Bộ 30 đề thi Học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều có đáp án

Bộ 30 đề thi Học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều có đáp án giúp học sinh ôn luyện để đạt điểm cao trong bài thi Khoa học tự nhiên 7 Học kì 1. Mời các bạn cùng đón xem:

466
  Tải tài liệu

[Năm 2023] Đề thi Học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều có đáp án

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Khoa học tự nhiên 7

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều có đáp án - (Đề số 1)

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.

Câu 1. Hạt electron được kí hiệu là

A. p.

B. n.

C. e.   

D. f.

Câu 2. Nguyên tử carbon có 6 proton, 6 neutron và 6 electron. Khối lượng nguyên tử carbon là

A. 6 amu.

B. 12 amu.

C. 18 amu.

D. 24 amu.

Câu 3. Kí hiệu hóa học của nguyên tố calcium là

A. Ca.

B. Cu.  

C. Cl.    

D. C.

Câu 4. Cho các chất sau: muối ăn; nước; khí hydrogen; carbon. Số đơn chất là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 5. Khi hình thành liên kết trong phân tử NaCl, nguyên tử Na có xu hướng

A. nhường 1 electron.

B. nhận 1 electron.

C. góp chung electron.

D. nhường 2 electron.

Câu 6. Hợp chất ion là

A. NH3.

B. MgO.

C. H2O.

D. CO2.

Câu 7. Hóa trị của S trong hợp chất SO3 là

A. I.

B. II.  

C. IV.

D. VI.

Câu 8. Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxygen trong phân tử nitric acid (HNO3) là

A. 76,19%. 

B. 36,36%.

C. 23,81%.

D. 25,40%.

Câu 9. Một xe máy đi với vận tốc 40 km/h. Con số đó cho ta biết điều gì?

A. Thời gian đi của xe máy.

B. Quãng đường đi của xe máy.

C. Xe máy đi 1 giờ được 14 km.

D. Mỗi km xe đạp đi trong 14 giờ.

Câu 10. Hành vi nào sau đây không đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông?

A. Luôn đi với khoảng cách lớn hơn khoảng cách an toàn tối thiểu với phương tiện khác.

B. Điều khiển phương tiện giao thông với tốc độ tùy ý.

C. Đáp ứng đủ khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông.

D. Cả A, B, C.

Câu 11. Khi nghe đài, âm thanh phát ra từ đâu?

A. Từ chiếc loa có màng đang dao động.

B. Từ phát thanh viên đọc ở đài phát thanh.

C. Từ nút chỉnh âm thanh.

D. Từ vỏ kim loại của chiếc đài.

Câu 12. Trong các cách sau đây, cách nào giúp giảm tiếng ồn?

A. Sử dụng dây cao su bao quanh rìa các cánh cửa.

B. Làm tường nhà mỏng.

C. Không trồng cây xung quanh nhà.

D. Không trải thảm nhà.

Câu 13. Ứng dụng của phản xạ âm là:

A. Xác định độ sâu của biển.

B. Trong y học dùng máy siêu âm để khám bệnh.

C. Cá heo, dơi phát ra siêu âm và nhờ phản xạ để tìm thức ăn.

D. Cả A, B, C.

Câu 14. Trong các dụng cụ sau, dụng cụ nào có tác dụng hội tụ ánh sáng?

A. Gương phẳng.

B. Thấu kính hội tụ.

C. Thấu kính phân kì.

D. Mặt nước.

Câu 15. Tia phản xạ nằm trong

A. mặt phẳng tới.

B. mặt phẳng chứa tia tới.

C. mặt phẳng chứa pháp tuyến.

D. Cả A, B, C.

Câu 16. Kết luận nào về ảnh S’ của một điểm sáng S là không đúng?

