Đăng nhập
|
/
Đăng ký

~Raichipuca~

Cấp bậc

Kim cương đoàn

Điểm

43,660

Cảm ơn

8732

Đã hỏi
Đã trả lời

Câu hỏi:

Cho tam giác ABC vuông tại A, kẻ AH vuông góc với BC, H thuộc BC. Tia phân giác của góc HAC cắt BC ở E. Chứng minh rằng : tam giác ABE và tam giác cân

Câu trả lời của bạn: 22:39 17/01/2024

Ta có: ΔABC vuông tại A,AH⊥BC→^HAB=90o−ˆB=ˆC

            AE là phân giác ^CAH→^EAC=^EAH=12^CAH

→^AEB=ˆB+^EAC=^HAB+^EAH=^BAE 

→ΔABE cân tại B


Câu hỏi:

Cho tam giác ABC vuông ở A, AB<AC, đường cao AH và trung tuyến AM. Đường thẳng vuông góc với AM tại A cắt đường thẳng BC tại D. CMR:
a) AB là tia phân giác góc DAH ( câu này mik lm r)
b) BH.CD = BD.CH

Câu trả lời của bạn: 22:32 17/01/2024

a.Vì M là trung điểm BC →^MAB=^MBA 

Mà AD⊥MA→^DAB=90o−^BAM=90o−^ABM=^BAH

→AB là phân giác ^DAH

b.Do AB là phân giác ^DAH,AC⊥AB→AC là phân giác ngoài ΔAHD

→BDBH=CDCH→BD.CH=BH.CD


Câu hỏi:

Cho ABCD là hình bình hành Có góc A bằng 60 độ và BC=2AB .Gọi M, N lần lượt là trung điểm của BC và DA , trên tia đối BA lấy E Sao cho BE=BA
Chứng minh : a) AMDN là hình bình hành
b) ABMN là hình thoi
c) AM=NE

Câu trả lời của bạn: 22:30 17/01/2024

a.Vì ABCD là hình bình hành →AD//BC,AD=BC

        M,N là trung điểm BC,AD

→AN//CM,AN=12AD=12BC=CM

→ANCM là hình bình hành

b.Ta có: AN//BM,AN=12AD=12BC=BM→ABMN là hình bình hành

                BC=2AB→AB=12BC=BM

→ABMN là hình thoi

c.Từ câu b →AN=MN=MB=BA

Vì BA=BE→BM=BE→ΔBME cân tại B

Ta có; BC//AD→^EBM=ˆA=60o(đồng vị)

→ΔBME đều

→^BEM=60o=^BAN

→^NAE=^MEA

Mà ABMN là hình thoI t\oMN//AB→MN/AE

→ANME là hình thang cân

→AM=EN


Câu hỏi:

Viết chương trình nhập vào hai số tự nhiên x, y sao cho chương trình chỉ cho nhập các số tự
nhiên x, y thỏa mãn 4<=x < 53 và 59 < y<=121.

- In ra màn hình các số lẻ chia hết cho 3 trong khoảng từ x đến y và đếm có bao nhiêu số như vậy?
- In ra màn hình các số chính phương m sao cho x < m < y và đếm có bao nhiêu số m?

Câu trả lời của bạn: 22:13 17/01/2024

var x,y,i,d: integer;

    a: array[1..100] of integer;

function cp(n: integer): boolean;

begin

    if sqrt(n)=round(sqrt(n)) then exit(true);

    exit(false)

end;

begin

    write('Nhap x,y = ');

    readln(x,y);

    while (x<=2) or (x>=50) do begin

        write('x = ');

        readln(x);

    end;

    while (y<=60) or (y>=100) do begin

        write('y = ');

        readln(y);

    end;

    d:=0;

    for i:=x to y do begin

        if cp(i) then begin

            d:=d+1;

            a[d]:=i;

        end;

    end;

    writeln(d);

    for i:=1 to d do write(a[i],' ');

end.


Câu hỏi:

Viết chương trình python nhập số nguyên n từ bàn phím và đếm các số chẵn từ 1 đến n. Xuất kết quả ra màn hình.

Câu trả lời của bạn: 22:10 17/01/2024

n = int(input())

print(sum(range(2,n+1,2)))

Giải thích:

n = int(input())

→ Nhập số nguyên n từ bàn phím

print(sum(range(2,n+1,2)))


Câu hỏi:

nếu sao chép công thức từ ô E4 đến ô E6 thì công thức e9 e10 sẽ có công thức như thế nào?

giúp tuii hiccc

Câu trả lời của bạn: 22:06 17/01/2024

C9*D9 và C10*D10


Câu hỏi:

Sau khi thực hiện đoạn lệnh sau, biết kq sẽ có giá trị bao nhiêu?

s = "123456789"

kq=""

for i in s:

   if int(i)%2==0:

      kq=kq+i

   print(kq)

Câu trả lời của bạn: 21:57 17/01/2024

‘2468’


Câu hỏi:

Viết chương trình tính trung bình cộng của các số nhập vào từ bàn phím. Khi muốn kết thúc nhập để tính trung bình thì nhấn phím 0. In kết quả ra màn hình.

Câu trả lời của bạn: 21:53 17/01/2024

#include <bits/stdc++.h>

using namespace std;

int main() {

    int a,d=0;

    cin >> a;

    d++;

    float s=0;

    s+=a;

    while (a!=0) {

        cin >> a;

        d++;

        s+=a;

    }

    cout << s/float(d);

}


Câu hỏi:

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Đọc văn bản:

3-12-1971

[...]

Mình xa Hà Nội, xa phố xá, con người, kỷ niệm... thế cũng mấy tháng rồi. Quen dần với rừng âm u của Yên Thế, những lần vào sâu trong rừng lấy gỗ. Nghìn âm thanh, vạn âm thanh... Nhưng không chút âm thanh nào giống những bờ đường bình yên của thành phố. Hôm đi xem triển lãm Vân Hồ, nhìn người, nhìn cảnh Hà Nội, thấy phong thái bình tĩnh, tự tin quá, những hàng cây vô tư lự, những vòng xe lăn. Bọn mình túm tụm dưới gốc bàng bên vỉa hè và ao ước ngày trở lại Thủ đô. Những đứa con trai, con gái của Hà Nội đi xa vẫn hướng về quả tim Tổ quốc như thế đó. Mình không nhớ Hà Nội chung chung như thế, Hà Nội, với mình là ngôi nhà nhỏ bên cái ao nhỏ dạo này chắc là nhiều muỗi lắm. Là phố Nguyễn Du với đường cây ven hồ, ở đó có ngôi nhà 72 vừa gần gũi, vừa xa lạ, xa vời. Là đường Bà Triệu, thư viện, đường Nguyễn Ái Quốc, hồ Tây... Là những kỷ niệm thấm mát tâm hồn... Nghĩ về Hà Nội là nghĩ về N. Anh, nghĩ đến những ngày bên nhau đi trong hương đêm mùa hè, của đêm mùa thu... Ta gặp nhau làm gì nhỉ? Ta nắm tay nhau làm gì nhỉ? Ta siết chặt trong nỗi xúc động làm gì... N. Anh bé nhỏ yêu dấu đêm nay ở đâu... Thương N. Anh thật nhiều mà không biết nói sao, không biết làm sao cả. Tội nghiệp N. Anh, cứ phải buồn mãi, buồn dai dẳng... Sao không vui với bạn bè mỉm cười. Mùa xuân... đâu rồi? Đêm gần nhau nhất lại là đêm chia tay. Hạnh phúc thả những đốm sáng bay lơ lửng trên trời. Vũ trụ bao la quá mà tay N. Anh nhỏ nhắn chừng nào...

(Trích Mãi mãi tuổi hai mươi, nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, NXB Thanh niên, 2005, Tr 56) Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích trên.

Câu 2. Theo tác giả, Hà Nội và N. Anh có ý nghĩa như thế nào?

Câu 3. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn: Mình không nhớ Hà Nội chung chung như thế, Hà Nội, với mình là ngôi nhà nhỏ bên cái ao nhỏ dạo này chắc là nhiều muỗi lắm. Là phố Nguyễn Du với đường cây ven hồ, ở đó có ngôi nhà 72 vừa gần gũi, vừa xa lạ, xa vời. Là đường Bà Triệu, thư viện, đường Nguyễn Ái Quốc, hồ Tây... Là những kỷ niệm thẩm mát tâm hồn...

Câu 4. Nhận xét của anh/chị về tình cảm của tác giả thể hiện trong đoạn trích?

Câu trả lời của bạn: 14:24 31/07/2023

1/ Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

2/ Theo tác giả, Hà Nội và N. Anh có ý nghĩa đặc biệt, là những kỉ niệm quý giá không thể nào quên.

3/ Đoạn văn sử dụng phép liệt kê giúp Hà Nội hiện lên chân thực, cụ thể. Đồng thời cũng cho thấy tình cảm sâu nặng mà tác giả dành cho Hà Nội.

4/ Tác giả thể hiện nỗi nhớ tha thiết với cảnh Hà Nội và người Hà Nội. Nơi đây gắn liền với bao kỉ niệm thân thương, điều gì cũng đẹp, cũng đang nhớ. Nỗi nhớ đó không chung chung mà rất cụ thể, vừa có chút gì nhẹ nhàng, lại vừa khắc khoải, khôn nguôi.


Câu hỏi:

hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của anh/chị về việc tìm hiểu văn hóa dân gian đối với lớp trẻ Việt Nam hiện nay
 

Câu trả lời của bạn: 14:23 31/07/2023

Việt Nam là một đất nước giầu truyền thống văn hóa dân gian, đòi hỏi thế hệ trẻ cần giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp đó. Đã có rất nhiều những tiết học về văn hóa dân gian hay những bài hát dân ca, tuổi trẻ Việt Nam có cơ hội và có ý thức khi được tiếp xúc với những giá trị đó. Các trường học cũng đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, trải nghiệm thực tế như tham quan các di tích lịch sử, tham gia lễ hội truyền thống để học sinh sinh viên được tiếp xúc nhiều hơn với văn hóa dân tộc. Chúng ta cần phải cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để tương lai cống hiến cho quê hương, đất nước. Đồng thời, mỗi người cũng cần ý thức tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách chọn lọc, hòa nhập nhưng không hòa tan. Không chỉ vậy, các bạn trẻ cần ý thức được trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước, nuôi dưỡng tinh thần yêu nước.


Câu hỏi:

Viết 1 đoạn văn nghị luận: khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác 

Câu trả lời của bạn: 14:22 31/07/2023

Từ xa xưa, ông ca ta đã dạy: “Tiên học lễ, hậu học văn” nhằm nhấn mạnh việc học sinh khi bước chân vào trường, phải học và hiểu lễ nghĩa, đạo đức trước rồi mới học tri thức. Bởi vậy, khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác.

Những lời chào hỏi, cách đi đứng, ăn mặc, nói năng lễ phép sẽ góp phần hình thành và rèn luyện cho chúng ta nhân cách tốt, sự thanh lịch trong một môi trường thân thiện, phát huy truyền thống "Tôn sư trọng đạo". Tế nhị, tôn trọng người khác là một trong những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, nhất là trong giao tiếp. Biết tế nhị và tôn trọng người khác khi giao tiếp sẽ giúp chúng ta đạt được hiệu quả giao tiếp. Đồng thời, khi bạn biết tôn trọng, tế nhị với người khác thì bạn cũng sẽ nhận được sự tôn trọng của người khác dành cho mình. Lời nói cũng phản ánh trình độ văn hoá, thước đo phẩm giá của mỗi người. Vì vậy trong quá trình giao tiếp ta phải chọn lời hay ý đẹp, phải “lựa lời mà nói”. Những lời lẽ lịch sự, tế nhị bao giờ cũng khiến người nghe vui lòng. Nếu ai cũng ứng xử đúng mực, nói năng lịch thiệp thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp, văn minh, mối quan hệ giữa người với người cũng sẽ thân thiết hơn.

Vì vậy, chúng ta nên nhận thức được tầm quan trọng của lời ăn tiếng nói, hãy cư xử đúng mực để chứng tỏ mình là người văn minh, lịch sự.


Câu hỏi:

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu

Chúng ta hãy biết trân quý vẻ đẹp tâm hồn, bởi đó là yếu tố tiên quyết làm nên giá trị chân chính của một con người. Con người là tổng hòa của vẻ đẹp hình thức bên ngoài lẫn tâm hồn bên trong. Với tôi, vẻ đẹp đáng được nâng niu, trân trọng, được ngưỡng mộ hơn hết vẫn là nét đẹp toát lên từ tâm hồn mỗi người. Vẻ đẹp tâm hồn là vẻ đẹp tổng hòa của cảm xúc, nhận thức, lý trí và khát vọng của lòng nhản ái, bao dung, thấu hiểu và sẻ chia, của sự chân thành, hiểu biết, thái độ, cách suy nghĩ và sự lắng nghe trong cuộc sống. Một tâm hồn đẹp giúp ta biết yêu thương, biết sống đẹp, sống có ích. Vẻ đẹp tâm hồn như người ta vẫn nói, tuy nó không có hình hài nhưng thực sự sâu xa và bền vững. Bởi vậy, đó là cái đẹp đáng được quý trọng nhất. [...] Giống như lớp vỏ bên ngoài, như bình hoa hay một cô búp bê, khi ngắm mãi, ta cũng sẽ thấy chân. Vẻ đẹp hình thức của một con người cũng vậy. Dẫu đẹp, dẫu ấn mấy rồi cũng sẽ dễ dàng bị xóa nhòa nếu người đó chỉ là một con người nhạt nhẽo, vô duyên, tượng den hay ích kỷ, xấu xa... Nhưng vẻ đẹp tâm hồn thì khác, nó luôn tạo nên được sức thu hút vô hình mạnh mẽ nhất, là giá trị thực sự lâu bền của bản thân mỗi người. Một người có tâm hồn đẹp thì vẻ đẹp tâm hồn sẽ càng tôn vinh, bồi đắp cho vẻ đẹp hình thức của người ấy, Và muốn có được vẻ đẹp tâm hồn, mỗi người cần phải trải qua quá trình rèn luyện, tu dưỡng, học hỏi một cách thưởng xuyên [...]" (Nguyễn Đình Thi, trích "Vẻ đẹp tâm hồn", bảo Lào Cai online).

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra phép liên kết trong hai câu văn sau: “Vẻ đẹp tâm hồn như người ta vẫn nói, tuy nó không có hình hài nhưng thực sự sâu xa và bền vững. Bởi vậy, đó là cải đẹp đáng được quý trọng nhất",

Câu 3 (1,0 điểm). Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung của câu văn: "Một tâm hồn đẹp giúp ta biết yêu thương, biết sống đẹp, sống có ích "

Câu 4 (1,0 điểm). Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao?

