Vì sao nói bức tranh thiên nhiên trong bài thơ đậm màu sắc cổ điển mà vẫn gần gũi, thân thuộc
Quảng cáo
1 câu trả lời 1505
#vietjack
Bức tranh thiên nhiên trong "Tràng Giang" của Huy Cận được khắc họa chân thực. Không gian được miêu tả mênh mông, bao la, rộng lớn, thể hiện qua các từ ngữ "trời rộng", "sông dài".
Cảnh vật hiu quạnh, hoang vắng, đơn lẻ, hiu hắt buồn. Tác giả còn sử dụng các hình ảnh mang đậm sắc màu cổ điển : sóng, con thuyền, cồn cỏ đìu hiu, bến cô liêu, mây đùn núi bạc, cánh chim nghiêng. Đây là những thi liệu quen thuộc trong thơ ca cổ điển, những hình ảnh ấy gợi lên một sự vắng vẻ, lặng lẽ buồn. Tuy nhiên, bức tranh Tràng Giang vẫn gần gũi, thân thuộc bởi cành củi khô, tiếng làng xa vãn chợ chiều. Hình ảnh, âm thanh giản dị, gần gũi, thanh đạm của cuộc sống, con người Việt Nam. Sự đối lập giữa bao la, mênh mông của đất trời với vạn vật nhỏ nhoi tạo nên cảm giác con người lạc lõng, cô đơn nên bài thơ mang đậm màu sắc cổ điển. Tuy nhiên nó cũng mang màu sắc hiện đại vì thiên nhiên trong bài thơ là những hình ảnh gần gũi và thân thuộc với con người Việt Nam. Đây cũng chính là yếu tố tạo nên điểm đặc biệt của bài thơ, khiến nó trở thành một bài thơ tiêu biểu trong phong trào thơ Mới.
Quảng cáo
Câu hỏi hot cùng chủ đề
-
Hỏi từ APP VIETJACK65747
-
52837
-
Hỏi từ APP VIETJACK1 39898
-
Hỏi từ APP VIETJACK3 23611