Ngoc
Kim cương đoàn
91,050
18210
Câu trả lời của bạn: 18:12 15/09/2022
Văn học trung đại Việt Nam xuất hiện nhiều tác giả nổi bật, nhưng hiếm có nhà thơ nào lại để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm trí độc giả về một giọng thơ cá tính, độc đáo quăng thẳng vào chế độ phong kiến những lời lên án sắc lạnh, đó là kì nữ kì tài Hồ Xuân Hương với những câu thơ khiến người đọc phải lưu tâm:
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi
Giọng thơ cá tính, sắc sảo của Hồ Xuân Hương khiến người đọc phải suy ngẫm, trong số những tác phẩm để lại cho đời, bài thơ Tự tình II là một trong những bài thơ nổi bật, nêu rõ tâm trạng chán chường, cô đơn lạnh lẽo của kiếp hồng nhan bạc phận.
Bài thơ như sau:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con
Mở đầu bài thơ tác giả đề cập đến không gian vắng lặng, yên tĩnh, trong khoảng không giaN ấy vẳng lên tiếng trống dồn dập từ xa vọng lại, tiếng trống ấy phá tan sự yên tĩnh của đêm, khiến cho người đọc có dự cảm chẳng lành. Thủ pháp lấy động tả tĩnh đã hé lộ cho người đọc biết được tâm sự của một người con gái cô đơn, trơ trọi giữa cuộc đời. Tác giả viết tiếp: Trơ cái hồng nhan với nước non, bằng biện pháp đảo ngữ tác giả đã làm nổi bật hình ảnh một người con gái tài sắc vẹn toàn nhưng lại phải chịu cảnh cô đơn một mình. Người con gái này mang trong mình tâm sự trĩu lòng. Không biết giãi bày cùng ai, nàng đành mượn rượu giải sầu. Tác giả sử dụng cụm từ cái hồng nhan, có ý ám chỉ người con gái đẹp chỉ là một món đồ, món hàng để mua vui, bởi từ cái được dùng gắn liền với những đồ vật, ở đây tác giả đã sử dụng từ ngữ ấy lột tả tình cảnh của người con gái, là thú vui của người đàn ông không hơn không kém dù là tài sắc vẹn toàn. Nhận thức được điều đó, người con gái ấy đau khổ, cô đơn tuyệt vọng cùng cực nhưng không biết chia sẻ điều này với ai, nàng đành mượn rượu để bày tỏ lòng mình: Chén rượu hương đưa say lại tỉnh/ Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. Chén rượu nồng cứ đưa lên nhấc xuống thành một vòng luẩn quẩn không thể chấm dứt được tình trạng này của người con gái. Thời gian cứ trôi đi không ngừng lại, mỗi khoảnh khắc trôi qua lòng người con gái nặng trĩu vì những bộn bề lo toan của cuộc đời, hình ảnh vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn cho thấy cuộc đời không trọn vẹn còn nhiều dở dang, hình ảnh vầng trăng nói về sự muộn màng dang dở của nhà thơ. Cuộc đời của Hồ Xuân Hương không phải là cuộc đời trọn vẹn, mà bà gặp rất nhiều biến số thăng trầm trong cuộc sống, càng tài giỏi, càng xinh đẹp thì bà lại càng cô đơn, đau khổ, suốt cuộc đời mình bà không có lấy một tấm chồng trọn vẹn mà phải chịu kiếp san sẻ tình yêu của mình cho người khác, vì thế trong thơ bà đã từng thốt lên: Chém cha cái kiếp lấy chồng chung, câu thơ là tiếng thở dài, là lời vọng từ trái tim và tâm can của một người thấu hiểu lẽ đời và trải qua nhiều biến cố thăng trầm trong cuộc sống. Dù xinh đẹp, tài giỏi nhưng Hồ Xuân Hương vẫn không tránh khỏi số mệnh đau khổ, phũ phàng bị đọa đầy về thân xác lẫn tâm hồn. Nỗi lòng ấy người đời không hề thấu hiểu, người chồng cũng không hay nên bà dồn tất cả những điều đó vào những câu thơ tâm tình, mong rằng hậu thế sẽ hiểu rõ tâm sự của mình, tình cảnh của mình mà cảm thông mà xót thương và tìm thấy tấm lòng tri âm tri kỉ. Bốn câu thơ trên đã tô đậm tình cảnh lẻ loi cô đơn, quạnh quẽ của người phụ nữ có chồng cũng như không, và những câu thơ tiếp theo người đọc sẽ cùng nhau chứng kiến sự bừng tỉnh của một tâm hồn một cá tính sắc sảo không chịu khuất phục những bất công ở cuộc đời, mà chỉ muốn vươn lên khẳng định cá tính, bản chất của mình:
