Sách bài tập Địa lí 7 Cánh diều Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu

Với giải sách bài tập Địa lí 7 Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Địa lí 7 Bài 5.

276


Giải sách bài tập Địa lí lớp 7 Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu - Kết nối tri thức

Giải SBT Địa lí 7 trang 11

Bài tập 1 trang 11 SBT Địa lí 7: Lựa chọn đáp án đúng.

Câu a) Số dân của châu Âu đứng thứ tư trên thế giới sau

A. châu Á, châu Phi và châu Mỹ.

B. châu Á, châu Phi và châu Đại Dương.

C. châu Phi, châu Mỹ và châu Đại Dương.

D. châu Á, châu Mỹ và châu Đại Dương.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu b) Dân cư châu Âu có

A. tỉ lệ người dưới 15 tuổi và người từ 65 tuổi trở lên đều thấp.

B. tỉ lệ người dưới 15 tuổi và người từ 65 tuổi trở lên đều cao.

C. tỉ lệ người dưới 15 tuổi thấp, tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên cao.

D. tỉ lệ người dưới 15 tuổi cao và tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên thấp.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu c) Ý nào không phải là đặc điểm cơ cấu dân cư châu Âu?

A. Cơ cấu dân số già.

B. Cơ cấu dân số trẻ.

C. Tỉ lệ nữ nhiều hơn nam.

D. Trình độ học vấn cao.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu d) Châu Âu có cơ cấu dân số già là do

A. số người nhập cư vào châu Âu ngày càng nhiều.

B. tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp.

C. tuổi thọ của dân cư ngày càng tăng.

D. cả hai ý B và C.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu e) Năm 2020, tỉ lệ dân đô thị ở châu Âu là khoảng

A. 60%.

B. 65%.

C. 70%.

D. 75%.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu g) Năm 2020, các nước có tỉ lệ dân đô thị từ 90% trở lên là

A. Na Uy, Thuỵ Điển, Phần Lan.

B. Anh, Pháp, Đức.

C. Ai-xơ-len, Bỉ, Hà Lan.

D. Phần Lan, Thụy Sỹ, I-ta-li-a.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu h) Năm 2020, các đô thị nào trong các đô thị dưới đây ở châu Âu có số dân từ 10 triệu người trở lên?

A. Xanh Pê-téc-bua, Ma-đrít.

B. Mát-xcơ-va, Pa-ri.

C. Béc-lin, Viên.

D. Rô-ma, A-ten.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Giải SBT Địa lí 7 trang 12

Bài tập 2 trang 12 SBT Địa lí 7: Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy so sánh và rút ra nhận xét về tỉ lệ tăng dân số tự nhiên, tỉ lệ người dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên, tuổi thọ trung bình của châu Âu so với các châu lục khác (năm 2020).

Châu lục

Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên (%)

0 -14 tuổi (%)

15 - 64 tuổi

Từ 65 tuổi trở lên

Tuổi thọ trung bình

Âu

-0,1

16,1

64,8

19,1

79

Phi

2,6

40,3

56,1

3,6

64

Mỹ

0,8

21,8

66,4

11,8

77

Á

1,0

23,5

67,7

8,8

73

Đại Dương

1,0

23,6

63,6

12,8

79

Trả lời:

- Nhận xét: so với các châu lục khác:

+ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Âu thấp nhất.

+ Tỉ lệ người dưới 15 tuổi ở châu Âu thấp nhất.

+ Tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên ở châu Âu cao nhất.

+ Tuổi thọ trung bình của châu Âu và châu Đại Dương cao nhất.

Bài tập 3 trang 12 SBT Địa lí 7: Hãy cho biết:

a) Hậu quả của cơ cấu dân số già ở châu Âu.

b) Một số biện pháp giải quyết vấn đề cơ cấu dân số già ở châu Âu.

Trả lời:

Yêu cầu a) Hậu quả của cơ cấu dân số già ở châu Âu là sự thiếu hụt lao động.

Yêu cầu b) Một số biện pháp giải quyết vấn đề cơ cấu dân số già ở châu Âu:

- Thu hút lao động từ bên ngoài.

- Khuyến khích sinh đẻ

- Kéo dài độ tuổi lao động.

