
mphuongggggg
Bạc đoàn
340
68
Câu trả lời của bạn: 19:04 03/01/2022
100 kg thóc=60 kg gạo
⇔⇔1 kg thóc sẽ được 60100=3560100=35(kg gạo)
Muốn có 90kg gạo thì cần số kg thóc là:
90:35=15090:35=150(kg thóc)
Câu trả lời của bạn: 20:20 28/12/2021
Có ý kiến cho rằng: "Thắng lợi Cách mạng Tháng 8 là thắng lợi của sự ăn may". Ý kiến đó đúng hay sai? vì sao?
ý kiến cho rằng cách mạng tháng 8 là thắng lợi của sự ăn may là hoàn toàn sai lầm không đáng tin cậy
thắng lợi của cuộc cách mạng tháng 8 là thắng lợi của cả một quá trình chuẩn bị lâu dài của Đảng
từ ngày thành lập Đảng (3/2/1930), trong 15 năm đó Đảng của ta đã không ngừng đưa ra những chiến lược sách lượt sát với từng tình hình cụ thể
+ Qua cao trào 1930 -1931 với đỉnh cao là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh đã cho thấy sự lãnh đạo tài tình của Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam một chính quyền Xô Viết (theo kiểu vô sản ra đời) đáp ứng yêu cầu cấp thiết lúc bấy giờ là giành độc lập dân tộc mặt dù phong trào này chỉ giành thắng lợi ở một vài nơi trong một thời gian ngắn. Đây được xem là đợt Tổng dợt đầu tiên cho cách mạng tháng 8
+ Sau đó là cuộc vận động dân tộc dân chủ 1936-1939, trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới và nguy cơ chủ nghĩa phát xít đang đe dọa. Đảng đã kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lượt để thu hút sự tham gia và ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân trong nước. Nhờ đó cơ sở Đảng không ngừng phát triển lớn mạnh và có uy tín lớn trong quần chúng nhân dân. Đây được xem là đợt tổng dợt thứ 2 cho cách mạng tháng 8
+ Rồi đến cao trào cách mạng 1939-1945: Đây là thời kỳ diễn ra cuộc chiến tranh thế giới. Chủ nghĩa phát xít ngày càng lớn mạnh và hung hăng hơn. Năm 1940, phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, thực dân Pháp hai tay dâng Đông Dương cho Nhật. Nhân dân ta phải chịu sự áp bức của hai tầng áp bức Nhật - Pháp, đời sống ngày càng khó khăn, mà tiêu biểu là nạn đói năm 1945 làm hơn 2 triệu đồng bào chết đói. Trước tình hình đó, Đảng lại tiếp tục chuyển hướng chỉ đạo chiến lượt. Tạm gác khẩu hiệu "đánh đổ đế quốc-phong kiến" và "người cày có ruộng", thay vào đó là khẩu hiệu đánh đuổi phát xít và bọn phản động thuộc địa Pháp, thực hiện tự do dân sinh, dân chủ, hòa bình, cơm áo cho nhân dân. Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất chống phát xít ở Đông Dương, tiến hành đấu tranh công khai nửa công khai, hợp pháp nửa hợp pháp... Nhờ đó mà ngày càng thu được sự đồng tình ủng hộ của mọi giai tầng trong xã hội như công- nông, tư sản, tiểu tư sản, địa chủ và cả những người Pháp có tinh thần chống phát xít. Đây được xem là thời kì tiền khởi nghĩa tạo điều điện trực tiếp cho cách mạng tháng 8 giành thắng lợi.
có lẽ bạn cho rằng thắng lợi của cách mạng tháng 8 chỉ là sự ăn may do quân Nhật đã bị Liên Xô đánh bại trên chiến trường thế giới. Nhưng đây chỉ là thời cơ thuận lợi cho cách mạng ta thôi bạn ạ. Nếu như ta không tận dụng thời cơ đó mà giành độc lập ngay thì khi quân đồng minh vào nước ta rất khó giành được độc lập nên đây mới là cơ hội ngàn năm có một. Thực tế đã chứng minh khi quân đồng minh (cụ thể là quân Anh) vào nước ta không những không công nhận nền độc lập của ta mà còn tạo cơ hội cho Pháp quay lại xâm lượt nước ta lần nữa (23/9/1945).
Câu trả lời của bạn: 20:38 27/12/2021
ta có: 8 quả mận bằng: 1-1/3=2/3
=>Số mận khi hai chị lấy rồi còn lại là: 8:2/3=12(quả)
tương tự số mận còn lại sau khi Bảo lấy là: 12:2/3=18(quả)
Rồi sau đó tín số mận bản đầu mẹ mua là: 18:2/3=27(quả)
Câu trả lời của bạn: 20:36 27/12/2021
hỏi chấm=))))))
Câu trả lời của bạn: 17:15 27/12/2021
Không nên , vì khi vừa nằm vừa học thì nó sẽ khó tiếp thu bài , nên ngồi đang hoàng học sẽ giúp chúng ta thoải mái , tư duy logic hơn
Câu trả lời của bạn: 17:13 27/12/2021
Sau khi học xong văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn người Mĩ - O.Hen-ri, hình ảnh cụ Bơ - men với “kiệt tác đời mình” cứ đọng mãi trong lòng người đọc về những giá trị nhân văn hết sức cao đẹp. Cụ là một họa sĩ nghèo, tuổi đã già, sống một mình ở tầng dưới chung căn hộ với hai cô họa sĩ trẻ: Xiu và Giôn xi. Cả một đời làm nghệ thuật, cụ khát khao có bằng được một kiệt tác của riêng mình. Nhưng cái nghèo thì mãi vậy, thời gian lại nhanh chóng trôi qua, hoài bão của cụ vẫn chưa thực hiện được. Vốn đầy lòng thương người nên cụ Bơ - men vô cùng lo lắng khi biết bệnh tình của Giôn - xi. Cụ vừa lo sợ vừa tức giận với cái suy nghĩ vẩn vơ, tuyệt vọng của cô họa sĩ trẻ khi cô cố gắng cuộc sống còn lại của mình với chiếc lá cuối cùng bên ngoài cửa sổ kia. Cụ nhìn từng chiếc lá thường xuân cứ rụng dần theo mùa đông và chỉ còn một chiếc trơ trọi trên cành, cụ lặng lẽ âm thầm thực hiện một công việc. Tối hôm ấy, thời tiết thật khắc nghiệt, gió mưa dữ dội, bằng tình thương, bằng tài năng, cụ đã vượt qua tất cả để hoàn thành tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”. Chính vì nó mà Giôn - xi đã hồi sinh trở lại, giúp cô thoát khỏi suy nghĩ muốn tìm đến cái chết và cô đã lạc quan yêu đời, khao khát sự sống trở lại. Nhưng người đọc càng nghẹn ngào khi biết rằng sau đêm ấy, cụ Bơ - men đã mắc bệnh viêm phổi rất nặng và qua đời ngay sau đó vài ngày. Nhân vật cụ Bơ - men thật đẹp, thật cao cả, là một nghệ sĩ chân chính, giàu tài năng. Cụ chỉ xuất hiện một chút ở đầu, giữa câu chuyện và thông qua lời kể của Xiu nhưng chính “kiệt tác” của cụ đã giúp cho người đọc cảm thấy tình người ấm áp: Sống và yêu thương!