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
Bằng việc sử dụng những động từ mạnh: Xiên ngang, đâm toạc, người đọc thấy được sự bất lực của tác giả bị dồn nén đã lâu nay bộc phát muốn đứng lên để tự khẳng định chính mình. Nghệ thuật đối và nghệ thuật đảo ngữ góp phần làm rõ hơn tinh thần phản kháng của Hồ Xuân Hương, người con gái ấy muốn thoát khỏi những ràng buộc của hoàn cảnh của lễ giáo phong kiến để có thể tự khẳng định chính mình, tự làm mình được mọi người nể phục biết đến. Nhưng sự thật cuộc đời đâu như nàng mong muốn, nàng càng cố gắng thoát khỏi cái lồng chật hẹp đang vương vào mình bao nhiêu thì lại càng bị đè nén bấy nhiêu, cuộc đời không dành cho Xuân Hương nhiều ưu ái mà dường như đã cột chặt nàng vào số mệnh hẩm hiu, cay đắng tột cùng, để đến cuối bài thơ chúng ta chỉ còn nghe thấy tiếng thở than ngao ngán choa cuộc đời, cũng là tiếng thở dài cho một thân phận buồn tủi, cô đơn:
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con
Xuân là mùa đẹp nhất trong năm, cũng là mùa chỉ sức sống của một người con gái, rất nhiều nhà thơ đã thử bút mình về mùa xuân, nhưng mùa xuân trong thơ Hồ Xuân Hương không đem lại sự tươi trẻ, hạnh phúc mà chỉ để lại nỗi chán ngán, mùa xuân tuổi xuân của nàng trôi đi một cách vô nghĩa không mục đích, không ý nghĩa, chỉ để lại tiếng thở dài cho số phận hẩm hiu, bất hạnh. Và theo dòng đời xô đẩy, Hồ Xuân Hương không thể cưỡng lại số phận mà đành chấp nhận thực tại đau khổ của mình để tiếp tục sống, tiếp tục chịu đựng. Là một người phụ nữ cá tính sắc sảo nhưng không vì những biến thiên dâu bể của cuộc đời mà Hồ Xuân Hương đánh mất đi bản lĩnh, cá tính của mình, dường như cuộc đời càng khắt khe với nàng thì nàng lại càng mạnh mẽ, trưởng thành để tiến lên để vượt qua những khó khăn tủi cực mà đời ban tặng. Chính vì thế trong mỗi bài thơ của Xuân Hương chúng ta nhìn thấy một cá tính không dễ gì bị khuất phục mà ngược lại luôn muốn vươn lên để khẳng định mình, khẳng định ý chí, những nỗ lực của chính mình. Bài thơ tự tình II như tiếng thở dài não nuột về tình cảnh của những người phụ nữ trong xã hội xưa, nhưng đồng thời là tiếng nói tìm kiếm những tâm hồn đồng cảm với số phận tình cảnh của những người phụ nữ trong xã hội cũ. Cùng với Tự tình tình 1, hai bài thơ đã phần nào phản ánh số phận và hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa, đồng thời những câu từ trong bài thơ như thúc giục những người phụ nữ hãy bừng tỉnh nhận rõ những đau khổ của mình để vươn lên khẳng định chính bản thân mình:
TỰ TÌNH (BÀI 1)
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,
Oán hận trông ra khắp mọi chòm.
Mõ thảm không khua mà cũng cốc
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?
Trước nghe những tiếng thêm rền rĩ,
Sau giận vì duyên để mõm mòm.
Tài tử văn nhân ai đó tá?
Thân này đâu đã chịu già tom!