A. Ảnh S' là giao của các tia phản xạ kéo dài.

B. Ảnh S' cách gương một đoạn bằng khoảng cách từ S tới gương.

C. S' là ảnh ảo.

D. S' và S nằm cùng phía bờ là gương.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Bài 1 (1 điểm): Cho mô hình nguyên tử sodium như sau:

TOP 30 đề thi Học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều (4 đề có đáp án + ma trận) (ảnh 1)

a. Xác định các thông tin sau về nguyên tố sodium: số hiệu nguyên tử, điện tích hạt nhân, số lớp electron, số electron ở lớp ngoài cùng.

b. Cho biết vị trí (ô, chu kì, nhóm) của sodium trong bảng tuần hoàn.

Bài 2 (2 điểm): Một hợp chất có công thức NxOy, trong đó O chiếm 36,36%. Khối lượng phân tử của hợp chất là 44 amu.

a. Xác định công thức hóa học của hợp chất.

b. Xác định hóa trị của N trong hợp chất vừa tìm được ở ý (a).

Bài 3 (3 điểm):

a. Đường từ nhà Nam tới công viên dài 7,2 km. Nếu đi với vận tốc không đổi 1,2 m/s thì thời gian Nam đi từ nhà tới công viên là bao nhiêu?

b. Em phải đứng cách xa một vách núi một khoảng bao nhiêu để tại đó, em nghe được tiếng vang của tiếng nói của mình? Biết vận tốc truyền âm của âm trong không khí là 340 m/s.

c. Đặt một viên pin song song với mặt gương và cách mặt gương một khoảng 2 cm. Ảnh của viên pin tạo bởi gương và cách mặt gương một khoảng là bao nhiêu?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Khoa học tự nhiên 7

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều có đáp án - (Đề số 2)

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.

Câu 1. Kí hiệu hóa học của nguyên tố carbon là

A. Ca.  

B. C.

C. Cu.

D. Cs.

Câu 2. Nguyên tố X có số thứ tự 14 trong bảng tuần hoàn. Nguyên tố X ở chu kì nào trong bảng tuần hoàn?

A. Chu kì 1.

B. Chu kì 2.

C. Chu kì 3.

D. Chu kì 4.

Câu 3. Trong các chất sau: khí ammonia; ethanol; khí nitrogen; khí carbon dioxide. Đơn chất là

A. khí ammonia.

B. ethanol.

C. khí carbon dioxide.

D. khí nitrogen.

Câu 4. Liên kết được hình thành trong phân tử carbon dioxide là

A. liên kết cộng hóa trị.

B. liên kết ion.

C. liên kết hydrogen.

D. liên kết kim loại.

Câu 5. Trong các nguyên nhân dưới đây, nguyên nhân nào gây ra tai nạn giao thông đường bộ?

A. Do vi phạm quy định về tốc độ giới hạn.

B. Chở hàng quá trọng tải của phương tiện.

C. Vượt đèn đỏ, đi sai làn đường.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6. Âm phản xạ là gì?

A. Là âm dội lại khi gặp gương phẳng.

B. Là âm dội lại khi gặp vật cản.

C. Là âm tới gặp vật cản.

D. Là âm tới gặp gương phẳng.

Câu 7. Bề mặt vật nào phản xạ âm tốt?

A. Tấm gỗ.

B. Tấm kính.

C. Tấm vải.

D. Miếng xốp.

Câu 8. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?

A. Hiện tượng phản xạ ánh sáng tạo ra ảnh của vật.

B. Hiện tượng phản xạ ánh sáng không tạo ra ảnh của vật.

C. Hiện tượng phản xạ khuếch tán tạo ra ảnh của vật.

D. Cả B và C đúng.

Câu 9: Trao đổi chất ở sinh vật là

A. sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường giúp sinh vật phát triển.

B. tập hợp các biến đổi hóa học trong tế bào cơ thể sinh vật đảm bảo duy trì sự sống.

C. tập hợp các biến đổi hóa học trong tế bào cơ thể sinh vật và sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường đảm bảo duy trì sự sống.

D. quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

Câu 10. Quá trình quang hợp góp phần làm giảm lượng khí nào sau đây trong khí quyển?