Câu trả lời của bạn: 16:58 26/12/2021
Hôm nay, trên đường đi học về, em đã chứng kiến một sự cố giao thông. Một nhóm học sinh đang đi xe đạp trên đường. Các bạn đi xe dàn hàng ngang, vừa đi vừa trò chuyện. Lúc đó, có một chiếc xe máy đi cùng chiều định vượt qua nhóm học sinh, thì một chiếc xe ô tô đi ngược chiều bất ngờ lao đến. Người điều khiển xe máy do phải tránh xe ô tô nên đã đâm vào xe đạp của bạn học sinh đi ngoài cùng. Vụ va chạm khiến bạn học sinh bị ngã ra đường, nhưng chỉ bị thương nhẹ ở tay. Mọi người xung quanh đã nhanh chóng đến giúp đỡ bạn học sinh dựng xe lên. Người điều khiển xe máy, hay người đi ô tô đã dừng lại để hỏi thăm, xem tình hình vết thương của bạn học sinh. Cả người điều khiển xe máy, ô tô và bạn học sinh đều đã nhận ra lỗi của mình. Vụ việc va chạm tuy không gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng đã để lại cho mỗi người một bài học đáng giá. Khi tham gia giao thông, chúng ta cần tuân thủ nghiêm túc luật giao thông để tránh gây ra những tai nạn đáng tiếc. Cách ứng xử của người có mặt ở đó cũng cho thấy trong cuộc sống còn có nhiều người tốt.
Câu trả lời của bạn: 16:52 26/12/2021
Để vượt qua những khó khăn trở ngại trong cuộc sống, đạt đến thành công, con người cần phải có ý chí, nghị lực kiên cường và niềm tin tất thắng. Câu chuyện “Ngọn gió và cây sồi”, in trong Hạt giống tâm hồn – Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng hợp TPHCM, 2011, gợi cho em bài học giáo dục sâu sắc về khả năng vượt lên chiến thắng nghịch cảnh và niềm tin vững chắc vào sức mạnh của bản thân.
Chuyện kể rằng có một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng nọ. Với sức mạnh khủng khiếp, nó tàn phá mọi thứ. Thế nhưng nó không thể nào quật ngã được cây sồi già. Bởi cây sồi già có bộ rễ khỏe khoắn bám chặt vào lòng đất mẹ. Bộ rễ khỏe khoắn ấy đã được rèn luyện qua biết bao nhiêu bão tố. Sự điên cuồng của cơn gió mạnh càng giúp cây sồi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh kiên cường của mình.
Câu chuyện ngắn gọn, giản dị nhưng có ý nghĩa sâu sắc. Ngọn gió điên cuồng kia là hình ảnh tượng trưng cho những khó khăn thử thách, những nghịch cảnh trong cuộc sống. Cây sồi già với bộ rễ vững chắc là hình ảnh tượng trưng cho lòng dũng cảm, ý chí dám đối đầu, không gục ngã trước nghịch cảnh.
Từ câu chuyện, chúng ta rút ra được bài học giáo dục đầy ý nghĩa. Trong cuộc sống cần có lòng dũng cảm, sự tự tin vào bản thân mình. Phải rèn luyện nghị lực vươn lên và bản lĩnh vững vàng trước những nghịch cảnh. Khó khăn, thử thách chính là cơ hội để rèn luyện bản lĩnh của mình. Cũng chính trong khó khăn, thử thách con người mới chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.
Cuộc sống luôn ẩn chứa muôn vàn trở ngại, khó khăn và thách thức. Nếu con người không có lòng dũng cảm, sự tự tin để đối mặt sẽ dễ đi đến thất bại.
Không có trở ngại, không có thành công. Bởi trong khó khăn, thử thách, con người mới được rèn luyện và kiện toàn năng lực một cách mạnh mẽ nhất. Người xưa từng khuyên: “Làm việc đừng mong thuận lợi. Thuận lợi quá sinh ra kiêu ngạo”. Thật vậy, để vượt qua khó khăn, thử thách, đạt đến thành công con người phải tự biết vươn lên hoàn thành từng nhiệm vụ.
Mỗi thành công đều bồi đắp bằng những nỗ lực không ngừng và rất nhiều sức lao động. Càng rèn luyện con người càng thêm vững vàng. Cây sồi kia có bộ rễ có khỏe mạnh, chịu đâm sâu, bám chặt vào lòng đất là bởi có những cơn gió mạnh thường xuyên lung lay, đe dọa quật ngã chúng. Bản năng tự vệ đã giúp cây sồi không ngừng tăng cường khả năng bám chặt. Bão tố càng lớn, bộ rễ càng đâm sâu hơn. Nếu không ý thức được điều đó, chắc chắn, cây sồi đã bị bật gốc từ lâu như bao cây khác trong rừng.
Khó khăn thử thách là cơ hội để chứng tỏ khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình. Không có gì có thể vững chắc và có giá trị nếu chưa được rèn luyện, thử thách. Chỉ có trải qua khó khăn, thử thách, tâm hồn và năng lực con người mới trở nên mạnh mẽ hơn. Ý chí vượt lên trên nghịch cảnh giúp hình thành nghị lực và đạt đến thành công. Thử thách là cơ hội để kiểm nghiệm và khẳng định các năng lực, chứng tỏ bản thân.
Sống phải có ý chí, nghị lực mạnh mẽ. Phải luôn sẵn sàng đương đầu và chiến thắng khó khăn, thử thách. Lấy khó khăn, thử thách là điều kiện để rèn luyện luyện bản thân. Phải biết kiện toàn năng lực, đạt đến thành công trong cuộc sống.
Cuộc sống vốn khắc nghiệt. Không có thành công nào đến với ta một cách dễ dàng. Chỉ có lao động mới tạo ra được các giá trị. Chỉ có rèn luyện qua thử thách, con người mới trở nên mạnh mẽ. Càng rèn luyện càng mạnh mẽ.
Những tấm gương sáng ngời về ý chí vượt qua số phận luôn để lại cho em cảm hứng bất tận về khả năng chiến thắng nghịch cảnh của con người. Thầy Nguyễn Ngọc Kí bằng sự kiên trì rèn luyện mà có thể viết được chữ dù bị khuyết tật cả hai tay. Nick Vujicic trở thành người truyền cảm hứng khắp thế giới dù không có cả chân lẫn tay. Sự tồn tại của họ đã là phi thường. Cuộc sống hữu ích của họ càng khiến chúng ta khâm phục và ngưỡng mộ.
Muốn thành công trong cuộc sống con người phải có niềm tin vào bản thân. Phải tôi luyện cho mình ý chí và khát vọng vươn lên để chiến thắng nghịch cảnh. Như câu chuyện của nhà bác học Edison không khỏi khiến ta suy nghĩ về niềm tin vào chính mình.
Thuở nhỏ, Edison học rất kém. Một ngày nọ, thầy giáo gọi mẹ của Edison vào dẫn cậu bé về nhà cùng một bức thư. Tò mò, Edison hỏi mẹ thầy giáo đã viết gì trong bức thư. Sau lúc bối rối, bà mỉm cười trả lời rằng thầy giáo nói con là một thiên tài, không ai đủ năng lực để dạy con. Thầy muốn con tự học. Lúc ấy, Edison tin điều đó là sự thật. Từ đó, cậu miệt mài đọc sách và nghiên cứu. Không lâu sau, cậu trở thành một nhà khoa học vĩ đại.
Ba mươi lăm năm sau, khi mẹ đã qua đời. Trong một lần dọn dẹp ngôi nhà, ông phát hiện ra bức thư của thầy giáo năm nào. Trong bức thư, thầy giáo nói rằng cậu là một học trò ngu dốt. Không ai có thể dạy cho cậu trở nên tốt hơn. Edison hiểu ra sự thật và đã khóc thật nhiều ngay sau đó. Mẹ ông đã giấu điều đó suốt bao năm qua. Chỉ bởi một lí do, bà không muốn làm tổn thương đến ý chí học tập của con mà thôi.
Không nên tuyệt vọng, bi quan hay yếu đuối trước hoàn cảnh. Phải luôn tự tin, bình tĩnh để tìm ra giải pháp cần thiết nhằm vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Câu chuyện sáng tạo của Steve Job là một minh chứng đầy thuyết phục. Sau bao lần thất bại, thậm chí là phá sản cũng không khiến Steve Job chán nản. Ông tiếp tục nghiên cứu, tiếp tục nuôi dưỡng ý tưởng. Và đến một ngày, sau bao nhiêu nỗ lực, chiếc Iphone đầu tiên đã ra đời. Nó thực sự đã tạo ra một cơn cuồng phong dữ dội sắp xếp lại trật tự ngành viễn thông thế giới. Có thể nói, kinh nghiệm của những thách thức và thất bại trong suốt thời gian dài đã kết tinh thành một sản phẩm có tính cách mạng, lưu danh trong lịch sử ngành điện thoại di động.
Biết tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân để luôn có một bản lĩnh kiên cường trước hoàn cảnh. Biết lên án phê phán những người có hành động và thái độ buông xuôi, thiếu ý chí, thiếu nghị lực. Bài học từ cây sồi thật quá rõ ràng. Sự điên cuồng của cơn gió mạnh không những không làm nó nao núng hay hoảng sợ. Mà đó là cơ hội để nó chứng tỏ sức mạnh quật cường của mình trước sự gục ngã của bao loài cây khác. Nó tự hào về điều đó và đáp trả lại cơn gió một bài học đích đáng.
Trong cuộc sống không phải ai cũng có nghị lực và lòng can đảm dám đối đầu và vượt qua thử thách. Họ sống yếu đuối, hèn kém. Họ thường sớm bị khuất phục trước khó khăn, thử thách dù chưa một lần thực sự đối diện. Bởi thế họ hay dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. Những người như thế thật đáng chê trách.
Câu chuyện “Ngọn gió và cây sồi” đã mang lại cho em bài học giáo dục sâu sắc vô cùng. Tuy nó không có gì mới lạ nhưng đã tác động mãnh liệt vào niềm tin tưởng của con người về sức mạnh của bản thân và khả năng chiến thắng nghịch cảnh.
Câu trả lời của bạn: 16:51 26/12/2021
Bài văn biểu cảm về một người bạn thân của em :Nếu ai hỏi tôi rằng người bạn thân nhất của bạn là ai? Tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng đó chính là Lan – Cô bạn lớp trưởng lớp tôi.
Lan năm nay 11 tuổi, bằng tuổi tôi. Bạn có dáng người cân đối, khỏe mạnh cùng với cách ăn mặc trang nhã, gọn gàng cộng với tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát nên trông bạn thật xứng đáng là con chim đầu đàn của lớp.
Lan thật xinh đẹp, luôn nổi bật trong đám bạn gái lớp tôi bởi bạn có khuôn mặt trái xoan, nước da trắng hồng cùng với mái tóc dài đen nhánh. Đôi mắt tròn, đen lộ rõ vẻ thông minh. Cái mũi dọc dừa xinh xắn càng làm cho khuôn mặt của bạn thêm thanh tú. Mỗi lúc vui đùa hay nói chuyện Lan luôn nở ra nụ cười rất tươi, để lộ hai hàm răng trắng đều như hạt bắp. Ai gặp Lan cũng phải trầm trồ khen ngợi vì vẻ đẹp dịu dàng, ít ai có được.
Còn tính tình của Lan thì khỏi phải nói. Tuy bằng tuổi tôi nhưng bạn chính chắn hơn tôi rất nhiều. Lan sống chan hòa, cởi mở với bạn bè. Về học tập Lan luôn đứng đầu lớp, không những thế bạn còn luôn đi đầu trong các hoạt động của lớp cũng như của trường. Con người bạn thật mẫu mực. Vừa xinh đẹp lại giỏi giang nhưng bạn không hề kiêu căng mà sống hết mình về tập thể.
Ở lớp, có việc gì khúc mắc, bạn bình tĩnh khéo léo giải quyết. Đối với những bạn học yếu bạn tận tâm giúp đỡ, chỉ bảo đến nơi, đến chốn. Nhờ có bạn mà lớp tôi luôn luôn đi đầu trong các hoạt động của liên đội. Vì thế trong trường thầy cô nào cũng yêu quý Lan. Ở lớp Lan như vậy đấy còn về nhà Lan lại càng tuyệt vời hơn.
Ngoài giờ học, Lan còn rất chăm chỉ làm việc nhà. Đối với ông bà cha mẹ Lan còn là một đứa cháu hiếu thảo, một người con ngoan ngoãn. Đối với mọi người xung quanh Lan luôn kính trọng, lễ phép. Vì thế mọi người đã dặt cho Lan một cái tên thật thân mật: ”Cô Tấm chăm làm”. Tình bạn giữa tôi và Lan ngày càng thân thiết. Tôi và Lan cùng vui chơi, truy bài, học nhóm. Nhiều lần tôi chưa hiểu bài Lan đến tận nhà giảng bài cho tôi. Tôi thật ngưỡng mộ bạn. Không chỉ với tôi mà tất cả các bạn trong lớp, trong trường đều ngưỡng mộ bạn.