Bài tập 4 trang 12 SBT Địa lí 7: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Một trong những nguyên nhân làm cho năng suất lao động cao là do dân cư châu Âu có trình độ học vấn cao.

b) Quá trình công nghiệp hoá không có tác động đến quá trình đô thị hoá ở châu Âu.

c) Châu Âu Có nhiều thành phố có số dân trên 10 triệu người.

d) Châu Âu là châu lục đông dân từ thời cổ đại, chủ yếu do nhập cư.

Trả lời:

- Những câu đúng là: a), d)

- Những câu sai là: b), c)

Giải SBT Địa lí 7 trang 13

Bài tập 5 trang 13 SBT Địa lí 7: Hãy sử dụng những cụm từ sau để hoàn thành hai đoạn thông tin dưới đây.

Sách bài tập Địa lí 7 Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu - Kết nối tri thức (ảnh 1)

a) Ở châu Âu, việc phát triển công nghiệp (1)................ cùng với việc mở rộng (2)................ đã thúc đẩy nhanh quá trình (3)................... tạo nên các (4)…………….

b) Hiện nay do nhu cầu về (5)................. và tìm kiếm (6)….............., nên việc di cư (7).................. châu Âu ngày càng (8)................ và có ảnh hưởng đến (9)................... của các quốc gia.

Trả lời:

a) Ở châu Âu, việc phát triển công nghiệp (1) ở vùng nông thôn cùng với việc mở rộng (2) ngoại ô đã thúc đẩy nhanh quá trình (3) đô thị hóa nông thôn tạo nên các (4) đô thị vệ tinh.

b) Hiện nay do nhu cầu về (5) nguồn lao động và tìm kiếm (6) cơ hội việc làm, nên việc di cư (7) trong nội bộ châu Âu ngày càng (8) gia tăng và có ảnh hưởng đến (9) dân số của các quốc gia.

Bài tập 6 trang 13 SBT Địa lí 7: Nêu ba đặc điểm chính của:

- Đô thị hoá ở châu Âu.

- Di cư ở châu Âu.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Ba đặc điểm chính của đô thị hoá ở châu Âu:

+ Quá trình đô thị hoá xuất hiện từ sớm (thế kỉ XIX) và gắn liền với công nghiệp hoá.

+ Ở các vùng công nghiệp lâu đời có các cụm và các dải đô thị; quá trình độ thị hoá nông thôn phát triển tạo nên các đô thị vệ tinh.

+ Mức độ đô thị hoá cao, khoảng 75% số dân châu Âu sống ở đô thị (năm 2020).

Yêu cầu số 2: Ba đặc điểm chính của vấn đề di cư ở châu Âu:

+ Nhập cư là một trong những nguyên nhân làm cho châu Âu đông dân từ thời cổ đại.

+ Từ cuối thế kỉ XX đến đầu thế kỉ XXI, số lượng người nhập cư vào châu Âu ngày càng nhiều.

+ Di cư giữa các quốc gia trong nội bộ châu Âu ngày càng tăng. s

Bài tập 7 trang 13 SBT Địa lí 7: Dựa vào bảng 1 trang 101 SGK, hãy chú thích cho biểu đồ dưới đây và nhận xét về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở châu Âu năm 1990 và năm 2020.

Sách bài tập Địa lí 7 Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

- Chú thích:

+ (1) 0 - 14 tuổi

+ (2) 15 - 64 tuổi

+ (3) Từ 65 tuổi trở lên

- Nhận xét: Châu Âu có cơ cấu dân số già. Giai đoạn 1990 - 2020, trong cơ cấu dân số châu Âu, nhóm 0 - 14 tuổi và 15 - 64 tuổi có xu hướng giảm, nhóm trên 65 tuổi có xu hướng tăng.

+ Nhóm 0 - 14 tuổi chiếm tỉ lệ thấp, có xu hướng giảm. Năm 1990 là 20,5%, năm 2020 giảm xuống còn 16,1% (giảm 4,4%).

+ Nhóm 15 - 64 tuổi chiếm tỉ lệ lớn nhất nhưng cũng đang có xu hướng giảm. Năm 1990 là 66,9%, năm 2020 là 64,8% (giảm 2,1%).

+ Nhóm từ 65 tuổi trở lên tăng nhanh. Năm 1990 chiếm tỉ lệ 12,6%, năm 2020 tăng lên 19,1% (tăng 6,5%).

Bài viết liên quan

276