Bằng ngôn từ độc đáo, sắc nhọn bằng những hình ảnh bình dị đời thường được đưa vào thơ, bài thơ đã khẳng định bản lĩnh sống của Hồ Xuân Hương dù phải ở trong hoàn cảnh éo le buồn tủi và ẩn đằng sau đó là tâm hồn người phụ nữ khát khao được vươn lên, được tự khẳng định mình trong cuộc đời. Hồ Xuân Hương đã để lại dấu ấn đậm sâu trong lòng bạn đọc.
Câu trả lời của bạn: 18:10 15/09/2022
Câu trả lời của bạn: 18:07 15/09/2022
đáp án : must
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 18:05 15/09/2022
Chiều rộng hình chữ nhật :
5 / 3 - 1 / 2 = 7 / 6 ( dm )
Diện tích hình chữ nhật :
5 / 3 x 7 / 6 = 35 / 18 ( dm2 )
Chu vi là : ( 5/3 + 7/6) x 2 = 17/3 dm
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 05:08 14/09/2022
Câu trả lời của bạn: 05:06 14/09/2022
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 05:04 14/09/2022
Vào thời giặc Minh đô hộ, ở vùng Lam Sơn có một nghĩa quân nổi dậy chống giặc. Đức Long quân quyết định cho mượn gươm thần.
Lê Thận, trong ba lần đánh cá đều vớt được một thanh sắt, nhìn kĩ dưới ánh lửa nhận ra đó là lưỡi gươm. Một hôm Lê Lợi đến nhà Lê Thận, thấy lưỡi gươm phát sáng trên đó có khắc chữ “Thuận Thiên”, Lê Lợi tra vào chuôi gươm nạm ngọc thì vừa vặn. Trong tay Lê Lợi có gươm thần làm cho quân Minh tan tác, bạt vía.
Một năm sau khi đuổi giặc Minh, vua Lê Lợi cưỡi thuyền quanh hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm thần. Vua nâng gươm trao trả gươm, Rùa Vàng ngậm gươm rồi lặn xuống đáy hồ, từ đó hồ Tả Vọng mang tên là hồ Hoàn Kiếm.
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 05:04 14/09/2022
Vào thời giặc Minh đô hộ, ở vùng Lam Sơn có một nghĩa quân nổi dậy chống giặc. Đức Long quân quyết định cho mượn gươm thần.
Lê Thận, trong ba lần đánh cá đều vớt được một thanh sắt, nhìn kĩ dưới ánh lửa nhận ra đó là lưỡi gươm. Một hôm Lê Lợi đến nhà Lê Thận, thấy lưỡi gươm phát sáng trên đó có khắc chữ “Thuận Thiên”, Lê Lợi tra vào chuôi gươm nạm ngọc thì vừa vặn. Trong tay Lê Lợi có gươm thần làm cho quân Minh tan tác, bạt vía.
Một năm sau khi đuổi giặc Minh, vua Lê Lợi cưỡi thuyền quanh hồ Tả Vọng, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm thần. Vua nâng gươm trao trả gươm, Rùa Vàng ngậm gươm rồi lặn xuống đáy hồ, từ đó hồ Tả Vọng mang tên là hồ Hoàn Kiếm.
Câu trả lời của bạn: 05:03 14/09/2022
Trái Đất là một hành tinh xinh đẹp. Một trong những tài nguyên quan trọng, có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của hành tinh này chính là rừng.
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật, động vật, vi sinh vật… cùng sinh trưởng và phát triển trên những vùng đất cao rộng, đặc biệt là đồi núi. Ở Việt Nam, có ba phần tư diện tích là đồi núi. Rất nhiều cánh rừng quý hiếm.
Rừng có rất nhiều vai trò. Đầu tiên, rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động và thực vật khác nhau. Tất cả cùng sinh sống, phát triển trong rừng tạo nên sự đa dạng sinh học cho Trái Đất. Tiếp đến, rừng có vai trò trong việc điều hòa khí hậu. Cây xanh trong rừng giúp lọc không khí, thu nhận khí các-bon-níc và sản xuất ra khí ô-xi, cần trong quá trình hô hấp của con người và động vật. Không chỉ vậy, cây xanh còn ngăn chặn hiện tượng sạt lở đất khi xảy ra mưa lớn. Việc bảo vệ rừng, chính là bảo vệ đến cuộc sống của con người.
Về kinh tế, rừng đã cung cấp một lượng tài nguyên như khoáng sản, gỗ, dược liệu… Ngoài ra việc xây dựng mô hình du lịch sinh thái trong rừng cũng đã tạo ra được lợi nhuận lớn về kinh tế. Nhiều cành rừng còn phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu của các nhà khoa học. Khai thác rừng một cách hợp lí giúp bảo vệ Trái Đất.
Đặc biệt nhất, rừng còn trở thành biên giới tự nhiên giữa các quốc gia. Với diện tích chủ yếu là đồi núi, thì nhiều cánh rừng đã trở thành biên giới của Việt Nam với các quốc gia láng giềng. Việc bảo vệ rừng chính là góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng, chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Không chỉ vậy, những năm tháng chiến tranh, rừng đã trở thành người bạn của bộ đội - “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”.
Chính vì những vai trò trên, con người cần phải tích cực bảo vệ rừng. Đầu tiên, Nhà nước cần có những quy định xử phạt cho hành vi chặt phá rừng, săn bắt động vật hoang dã trái phép. Đồng thời, các đơn vị kiểm lâm cũng cần phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi để bảo vệ rừng. Người dân cần có ý thức bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng, tránh đốt rừng để làm nương rẫy…
Chúng ta hãy cùng nhau chung tay bảo vệ rừng để cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn, cũng như hành tinh xinh đẹp này mãi giữ được màu xanh
Câu trả lời của bạn: 22:44 13/09/2022
Câu trả lời của bạn: 20:51 13/09/2022
- Vào cuối thời Mạc phủ (1853-1867), đất nước Nhật Bản sau một thời gian dài bế quan tỏa cảng đã thực sự thức tỉnh dưới áp lực của các nước đế quốc phương Tây. Dưới thời Mạc phủ quyền lực chính trị thuộc về giới võ sĩ và triều đình chỉ có ý nghĩa tượng trưng. Nhận thức được nguy cơ mất nước, lực lượng võ sĩ bậc thấp cùng các trí thức Tây học của Nhật Bản đã liên kết với thế lực quý tộc ủng hộ Thiên hoàng tiến hành đảo Mạc, chủ động học tập phương Tây để phát triển. Bước vào thời Minh Trị (1868-1912), xã hội Nhật Bản chuyển biến sâu sắc từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản cận đại, điều này làm nảy sinh một sự bất an, hỗn loạn về mặt tinh thần trong dân chúng. Thêm vào đó, giai đoạn này nền kinh tế suy thoái, hạn hán, bão lụt liên tiếp xảy ra, nhiều nơi mà đặc biệt là vùng nông thôn lâm vào cảnh nghèo đói, ngay cả trẻ em cũng phải làm việc mới có cái ăn. Cả nước Nhật Bản lúc bấy giờ phải đương đầu với bao nhiêu khó khăn, thách thức, vừa phải phục hồi nền kinh tế, phát triển nhanh để tránh nguy cơ bị biến thành thuộc địa, vừa phải bảo tồn được bản sắc văn hóa của dân tộc.
Đứng trước tình hình đó, Chính phủ Minh Trị đã dựa vào tầng lớp trí thức mới tiến hành cải cách mạnh mẽ nhằm nhanh chóng cận đại hóa đất nước theo mô hình phương Tây. Giáo dục Nhật Bản cận - hiện đại được bắt đầu từ thời Minh Trị (1868-1912), mà cụ thể là chế độ giáo dục “Học chế” được ban hành vào năm 1872, được thay bằng “Pháp lệnh giáo dục” vào năm 1879, rồi “Pháp lệnh cải cách giáo dục” năm 1880 và “Pháp lệnh trường học” năm 1886. Nền giáo dục Nhật Bản trong 10 năm đầu thời Minh Trị đã du nhập mạnh mẽ các trào lưu tư tưởng cùng thành tựu khoa học kỹ thuật phương Tây nhằm đạt cho được mục tiêu “phú quốc cường binh”. Tuy nhiên, cụm từ “triết lý giáo dục” chưa xuất hiện trong các văn bản pháp luật liên quan tới giáo dục ở giai đoạn này. Có thể nói giáo dục Nhật Bản trước 1945 chịu sự chi phối của triết lý được thể hiện trong “Sắc chỉ giáo dục” do Thiên hoàng Minh Trị ban hành năm 1890 với những nội dung đạo đức mang màu sắc Nho giáo, chú trọng sự tu thân và sự tiếp nối văn hóa truyền thống. Cụ thể là những điều sau:
1. Hiếu thảo với cha mẹ;
2. Hòa thuận với anh chị em;
3. Giữ gìn hòa khí với vợ chồng;
4. Tin tưởng bạn bè;
5. Khiêm tốn trong hành động và lời nói;
6. Bác ái, yêu thương tất cả mọi người;
7. Nỗ lực học tập để có nghề nghiệp trong tay;
8. Bồi dưỡng tri thức, phát triển tài năng;
9. Nuôi dưỡng đạo đức, nâng cao nhân cách;
10. Dốc lòng phục vụ cộng đồng;
11. Tuân thủ luật pháp và các quy định để duy trì trật tự xã hội;
12. Dũng cảm và tận tụy bảo vệ tổ quốc.
Nhìn chung sắc chỉ giáo dục này là sự cụ thể hóa triết lý giáo dục hiện đại theo tư tưởng canh tân của tầng lớp trí thức mới ở Nhật Bản, nhằm giáo dục và đào tạo nên những “thần dân trung quân ái quốc” hết lòng phụng sự Thiên Hoàng bên cạnh việc nuôi dưỡng những đặc tính tốt đẹp của con người theo quan niệm Nho giáo.
Tuy nhiên, “sắc chỉ giáo dục” bị quy kết là nguyên nhân hình thành nên những người Nhật Bản sẵn sàng liều mình vì Thiên hoàng và tiếp tay cho chủ nghĩa phát xít trong giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ 2. Chính vì vậy, sau ngày 15/8/1945, đặt dưới sự chiếm đóng của quân đội Đồng minh (GHQ), Nhật Bản bị buộc phải tiến hành một cuộc cải cách toàn diện nhằm dân chủ hóa và phi quân sự hóa đất nước, cuộc cải cách được tiến hành trên nhiều mặt mà trước hết là thay đổi về triết lý giáo dục.
Triết lý giáo dục của Nhật Bản sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 được xác định bởi “Hiến pháp nước Nhật Bản” có hiệu lực từ ngày 03 tháng 5 năm 1947 (năm Showa thứ 22) và “Luật giáo dục cơ bản” được ban hành vào tháng 3 cùng năm. Đó không phải là kiểu “Sắc lệnh chủ nghĩa” đứng dưới danh nghĩa Thiên Hoàng như thời trước chiến tranh mà là “pháp quyền chủ nghĩa” thông qua thảo luận giữa các đại biểu quốc hội do quốc dân bầu ra và dựa trên nền tảng luật pháp để tạo ra nền tảng giáo dục quốc dân. Giáo dục nghĩa vụ 9 năm gồm 6 năm tiểu học và 3 năm trung học cơ sở được thực thi, nam nữ học chung. Trong cuộc cải cách này, từ tiểu học, trung học cơ sở tới trung học phổ thông, với tư cách là môn giáo khoa giáo dục nên những công dân của xã hội dân chủ trong vai trò là người nắm giữ chủ quyền quốc dân, môn Xã hội đã ra đời. Triết lý của nền giáo dục mới, nền giáo dục mà sau này người Nhật quen gọi là giáo dục dân chủ, được xây dựng dựa trên sự phản tỉnh sâu sắc về nền giáo dục trước chiến tranh và tiếp thu tinh hoa giáo dục Mỹ. Mục tiêu giáo dục giờ đây không phải là đào tạo nên những “thần dân trung quân ái quốc” mà là CÔNG DÂN có đủ tri thức, phẩm chất, năng lực phù hợp với xã hội hòa bình, dân chủ và tôn trọng nhân quyền. Triết lý giáo dục này được ghi rõ trong các bộ luật về giáo dục được công bố trong năm 1947 như: Luật giáo dục cơ bản, Luật giáo dục trường học...
Trong Luật giáo dục cơ bản được Quốc hội Nhật Bản ban hành lần đầu năm 1947 và sửa đổi năm 2006, chương I phần mục đích và triết lý giáo dục có nêu rõ mục đích của giáo dục là “nhằm hoàn thiện nhân cách con người và giáo dục nên quốc dân khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần, đồng thời có đầy đủ phẩm chất cần thiết với tư cách là người làm chủ xã hội - quốc gia hòa bình và dân chủ”.
