Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 53 có đáp án năm 2021 - 2022
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 8 có đáp án, chọn lọc năm 2021 – 2022 mới nhất gồm các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dung cao. Hy vọng với tài liệu trắc nghiệm Sinh học lớp 8 sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức, ôn tập và đạt điểm cao trong các bài thi trắc nghiệm môn Sinh học 8
Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 53 : Hoạt động cấp cao ở người
Câu 1: Nhờ có tiếng nói và chữ viết mà con người có thể
A. trao đổi kinh nghiệm với nhau.
B. giao lưu với các dân tộc trên thế giới.
C. học tập và rèn luyện dễ dàng hơn.
D. Cả 3 đáp án trên.
Chọn đáp án: D
Giải thích: Tiếng nói và chữ viết giúp con người trao đổi kinh nghiệm với nhau, giao lưu với các dân tộc trên thế giới và cùng nhau học tập rèn luyện dễ dàng hơn.
Câu 2: Phương án nào dưới đây không thuộc vai trò của chữ viết và tiếng nói?
A. Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người trao đổi kinh nghiệm với nhau.
B. Tiếng nói và chữ viết giúp các dân tộc trên thế giới giao lưu học hỏi lẫn nhau.
C. Tiếng nói và chữ viết cùng là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao.
D. Tiếng nói và chữ viết là yếu tố quyết định sự thành công của mỗi con người.
Chọn đáp án: D
Giải thích: Tiếng nói và chữ viết là yếu tố quyết định sự thành công của mỗi con người không thuộc vai trò của tiếng nói và chữ viết.
Câu 3: Tiếng nói và chữ viết là cơ sở cho
A. Tư duy trừu tượng.
B. Tư duy bằng khái niệm.
C. Tư duy trừu tượng và tư duy bằng khái niệm.
D. Khả năng khái quát hóa.
Chọn đáp án: C
Giải thích: Tiếng nói và chữ viết là cơ sở cho tư duy trừu tượng và tư duy bằng khái niệm.
Câu 4: Điền từ còn thiếu: “Sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện ở người là hai quá trình … quan hệ mật thiết với nhau.”
A. Thuận nghịch.
B. Song song.
C. Đối lập.
D. Khác nhau.
Chọn đáp án: A
Giải thích: Sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện ở người là hai quá trình thuận nghịch quan hệ mật thiết với nhau.
Câu 5: Đâu là ví dụ chứng minh phản xạ có điều kiện đã được hình thành từ khi còn nhỏ?
A. Nghe tiếng hát ru sẽ ngủ.
B. Nhận ra mẹ từ mùi sữa mẹ.
C. Dần phân biệt được người lạ với người quen.
D. Cả 3 đáp án trên.
Chọn đáp án: D
Giải thích: Ví dụ chứng minh phản xạ có điều kiện đã được hình thành từ khi còn nhỏ: nghe tiếng hát ru sẽ ngủ, nhận ra mẹ từ mùi sữa mẹ, dần phân biệt được người lạ với người quen.
Câu 6: Ở người, học tập, rèn luyện, xây dựng các thói quen, các tập quán tốt, nếp sống văn hóa chính là
A. kết quả của quá trình hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện.
B. kết quả của quá trình hình thành và ức chế các phản xạ không điều kiện.
C. kết quả của quá trình hình thành phản xạ có điều kiện.
D. kết quả của quá trình ức chế các phản xạ không điều kiện.
Chọn đáp án: A
Giải thích: Ở người, học tập, rèn luyện, xây dựng các thói quen, các tập quán tốt, nếp sống văn hóa chính là Kết quả của quá trình hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện.
Câu 7: Điều nào dưới đây là không đúng?
A. Phản xạ có điều kiện có thể hình thành ở trẻ em từ rất sớm.
B. Trẻ càng lớn, số lượng phản xạ có điều kiện xuất hiện càng nhiều.
C. Phản xạ không điều kiện khi nào lớn lên mới được hình thành.
D. Bên cạnh việc thành lập các phản xạ mới cũng xảy ra quá trình ức chế phản xạ.
Chọn đáp án: C
Giải thích: Phản xạ không điều kiện sinh ra đã có, tức là được hình thành từ khi mới sinh ra.
Câu 8: Tiếng nói và chữ viết là
A. Tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao.
B. Kết quả của sự khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật, hiện tượng.
C. Là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau.
D. Cả 3 đáp án trên.
Chọn đáp án: D
Giải thích: Tiếng nói và chữ viết là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao, là kết quả của sự khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật, hiện tượng, là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau.
Câu 9: Cùng là tín hiệu của sự vật nhưng thuộc hệ thống tín hiệu thứ 2 là
A. Thính giác và tiếng nói.
B. Tiếng nói và chữ viết.
C. Ngôn ngữ.
D. Nghe, nói, đọc, viết.
Chọn đáp án: B
Giải thích: Tiếng nói và chữ viết cùng là tín hiệu của sự vật nhưng thuộc hệ thống tín hiệu thứ2.
Câu 10: Ví dụ nào dưới đây có sự tham gia của hệ thống tin hiệu thứ 2?
A. Thí nghiệm của Paplop.
B. Tiết nước bọt khi nghe đến chữ “chanh”.
C. Tiết nước bọt khi ăn chanh.
D. Chạy nhanh bị toát mồ hôi.
Chọn đáp án: B
Giải thích: Tiết nước bọt khi nghe đến chữ “chanh” vì khi nghe ta liên tưởng đến bị chua của nó nếu đã từng ăn.