A. Hydrogen.

B. Oxygen.

C. Nitrogen.

D. Carbon dioxide.

Câu 11. Sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường tuân theo cơ chế nào sau đây?

A. Khuếch tán.              

B. Thẩm thấu.

C. Bán thấm.

D. Đối lưu.

Câu 12. Nhóm yếu tố nào sau đây chứa các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào?

A. Nhiệt độ, độ ẩm và nước, ánh sáng.         

B. Nhiệt độ, hàm lượng oxygen, ánh sáng, độ pH.

C. Nhiệt độ, độ ẩm và nước, hàm lượng oxygen, hàm lượng carbon dioxide.

D. Hàm lượng oxygen, hàm lượng carbon dioxide, ánh sáng.

Câu 13. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về hô hấp tế bào?

A. Quá trình hô hấp tế bào diễn ra chủ yếu trong nhân tế bào.

B. Đó là quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.

C. Tốc độ hô hấp tế bào phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào.

D. Đó là quá trình chuyển hóa năng lượng rất quan trọng của tế bào.

Câu 14. Hình thức cảm ứng ở động vật có đặc điểm nào sau đây?

A. Thường diễn ra nhanh, dễ nhận thấy.

B. Thường diễn ra chậm, dễ nhận thấy.

C. Thường diễn ra nhanh, khó nhận thấy.

D. Thường diễn ra chậm, khó nhận thấy.

Câu 15. Vì sao hiệu quả quang hợp của cây trồng tại các khu công nghiệp thường bị giảm đi?

A. Vì ánh sáng tại các khu công nghiệp quá cao, làm giảm hiệu quả quang hợp.

B. Vì nồng độ khí carbon dioxide thường tăng cao, làm giảm hiệu quả quang hợp.

C. Vì nhiệt độ tại các khu công nghiệp quá thấp, làm giảm hiệu quả quang hợp.

D. Vì ánh sáng khí carbon dioxide tại các khu công nghiệp quá thấp, làm giảm hiệu quả quang hợp.

Câu 16. Vì sao có tên gọi là cây hoa mười giờ?

A. Vì cây hoa mười thường hô hấp vào lúc 10 giờ.

B. Vì cây hoa mười giờ thường nở vào lúc 10 giờ.

C. Vì cây hoa mười thường thoát hơi nước vào lúc 10 giờ.

D. Vì cây hoa mười thường quang hợp vào lúc 10 giờ.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Bài 1 (1 điểm): Lập công thức hóa học của hợp chất tạo bởi sắt (iron) có hóa trị III và oxygen.

Bài 2 (1 điểm): Một người đứng cách một vách đá 680 m và la to. Sau bao lâu kể từ khi la, người này nghe được âm phản xạ trở lại? Cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.

Bài 3 (2 điểm): Phân tích sự phù hợp giữa cấu tạo của khí khổng với chức năng trao đổi khí ở thực vật.

Bài 4 (2 điểm):

a. Tại sao khi trồng cây đậu cô ve leo, đậu đũa,… người ta cần làm giàn?

b. Hoàn thành bảng sau:

Ví dụ về tập tính

Ý nghĩa đối với động vật

Chim yến làm tổ, ấp trứng.

 

Hổ thực hiện nhiều hoạt động như rình, rượt và vồ mồi để săn mồi.

 

Ong có tập tính sống thành đàn. Trong một đàn ong, có sự phân công về chức năng thành ong chúa, ong đực và ong thợ.

 

Sư tử dùng nước tiểu để đánh dấu. Khi có những kẻ xâm phạm xuất hiện, chúng sẽ chiến đấu một cách quyết liệt.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Khoa học tự nhiên 7

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều có đáp án - (Đề số 3)

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.