Mục tiêu giáo dục là: (1) Trang bị văn hóa và tri thức rộng rãi, giáo dục thái độ truy tìm chân lý, nuôi dưỡng đạo đức và tình cảm phong phú đồng thời rèn luyện thân thể khỏe mạnh. (2) Tôn trọng giá trị cá nhân, mở rộng năng lực cá nhân, nuôi dưỡng tính sáng tạo và tinh thần tự lập, tự chủ, đồng thời coi trọng mối quan hệ với nghề nghiệp và cuộc sống, giáo dục thái độ tôn trọng lao động. (3) Tôn trọng chính nghĩa và trách nhiệm, bình đẳng nam nữ, tôn kính và hợp tác lẫn nhau đồng thời giáo dục thái độ tham gia vào xây dựng xã hội, đóng góp cho sự phát triển của xã hội dựa trên tinh thần công cộng. (4) Có thái độ tôn trọng sinh mệnh, coi trọng tự nhiên và đóng góp vào việc bảo vệ môi trường. (5) Có thái độ tôn trọng truyền thông và văn hóa, yêu mến quê hương và đất nước chúng ta nơi đã nuôi dưỡng những thứ ấy đồng thời giáo dục thái độ tôn trọng nước khác, đóng góp vào hòa bình và sự phát triển của cộng đồng quốc tể.
Tuy có thay đổi về nội dung, giáo dục đạo đức là một nội dung quan trọng trong các văn bản liên quan cho đến tận ngày nay. Chính vì vậy, tầm quan trọng của giáo dục đạo đức tại Nhật Bản được các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao. F. N. Kerlinger (1951) nhận định giáo dục Nhật Bản thời Minh Trị vận hành theo triết lý “Shushin (tu thân)” và triết lý này vẫn còn ảnh hưởng cho đến giai đoạn sau chiến tranh. Theo Kerlinger tu thân chính là luân thường đạo đức hay những tiêu chuẩn về đạo đức v.v… tu thân chính là trọng tâm của chương trình giáo dục tại Nhật Bản, và cũng là trọng tâm trong cuộc sống người Nhật Bản. Bassey Ubong (2011) cho rằng: “Đạo đức còn có nghĩa là ý thức tuân thủ kỷ luật phản ánh qua quan niệm xem giáo dục là con đường dẫn đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Chính vì vậy mà thanh niên tích cực học tập, tuân theo các chuẩn mực về tôn trọng mọi người xung quanh và nhờ vậy giảm tỉ lệ thất nghiệp, mọi người đều tốt nghiệp và có việc làm”.
Nước Nhật đã và đang thực hiện một chương trình giáo dục đạo đức với mục đích lưu truyền những đặc tính tốt đẹp của dân tộc cho các thế hệ sau. Giáo dục đạo đức tuy không đưa thành một môn học cụ thể nhưng bao gồm trong toàn bộ chương trình giáo dục tại Nhật Bản. Chương trình được triển khai từ lớp 1 đến lớp 9 được phân ra làm 4 nhóm liên hệ từ gần đến xa: Nhóm 1 - liên quan đến bản thân; Nhóm 2 - liên quan đến người khác; Nhóm 3 - liên quan với nhóm, xã hội; Nhóm 4 - liên hệ với tự nhiên và siêu nhiên.
Mỗi nhóm gồm nội dung kiến thức nâng cao dần, từ dễ đến khó, trình độ học sinh từ thấp (lớp 1-2) đến cao (lớp 7-9). Ví dụ 1: Nhóm Liên quan đến bản thân - Kiến thức lớp 1 - 2 là “Sự cần cù, chăm chỉ”; lớp 7 - 9 là “Yêu quý sự thật”. Ví dụ 2: Nhóm liên hệ với nhóm xã hội, ở lớp 1 - 2 là “Thương yêu kính trọng cha, mẹ, ông, bà”, lớp 7 - 9 là “Kính trọng và yêu quý người nước ngoài”...
Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa vai trò của giáo dục đạo đức đối với công dân, Nhật Bản hiện đang dần hoàn chỉnh hệ thống sách giáo khoa và ngày càng chú trọng hơn đến giáo dục đạo đức tại nhà trường. Hiện nay, tại các trường tiểu học và trung học cơ sở công lập, mỗi tuần có một giờ đạo đức, tuy nhiên từ trước đến nay Nhật Bản chưa có sách giáo khoa đạo đức mà chỉ sử dụng tài liệu tham khảo hỗ trợ. Trong kế hoạch hiện tại Nhật Bản đã xây dựng xong bộ sách giáo khoa về giáo dục đạo đức và đưa vào giảng dạy từ năm 2017 đối với bậc tiểu học, từ năm 2018 đối với bậc trung học cơ sở. Điều này đánh dấu một sự thay đổi lớn về vị trí của môn đạo đức trong giáo dục tại Nhật Bản./.
Câu trả lời của bạn: 20:50 13/09/2022
Câu trả lời của bạn: 20:49 13/09/2022
I would like to talk about my favorite sport, which is football, the king of sport to everyone in Vietnam.
I first knew about it when I was 15 years old. It was my classmates who invited me to join his football club with other friends in his neighborhood. I had a great time with them, for sure.
I used to play it after school with my friends as it was the only free time I have for the whole day. Nowadays I am pretty busy with my work and study so I had to give up the hobby. But sometimes if I have a long holiday I will arrange a small football match with my old classmates. Those football matches often end with us being in a small restaurant where we drink and chit-chat.
I love this sport for several reasons: First, it helps to improve my physical and mental health. Second, I can also learn teamwork skills which are crucial in all aspects of life. Last but not least, since I started playing this sport, I have made a lot of friends who are now my best playmates.
Câu trả lời của bạn: 20:48 13/09/2022
a) Lãnh địa
- Lãnh địa là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền.
- Trong lãnh địa:
+ Nông nô tự sản xuất ra mọi vật dụng và tiêu dùng những thứ do mình làm ra.
+ Nông nô chỉ phải mua hai thứ là muối và sắt.
+ Không có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài.
+ Mỗi nông nô vừa làm ruộng, vừa làm thêm 1 nghề thủ công nào đó.
b) Thành thị
* Nguyên nhân
- Cuối XI, sản xuất phát triển hàng hóa đem đi trao đổi ở nơi đông người để bán và lập xưởng sản xuất => thị trấn được thành lập => phát triển thành các thành phố lớn (thành thị).
* Tổ chức của thành thị
- Bộ mặt: Phố xá nhà cửa … là trung tâm trao đổi buôn bán
- Các tầng lớp: Thợ thủ công và thương nhân
+ Lập ra các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán.
+ Tổ chức hội chợ triển lãm hàng năm, trao đổi và buôn bán sản phẩm.
- Đặc điểm kinh tế: nền kinh tế hàng hoá
* Vai trò của thành thị: Thúc đẩy xã hội phát triển.
Câu trả lời của bạn: 20:46 13/09/2022
- Nhân vật An đã được nhà văn miêu tả qua những chi tiết nào:
+ Lời nói: Cách nói xưng hô với tía, má: tía - con, má - con; cách xưng hô với thằng Cò: mày - tao; không đôi co với Cò ("Chịu thua mày đó! Tao không thấy con ong mật đâu cả.").
+ Suy nghĩ: suy nghĩ về cách nuôi ong trên khắp thế giới.
+ Cảm xúc: cảm nhận về vẻ đẹp của khu rừng (ánh sáng, làn gió, loài vật,....)
+ Mối quan hệ với các nhân vật khác: đối với Cò: có lúc tự ái và sợ bị khinh, không dám hỏi nhiều; đối với tía, má: hỏi má nhiều, nói chuyện lễ phép với tía, má.
=> An là một cậu bé tò mò, ham hiểu biết, có sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế, có những cảm nhận đẹp, lãng mạn và nhạy cảm.
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 20:45 13/09/2022
“Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh là một trong những tác phẩm viết về tình cảm gia đình. Bên cạnh nhân vật Kiều Phương - một cô bé hồn nhiên, tài năng và giàu tình cảm. Nhân vật người anh trai - nhân vật chính của truyện đã được nhà văn khắc họa vô cùng chân thực để thể hiện tư tưởng của mình.