Câu trả lời của bạn: 14:21 31/07/2023

1/ PTBĐ: nghị luận

2/ “Vẻ đẹp tâm hồn như người ta vẫn nói, tuy nó không có hình hài nhưng thực sự sâu xa và bền vững. Bởi vậy, đó là cải đẹp đáng được quý trọng nhất" sử dụng phép nối bằng cặp quan hệ từ tuy - nhưng.

3/ "Một tâm hồn đẹp giúp ta biết yêu thương, biết sống đẹp, sống có ích". Bởi chỉ khi bạn có một trái tim biết yêu thương, hướng thiện thì bạn mới có thể tạo ra được những giá trị tốt đẹp. Khi ta yêu thương, đồng cảm và sẻ chia với người khác một cách chân thành thì người khác sẽ cảm nhận được tình cảm ấy, đó cũng là lúc ta đã ý thức rõ được giá trị của cuộc sống, quan tâm đến người xung quanh hơn và dần dần hình thành được một thói quen tốt đẹp, có ý nghĩa cho xã hội. Sống có ý thức sẽ góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Hãy tin rằng, những người sống vì cộng đồng sẽ trở thành những người thành công. 

4/ Thông điệp có ý nghĩa nhất đối với em đó chính là sống với một trái tim chân thành. Chân thành là một trong những phẩm chất đạo đức tốt đẹp mà mỗi người cần bồi dưỡng. Trước những tốt xấu, phải trái của cuộc sống, nếu bạn xây dựng cho mình một tâm thế vững vàng, hướng thiện thì bạn sẽ thấy cuộc sống rất thú vị. Chân thành với người khác cũng chính là yêu thương chính mình, bạn sẽ thấy thanh thản, nhẹ nhàng. Đồng thời, chân thành cũng tránh được những xung đột không đáng có. Từ đó sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, tôn trọng.


Câu hỏi:

Albert Einstein từng nói : "Cuộc sống giống như việc lái một chiếc xe đạp.Để giữ thăng bằng,bạn phải luôn tiến về phía trước".Em lựa chọn rũ bỏ quá khứ sau lưng để có thể tiến nhanh về phía trước,hay lấy quá khứ làm điểm tựa.

Hãy viết một bài văn (khoảng 500 chữ) để trình bày suy nghĩ của em
 

Câu trả lời của bạn: 14:19 31/07/2023

"Cuộc sống giống như việc lái một chiếc xe đạp.Để giữ thăng bằng,bạn phải luôn tiến về phía trước", em sẽ chọn lấy quá khứ làm điểm tựa để tiến nhanh về phía trước. Quá khứ là quãng thời gian đã trôi qua và không thể nào lấy lại được. Nhớ về quá khứ sẽ giúp cho chúng ta trưởng thành hơn, rút ra nhiều bài học quý báu để từ đó thay đổi và phát triển hơn ở tương lai. 

Ai cũng có quá khứ, quá khứ để chúng ta trân trọng, rút ra bài học cho bản thân mình, để tương lai làm nhiều điều tốt đẹp hơn. Những điều tốt đẹp ở quá khứ mà ta có sẽ trở thành kỉ niệm làm chỗ dựa tình thần vững chắc còn nếu quá khứ là những khó khăn, vấp ngã thì sẽ là những bài học quý báu để ta hoàn thiện bản thân.

Nhìn về quá khứ cũng là ý thức về nguồn cội. Chúng ta được sinh ra trong hòa bình, được đánh đổi bằng bao mất mát, hy sinh, cống hiến của cha ông. Vì vậy, thế trẻ ngày nay cần bảo vệ và phát huy truyền thống đó. Chúng ta cần phải cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để tương lai cống hiến cho quê hương, đất nước. Đồng thời, mỗi người cũng cần ý thức tiếp thu văn hóa nước ngoài một cách chọn lọc, hòa nhập nhưng không hòa tan. Không chỉ vậy, các bạn trẻ cần ý thức được trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước, nuôi dưỡng tinh thần yêu nước...

Như vậy, quá khứ hay hiện tại với tương lai đều vô cùng quan trọng. Quá khứ là điểm tựa vững chắc cho chúng ta trên hành trang cuộc đời, hãy nhìn nhận quá khứ một cách tích cực, lạc quan chứ đừng bi lụy, chìm đắm quá mức vào nó.


