Ly Thao
Sắt đoàn
0
0
Đăm Săn nghỉ một ngày, ngơi một đêm, ở thêm một chiều một sáng. Chàng gọi:
ĐĂM SĂN: Hỡi bà con dân làng, hỡi các em, các cháu! Hội hè đã vãn, bây giờ chúng ta phải lo việc làm ăn, sửa sang ruộng rẫy, kẻo hụt muối, thiếu thuốc, đến quả kênh (1), củ ráy cũng không có mà ăn. (nói với tôi tớ) Bớ các con, chúng ta hãy đi phát rẫy, dọn ruộng, hãy đi rừng săn thú nào.
Thế là họ ra đi tìm rừng làm một cái rẫy bảy vạt núi. Họ đã phát xong cỏ, đốn xong cây. Ít lâu sau đó họ đốt, rồi ai làm cỏ cứ làm, ai cào cứ cào.
TÔI TỚ: Ái chà! thế mà chúng ta đã làm cỏ xong, cũng đã cào dọn xong rồi đó. Mưa rào rồi, bớ anh em, ta đi trỉa nào.
ĐĂM SĂN: Khoan, khoan, ơ các con. Hãy chờ ta lên ông Trời xin giống về đã.
Nói rồi Đăm Săn ra đi
ĐĂM SĂN: Ông ơi! ới ông ơi! Thả thang xuống cho cháu.
Ông Trời thả xuống một cái thang vàng, Đăm Săn leo lên.
ÔNG TRỜI: Cháu lên có việc gì đó? Gấp lắm hả?
ĐĂM SĂN: Không có chuyện gì gấp đâu ông ơi. Cháu chỉ lên xin ông lúa giống thôi.
Ông Trời lấy lúa giống cho Đăm Săn. Ông cho đủ thứ, mỗi thứ một hạt, mỗi thứ một hạt.
ĐĂM SĂN: Ông ơi, từng này sao đủ trỉa?
ÔNG TRỜI: Sao lại không đủ? Cháu cứ trỉa mỗi góc một thứ, mỗi góc một hạt là đủ đấy cháu ạ.
Đăm Săn tụt xuống đất đi về. Về đến nơi chàng ra lệnh
ĐĂM SĂN: Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói. Ơ tất cả tôi tớ của ta, các người hãy một trăm người vạch luống, một nghìn người chọc lỗ trỉa đi.
Thế là đoàn người nườm nượp ríu rít gieo trỉa. Người kín đen như một đêm không trăng, như một mớ tơ đen vừa nhuộm, ùn ùn như kiến, như mối.
TÔI TỚ: Chu cha! Thế mà trỉa xong rồi đó ông ạ.
ĐĂM SĂN: Bây giờ chúng ta làm chòi giữ rẫy đi.
Chòi rẫy làm xong, Đăm Săn ngủ lại để canh thú rừng đến phá rẫy, đuổi lũ két, lũ vẹt, trông chừng bày hươu nai, lợn rừng, gà rừng, chim sẻ, chim ngói. Còn H’Nhĭ, H’Bhĭ người thì ngồi may áo ở chòi phía đông, người thì ngồi dưới gầm nhà dệt vải.
[…]
Săn nghỉ một ngày, ngơi một đêm, ở không thêm một chiều một sáng
ĐĂM SĂN: Ơ Y Blim làng Blô, ơ Y blô làng Blang, ơ làng Kang, làng Ana, nơi chôn nhau của những cô gái đẹp. Ơ làng Hoh, làng Hun, nơi cắt rốn của những chàng trai xinh. Các người đi bắt voi về cho ta.
Y BLIM, Y BLO: Thưa ông, ông cần voi làm gì ạ?
ĐĂM SĂN: Ta muốn cùng các ngươi chiều đi câu, sáng đi bắt cá. Ăn mãi trâu bò ngán rồi. Bây giờ ta muốn ăn con tôm con cua.
Y Blim, Y Blô đi bắt voi.
