Lập bảng để phân biệt một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (về đối tượng, hình thức và khả năng thể hiện)
Trả lời Bài tập 4 trang 8 SBT Địa lí 10 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 10.
Giải sách bài tập Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
Bài tập 4 trang 8 SBT Địa lí 10: Lập bảng để phân biệt một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (về đối tượng, hình thức và khả năng thể hiện).
Trả lời:
Phương pháp |
Đối tượng thể hiện |
Hình thức thể hiện trên bản đồ |
Khả năng thể hiện của phương pháp |
Kí hiệu |
Đối tượng phân bố theo điểm, hay đối tượng tập trung trên diện tích nhỏ |
Các dạng kí hiệu |
Vị trí, số lượng, đặc điểm, cấu trúc, sự phân bố,… của đối tượng |
Kí hiệu đường chuyển động |
Đối tượng có sự di chuyển |
Mũi tên |
Hướng di chuyển của đối tượng, số lượng, cấu trúc… của đối tượng. |
Bản đồ - biểu đồ |
Giá trị tổng cộng của đối tượng theo lãnh thổ |
Các loại biểu đồ |
Số lượng, chất lượng… của đối tượng. |
Chấm điểm |
Đối tượng có sự phân bố phân tán trong không gian |
Các điểm chấm |
Số lượng, sự phân bố của đối tượng. |
Khoanh vùng |
Đối tượng phân bố theo vùng nhất định |
Đường nét liền, đường nét đứt, kí hiệu, chữ, màu sắc… |
Sự phân bố của đối tượng |
Xem thêm các bài giải sách bài tập Địa lí 10 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu 1.3. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động thể hiện đối tượng, hiện tượng...
Câu 1.4. Phương pháp chấm điểm được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm phân bố...
Câu 1.5. Phương pháp khoanh vùng thể hiện đối tượng...
Bài tập 3 trang 8 SBT Địa lí 10: Ghép ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp...