Annie A
Sắt đoàn
10
2
ĐỀ 1: CHÚ CĂNG-GU-RU HẠNH PHÚC
(Võ Thu Hương)
“Bạn có lúc nào tự hỏi, vì sao mình lại có một cái tên kèm theo bên cạnh tên đi học không? Đó là một cách nối dài yêu thương của ba mẹ bạn đấy.
Ổ, bạn đang rất ngạc nhiên, phải không? Nhưng tớ chắc chắn tới 99% là đúng thế. Có những cái tên cực kì dễ hiểu, như tên tớ: Hà Trang, vì bố tớ quê Hà Nội, mẹ quê Nha Trang. Để kỷ niệm nơi mình lớn lên bố mẹ tớ đặt tên tớ là Hà Trang, đủ thấy bố mẹ yêu tớ thế nào rồi nhé. Nhưng chưa đủ, mẹ tớ nói chim én là loài chim bé nhỏ nhưng đem lại nắng ấm, hạnh phúc cho mọi người, vì nó là loài chim báo mùa xuân và bởi thế, tên thân mật của tớ là Én.”
Khi cái Trang Én nói với mọi người về cái tên của nó, cả đám bạn mắt hình chữ A, miệng hình chữ o, hết thảy đều mở to hết cỡ và gật đầu lia lịa. Điều lạ lùng này chúng chưa từng nghe thấy. Và cả đám hẹn nhau sẽ gặp lại vào chiều mai, chúng sẽ nói cho nhau nghe bí mật đằng sau cái tên của mình.
Thằng Tùng Căng vì lý do gì đó mà nó quên mất việc hệ trọng này. Tên Tùng thì nó hiểu là cây tùng, có lần mẹ nói với nó. Nó đã bốc lên nói với bạn bè mình rằng vì bố mẹ mong muốn nó mạnh mẽ như một cây tùng.
- Vậy còn Căng? Là quả bóng bị thổi căng và nổ cái “bùmmm” à?
Thằng Tùng đã cố làm ngơ nhưng thằng Lý Hớn nhất định không tha. Nó truy hỏi điều mà thằng Tùng không biết. Cả đám cười ha hả. Thằng Tùng mặt đỏ bừng bừng; quê đến mức sau buổi học về; nhất định đòi bố mẹ bỏ ngay cái tên Căng quái quỷ vô nghĩa ấy.
- Tên Căng không hề vô nghĩa đâu; con trai.
Giọng bố rất ấm vẫn không thể khiến thằng Tùng nguôi giận vì chiều nay bị “quê” trước đám bạn. Bố vào phòng; lấy cuốn album cũ thật cũ; lần mở cho nó xem.
- Con biết con Căng-gu-ru chứ?
- Dạ; con biết. - Thằng Tùng đáp; có một chút băn khoăn không hề nhẹ.
- Đây là hình bố chụp khi con mới ra đời. Lúc ấy mẹ còn trong phòng cấp cứu vì vết thương không thể cầm máu. Còn con, bé hơn tất cả các em bé sinh trong ngày đấy. Con chỉ được l kg tám; trong khi các em bé bình thường phải trên dưới ba kg.
- Nhưng chuyện ấy liên quan gì tới con Căng-gu-ru?
- Rất liên quan. Để giúp con sống khỏe mạnh trong môi trường bình thường; bác sĩ đã bảo bố mẹ, ông bà phải ẵm con trước ngực bằng một cái túi thật êm; cho tới khi con có đủ sức khỏe. Vậy là da con cọ vào da bố mềm mịn; ấm áp; khiến bố rất hạnh phúc.
Lim dim mắt như hồi tưởng bằng vẻ mặt sung sướng; bố chỉ vào bức hình thằng Tùng bé xíu xiu như con mèo; nằm lọt thỏm trong cái khăn lông thật mềm được bà ngoại mang trước ngực. Bà ngoại cúi xuống nhìn nó thiu thiu ngủ; môi nở một nụ cười tươi; âu yếm. Thằng Tùng bất chợt nhớ ra hồi bé; nó quen hơi bà tới mức đi đâu xa bà một ngày là khóc ầm lên vì nhớ bà. Nhưng rồi lớn lên; bận bịu học hành; bạn bè... có khi bẵng đi cả tuần nó không qua thăm bà. Bà gọi điện nói chuyện có khi nó chỉ trả lời qua quýt. Tối đó; thằng Tùng đã gói ghém quần áo; sách vở; xin phép bố mẹ qua ngủ với bà ngoại; khiến cả nhà rất ngạc nhiên.