Câu hỏi:

ĐỀ 2. Phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Mị được nhà văn Tô Hoài thể hiện trong đoạn trích sau :

Đám than đã vạc hẳn lửa . Mị không thổi , cũng không đứng lên . Mị nhớ lại đời mình , Mị tưởng tượng như có thể một lúc nào , biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi , lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó , Mị liền phải trói thay vào đấy . Mị phải chết trên cái cọc ấy . Nghĩ thế , trong tình cảnh này , làm sao Mị cũng không thấy sợ ... Lúc ấy , trong nhà tối bưng , Mị rón rén bước lại , A Phủ vẫn nhắm mắt , nhưng Mị tưởng như A Phủ biết có người bước lại ... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa , cắt nút dây mây . A Phủ thở phè từng hơi , không biết mê hay tinh . Lần lần , đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng , Mị chỉ thì thào được một tiếng " Đi ngay ... " rồi Mị nghẹn lại . A Phủ bỗng khuỵu xuống không bước nổi . Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay , A Phủ lại quật sức vùng lên , chạy . Mị đứng lặng trong bóng tối . Rồi Mị cũng vụt chạy . Trời tối lắm . Nhưng Mị vẫn băng đi . Mị đuổi kịp A Phủ , đã lăn , chạy , chạy xuống tới lưng dốc . Mị nói , thở trong hơi gió thốc lạnh buốt : - A Phủ cho tôi đi . A Phủ chưa kịp nói , Mị lại nói : Ở đây thì chết mất .

( Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài , Ngữ văn 12 , Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009, tr.13-14 ) 

Câu trả lời của bạn: 14:19 31/07/2023

Nhân vật Mị trong "Vợ chồng A Phủ" mang vẻ đẹp tâm hồn với sức sống tiềm tàng mạnh mẽ, tiêu biểu ở đoạn trích "Đám than đã vạc hẳn lửa...Ở đây thì chết mất".

Sức sống của Mị bùng lên mạnh mẽ nhất là khi Mị cởi trói cho A Phủ. Mị và A Phủ đều là nạn nhân của chế độ độc tài phong kiến miền núi. Hoàn cảnh bi thương khốn cùng đã đánh thức lòng thương cảm trong con người Mị. Nhưng tình thương đó không phải tự nhiên bùng phát trong Mị mà nó là kết quả của một quá trình đấu tranh đầy mâu thuẫn và giằng xé trong thế giới nội tâm của cô. Mấy hôm đầu, Mị vô cảm với hiện thực trước mắt: “A Phủ là cái xác chết đứng đó cũng thế thôi”. Nhưng sau khi thấy giọt nước mắt của A Phủ, Mị đã thức tình hoàn toàn:“Đêm ấy A Phủ khóc. Một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai má đã sạm đen". Và giọt nước mắt giống như giọt nước cuối cùng làm tràn đầy cốc nước. Nó đưa Mị từ cõi quên trở về với cõi nhớ. Mị nhớ mình đã từng bị hành hạ đến chết đi sống lại. Mị cũng đã khóc, nước mắt chảy xuống cổ, xuống cằm không biết lau đi được.

Mị dần dần có tình thương với A Phủ, đó là tình thương dành cho người cùng cảnh ngộ. Nhưng nó còn vượt lên giới hạn thương mình: “Mình là đàn bà … chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi còn người kia việc gì mà phải chết ”. Mị đã cởi trói cho A Phủ để rồi bất ngờ chạy theo A Phủ. Lòng ham sống của một con người như được thổi bùng mạnh mẽ trong Mị, thể hiện sức sống và khát vọng thay đổi số phận của con người.

Như vậy, với tình yêu thương và lòng thấu cảm sâu sắc, Tô Hoài đã phát hiện ra vẻ đẹp tiềm tàng trong tâm hồn những con người ham sống như nhân vật Mị.


Câu hỏi:

PHẦN I ( 6 điểm )

Trong truyện ngắn Làng, nhà văn Kim Lân miêu tả tâm trạng ông Hai như sau: Ông lại nghĩ về cái làng của ông, lại nghĩ đến những ngày cùng làm việc với anh em. Ô, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên. Ông lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Không biết cái chòi ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.

(Trích Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)

1, Cho biết hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Làng? (0,5điểm)

2, Nhà văn đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống đặc sắc. Đó là tình huống nào? Cho biết tác dụng của tình huống ấy ? (1điểm)

3. Việc tác giả sử dụng điệp từ lại trong đoạn trích nhằm mục đích gì? (1đđiểm)

4. Bằng một đoạn văn 12 câu theo phép lập luận quy nạp, hãy cảm nhận của em về tình yêu làng cảu ông Hai trong tác phẩm. Trong đoạn văn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp và một câu phủ định. Gạch chân và chú thích. ( 3,5 điểm)

PHẦN II (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Sự kì lạ của Hạ Long là vô tận. Tạo hóa đã biết dung đúng chất liệu hay nhất cho cuộc sáng tạo của mình: Nước. Chính Nước làm cho Đá sống dậy, làm cho Đá vốn bất động và vô tri bỗng trở nên linh hoạt, có thể động đến vô tận, và có tri giác, có tâm hồn.[…] Hạ Long vậy đó, cho ta một bài học, sơ đẳng mà cao sâu: Trên thế gian này chẳng có gì là vô tri cả.

( Theo Nguyên Ngọc, Hạ Long – Đá và Nước , NXB GDVN, 2019)

1, Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Hãy giải thích tại sao các danh từ Đá và Nước lại được tác giả viết hoa? (1điểm)

2, Theo em, Hạ Long cho ta bài học gì? (1 điểm)

3, Từ những hiểu biết xã hội của mình, em hãy trình bày suy nghĩ ( khoảng 2/3 trang giấy) ý kiến: Bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ sự sống của con người. (2 điểm)

Câu trả lời của bạn: 14:17 31/07/2023

Phần 1

1/ Truyện ngắn "Làng" được sáng tác vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên Tạp chí Văn nghệ năm 1948.