Từ đầu, anh trai của Kiều Phương vốn rất yêu thương em gái của mình. Cái biệt hiệu “Mèo” của Kiều Phương là do người anh trai đặt. Tuy đôi lúc, người anh trai đó cảm thấy "khó chịu" khi thấy đứa em gái hay "lục lọi các đồ vật với sự thích thú", thích bắt bẻ em gái: “Này, em không để chúng nó yên được à?” hay tò mò "bí mật theo dõi em gái" khi nó chế tạo thuốc vẽ. Tất cả đã cho thấy tình cảm sâu đậm giữa hai anh em.
Nhưng kể từ khi họa sĩ Tiến Lê - một người bạn của bố phát hiện ra tài năng của Kiều Phương. Chú Tiến Lê đã hết lời ca ngợi cô bé, mọi người trong gia đình từ người bố thì “ngây người”, bất ngờ và vui sướng khi khám phá ra tài năng đặc biệt của con, người mẹ hiền lành "không kìm được cơn xúc động" khi kịp nghe, kịp chứng kiến chuyện vui này. Chính từ lúc đó, người anh trai đã bắt đầu “cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài”, nhiều khi ngồi trên bài học "chỉ muốn gục xuống khóc". Người anh trai cảm thấy vô cùng buồn bã vì cảm thấy mình không có tài năng, rồi bỗng nhiên cảm thấy cô đơn khi mọi sự chú ý trong gia đình đều dành cho em gái. Sự ghen tị bắt đầu xâm chiếm tâm trí của người anh. Để rồi hai anh em dần trở nên xa cách. Có đôi lúc, người anh thậm chí “gắt um lên” khi phát hiện một nỗi nhỏ ở em gái.
Đặc biệt nhất là khi nhà văn miêu tả diễn biến tâm trạng của người anh khi diễn tả cảnh quyết định "xem trộm" những bức tranh của Mèo - một việc làm mà bản thân người anh từng “coi khinh". Sau khi xem xong những bức tranh, tiếng thở dài của người anh càng thể hiện bản thân anh ta tự nhận mình bất tài chứ không còn là sự đố kỵ tài năng của em gái nữa. Nếu trước kia, gương mặt "lem nhem" của em gái thật đáng yêu, thì giờ đây anh hình ảnh đó chỉ càng làm người anh thêm bực bội, dẫn đến hành động quát mắng Kiều Phương.
Cao trào nhất là khi cô bé Kiều Phương được tham dự trại hè vẽ tranh quốc tế, niềm hân hoan lúc giành được giải nhất, muốn được anh chia vui cho, ôm lấy cổ anh nói thầm: "Em muốn cả anh cùng đi nhận giải" thì anh lại "viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra". Chỉ với vài chi tiết nhỏ nhưng đã diễn tả được tâm trạng của người anh lúc này. Chỉ đến khi tận mắt chứng kiến bức tranh đạt giải Nhất của em gái mình, người anh mới cảm thấy ngỡ ngàng. Trong tranh, "Một chú bé đang ngồi nhìn ra cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ”. Ngạc nhiên rôi xúc động cao độ đến mức "phải bám chặt lấy tay mẹ" vì ngạc nhiên ngỡ ngàng. Ngỡ ngàng vì cảm thấy người anh trong bức tranh kì diệu quá, ngoài sức tưởng tượng của mình. Sau đó là sự hãnh diện vì mình có một cô em gái có tài năng và tấm lòng nhân hậu bao la. Cuối cùng là sự xấu hổ vì bản thân mình. Để rồi người anh tự hỏi mình: "Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo thế kia ư?”. Cuối cùng người anh đã trở lời mẹ rằng: "Không phải con đâu. Đây là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Chú bé cảm thấy mình không được hoàn hảo, phải cố gắng vươn lên, càng yêu thương, quý mến em gái hơn bao giờ hết.
Như vậy, dưới ngòi bút đầy chân thực của Tạ Duy Anh, nhân vật người anh hiện lên với những diễn biến tâm trạng vô cùng chân thực. Từ đó, người đọc đã cảm nhận được rằng những tình cảm trong sáng hồn nhiên cùng tấm lòng nhân hậu có thể giúp cho con người nhận thức ra những hạn chế của mình.
Câu trả lời của bạn: 23:02 12/09/2022
The teacher asked me what i was talking about