Câu 1. Trong các hạt cấu tạo nên nguyên tử, hạt mang điện tích âm là

A. hạt proton.

B. hạt neutron.

C. hạt electron.

D. hạt nhân.

Câu 2. Nguyên tử oxygen có 8 electron. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử oxygen là

A. 2.

B. 6.

C. 8.

D. 3.

Câu 3. Kí hiệu hóa học của nguyên tố helium là

A. H.

B. He.

C. HF.  

D. Hg.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong một phân tử, các nguyên tử luôn khác nhau.

B. Trong một phân tử, các nguyên tử luôn giống nhau.

C. Trong một phân tử, các nguyên tử có thể giống nhau hoặc khác nhau.

D. Phân tử nước trong nước đá, nước lỏng là khác nhau.

Câu 5. Trong các chất sau, chất nào là đơn chất?

A. Muối ăn.

B. Đường ăn.

C. Vitamin C.

D. Khí hydrogen.

Câu 6. Lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử khí hiếm có số electron là

A. 8.

B. 6.

C. 4.   

D. 2.

Câu 7. Hóa trị của phosphorus trong hợp chất P2O5 là

A. I.

B. II.

C. III.

D. V.

Câu 8. Khối lượng phân tử của hợp chất hydrogen sulfide là (biết trong phân tử có 2 H và 1 S)

A. 30 amu.                    

B. 34 amu.                     

C. 32 amu.                     

D. 33 amu.

Câu 9. Điền đáp án thích hợp vào chỗ trống: 15 m/s = …. km/h.

A. 54 km/h.

B. 4,167 km/h.

C. 540 km/h.

D. 360 km/h.

Câu 10. Tốc độ của xe càng lớn thì

A. thời gian để xe dừng càng ngắn..

B. quãng đường đi được trước khi dừng lại càng dài.

C. khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe càng nhỏ.

D. Cả A, B, C.

Câu 11. Khi bật quạt ta thường nghe thấy âm thanh vù vù phát ra. Âm thanh đó phát ra từ bộ phận nào của quạt?

A. Hộp số.

B. Không khí.

C. Tụ điện.

D. Cánh quạt.

Câu 12. Sự trầm hay bổng của âm do nhạc cụ phát ra phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Hình dạng nhạc cụ.

B. Vẻ đẹp nhạc cụ.

C. Kich thước của nhạc cụ.

D. Tần số của âm phát ra.

Câu 13. Vật cứng, phẳng, nhẵn có tác dụng gì?

A. Trang trí nhà cửa được đẹp hơn.

B. Bền hơn.

C. Hấp thụ âm tốt hơn.

D. Phản xạ âm tốt.

Câu 14. Đặc điểm của nguồn sáng là

A. phát ra ánh sáng và tỏa nhiệt.

B. chỉ phát ra ánh sáng.

C. chỉ tỏa nhiệt.

D. vật không tự phát ra ánh sáng.

Câu 15. Hiện tượng tán xạ xảy ra trên bề mặt vật có đặc điểm như nào?

A. Bề mặt cứng.

B. Bề mặt nhẵn bóng.

C. Bề mặt không nhẵn bóng.

D. Cả A và B.

Câu 16. Chọn phát biểu đúng?

A. Ảnh của một vật qua gương phẳng luôn luôn nhỏ hơn vật.

B. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có thể lớn hơn vật tùy thuộc vào vị trí đặt vật trước gương.

C. Nếu đặt màn ở một vị trí thích hợp, vật ở trước gương, ta có thể hứng được ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.

D. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn có kích thước bằng vật.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Bài 1 (1 điểm): Cho mô hình nguyên tử magnesium (Mg) như sau:

TOP 30 đề thi Học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều (4 đề có đáp án + ma trận) (ảnh 1)

Hãy xác định vị trí (ô, chu kì, nhóm) của Mg trong bảng tuần hoàn (có giải thích ngắn gọn cách xác định).

Bài 2 (2 điểm):

a. Lập công thức hóa học của hợp chất được tạo bởi C có hóa trị IV và O.

b. Mô tả sự tạo thành liên kết trong phân tử vừa lập ở ý (a).