Chơi với Lan tôi thấy rất thỏa mái. Tôi thật tự hào khi có một người bạn như vậy. Tôi mong ước sẽ được học cùng bạn để học tập những phẩm chất tốt của Lan.
Trong các loài cây trên đất nước Việt Nam, cây nào cũng có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của có. Nhưng với tôi, có lẽ cây bàng là người bạn vô cùng thân thiết. Tôi yêu bàng như một sinh thể sống bởi bàng là chứng nhân cho biết bao kỉ niệm vui buồn thời thơ ấu của tôi.
Bài văn biểu cảm về loài cây em yêu :Từ khi biết nô đùa, chạy nhảy cùng lũ bạn gần nhà, tôi đã thấy cây bàng đứng sừng sững ở đầu làng gần khu chợ nhỏ từ bao giờ. Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, nổi lên những u, những cục sần sùi. Bà tôi bảo đó là mắt của bàng. Rễ cây bám sâu vào trong lòng đất vững vàng qua mưa gió.
Các bạn cùng lứa tuổi với tôi thường ngắm màu đỏ của hoa phượng để đón chờ hè tới. Nhưng tôi lại thích ngắm sự đổi thay kì diệu của những mầm chồi non của bàng chuyển dần thành lá – với tôi, đó là sự báo hiệu của ngày hè. Mùa hè, bàng khoác trên mình chiếc áo màu xanh. Những tán lá như những chiếc lọng xanh mát rượi che đi cái nắng oi ả trong buổi trưa hè. Dưới gốc bàng là cả một kho cổ tích của lũ trẻ con xóm nhỏ. Bọn trẻ chúng tôi thường lấy lá bàng làm những chú trâu chọi, nghênh nghênh đôi sừng nhọn hoắt, sáp vào nhau trong tiếng hò reo náo nhiệt. Những đêm trăng sáng mất điện, chúng tôi lại rủ nhau chơi trò "rồng rắn" quanh gốc bàng cổ thật vui...
Gốc bàng xù xì, rễ toả ra nhiều phía nên bao nhiêu sinh lực bàng dành hết cho lá, cho cành, cho những chùm hoa trắng nhỏ li ti kết thành trái. Bàng hứng nắng trên đầu để gốc mát quanh năm, để ánh nắng trưa hè lọc qua lung linh huyền ảo. Trong tán lá bàng xanh ấy là thế giới riêng của những chú chim sẻ, chim sâu bé nhỏ. Đứng dưới gốc bàng nghe tiếng kêu lích chích của chung rộ lên thật vui tai.
Tạm biệt mùa hè, bàng đón thu sang với làn sương mỏng cùng ánh nắng thu hanh hao để những chiếc lá xanh của mình chuyển dần sang màu vàng. Rồi một ngày gió heo may se lạnh, những cơn mưa thưa dần, đó cũng là lúc quanh gốc bàng đã lác đác rụng những quả bàng chín. Lũ trẻ xóm tôi, cứ đi học về là lại đến bên cây bàng tìm hái bàng để ăn. Với chúng tôi, bàng chín là một món đặc sản ngon tuyệt. Bàng chín ăn có vị ngòn ngọt, chua chua, hơi chan chát... Nếu ai đã cầm trái bàng chín trên tay, chắc chắn sẽ không thể nào quên được mùi thơm dịu toả ra từ lớp vỏ vàng bóng. Đập vỡ hạt ra bạn sẽ thấy nhân trái bàng màu trắng đục, ăn thơm béo lạ thường. Phải chăng rễ bàng đã phải cần mẫn, vất vả chắt chiu màu mỡ trong lòng đất mẹ để chúng tôi có được những trái, nhân ngon, ngọt lành đến vậy!
Lá bàng từ màu vàng nhạt, sậm dần rồi chuyển sang nhuộm màu đỏ sẫm. Đó là lúc bàng gửi những tấm thiệp hồng đầu đông cho con người, cho cây cỏ. Từng cơn gió bấc thổi mạnh, lá bàng lìa khỏi cành bay vào không gian như nuối tiếc điều gì đó rồi nhẹ nhàng đáp xuống cỏ. Đông đã đến thật rồi! Bàng trút lá, cành cây trơ trụi khẳng khiu giữa mùa đông buốt giá. Nhiều hôm mưa phùn, gió bấc, tôi thấy thương cây bàng vô cùng và thầm hỏi: "Bàng ơi, trời lạnh lắm, bạn có rét nhiều không?". Lá bàng khô rơi xào xạc trên lối mòn như trả lời: "Cám ơn bạn, mình không sao đâu. Thu qua, đông tới, và rồi xuân sẽ lại sang, chúng tôi quen rồi bạn ạ!"
Giã từ những ngày đông giá rét, xuân về, cây bàng khoác lên mình những đốm lửa màu xanh. Rồi những đốm lửa màu xanh ấy cứ lớn dần, lớn dần,... Bàng cựa mình rung rinh hé mắt nhìn bầu trời xanh thẳm. Và kì diệu thay, chỉ vài ba hôm không để ý, bàng đã hoàn toàn đổi khác với tấm áo choàng xanh non tươi mới. Cây xoè rộng tán, đung đưa lá cành vẫy gọi chim chóc trở về tụ họp hót ríu ran. Lũ trẻ con chúng tôi lại nô đùa vui vẻ dưới gốc bàng, ngước lên nhìn cây bàng đổi thay sắc áo và mong đợi một mùa hè với bao kỉ niệm tuyệt vời...
Câu trả lời của bạn: 16:43 26/12/2021
a, Đoạn văn trên trích từ văn bản ' ôn dịch, thuốc lá'
b, Nội dung chính là Các bệnh do thuốc lá gây ra
c,Thuốc lá gây ra những tác hại lớn vô cùng đối với đời sống con người. Trước hết, nó huỷ hoại sức khoẻ của những người trực tiếp hút thuốc. Trong thuốc lá có chứa nhiều chất độc, đặc biệt là chất gây nghiện ni-cô-tin. Nó không chỉ có khả năng gây nghiện và còn kết hợp những chất độc khác từ từ gặm nhấm sức khỏe con người gây ra nhiều bệnh như: viêm phế quản, ho lao, ung thư phổi.... Điều này lí giải tại sao phần lớn những người hút thuốc nhiều đều mắc ít nhất một bệnh nào đó về phổi. Nguy hiểm hơn, khói thuốc lá còn gây bệnh cho cả những ai không hút thuốc. Những người xung quanh hít phải khói thuốc độc gấp 4 lần người trực tiếp hút thuốc. Việc hút thuốc lá thụ động này cũng khiến những người quanh bạn có thể mắc những bệnh nghiêm trọng về tim phổi. Hơn thế nữa, thuốc lá còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Khói thuốc lá, đầu thuốc lá, tàn thuốc lá, chúng cũng là một trong những nguyên nhân góp phần tạo nên thảm hoạ ô nhiễm môi trường.