Y BLIM, Y BLO: Ơ Dul, ơ Dul, mày ăn cây le. Ơ Đê, ơ Đê (2) , mày ăn cây lồ ô. Chủ chúng mày, ông Đăm Săn nay muốn chúng mày đưa ông đi bắt cá (hỏi Đăm Săn) ơ ông, ơ ông, ông cho đóng bành nào?
ĐĂM SĂN: Voi đực đóng bành mây, voi cái đóng bành guột.
Voi đóng bành rồi Đăm Săn leo lên ra đi. Người đi theo đông như bày cà tong (3), đặc như bày thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối. Đoàn người đến một con suối.
ĐĂM SĂN: Ơ các con, ơ các con, tháo bành voi, chúng ta xuống nước nào.
Đoàn người xuống nước. Tức thì cua chết đầy bờ, tôm chết đặc suối, cá sấu trong hang, rắn hổ rắn mai đều kéo nhau nằm dài trên mặt đất…
(Nguyễn Hữu Thấu sưu tầm, biên dịch, chỉnh lí, Sử thi Ê-đê, Khan Đăm Săn và Khan Đăm Kteh Milan, tập II, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003)
Chú thích:
Sau khi đã chiến thắng Mtao Grư, Đăm Săn trở nên một tù trưởng giàu mạnh, danh vang đến thần, tiếng lừng khắp núi. Sau những ngày ăn mừng chiến thắng, Đăm Săn đã kêu gọi cả dân làng trồng giống lúa mới và bắt đầu tìm kiếm muông thú, hải sản để phát triển cuộc sống.
(1) Quả kênh: hình thù như quả núc nác, hạt vỏ đen, trong đó nhân có thể ăn cứu đói được
(2) Dul, Đê: tên gọi những con voi của Hơ Nhị, Đăm Săn
(3) Cà tong: loài hươu, mang cao giò, chạy rất nhanh
Câu 1. Xác định ngôi kể trong văn bản trên.
…………………………………………………………………………………………………….
Câu 2. Sau thời gian “Đăm Săn nghỉ một ngày, ngơi một đêm, ở thêm một chiều một sáng”, Đăm Săn kêu gọi dân làng làm việc gì?
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
Câu 3. Trong văn bản, anh hùng Đăm Săn đã cầu xin ông Trời điều gì?
……………………………………………………………………………………………………
Câu 4. Vì sao Đăm Săn lại kêu gọi buôn làng lao động sau những ngày ăn mừng kéo dài?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 5. Anh/chị có nhận xét gì về hình ảnh của ông Trời trong hình dung của người Ê- Đê?
.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 6. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong đoạn văn sau: “Chòi rẫy làm xong, Đăm Săn ngủ lại để canh thú rừng đến phá rẫy, đuổi con két, con công, đuổi con gà rừng, chim sẻ, chim ngói, coi chừng lũ khỉ trọc đến phá nương. Còn Hơ Nhị, Hơ Bhị thì ngồi may áo ở cửa chòi phía đông, người ngồi dưới gầm nhà dệt vải”?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 7. Suy nghĩ của anh/ chị về vai trò của người anh hùng đứng đầu cộng đồng trong sử thi?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 8. Từ hình ảnh Đăm Săn trong đoạn trích, anh/chị có suy nghĩ gì về những phẩm chất cần có để trở thành một người lãnh đạo?(viết đoạn văn ngắn 4 -5 dòng)
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Sự hình thành, đặc điểm, tác động của nền văn minh Ai Cập, Ấn Độ, và Trung Hoa thời cổ trung đại đến thế giới
Thuyết phục người khác từ bỏ thói quen lãng phí thời gian
dàn ý nghị luận xã hội thuyết phục người khác từ bỏ thói quen nghiện game online
dàn ý nghị luận xã hội thuyết phục người khác từ bỏ thói quen học đối phó
(Lược dẫn: Đăm Săn chặt cây smuk, là cây thần mang linh hồn của nhà vợ, khiến hai người vợ của chàng là Hơ Nhị và Hơ Bhị lăn ra chết. Đăm Săn thương xót, than khóc và quyết định lên trời để xin ông Trời cứu sống hai người vợ của mình)
Y SUH, Y SAH: - Ơ anh, anh đi đâu vậy?