Bài 3 (3 điểm):

a. Điền từ thích hợp vào chỗ trống “…” trong câu để được câu hoàn chỉnh:

Đồ thị …. mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian đi hết quãng đường đó.

b. Trong 15 s, một vật thực hiện được 30 dao động thì tần số dao động của vật đó là:

c. Một người đứng trước gương phẳng và tiến lại gần gương thêm 10 cm, khoảng cách giữa người này và ảnh tạo bởi gương là bao nhiêu?

Đáp án đề thi Học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều - (Đề số 3)

Phần I. Trắc nghiệm

Câu 1.

Đáp án đúng là: C

Trong các hạt cấu tạo nên nguyên tử, hạt mang điện tích âm là electron.

Câu 2.

Đáp án đúng là: B

Nguyên tử oxygen có 8 electron được phân bố vào hai lớp electron. Lớp thứ nhất có 2 electron, lớp thứ hai có 6 electron. Ta nói, nguyên tử oxygen có 6 electron ở lớp ngoài cùng.

Câu 3.

Đáp án đúng là: B

Kí hiệu hóa học của nguyên tố helium là: He.

Câu 4.

Đáp án đúng là: C

Trong một phân tử, các nguyên tử có thể giống nhau hoặc khác nhau.

Ví dụ:

+ Phân tử gồm các nguyên tử giống nhau: H2; O2; O3 …

+ Phân tử gồm các nguyên tử khác nhau: MgO; HCl; NaCl….

Câu 5.

Đáp án đúng là: D

Khí hydrogen là đơn chất do được tạo thành từ một nguyên tố H.

Câu 6.

Đáp án đúng là: A

Lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử khí hiếm có 8 electron.

Câu 7.

Đáp án đúng là: D

Trong hợp chất P2O5, hóa trị của O là II, gọi hóa trị của P là x. Ta có:

2.x = 5.II Þ x = V.

Câu 8.

Đáp án đúng là: B

Phân tử hydrogen sulfide: H2S

Khối lượng phân tử: 2 × 1 + 32 = 34 (amu).

Câu 9.

Đáp án đúng là: A

15 m/s = 15 . 3,6 = 54 km/h

Câu 10.

Đáp án đúng là: B

Tốc độ của xe càng lớn thì

- thời gian để xe dừng càng dài.

- quãng đường đi được trước khi dừng lại càng dài.

- khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe càng lớn.

Câu 11.

Đáp án đúng là: D

Khi bật quạt ta thường nghe thấy âm thanh vù vù phát ra, đó là do cánh quạt chuyển động.

Câu 12.

Đáp án đúng là: D

Âm phát ra cao (bổng) khi tần số dao động lớn.

Âm phát ra thấp (trầm) khi tần số dao động nhỏ.

Câu 13.

Đáp án đúng là: D

Vật cứng, phẳng, nhẵn có tác dụng phản xạ âm tốt.

Câu 14.

Đáp án đúng là: A

B, C sai vì nguồn sáng vừa phát ra ánh sáng vừa tỏa nhiệt.

D sai vì nguồn sáng là vật tự phát ra ánh sáng.

Câu 15.

Đáp án đúng là: C

Hiện tượng tán xạ xảy ra trên bề mặt vật không nhẵn bóng.

Câu 16.

Đáp án đúng: D

Ảnh tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn ⇒ C sai.

Ảnh tạo bởi gương phẳng lớn bằng vật ⇒ A, B sai.

Phần II. Tự luận

Bài 1:

Ta có, magnesium ở vị trí:

+ Ô thứ 12 (do số thứ tự ô = số electron = 12).

+ Chu kì 3 (do số thứ tự chu kì = số lớp electron = 3).

+ Nhóm IIA (do số thứ tự nhóm A = số electron ở lớp ngoài cùng).

Bài 2:

a. Lập công thức hóa học của hợp chất:

Đặt công thức hóa học của hợp chất là: CxOy.

Áp dụng công thức hóa trị ta có: x.IV=y.IIxy=IIIV=12

Chọn x = 1 và y = 2. Công thức hóa học của hợp chất là CO2.

b. Mô tả sự tạo thành liên kết trong phân tử CO2:

Nguyên tử C có 4 electron ở lớp ngoài cùng và cần thêm 4 electron để đạt được lớp vỏ bền vững tương tự khí hiếm Ne.