Câu trả lời của bạn: 10:19 26/12/2021
Cách mạng tháng Tám thành công đã đem đến một “làn gió mới cho dân tộc ta, lật trang sử đất Việt sang một trang mới. Đất nước đổi khác, xã hội cứ theo đà mà ngày một tiến lên, con người Việt Nam cũng từ đó mà thay đổi. Từ những con người nông nghiệp, lam lũ vất vả, cả đời gắn bó nơi mảnh ruộng làng quê, sau lũy tre làng rì rào trong gió, giờ đây – khi đất nước đổi mới, họ đã thực sự ý thức được thế nào là tự do – tự chủ, lòng tự tôn dân tộc. Ở những người nông dân chân chất, mộc mạc đó xuất hiện một tình cảm mới, một thành quả tất yếu mà cách mạng đem đến: lòng yêu nước, yêu quê hương, làng xóm. Điều này – sự đổi thay đó được thể hiện rất rõ qua nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân. Ông đã đưa tình yêu làng lên tình yêu nước, gắn tình yêu làng với tình yêu cách mạng, nét giống đó mang vẻ đẹp tư tưởng mới ở người nông dân, đã đưa nhân vật ông Hai lên vị trí một điển hình người nông dân trong buổi giao thời mớ cũ”.
Nhân vật ông Hai là một điển hình của người nông dân trong buổi giao thời mới cũ, tức là trong buổi đầu của kháng chiến chống Pháp. Ông Hai là một lão nông nghèo, sống trong thời kì mà đất nước ta đang còn đang tồn tại song song hai chế độ: phong kiến và thực dân. Là một con dân của đất Việt, ông cũng như bao người dẫn thời bấy giờ, “một cổ mà phải chịu hai tròng”, sống kiếp nô lệ, lầm than. Khi đất nước ta khởi động phong trào chống bọn thực dân xâm lược, ông Hai đã nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, giác ngộ ra chân lí của cách mạng, ông hiểu rằng việc nước có yên thì việc nhà mới ổn. Trong ông, tình yêu làng quê, xóm giềng luôn gắn bó chan hoà với tình yêu đất nước, một lòng một dạ trung hiếu với cách mạng, với Cụ Hồ. Đó là một vẻ đẹp tư tưởng mới mà chỉ những người nông dân trong thời kì này mới có – những con người đã được ánh sáng cách mạng soi sáng, mở đường chỉ lối thoát khỏi cuộc sống khổ sai, nô dịch.
Tình làng nghĩa xóm là một tình cảm sâu nặng thiêng liêng và là đặc trưng của mỗi người Việt Nam, nhất là đối với người nông dân; những con người mà cả cuộc đời gắn bó với làng quê, với lũy tre làng, giếng nước, gốc đa.,. Cuộc sống của những con người đó là ở làng xóm, quê hương mình.
Chính là mạng sống, là những gì thân thương nhất của cuộc đời họ. Ở ông Hai, tình yêu làng cũng giống như mọi người, nhưng lại rất riêng ở mức độ là một người nông dân suốt cuộc đời sống ở quê hương, gắn bó máu thịt với từng con đường, từng nếp nhà thửa ruộng, từng ngọn cỏ, cành cây và biết bao người ruột thịt, xóm giềng, họ hàng gần xa, vậy mà giờ đây vì giặc ngoại xâm, ông Hai phải xa rời quê hương đi tản cư, sống nhờ nơi đất khách quê người. Do đó, lòng ông luôn đau đáu nhớ về quê hương. Để thoả nỗi mong nhớ ấy, ông Hai suốt ngày khoe về làng mình, khoe đến mức “nghiện” được khoe làng. Tối nào ông Hai cũng sang nhà bác Thứ – một người dân tản cư khác để khoe về làng mình, ông không ngớt lời khoe những cái đẹp, điều hay ở quê hương mình, ông khoe làng ông đẹp nhất nhì thiên hạ, đường làng phong quang, sạch sẽ, cái cổng làng rộng như cái cổng thành. Nào là làng ông là làng sầm uất nhất tỉnh, nào con đường làng toàn lát đá xanh, trời mưa đi bùn không dính gót. Ông khoe với cái giọng “say sưa và náo nức”, cái mặt thì”biến chuyển”, “quần vén lên tận bẹn, không cần để ý đến thái độ của người nghe, chỉ nói cho sướng miệng” và “cho đỡ cái nỗi nhớ làng”. Tính hay “khoe” này cho thấy ông rất tự hào về làng xóm của mình, làng Chợ Dầu thân yêu, tình yêu làng, của ông có thể nói là “nồng nhiệt, thiết tha” nhất!
Nếu như trước Cách mạng, ông Hai chỉ yêu làng mình với những gì cụ thể, hiện hữu nhất, quen thuộc với đời sống sinh hoạt của làng xóm. Ông tự hào về tất cả những gì mà làng xóm mình có, thậm chí ông còn khoe cả cái sinh phần – cái lăng mộ – của viên quan tổng đốc người làng, mặc dầu dân làng ông đã vì nó mà đổ bao mồ hôi xương máu. Thì sau Cách mạng, trong kháng chiến mọi cảm xúc về làng quê của ông đều sống vội đời sống chiến đấu của làng mình, của cả dân tộc. Những khát khao, tự hào, sung sướng của ông đều gắn với cuộc sống kháng chiến.
Ông Hai thường hay nhớ lại những ngày tháng cả làng ông chuẩn bị kháng chiến: đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá, ông cũng hát hỏng, cũng bông phèng, cũng đào, công cuốc mê man suốt cả ngày như thời trai trẻ “ồ, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra”, “Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá!”.
Ông Hai còn thích nghe tin tức, thích nói chuyện chính trị ông ghét người đọc báo bằng mắt vì khổ nỗi, ông đọc chữ khó khăn lắm nên ông thích những người đọc to, rõ ràng, cho mọi người nghe thấy. Điều này, thể hiện niềm khát khao được biết, được hiểu. Ông muốn tìm hiểu những thông tin hay về kháng chiến, những thông tin cập nhật nhất về việc chiến đấu của quân dân ta. Nghe tin quân ta giành được nhiều thắng lợi mà “ruột gan ông cứ múa cả lên”, quan điểm cách mạng của ông là tích tiểu thành đại, dần dà sẽ thắng được bọn thực dân “làm gì mà rồi thằng Tây không bước sớm”.
Ông khoe và tự hào về hào giao thông làng mình được phân bố rộng, chặt chẽ. Người dân trong làng thì hăng hái tham gia kháng chiến, nào là đào đường, đắp ụ... công việc có ích cho cách mạng, phục vụ công cuộc chiến đấu là làm tất! Cả làng làm, người người làm từ già đến trẻ, từ lớn đến bé đều hăng say làm việc, đoàn kết, giúp đỡ nhau. Ông còn tự hào về phòng phát thanh tuyên truyền vừa rộng, vừa sạch, nơi đầy có đủ loại sách báo, cập nhật những tin tức mới nhất về kháng chiến cho người dân. Cho đến khi được giải toả nỗi đau đớn, nghi ngờ về danh dự của làng Chợ Dầu khi nghe tin làng quê ông phản bội. Ông đã sung sướng biết nhường nào! “Cái mặt buồn thỉu mỗi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy...”. Ông tất bật đi chia quà cho con rồi lại “lật đật” đi “khoe”, “bô bô” khoe mọi người cái tin làng ông bị đốt nhẵn”, nhà ông bị “đốt nhẵn”. Ông đã sung sướng thông báo rằng: “Tây nó đốt nhà tôi rồi”. Nội dung lời “khoe” của ông có vẻ vô lí vì không có thể vui mừng trước cảnh làng của mình, nhà của mình bị giặc tàn phá, nhưng lại hoàn toàn chân thực. Dường như đối với ông lúc ấy cái sự việc phũ phàng kia là một chứng minh hùng hồn nói với mọi người rằng làng quê ông đã dũng cảm chiến đấu chống quân thù, căn nhà ông bị cháy, bị thiêu huỷ, đã như một dũng sĩ anh hùng ngã xuống vì sự nghiệp chung, là một minh chứng rõ ràng nhất cho sự trong sạch của quê hương ông. Hành động của ông Hai nổi lên rằng: những mất mát về vặt chất ấy chẳng thấm vào đầu sò với niềm vui tinh thần mà ông được đón nhận, làng ông vẫn là làng kháng chiến, vẫn là niềm tự hào, kiêu hãnh của ông. Ta có thể hiểu được niềm sung sướng, tự hào của một con người đã xoá bỏ hết mọi nghi oan, ngờ vực với “nơi chôn rau cắt rốn” của mình. Đặc biệt khi ông Hai lại có tình yêu làng sâu sắc đến vậy! Nghe tin cải chính mà lòng ông như trút được gánh nặng, giải tỏa mọi nỗi lo toan, sợ hãi, thất vọng, bế tắc của ông.
Ông Hai yêu làng đến vậy, ông luôn tự hào về làng mình đẹp, rộng, thoáng mát, hơn nữa làng Chợ Dầu quê ông lại là làng kháng chiến, một lòng một dạ với cuộc chiến giành độc lập, tự do của dân tộc. Nhưng khi nghe làng ông đi theo Tây, phản bội lại cách mạng, phản bội lại Cụ Hồ ông đã rất đau xót, khổ tâm.
Yêu quê hương đất nước; ông không muốn rời xa làng quê của mình đi sơ tán, ông muôn trụ bám cùng ngôi làng thân yêu. Do hoàn cảnh bắt buộc phải đi nhưng ông Hai có lúc cảm thấy xấu hổ, mặc cảm mình là người chạy trốn, không ở lại với làng, ở lại với anh em đồng bào để cùng chiến đấu vì thế ông thường gắt gỏng những chuyện không đâu. Chỉ khi nghe cán bộ nói “đi tản cư âu cũng là kháng chiến”, đi tản cư cũng là ủng hộ cách mạng, ủng hộ Cụ Hồ, ông Hai mới thoả nỗi lòng. Điều này cho ta thấy ước muốn trực tiếp tham gia kháng chiến đó cũng là biểu hiện cao độ của tình yêu làng.
Đặc biệt, tình yêu quê hương đất nước càng sâu sắc hơn, khi ở nơi tản cư, ông nghe tin làng ông theo Tây. Mới đầu nghe những người tản cư nói giặc qua làng Chợ Dầu, “ông Hai quay phắt lại lắp bắp hỏi” chắc hẳn trong đầu ông lão đang hi vọng làng anh hùng Chợ Dầu sẽ giết được nhiều giặc, lập nhiều chiến công như ông cũng vừa nghe trên báo. Thế nhưng từng lời của người đàn bà “Cả làng chúng nó Việt gian, Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi” như lưỡi dao cắt đứt từng khúc ruột ông. Như không tin vào hiện thực, ông hỏi lại với chút hi vọng nhỏ nhoi “Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại...”. Sự thật vẫn là sự thật dù ông cố tìm cách lảng tránh, trong lòng đầy tủi hổ. Ông lão đau khổ đến mức “cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Cái nghèn nghẹn ấy phải chăng là sự uất ức, tức giận, ngạc nhiên không thể nuốt trôi? Về nhà, ông nằm vật ra giường “nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu..”. Lũ con ông có tội tình gì đâu cơ chứ, chúng chỉ là những đứa trẻ ngây thơ vô tội thế mà giờ đây, những đứa trẻ đó cũng mang danh là “Việt gian”. Chua xót thay! Ông Hai bắt đầu chửi thề, nhưng ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Ông đau khổ, tủi cực, ông lo không biết rồi tương lai của mình và gia đình sẽ như thế nào vì ai người ta chứa cái giống Việt gian! Suốt mấy hôm ông lão ở ru rú trong nhà, không đi đâu tới nửa bước, chỉ cần nghe người ta nói “Việt gian...” là ông lại chột dạ, lo lắng. Trong ông đang diễn ra một cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt giữa niềm tự hào kiêu hãnh về quê hương với sự thất vọng, đau xót, tủi hổ, nhục nhã vì mang tiếng là dân của làng Chợ Dầu phản bội. Nếu như trước đây, tình yêu làng và tình yêu nước hoà quyện trong nhau thì lúc này, ông Hai buộc phải có sự lựa chọn. Đó không phải là một điều đơn giản vì với ông, làng Chợ Dầu đã trở thành một phần của cuộc đời, không dễ gì dứt bỏ, còn cách mạng lại là cứu cánh của gia đình ông, giúp cho gia đình ông thoát khỏi cuộc đời nô lệ. Qua những ngày đấu tranh tư tưởng, đau đớn, dằn vặt, có lúc ông Hai đã nghĩ đến việc quay về làng, nhưng sau đó ông gạt ra ngay vì về làng là theo giặc, phản bội lại cách mạng, phản bội lại Cụ Hồ, cuối cùng ông Hai đã đi đến quyết định “Làng thà yêu thật, nhưng làng đã theo Tây mất rồi thì phải thù”. “Thù” – thù làng quê của chính bản thân mình là rất khó khăn mà lại thù cái mà mình yêu quý nhất, xem trọng nhất thì càng khó khăn hơn. Nhưng ông Hai đã quyết định, đó là biểu hiện vẻ đẹp trong tâm hồn của con người Việt Nam, khi cần họ sẵn sàng gạt bỏ tình cảm riêng tư để hướng tới tình cảm chung của cả cộng đồng. “Đưa tình yêu làng lên trên tình yêu nước, gắn tình yêu làng với tình yêu cách mạng, nét giống đó đã mang vẻ đẹp tư tưởng mới ở những người nông dân” Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám. Ông Hai đã được giác ngộ về ý thức làm chủ, về sự thuỷ chung với kháng chiến, với Cụ Hồ. Cuộc trò chuyện với đứa con út đã làm ông Hai vơi bớt nỗi đau đớn, dằn vặt trong lòng và yên tâm hơn về quyết định của mình. “Anh em đồng chí biết cho bố con ông”, “Cụ Hồ trên đầu trên có xét soi cho bố con ông”, “Cái lòng của bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai”. Chính vì không dám đơn sai mà ông Hai đã đi đến quyết định: “Làng thì yêu thật, nhưng làng đã theo Tây mất rồi thì phải thù”. Quyết định đó là sự giác ngộ của người nông dân sau Cách mạng tháng Tám, ý thức được rõ ràng mỗi người dân yêu nước là làm cho đất nước vững mạnh hơn.
Trong kháng chiến, những tâm trạng, những tình cảm ấy người dân Việt Nam nào chẳng có. Nhưng nó thường trực và trở thành sự hối thúc, bức bách, chi phối mọi tình cảm, đời sống hàng ngày của con người đến thế thì chỉ có riêng ở nhân vật ông Hai. Những nỗi đau, những niềm vui đó phản ánh chân thực, sinh động sự gắn bó máu thịt của ông với làng quê, với đất nước, với cách mạng. Ông đến với cách mạng, yêu cách mạng một cách tự nhiên là nhờ tình yêu làng đó, thật đúng như lời nhà văn I-li-a Ê-ren-bua đã nói, “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.
Chính sự hài hòa giữa tình yêu làng với tình yêu nước, tình yêu cách mạng mà nhân vật được nâng lên một vẻ đẹp mới, vừa truyền thống, vừa đầy tính dân chủ mới mẻ, mang một, tầm vóc mới cho người nông dân thời kháng chiến chống Pháp. Tình cảm, mối quan hệ giữa tình yêu làng, tình yêu đất nước, cách mạng là một tình cảm rất điển hình của người Việt Nam lúc bấy giờ. Chính nó cũng tạo sức sống riêng, đánh dấu mốc quan trọng trong đề tài người dân quê quen thuộc của nhà văn Kim Lân.
Ý thức được trách nhiệm của bản thân trong cộng đồng, trong công cuộc chiến đấu chung của dân tộc là nét mới của người nông dân Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám. Vẻ đẹp của ông Hai làng Dầu tiêu biểu cho những người nông dân Việt Nam, tuy trình độ văn hoá thấp, nhưng đã có ý thức giác ngộ cao, tha thiết yêu quê hương, Tổ quốc. Với những suy nghĩ thật đúng đắn về cách mạng, ông Hai xứng đáng là một điển hình người nông dân trong buổi giao thời mới – cũ
Câu trả lời của bạn: 10:15 26/12/2021
là câu nào
Câu trả lời của bạn: 09:34 26/12/2021
8m6mm = 8.06 m
2m9dm =2.9 m
65kg =0.065 tấn
5m4cm=5.04m
200 kg =0.2 kg
358.7km2 =35870 ha
85000m2 =8.5 ha
3dam2 6m2=3.06 dam2
Câu trả lời của bạn: 09:28 26/12/2021
Một năm trời đất có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa lại có những cảnh sắc tươi đẹp, nét duyên dáng riêng của mình. Nếu như mùa hạ, người ta được tắm trong những cái nắng vàng với những bãi biển xanh thì mùa thu, người ta lại được tận hưởng trái thơm, quả ngọt với không khí mát mẻ và bầu trời xanh biếc. Tới với mùa đông, người ta được quây quần bên những bếp lửa hồng với những chiếc áo ấm đủ sắc màu, thì mùa xuân, con người và vạn vật lại được đón chào những lộc non, những bông hoa đầy màu sắc, những tiếng chim ríu rít ca vang, với cả không gian tràn ngập niềm vui, niềm hạnh phúc. Có lẽ chính vì vậy mà em yêu nhất mùa xuân.
Như nhà thơ Thanh Hải đã từng nói:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Mùa xuân tới, từng đàn chim ríu rít trở về sau một mùa đông dài đằng đẵng để cất vang tiếng hót chào mừng một mùa mới. Tiếng hót của chúng chính là những dấu hiệu báo tin nàng xuân đã trở về sau một mùa đông dài. Từng tiếng hót lanh lảnh cứ vang lên, vọng lên giữa bầu trời xuân vẫn còn vương vấn chút mây xám xít. Thế nhưng đó đây, những bông hoa sắc đỏ, sắc vàng đang dần hé mình, vươn lên trên những mầm cây xanh lá. Cây cối cũng như bừng tỉnh sau thời gian dài nằm chờ đợi. Cây đào trước nhà đã nhú ra những nụ hoa bé xíu, hồng hồng như để đón chào mùa xuân. Những mầm non trên cây bàng già trước ngõ cũng giật mình thức giấc. Chúng he hé những chiếc chăn màu nâu quấn quanh mình để thay vào đó là màu xanh biêng biếc của chồi non. Những chiếc lá non đầu tiên cũng đang vẫy tay cùng chị gió. Cây bàng không còn trơ ra những cành cây khẳng khiu nữa. Cái rét buốt của mùa đông đã qua đi, trả lại một mùa xuân ấm áp cho vạn vật đất trời.
Mùa xuân quả là liều thuốc tươi mát cho đất trời. Đã đi qua những ngày đông lạnh lẽo, khi mà cái rét tê tái luồn trong da thịt, mùa xuân đã mang về đây cả một trời ấm áp, tuy còn pha chút gió đông lành lạnh. Những làn mây trên trời cũng không còn xám xịt, nặng nề nữa mà nhẹ nhàng, bồng bềnh trôi đi trong nắng sớm mai. Mưa xuân lắc rắc tưới mình trên những nhánh cây, ngọn cỏ, trên cả những người vội vã bước trên đường. Không phải những cơn mưa xối xả như mùa hè, nàng xuân mang tới cho đất trời của chúng ta những cơn mưa xuân dịu dàng, tươi tắn. Những cơn mưa ấy mang tới một sức sống mới cho cây cối, để chúng thỏa sức đâm chồi nảy lộc.Từng hạt mưa xuân cứ bay bay trong gió, vương nhẹ lên những tán lá non, những chiếc lộc biếc, những nụ hoa còn đang e ấp, vương cả lên chiếc áo khoác màu đỏ của những em nhỏ trên đường. Mấy ngày cận Tết, cái không khí ấm áp càng lan tỏa trong không gian se se ngọt ngào. Mùa xuân đã bước đến thật dịu dàng, thật nhẹ nhàng, thùy mị. Từng giọt sương sớm đọng trên mi mắt của nàng trông cũng long lanh hơn, tươi mát hơn biết bao.
Xuân đến khiến cho lòng em cảm thấy rộn rã bao niềm vui, bao niềm hạnh phúc ngọt ngào. Xuân đến thật đẹp, thật tinh khôi, dịu ngọt và diệu kì biết mấy. Cái ấm áp mà nàng xuân mang đến lan tỏa vào từng ngõ ngách, lan tỏa sang cả những con người đang chào đón xuân về. Khắp nơi nơi, hoa đào khoe sắc, con người lại càng rộn ràng hơn. Ở các bến xe, người người nối đuôi nhau, sắm sửa hành lý của mình để được trở về nhà sau một năm dài vất vả. Vẻ mặt của ai cũng ánh lên niềm vui, niềm hứng khởi được trở về. Bởi vì thấy mùa xuân là thấy Tết, là thấy được sự đoàn viên của gia đình mà. Những giỏ hành lý đầy ắp những quà Tết, nào kẹo, nào bánh, nào đào, mai, cúc, hoa, ... Ai ai cũng mong được thật nhanh trở về nhà để gói chiếc bánh chưng đón Tết, đón mùa xuân. Những phiên chợ quê ngày cận Tết cũng đông vui hơn, nhộn nhịp và đầy màu sắc hơn. Những hàng hoa ngập tràn sắc màu của những bông cúc, bông đào. Không thể thiếu được là những cành hoa đào hồng thắm khoe sắc trong ánh nắng dịu dàng của xuân. Những hàng quà bánh Tết cũng được bày bán nhiều hơn với những bao bì đẹp mắt. Hàng quần áo cũng rực rỡ sắc màu đỏ thắm. Trẻ con chạy nhảy khắp nơi với những chiếc áo mới, khoe nhau những chiếc kẹo, chiếc bánh. Mùa xuân tới, nhìn những dòng người hối hả, đón mừng, chờ đợi ngày Tết, trong lòng em lại dâng lên niềm vui khó tả. Mùa xuân tới, chúng ta chúc nhau những câu chúc an lành, cho cả năm may mắn, tươi vui.
Mùa xuân tối ba mươi Tết, được cùng gia đình vui vẻ nấu nồi bánh chưng đón Tết, đón xuân, em lại thấy vui sướng biết bao nhiêu. Xuân về đã cho ta có được cơ hội được quây quần cùng nhau, cùng thưởng thức những món ăn ngon và tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên của mình. Sớm nay thức dậy, nhìn ra ngoài cửa sổ, thấy những cây hoa cúc đã hé nở tưng bừng, thấy cành đào trước nhà tung những cành hoa hồng thắm, thấy khắp nơi cờ đỏ treo mình trong gió, em chợt thấy lâng lâng trong lòng niềm hạnh phúc, niềm vui mừng. Cả đất trời dường như chuyển mình tươi xanh hơn, đầy sức sống hơn. Mùa xuân ơi, người diệu kỳ quá!
Mùa xuân khai sinh ra biết bao niềm vui mới, sự tươi xanh mới. Mùa xuân với những phong bao lì xì may mắn, với những bộ quần áo mới tinh tươm, là mùa của yêu thương, sum vậy bên gia đình. Em rất yêu mùa xuân! Mong mỗi mùa xuân sang lại được sum họp cùng gia định và được thấy quê hương mình càng tươi đẹp hơn nữa!
Câu trả lời của bạn: 09:07 26/12/2021
Trong cuộc sống, mỗi con người chúng ta sẽ phải trải những giai đoạn khác nhau, những cung bậc cảm xúc khác nhau để hoàn thiện bản thân và rút ra cho mình lẽ sống. Trước mỗi hoàn cảnh, chúng ta được lựa chọn cho mình thái độ để đối mặt với chúng. Chính vì thế, hãy luôn lạc quan bước về phía trước.
Vậy thế nào là lạc quan? Lạc quan chính là thái độ vui vẻ, thoải mái, vô tư dù, nghĩ và hướng đến những điều tốt đẹp dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn hay gian nan thử thách hay chuyện không vui trong cuộc sống. Tinh thần lạc quan rất quan trọng đối với cuộc sống con người, mỗi người nên rèn luyện cho bản thân sự lạc quan để sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, thử thách.
Mỗi chúng ta, trong quá trình trưởng thành không thể tránh khỏi những lúc khó khăn, vấp ngã, chán nản,… tinh thần lạc quan sẽ giúp ta đứng lên và tiếp tục chiến đấu, chinh phục con đường mà mình đã lựa chọn. Bên cạnh đó, tinh thần lạc quan còn giúp cho con người sống vui vẻ hơn, tận hưởng được nhiều vẻ đẹp hơn của cuộc sống, giúp cho cuộc sống muôn màu sắc hơn. Người có tinh thần lạc quan luôn truyền được năng lượng tích cực cho người khác, góp phần làm cho những thông điệp, tinh thần tích cực lan tỏa được mạnh mẽ hơn.
Thực tế đã chứng minh tinh thần lạc quan giúp ích rất nhiều cho cuộc sống. Những em nhỏ vùng cao đã lặn lội nhiều cây số để đi học với tinh thần lạc quan, bệnh nhân ung thư nhờ tinh thần lạc quan mà vượt qua được bệnh tật. Một tấm gương về tinh thần lạc quan không thể không nhắc đến chính là chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Bác đã nhiều năm bôn ba ở nước ngoài, nhưng với tinh thần lạc quan của mình, Bác đã giúp đất nước dành được độc lập tự do, thoát khỏi ách áp bức nô lệ.
Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người bi quan, khi đứng trước khó khăn thử thách không dám đương đầu hoặc luôn chán nản mà gục ngã, không vực dậy đi tiếp; lại có nhiều người vì quá lạc quan mà trở nên vô tâm, vô tư trước cuộc đời và người khác;… những người này đáng bị chỉ trích, phê phán.
Tinh thần lạc quan là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần làm nên thành công và chất lượng cuộc sống của con người. Mỗi chúng ta hãy cố gắng rèn luyện cho bản thân tinh thần tốt đẹp này để có thể đương đầu với mọi khó khăn, gian khổ một cách tốt nhất.