ĐĂM SĂN: - Tôi đi khóc với thần Đất, tôi đi than với thần Nước. Tôi lên ông Du, ông Diê ở trên trời.
Nói rồi Đăm Săn đi lấy một cây gươm, mài cây gươm sắc đến mức con ruồi đậu vào là đứt làm đôi. Con mọt đậu vào cũng rơi tuột. Rồi chàng ra đi.
ĐĂM SĂN: - Ông ơi, ới ông ơi, ông thả thang xuống cho cháu.
Ông Trời thả xuống một thang đồng, Đăm Săn liền chặt phắt. Ông Trời thả xuống một thang bạc, Đăm Săn cũng chặt phắt. Ông Trời thả xuống một thang vàng, lúc đó Đăm Săn mới leo lên. Chàng đã leo lên đến trời.
ÔNG TRỜI: - Cháu lên có việc gì đấy, cháu?
Đăm Săn đứng lặng thinh không nói không rằng. Ông Trời chìa thuốc mời, tức thì chàng tóm lấy đầu ông
ĐĂM SĂN: - Tôi chém ông đây này, ông ơi!
ÔNG TRỜI: - Chuyện gì mà cháu muốn chém ông vậy cháu?
ĐĂM SĂN: - Chuyện gì mà tôi muốn chém ông à? Chuyện tôi kêu tôi gọi, ông không thưa. Chuyện tôi khóc tôi than, ông không nghe. Chuyện rượu tôi đem cúng, lợn trâu tôi đem giết để làm lễ, mà cổng chốt ông không mở, cổng sắt ông vẫn đóng chặt. Ông ơi, ông hãy nhìn thằng Đăm Săn cháu ông đây này, nước mũi ròng đầy cả chén hoa, nước mắt rỏ ròng đầy cả bát sứ, lênh láng khắp chiếu chăn. Ối ông ơi, vợ cháu chết mất rồi. Người vợ nấu cơm đơm canh, người vợ dệt khố dệt áo của cháu chết mất rồi! Chính ông là người đã treo chiêng với la, trộn dầu với sơn, xe duyên chắp mối vợ chồng cháu. Chính ông đã ép ngựa phải chịu cương, ép trâu phải chịu thừng, ép duyên trai với gái. Cháu không ưng không chịu thì ông hăm cháu phải hốt phân ngựa phân bò cho Hơ Nhị, Hơ Bhị. Ông bảo cháu chỉ có lấy Hơ Nhị và Hơ Bhị mới trở nên một tù trưởng giàu có, chiêng lắm la nhiều. Vậy giữa lúc chiêng cháu đang đổi, la cháu đang sắm, tôi trai tớ gái cháu đang có này, ai là người nấu cơm canh, ai là người dệt khố, dệt áo cho cháu đây, ông?
ÔNG TRỜI:- Ơ cháu! Vậy thì cháu hãy lấy ngải kpŏ, ngải kpun đem mài trong ba năm, đem tắm trong ba sáng cho Hơ Nhị và Hơ Bhị.
ĐĂM SĂN: - Cháu còn làm như vậy để làm gì nữa hả ông? Đã chết rồi thì sao còn đứng dậy được? Đã rữa ra rồi thì sao còn sống lại được, sao mặt mày còn được như cũ, thân hình còn được như xưa. Làm sao biết chọn váy áo, xuyến vòng như các cô gái còn son nữa chứ?
ÔNG TRỜI: - Vậy thì cháu lấy củ nén cháu phun vào lỗ tai, cháu lấy gừng cháu phun vào lỗ mũi. Chạng vạng tối cháu ra làm phép ở ngoài sàn sân...
(Lược một đoan: Đăm Săn ra về, chàng làm theo lời dặn của ông Trời. Hơ Nhị và Hơ Bhị tức thì hồi lại, rồi tỉnh hẳn.)