2/ Nhà văn đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống đặc sắc. Đó là tình huống ở nơi tản cư, ông Hai nhớ về làng mình, nhớ những người anh em đồng cam cộng khổ.

Tình huống trên làm nổi bật tình yêu làng của ông Hai

3/ Điệp từ "lại" nhấn mạnh nỗi nhớ làng da diết của ông Hai.

4/ Ông Hai là một người giàu lòng yêu làng, yêu nước. Ở nơi tản cư, ông Hai nhớ đến những ngày cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…Khi nhớ đến những điều ấy, ông hai thấy buồn vu vơ, ông rất nhớ làng. Ông Hai yêu làng da diết, tuy phải đi tản cư nhưng ông luôn nhớ về làng, ngóng trông từng tin tức về làng chợ Dầu. Ông sững sờ, chết lặng người đi, rồi cảm giác xấu hổ, uất ức nghẹn trào khi nghe tin dữ - làng chợ Dầu theo Việt gian. Ông giằng xé khi nói chuyện với đứa con. Nếu như trước đây, tình yêu làng và tình yêu nước hòa quyện trong nhau thì lúc này, ông Hai buộc phải có sự lựa chọn? Đó không phải là điều đơn giản bởi với ông, làng Chợ Dầu đã trở thành một phần của cuộc đời, không dễ gì vứt bỏ; còn cách mạng là cứu cánh của gia đình ông, giúp cho gia đình ông và mọi người dân thoát khỏi cuộc đời nô lệ. Cuối cùng, ông Hai đã quyết định: “Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!”. Sau bao đắn đo, trăn trở, ông Hai đã giữ vững lập trường cách mạng, ủng hộ cách mạng, ủng hộ kháng chiến. Tình yêu làng dẫu có thiết tha đến đâu cũng không thể mãnh liệt hơn tình yêu tổ quốc.

Phần 2

1/ PTBĐ: nghị luận

 “Đá”, “Nước” được viết hoa nhằm khẳng định tầm quan trọng của các sự vật tự nhiên và sự trân trọng của tác giả đối với chúng.

2/ Hạ Long nhắc nhở chúng ta phải giữ gìn và bảo vệ thiên thiên

3/ Môi trường có vai trò rất lớn đối với sự sống của con người, là nguồn sống của tất cả chúng ta. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của mỗi người. Vì vậy, chúng ta cần phải chung tay nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ môi trường. Không khí, nước, ánh sáng, rừng, biển,...đều phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong đời sống của con người: không khí là thành phần quan trọng trong quá trình hô hấp của con người, động vật, thực vật, nước cung cấp nguồn khoáng chất, nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động của cơ thể, rừng điều hòa khí hậu, ngăn thiên tai, biển mang lại giá trị kinh tế,... Nếu sống trong một môi trường tốt thì sức khỏe con người sẽ được bảo vệ, tạo điều kiện tốt cho mọi hoạt động được phát triển. Ngược lại, nếu sống trong môi trường ô nhiễm, con người sẽ phải chịu nhiều tác động, hậu quả nặng nề về sức khỏe, tinh thần và đời sống. Thế nên bảo vệ môi trường là hành động cần thiết, hãy chúng sức để bảo vệ sức khoẻ của chính chúng ta.


Câu hỏi:

Nhà khoa học vĩ đại Albert Einstein từng nói: “Tôi rất biết ơn những người đã nói “không” với tôi. Nhờ vậy mà tôi biết cách tự mình giải quyết sự việc” Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh chị về câu nói trên.

Câu trả lời của bạn: 14:16 31/07/2023

“Tôi rất biết ơn những người đã nói “không” với tôi. Nhờ vậy mà tôi biết cách tự mình giải quyết sự việc”. Câu nói đã đề cao tính độc lập, tự chủ.

Những lời từ chối giúp đỡ trong cuộc sống chưa chắc đã là điều không tốt. Ngược lại, ta phải biết ơn vì nhờ những lời chối từ ấy mà bản thân có cơ hội rèn luyện ý chí, tự lập trong mọi hoàn cảnh. Mỗi người đều có những nhiệm vụ, công việc riêng, không phải lúc ta cũng nhận được sự giúp đỡ hay giúp ta giải quyết vấn đề. Bởi vậy, tính tự chủ trong mọi hoàn cảnh là vô cùng cần thiết. Mỗi người đều phải có trách nhiệm với cuộc sống của mình, hạn chế phụ thuộc vào người khác.

