt cuộc chiến tranh này
khiến con thấy quân thù trở nên nhỏ bé
và cái chết chẳng còn đáng kể
cuộc đời con sống chết với nhân dân
Ôi nhân dân, một nhân dân như thế
con nguyện lại hy sinh dẫu được sống hai lần.
( Dương Hương Ly )
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng
1. Theo em, người mẹ được nhắc đến trong bài thơ là ai
A . Là người sinh ra những đứa con đi bộ đội.
B. Là người che chở bộ đội trong thời kháng chiến.
C. Là người nấu ăn cho bộ đội trong chiến tranh.
D. Là người cấp dưỡng ngoài chiến trường
Viết câu trả lời cho các câu hỏi sau:
2. Đoạn thơ thứ hai giúp em hiểu điều gì về cuộc sống của những chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm ?
3. Khi ghé qua nhà mẹ, những chiến sĩ đã nhận được điều gì ?
4. Theo em, vì sao những chiến sĩ sẵn sàng hi sinh thân mình để bảo vệ nhân dân, bảo vệ đất nước ?
Mọi người giải hộ mình nha , mình cảm ơn mọi người nhìu !
Viết đoạn văn (5 -7 câu ) kể lại những hoạt động trong lễ khai giảng năm học hoặc trong một buổi chào cờ đầu tuần của trường em hay một hoạt động tập thể của lớp em
Viết các câu đơn dưới đây thành câu ghép.
a) Khi có giặc ngoại xâm, mỗi người dân Việt Nam là một chiến sĩ. Cả dân tộc Việt Nam là một đội quân hùng mạnh.
b) Ngày mai, những người lính sẽ bước vào trận chiến ác liệt. Đêm nay, họ vẫn bình thản lắng nghe tiếng hát ngân nga trên đài phát thanh.
Đọc các câu dưới đây và xác định vế câu chỉ nguyên nhân, chỉ kết quả và quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ nối các vế câu. Viết kết quả vào bảng .
a) Lê Hoàn lấy cớ mới ngã ngửa, bị đau chân, không chịu lạy nên sứ Tống đành phải chấp nhận
b) Vì việc xử án khiến nhiều người dân mắc oan nên vua Lý Thái Tông đã cho triều thần soạn bộ luật Hình thư.
Câu | Vế câu chỉ nguyên nhân | Vế câu chỉ kết quả | Quan hệ từ |
a) | |||
b) |
tả chú mèo máy Doraemon
lớp 5a có 24 bạn thik chơi cờ vua, 16 bạn thik chơi bóng bàn, 8 bạn ko thik chơi cả hai môn, 8 bạn thik chơi cả hai môn . Hỏi lớp 5a có bao nhiêu bạn ( giải nhanh và chi tiết hộ mình cảm ơn các bạn)
Tìm 1 số có 3 chữ số , biết chữ số hàng chục là 4. Số đó chia hết cho 9 , chia 5 dư 3 và chia cho 4 có số dư lớn nhất ( mình đag cần gấp lắm giải chi tiết hộ mình nha)
Hiện nay tuổi anh hơn hai lần tuổi em là 6 tuổi .Biết hai lần tuổi anh hơn tổng số tuổi của hai anh em là 10 tuổi . Tính tuổi anh hiện nay( trình bày chi tiết hộ mình nha)
một bình đựng 5% muối .Hỏi phải đổ vào bao nhiêu % nước lã so với tỉ lệ muối để được một bình dung dịch đựng 4% muối