Trong phân tử carbon dioxide, nguyên tử C góp 4 electron, mỗi nguyên tử O góp 2 electron. Như vậy, giữa nguyên tử C và O có hai đôi electron dùng chung.

Hạt nhân nguyên tử C và O cùng hút đôi electron dùng chung, liên kết với nhau để tạo thành phân tử CO2.

Bài 3:

a. Đồ thị quãng đường – thời gian mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian đi hết quãng đường đó.

b. Tần số dao động là 30 : 15 = 2 Hz.

c. Do khoảng cách giữa người và gương giảm 10 cm nên khoảng cách từ vật đến gương giảm 10 cm.

Vậy khoảng cách giữa người này và ảnh tạo bởi gương giảm 20 cm.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 1

Năm học 2022 - 2023

Môn: Khoa học tự nhiên 7

Thời gian làm bài: 60 phút

Đề thi Học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều có đáp án - (Đề số 4)

Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.

Câu 1. Trong các hạt cấu tạo nên nguyên tử, hạt mang điện tích âm là

A. hạt proton.

B. hạt neutron.

C. hạt electron.

D. hạt nhân.

Câu 2. Nguyên tử oxygen có 8 electron. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử oxygen là

A. 2.

B. 6.

C. 8.

D. 3.

Câu 3. Kí hiệu hóa học của nguyên tố helium là

A. H.

B. He.

C. HF.  

D. Hg.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Trong một phân tử, các nguyên tử luôn khác nhau.

B. Trong một phân tử, các nguyên tử luôn giống nhau.

C. Trong một phân tử, các nguyên tử có thể giống nhau hoặc khác nhau.

D. Phân tử nước trong nước đá, nước lỏng là khác nhau.

Câu 5. Trong các chất sau, chất nào là đơn chất?

A. Muối ăn.

B. Đường ăn.

C. Vitamin C.

D. Khí hydrogen.

Câu 6. Lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử khí hiếm có số electron là

A. 8.

B. 6.

C. 4.   

D. 2.

Câu 7. Hóa trị của phosphorus trong hợp chất P2O5 là

A. I.

B. II.

C. III.

D. V.

Câu 8. Khối lượng phân tử của hợp chất hydrogen sulfide là (biết trong phân tử có 2 H và 1 S)

A. 30 amu.                    

B. 34 amu.                     

C. 32 amu.                     

D. 33 amu.

Câu 9. Điền đáp án thích hợp vào chỗ trống: 15 m/s = …. km/h.

A. 54 km/h.

B. 4,167 km/h.

C. 540 km/h.

D. 360 km/h.

Câu 10. Tốc độ của xe càng lớn thì

A. thời gian để xe dừng càng ngắn..

B. quãng đường đi được trước khi dừng lại càng dài.

C. khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe càng nhỏ.

D. Cả A, B, C.

Câu 11. Khi bật quạt ta thường nghe thấy âm thanh vù vù phát ra. Âm thanh đó phát ra từ bộ phận nào của quạt?

A. Hộp số.

B. Không khí.

C. Tụ điện.

D. Cánh quạt.

Câu 12. Sự trầm hay bổng của âm do nhạc cụ phát ra phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Hình dạng nhạc cụ.

B. Vẻ đẹp nhạc cụ.

C. Kich thước của nhạc cụ.

D. Tần số của âm phát ra.

Câu 13. Vật cứng, phẳng, nhẵn có tác dụng gì?

A. Trang trí nhà cửa được đẹp hơn.

B. Bền hơn.

C. Hấp thụ âm tốt hơn.

D. Phản xạ âm tốt.

Câu 14. Đặc điểm của nguồn sáng là

A. phát ra ánh sáng và tỏa nhiệt.

B. chỉ phát ra ánh sáng.

C. chỉ tỏa nhiệt.

D. vật không tự phát ra ánh sáng.

Câu 15. Hiện tượng tán xạ xảy ra trên bề mặt vật có đặc điểm như nào?

A. Bề mặt cứng.

B. Bề mặt nhẵn bóng.

C. Bề mặt không nhẵn bóng.

D. Cả A và B.

Câu 16. Chọn phát biểu đúng?

A. Ảnh của một vật qua gương phẳng luôn luôn nhỏ hơn vật.

B. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có thể lớn hơn vật tùy thuộc vào vị trí đặt vật trước gương.

C. Nếu đặt màn ở một vị trí thích hợp, vật ở trước gương, ta có thể hứng được ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.

D. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn có kích thước bằng vật.

Phần II. Tự luận (6 điểm)

Bài 1 (1 điểm): Cho mô hình nguyên tử magnesium (Mg) như sau:

TOP 30 đề thi Học kì 1 Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều (4 đề có đáp án + ma trận) (ảnh 1)

Hãy xác định vị trí (ô, chu kì, nhóm) của Mg trong bảng tuần hoàn (có giải thích ngắn gọn cách xác định).

Bài 2 (2 điểm):

a. Lập công thức hóa học của hợp chất được tạo bởi C có hóa trị IV và O.

b. Mô tả sự tạo thành liên kết trong phân tử vừa lập ở ý (a).

Bài 3 (3 điểm):

a. Điền từ thích hợp vào chỗ trống “…” trong câu để được câu hoàn chỉnh:

Đồ thị …. mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian đi hết quãng đường đó.

b. Trong 15 s, một vật thực hiện được 30 dao động thì tần số dao động của vật đó là:

c. Một người đứng trước gương phẳng và tiến lại gần gương thêm 10 cm, khoảng cách giữa người này và ảnh tạo bởi gương là bao nhiêu?

Đáp án đề thi Học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều - (Đề số 4)

Phần I. Trắc nghiệm

Câu 1.

Đáp án đúng là: C

Trong các hạt cấu tạo nên nguyên tử, hạt mang điện tích âm là electron.

Câu 2.

Đáp án đúng là: B

Nguyên tử oxygen có 8 electron được phân bố vào hai lớp electron. Lớp thứ nhất có 2 electron, lớp thứ hai có 6 electron. Ta nói, nguyên tử oxygen có 6 electron ở lớp ngoài cùng.

Câu 3.

Đáp án đúng là: B

Kí hiệu hóa học của nguyên tố helium là: He.

Câu 4.

Đáp án đúng là: C

Trong một phân tử, các nguyên tử có thể giống nhau hoặc khác nhau.

Ví dụ:

+ Phân tử gồm các nguyên tử giống nhau: H2; O2; O3 …

+ Phân tử gồm các nguyên tử khác nhau: MgO; HCl; NaCl….

Câu 5.

Đáp án đúng là: D

Khí hydrogen là đơn chất do được tạo thành từ một nguyên tố H.

Câu 6.

Đáp án đúng là: A

Lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử khí hiếm có 8 electron.

Câu 7.

Đáp án đúng là: D

Trong hợp chất P2O5, hóa trị của O là II, gọi hóa trị của P là x. Ta có:

2.x = 5.II Þ x = V.

Câu 8.

Đáp án đúng là: B

Phân tử hydrogen sulfide: H2S

Khối lượng phân tử: 2 × 1 + 32 = 34 (amu).

Câu 9.

Đáp án đúng là: A

15 m/s = 15 . 3,6 = 54 km/h

Câu 10.

Đáp án đúng là: B

Tốc độ của xe càng lớn thì

- thời gian để xe dừng càng dài.

- quãng đường đi được trước khi dừng lại càng dài.

- khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe càng lớn.

Câu 11.

Đáp án đúng là: D

Khi bật quạt ta thường nghe thấy âm thanh vù vù phát ra, đó là do cánh quạt chuyển động.

Câu 12.