(Trích sử thi Đăm Săn, NXB Khoa học xã hội, H.1998, tr. 202-203)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định ngôi kể của văn bản trên.
…………………………………………………………………………………………………..
Câu 2. Nhân vật anh hùng sử thi trong văn bản trên là ai?
…………………………………………………………………………………………………….
Câu 3. Theo văn bản, ông Trời bảo Đăm Săn chỉ có làm gì thì mới trở nên một tù trưởng giàu có, chiêng lắm la nhiều?
…………………………………………………………………………………………………….
Câu 4. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo diễn biến của cốt truyện
(1) Vừa leo lên đến trời, Đăm Săn túm lấy đòi chặt đầu Trời.
(2) Đăm Săn ra về, chàng làm theo lời dặn của ông Trời. Hơ Nhị và Hơ Bhị tức thì hồi lại, rồi tỉnh hẳn.
(3) Đăm Săn mài cây gươm sắc đến mức con ruồi đậu vào là đứt làm đôi. Sau đó chàng đi đến nhà của ông Trời.
(4) Trước những lí lẽ xác đáng của Đăm Săn, ông Trời bày cách cho chàng cứu sống vợ.
Câu 5. Hãy nhận xét về cốt truyện sử thi của văn bản trên.
.
Câu 6. Nêu tác dụng của biện pháp phóng đại được sử dụng trong câu văn Ông ơi, ông hãy nhìn thằng Đăm Săn cháu ông đây này, nước mũi ròng đầy cả chén hoa, nước mắt rỏ ròng đầy cả bát sứ, lênh láng khắp chiếu chăn.
Câu 7. Anh (chị) hãy chỉ ra những điểm tương đồng của nhân vật Đăm Săn trong đoạn trích trên và nhân vật Héc-to (Trích sử thi Hi Lạp Ô-đi-xê)
Câu 8. Nếu đặt mình vào vị trí của ông Trời, anh /chị có đồng ý cứu hai vợ của Đăm Săn không? Vì sao?
THỬ THÁCH NGỌT NGÀO
(Trích sử thi Ô - đi – xê)
Hô-me-rơ
(Lược dẫn: Ô-đi-xê bảo mọi người tắm rửa, rồi mặc quần áo đẹp ca múa cho người ngoài lầm tưởng trong nhà làm lễ cưới, dặn ai nấy giữ kín chuyện cho đến khi cha con lui về trang trại của La-éc-tơ rồi sẽ bàn tính sau. Ô- đi -xê cũng đi tắm.)
Khi Ô đi xê từ phòng tắm bước ra, trông người đẹp như một vị thiên thần. Người lại về chỗ cũ, ngồi đói diện với Pê-nê-lốp, trên chiếc ghế bành ban nãy, rồi nói với nàng:
- Nàng thật là người kì lạ! Hẳn các thần trên núi Ô-lem-pơ đã ban cho nàng một trái tim sắt đá hơn ai hết trong đám đàn bà yếu duối, vì một người khác chắc sẽ không bao giờ có gan ngồi xa cách chồng như thế, khi chồng đi biền biệt hai mươi năm trời, trải qua bao nỗi gian truân, nay mơi về được xứ sở. Thôi, già ơi! Già hãy kê cho tôi một chiếc giường để tôi ngủ một mình, như bấy lâu nay; vì trái tim trong ngực nàng kia là sắt.
Pê – nê – lốp khôn ngoan đáp:
- Ngài kì lạ thật! Không, tôi không kiêu ngạo, không khinh ngài, cũng không ngạc nhiên đến rối trí đâu. Tôi biết rõ ngài như thế nào khi ngài từ giã I-tác-cơ ra đi trên một chiếc thuyền có mái chèo dài. Vậy thì, Ơ-ríc-lê! Già hãy khiêng chiếc giường chắc chắn ra khỏi gian phòng vách tường kiên cố do chính tay Ô-đi-xê xây nên, rồi lấy da cừu, chăn và vải đẹp trải lên giường.
Nàng nói vậy để thử chồng, nhưng Ô-đi-xê bỗng giật mình nói với người vợ chung thuỷ:
- Nàng ơi, nàng vừa nói một điều làm cho tôi chột dạ. Ai đã xê dịch giường tôi đi chỗ khác vậy? Nếu không có thần giúp đỡ thì dù là người tài giỏi nhất cũng khó làm được việc này. Nếu thần linh xê dịch đi thì dễ thôi, nhưng người trần dù đang sức thanh niên cũng khó lòng lay chuyển được nó. Đây là một chiếc giường kì lạ, kiến trúc của nó có điểm rất đặc biệt, do chính tay tôi làm lấy chứ chẳng phải ai. Nguyên trong sân nhà có một cây cảm lãm lá dài: nó mọc lên, khoẻ, xanh tốt và to như cái cột. Tôi kẻ vạch gian phòng của vợ chồng mình quanh cây cảm lãm ấy, rồi xây lên với đá tảng đặt thật khít nhau. Tôi lợp kĩ gian phòng, rồi lắp những cánh cửa bằng gỗ liền, đóng rất chắc. Sau đó, tôi chặt hết cành lá của cây cảm lãm lá dài, cố đẽo thân cây từ gốc cho vuông vắn rồi nảy đường mực, làm thành một cái chân giường, và lấy khoan khoan lỗ khắp chung quanh. Tôi bào tất cả các bộ phận đặt trên chân giường đó, lấy vàng bạc và ngà nạm vào trang trí, và cuối cùng tôi căng lên mặt giường một tấm da màu đỏ rất đẹp. Đó là đặc điểm mà tôi vừa nói vơi nàng. Nhưng nàng ơi, tôi muốn biết cái giường ấy hiện còn ở nguyên chỗ cũ, hay đã có người chặt gốc cây cảm lãm mà dời nó đi nơi khác.
Người nói vậy, và Pê-nê-lốp bủn rủn cả chân tay, nàng thấy Ô-đi-xê tả đúng mười mươi sự thực. Nàng bèn chạy ngay lại, nước mắt chan hoà, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng...
(In trong sử thi Ô-đi-xê, Phan Thị Miến dịch, Hoàng Thiếu Sơn giới thiệu, NXB Văn học, in lần thứ hai, 1983, tr.131 – 134)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định ngôi kể trong văn bản trên.
….………………………………………………………………………………………
Câu 2. Đoạn trích trên là cuộc đối thoại giữa những nhân vật nào?
……………………………………………………………………………………………
Câu 3. “Khi Ô đi xê từ phòng tắm bước ra, trông người đẹp như một vị thiên thần.” Lời nhận xét trên được kể theo điểm nhìn của ai?
Câu 4. Theo anh/chị, vì sao Pê-nê-lốp đem chiếc giường chứ không phải vật khác để thử thách Ô-đi-xê? …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 5. Nêu cảm hứng chủ đạo của đoạn trích?
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 6. Anh chị hiểu như thế nào về nhan đề “Thử thách ngọt ngào” của đoạn trích?
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 7. Suy nghĩ của anh/chị về người anh hùng trong cuộc sống hiện nay (5-7 dòng).
Giới thiệu: “Ô-đi-xê” kể lại hành trình trở về quê hương của Uy-lít-xơ (tên gọi theo tiếng Hy Lạp là Ô-đi-xê-út) sau khi hạ thành Tơ-roa. Đoạn trích dưới đây kể về nỗi nhớ và niềm khao khát được trở về quê hương của Uy-lít-xơ sau 20 năm trời đằng đẵng xa cách (gồm 10 năm đánh thành Tơ-roa và 10 năm trôi dạt lênh đênh trên các miền đất lạ).
(1) Chín ngày đêm, Uy-lít-xơ phó mặc số mệnh cho gió dập sóng vùi. Chàng chỉ có mỗi cách đối phó và bám chắc lấy con bè đơn sơ của mình, con bè bằng hai cây gỗ ghép lại. Đến đêm thứ mười, chàng trôi dạt vào bờ biển của một hòn đảo. Đó là hòn đảo Ô-gi-giê ở giữa biển khơi bao la mà xưa nay chẳng mấy ai biết đến. Cai quản hòn đảo này là tiên nữ Ca-líp-xô có những búp tóc quăn xinh đẹp và nói được tiếng người, con của vị thần Ti-tăng Át-lát. […]
(2)Trôi dạt vào hòn đảo, Uy-lít-xơ lần tìm vào giữa nơi có tiếng hát véo von và làn khói nhẹ lượn lờ trên những lùm cây xanh ngắt, và chàng đã đặt chân đến động của tiên nữ Ca-líp-xô có những búp tóc quăn xinh đẹp và nói được tiếng người. Ca-líp-xô đãi người anh hùng Uy-lít-xơ rất chân thành và nồng hậu. Nàng chiều chuộng người anh hùng, chăm sóc chàng hết sức chu đáo. Duy chỉ có mỗi một điều nàng không thể chiều lòng chàng, làm theo ý chàng được là: giúp đỡ chàng trở về quê hương I-ta-ke. Bởi vì nàng đã đem lòng yêu mến chàng. Nàng muốn chàng ở lại hòn đảo này, kết duyên với nàng. Nàng hứa sẽ làm cho chàng trở thành bất tử, và hai người sẽ sống bên nhau trong hạnh phúc của tuổi xuân vĩnh viễn.
(3)Uy-lít-xơ vô cùng xúc động trước tình yêu chân thành và nồng thắm của Ca-líp-xô, nhưng chàng không thể chiều lòng nàng được. Nỗi nhớ quê hương và gia đình da diết, lòng khát khao được trở về nơi chôn nhau cắt rốn đã khiến chàng khước từ nguyện vọng của tiên nữ Ca-líp-xô. Còn tiên nữ Ca-líp-xô ra sức chiều chuộng chàng, thuyết phục chàng ở lại hòn đảo này vĩnh viễn với nàng, và cứ thế ngày tháng trôi đi, năm tháng trôi đi, có ai ngờ đầu Uy-lít-xơ đã bị giam cầm ở hòn đảo Ô-gi-giê tới bảy năm trời. Bảy năm trời, người anh hùng nổi danh vì tài trí và lòng kiên định ngày ngày ra ngồi ở bờ biển ngóng nhìn về một phương trời xa lắc, mong nhìn được những làn khói nhẹ bốc lên từ hòn đảo quê hương. Đã biết bao lần chàng nhìn biển khơi vỗ sóng vào vách núi mà tưởng như lòng mình đang tan vỡ ra trong nỗi niềm vô vọng.
[…]
(Trích “Ô-đi-xê”, Hô-me-rơ, NXB Văn học, Hà Nội, 2019)
Thực hiện yêu cầu:
Câu 1. Xác định thể loại của văn bản trên.
………………………………………………………………………………………….
Câu 2. Chỉ ra ngôi kể được sử dụng trong văn bản.
…………………………………………………………………………………………….
Câu 3. Xác định cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản và giải thích ý nghĩa thông tin của kí hiệu đánh dấu.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 4. Cốt truyện, sự việc của văn bản trên tập trung thể hiện điều gì ?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 5. Liệt kê một số chi tiết trong đoạn (1) và đoạn (3) thể hiện được bản lĩnh người anh hùng Uy-lít- xơ trên hành trình tìm đường trở về quê hương.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 6. Việc các vị thần toàn năng thống nhất giải thoát Uy-lít-xơ khỏi sự giam cầm của vị thần Ca-líp-xô thể hiện ý nghĩa gì?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 7. Nhận xét của anh/chị về tình cảm của Uy-lít-xơ đối với quê hương.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 8. Văn bản trên đã thể hiện những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức nào của Hi Lạp? Những giá trị đó còn ý nghĩa trong cuộc sống hôm nay không? Vì sao? ( trả lời từ 5-7 dòng)
học đối phó là gì, nêu nguyên nhân, thực trạng, biểu hiện và cách khắc phục
Viết bài văn nghị luận xã hội thuyết phục người khác từ bỏ thói quen học đối phó