Chiều hôm sau; thằng Lý Hớn dám cá chắc cú với cả đám; rằng thằng Tùng Căng đã rất chán cái tên Căng. Nhưng thằng Tùng lại cười rất tươi. Nó kể về ý nghĩa cái tên độc đáo của mình. Đó là điều bất ngờ mà tụi bạn nó không đứa nào nghĩ ra.
- Cậu là chú Căng-gu-ru hạnh phúc nhất thế giới. Vì những chú Căng-gu-ru bình thường chỉ lớn lên trong một cái túi; còn cậu có nhiều cái túi. Túi của bố; của bà; của mẹ, của ông. - Cái Trang Én mau nước mắt, vừa nói vừa quệt vội nước mắt.
Lý Hớn mím mím môi cũng gật đầu: “Công nhận. Tên Căng hay thiệt.”
Tên của bạn cũng có thể là cái tên hay nhất đấy. Nếu bạn hiểu được ý nghĩa của nó; tớ tin rằng chẳng bao giờ bạn muốn bỏ nó.
(In trong 65 truyện ngắn hay dành cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 2022)
Câu 1. Nhân vật chính trong đoạn trích trên?
A. Bố. B Tùng C Bố và Tùng. D.Tùng và những người bạn
Câu 2. Tác dụng của ngôi kể trong câu chuyện:
A. Lời kể tự nhiên, chân thực
B. Cảm xúc được bộc lộ tự nhiên, chân thành
C. Tạo tính khách quan cho câu chuyện; tạo sự linh hoạt trong khi kể
D. Tạo sự linh hoạt; Cảm xúc được bộc lộ tự nhiên, chân thành
Câu 3. Phép tu từ có trong câu “Khi cái Trang Én nói với mọi người về cái tên của nó, cả đám bạn mắt hình chữ A, miệng hình chữ o, hết thảy đều mở to hết cỡ và gật đầu lia lịa:
A. So sánh; nhân hóa B. Ẩn dụ, so sánh
C: So sánh, liệt kê D. Liệt kê, điệp ngữ
Câu 4 Vì sao”Tối đó; thằng Tùng đã gói ghém quần áo; sách vở; xin phép bố mẹ qua ngủ với bà ngoại; khiến cả nhà rất ngạc nhiên.”
A. Tùng vui vì được đặt tên đẹp B. Tùng biết ơn bà
C. Tùng nhớ bà vì bận bịu học hành; bạn bè... có khi bẵng đi cả tuần nó không qua thăm bà
D.Tùng biết ơn và yêu quý bà, hối hận vì lâu nay không quan tâm bà.
Câu 5. Từ láy có trong 2 câu “Cả đám cười ha hả. Thằng Tùng mặt đỏ bừng bừng; quê đến mức sau buổi học về; nhất định đòi bố mẹ bỏ ngay cái tên Căng quái quỷ vô nghĩa ấy”:
A. 1 B2 C3 D4.
Câu 6.Thán từ có trong văn bản là:
A. Ồ; dạ. B. Ồ, à C. Ồ, chế giễu D.Sung sướng. chế giễu.
Câu 7: Trợ từ có trong bài:
Câu 8: Tình huống nào trong truyện đã dẫn đến việc Tùng hiểu ra ý nghĩa tên “Căng” của mình?
A.Tên bạn “Trang Én đẹp”
B. Tùng bị các bạn trêu chọc về cái tên “Căng”
C. Tùng được ông bà, bố mẹ yêu thương
D. Tùng tò mò về cái tên của mình
Câu 9. Thông điệp rút ra từ nội dung câu chuyện?
Câu 10. Em có đồng tình với ý kiến Tùng là “chú Căng-gu-ru hạnh phúc nhát trên thế giới không” Vì sao?
Câu 11 . Viết bài văn phân tích truyện “Chú Căng-gu-ru hạnh phúc” của Võ Thu Hương.