Đáp án đúng là: D

Âm phát ra cao (bổng) khi tần số dao động lớn.

Âm phát ra thấp (trầm) khi tần số dao động nhỏ.

Câu 13.

Đáp án đúng là: D

Vật cứng, phẳng, nhẵn có tác dụng phản xạ âm tốt.

Câu 14.

Đáp án đúng là: A

B, C sai vì nguồn sáng vừa phát ra ánh sáng vừa tỏa nhiệt.

D sai vì nguồn sáng là vật tự phát ra ánh sáng.

Câu 15.

Đáp án đúng là: C

Hiện tượng tán xạ xảy ra trên bề mặt vật không nhẵn bóng.

Câu 16.

Đáp án đúng: D

Ảnh tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn ⇒ C sai.

Ảnh tạo bởi gương phẳng lớn bằng vật ⇒ A, B sai.

Phần II. Tự luận

Bài 1:

Ta có, magnesium ở vị trí:

+ Ô thứ 12 (do số thứ tự ô = số electron = 12).

+ Chu kì 3 (do số thứ tự chu kì = số lớp electron = 3).

+ Nhóm IIA (do số thứ tự nhóm A = số electron ở lớp ngoài cùng).

Bài 2:

a. Lập công thức hóa học của hợp chất:

Đặt công thức hóa học của hợp chất là: CxOy.

Áp dụng công thức hóa trị ta có: x.IV=y.IIxy=IIIV=12

Chọn x = 1 và y = 2. Công thức hóa học của hợp chất là CO2.

b. Mô tả sự tạo thành liên kết trong phân tử CO2:

Nguyên tử C có 4 electron ở lớp ngoài cùng và cần thêm 4 electron để đạt được lớp vỏ bền vững tương tự khí hiếm Ne.

Trong phân tử carbon dioxide, nguyên tử C góp 4 electron, mỗi nguyên tử O góp 2 electron. Như vậy, giữa nguyên tử C và O có hai đôi electron dùng chung.

Hạt nhân nguyên tử C và O cùng hút đôi electron dùng chung, liên kết với nhau để tạo thành phân tử CO2.

Bài 3:

a. Đồ thị quãng đường – thời gian mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian đi hết quãng đường đó.

b. Tần số dao động là 30 : 15 = 2 Hz.

c. Do khoảng cách giữa người và gương giảm 10 cm nên khoảng cách từ vật đến gương giảm 10 cm.

Vậy khoảng cách giữa người này và ảnh tạo bởi gương giảm 20 cm.

Ma trận đề thi Học kì 1 môn Khoa học tự nhiên lớp 7 (Cánh diều)

Tên bài

MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ

Tổng số ý/ câu

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Chủ đề 1. Nguyên tử. Nguyên tố hóa học

 

2

(0,5 đ)

 

1

(0,25 đ)

 

 

 

 

 

3

(0,75 đ)

Chủ đề 2. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

 

 

 

 

1

(1 đ)

 

 

 

1

(1 đ)

 

Chủ đề 3. Phân tử

 

3

(0,75 đ)

 

2

(0,5 đ)

1

(2 đ)

 

 

 

1

(2 đ)

5

(1,25 đ)

Chủ đề 4. Tốc độ

 

1

(0,25 đ)

 

1

(0,25 đ)

1

(1 đ)

 

 

 

1

(1 đ)

2

(0,5 đ)

Chủ đề 5. Âm thanh

 

1

(0,25 đ)

 

1

(0,25 đ)

1

(1 đ)

1

(0,25 đ)

 

 

1

(1 đ)

3

(0,75 đ)

Chủ đề 6. Ánh sáng

 

1

(0,25 đ)

 

1

(0,25 đ)

1

(1 đ)

1

(0,25 đ)

 

 

1

(1 đ)

3

(0,75 đ)

Điểm số

 

2 đ

 

1,5 đ

6 đ

0,5 đ

 

 

6 đ

4 đ

Tổng số điểm

2 đ

1,5 đ

6,5 đ

0 đ

466
  Tải tài liệu