Cuộc sống là một cuộc hành trình, để hành trình đó thuận lợi thì chúng ta phải chuẩn thật kỹ lưỡng trên các phương diện. Mỗi người cần tích lũy, trau dồi tri thức và kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Khẳng định được giá trị của bản thân trong môi trường học tập, làm việc, sinh sống của mình. Bởi vậy, hãy sống dựa vào chính mình bởi chính bạn là người sẽ đưa bạn tới nơi bạn muốn đến chứ không phải ai khác. Mỗi người chúng ta cần học cách tự đứng trên đôi chân của mình, không được tự biến mình thành cây tầm gửi trong cuộc sống này được.

Thế hệ trẻ hôm nay cần tích cực học tập, rèn luyện, trau dồi kiến thức, kỹ năng sống thật tốt để luôn là người có bản lĩnh, có chính kiến và chủ động đưa ra những quyết định của cuộc đời mình.


Câu hỏi:

kể lại ngày hội stem mà em đã tham gia

Câu trả lời của bạn: 14:16 31/07/2023

Thứ 6 vừa qua, trường em đã tổ chức ngày hội Stem về khoa học. Hoạt động diễn ra hết sức hào hứng, thu hút khoảng hơn 1.000 lượt học sinh, phụ huynh và các thầy cô tham gia.

Nhiều hoạt động như trình diễn khoa học, tổ chức các thí nghiệm tại các gian trưng bày, đứng lớp dưới sự hỗ trợ của thầy cô và thuyết trình tại hội thảo diễn ra vô cùng sôi nổi. Đại diện ban tổ chức bày tỏ hy vọng, từ những hoạt động gieo niềm đam mê nghiên cứu như Ngày hội STEM, sau này sẽ có nhiều nhà khoa học trẻ tài giỏi, Tại đây, chúng em được nghe các nghiên cứu viên giới thiệu từng loại máy móc phục vụ sản xuất, nghiên cứu; và được tự tay sờ thử, soi thử các mẫu vật. Thu hút nhất có lẽ là phần mini game, rất nhiều những phần quà thú vị được chuẩn bị, các câu hỏi được đặt ra cũng rất có ý nghĩa.

Khoảng 5 giờ chiều, ngày hội Stem kết thúc trong không khí hân hoan, ai trông cũng có vẻ mệt mỏi nhưng ánh mắt đều toán lên vẻ hài lòng. Em rất vui khi được tham gia ngày hội, mong sắp tới sẽ được tham gia nhiều hoạt động hơn nữa.


Câu hỏi:

có ý kiến cho rằng trong cuộc sống hôm nay những trải nghiệm thật là cần thiết đối với các bạn trẻ hãy viết bài văn nêu lên suy ngĩ của em
 

Câu trả lời của bạn: 14:15 31/07/2023

"Cuộc sống hôm nay những trải nghiệm thật là cần thiết đối với các bạn trẻ". Đây là quan điểm đúng đắn bởi lối sống trải nghiệm mang lại rất nhiều giá trị, bài học, kinh nghiệm và cả cơ hội cho chúng ta.

Trải nghiệm sẽ đem lại nhiều hiểu biết và kinh nghiệm thực tế giúp các bạn trẻ mau chóng trưởng thành về cách nghĩ, cách sống, bồi đắp tình cảm, tâm hồn, từ đó biết thấu hiểu và chia sẻ nhiều hơn. Từ những trải nghiệm của bản thân, chúng ta có thể đưa ra được nhiều sáng kiến hay ho, mới lạ. Và chúng ta cũng sẽ tôi tôi luyện bản lĩnh, ý chí để vượt qua những khó khăn, thử thách, vững vàng đi tới thành công.

Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ hiện nay lại chưa coi trọng hoạt động trải nghiệm để bản thân trưởng thành. Họ chỉ chú trọng vào thành tích điểm số, thi cử mà chưa chủ động, tích cực trải nghiệm, rèn kỹ năng sống. Một số khác lại đắm chìm trong mạng xã hội.

Vậy nên mỗi chúng ta cần tích cực trau dồi vốn sống. Hãy cùng nhau trải nghiệm để thấy được nhiều điều mới mẻ hơn bởi "đi một ngày đàng, học một sàng khôn".


Câu hỏi:

Vì vậy, dân gian có câu truyền đến ngày nay:

Ông đếm cát

Ông tát bể (biển)

Ông kể sao

Ông đào sông

Ông trồng câu

Ông xây rú (núi)

Ông trụ trời..

(Theo Bùi Văn Nguyên, Đỗ Bình Trị, Tư liệu tham khảo Văn học Việt Nam, tập l: Văn học dân gian, phần I, NXB Giáo dục, 1976, tr.41 - 42)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định thể loại của văn bản.

Câu 2: Nhân vật thần Trụ Trời có những đặc điểm gì đáng chú ý?

Câu 3: Vũ trụ sơ khai được hình dung như thế nào trong truyện Thần trụ trời?

Câu 4:Chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật phóng đại trong truyện .

Câu trả lời của bạn: 21:44 25/07/2023

1/ Thể loại: đồng dao

2/ Nhân vật thần Trụ Trời mang quyền uy và sức mạnh vô biên

3/ Vũ trụ sơ khai được hình dung rằng: khi chưa có thế gian cũng như muôn vật và loài người, có một vị thần với ngoại hình và sức mạnh phi thường xuất hiện. Thần đào đất, đập đá, tát biển, đào sông, trồng cây,...tạo thành trời đất.

4/ Biện pháp phóng đại phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống, từ đó thể hiện khát khao chịn phục thiên nhiên của con người.


Câu hỏi:

Hãy đọc phần văn bản sau đây, xác định các nhân tố giao tiếp và các thành tố nội dung ở các cấp độ khác nhau của chúng :

"Những điểm giống nhau giữa người và động vật có vú. Cấu tạo cơ thể người rất giống thể thức cấu tạo chung của động vật có xương sống : bộ xương gồm những phần tương tự, các nội quan sắp xếp giống nhau. Người đặc biệt giống động vật có vú : có lòng mao, tuyến sữa, đẻ con và nuôi con bằng sữa, bộ răng phân hoá thành răng cửa, răng nanh, răng hàm. Trên cơ thể của người có những cơ quan thoái hoá tức là di tích của những cơ quan xưa kia khá phát triển ở động vật có xương sống. Ruột thừa là vết tích ruột tịt đã phát triển ở động vật ăn cỏ. Nếp thịt nhỏ ở khoé mắt là dấu vết mi mắt thứ ba ở bò sát và chim. Mẫu lồi ở mép vành tai phía trên của người là di tích đầu nhọn của vành tai thú. Sự phát triển của phôi người lặp lại những giai đoạn lịch sử của động vật. Khi phôi được 18 – 20 ngày còn dấu vết phần khe mang ở phần cổ, được 2 tháng phôi vẫn còn cái đuôi khá dài. Đến tháng thứ 6 trên toàn bề mặt của phôi vẫn còn có một lớp lông mịn, chỉ trừ ở môi, gan bàn tay và gan bàn chân, 2 tháng trước lúc sinh lớp lông đó mới rụng đi. Ở phỗi người thường có vài ba đôi vú, về sau chỉ có một đôi ở ngực phát triển. Cho đến khi phôi được 3 tháng ngón chân cái vẫn năm đối diện với các ngón khác, giống như ở vượn. Bộ não trong phối người lúc 1 tháng còn có 5 phần rõ rệt, giống như não cá. Về sau các bán cầu não mới trùm lên các phần sau, xuất hiện các khúc cuộn và nếp nhăn. Trong một số trường hợp, do sự phát triển không bình thường của phôi, tái hiện một số đặc điểm của động vật, gọi là hiện tượng lại giống. Ví dụ người có đuôi dài 20 – 25 cm, có lông rậm khắp mình và kín mặt, có 3 − 4 đôi vú.

Câu trả lời của bạn: 21:44 25/07/2023

1/ Các nhân tố giao tiếp:

- Nhân vật giao tiếp: người viết bài và người đọc

- Nội dung giao tiếp: thông tin về những đặc điểm giống nhau về người và động vật có vú

- Mục đích giao tiếp: giúp người đọc nắm được đặc điểm giống nhau về người và động vật có vú

- Phương tiện giao tiếp: ngôn ngữ viết

2/ Thành tố nội dung

- Bộ xương gồm những phần tương tự, các nội quan sắp xếp giống nhau

- Có lòng mao, tuyến sữa, đẻ con và nuôi con bằng sữa, bộ răng phân hoá thành răng cửa, răng nanh, răng hàm.

- Phôi

- Bộ não


  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • ...
  • 226
  • 227
Chúng tôi
  • Giới thiệu công ty
  • Giảng viên tại Vietjack
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản dịch vụ
Học tập
  • Khóa học, bài giảng
  • Câu hỏi trắc nghiệm
  • Câu hỏi tự luận
  • Tài liệu tham khảo
Liên kết
  • Tài liệu giáo viên
  • Soạn bài, giải BT
  • Tuyển dụng - Việc làm
Tải ứng dụng
  • Tải nội dung trên Google Play
  • Tải nội dung trên IOS Store
Bài viết mới nhất
  • Thông tin tuyển sinh
  • Lớp 12
  • Lớp 11
  • Lớp 10
  • Lớp 9
  • Lớp 8
  • Lớp 7
  • Lớp 6
  • Lớp 5
  • Lớp 4
  • Lớp 3
© 2019 Vietjack46. All Rights Reserved DMCA.com Protection Status
Hotline: 0842834585 - Email: vietjackteam@gmail.com
Thông báo
Trải nghiệm miễn phí Hỏi đáp với App VietJack !
Tải nội dung trên Google Play
Tải nội dung trên AppStore
Tiếp tục sử dụng web!
Đăng nhập vào hệ thống
Tài khoản Facebook
Tài khoản Google
Bạn có thể sử dụng tài khoản của hệ thống khoahoc.vietjack.com để đăng nhập!
Bạn quên mật khẩu?
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay
Đăng ký vào hệ thống
Tài khoản Facebook
Tài khoản Google
Bạn có thể sử dụng tài khoản của hệ thống khoahoc.vietjack.com để đăng nhập!
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Khôi phục tài khoản

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay