Giải Lịch sử 7 Kết nối tri thức Bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 7 Bài 6. Mời các bạn đón xem:

627


Giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

Video giải bài tập Lịch Sử 7 Bài 6: Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

Câu hỏi mở đầu trang 35 Bài 6 Lịch sử 7: Diện mạo của các vương quốc này như thế nào? Những thành tựu văn hóa tiêu biểu đạt được là gì?.

Trả lời:

* Diện mạo khu vực Đông Nam Á từ thế kỉ X - XVI

- Từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến thế kỉ XIII, các vương quốc ở Đông Nam Á tiếp tục phát triển trên cơ sở của các vương quốc phong kiến đã hình thành ở giai đoạn trước.

- Vào khoảng thế kỉ XIII, ở Đông Nam Á xuất hiện nhiều quốc gia phong kiến rộng lớn; nhiều quốc gia mới cũng ra đời.

- Từ thế kỉ XVI, các vương quốc phong kiến Đông Nam Á bắt đầu quá trình suy vong.

* Văn hóa Đông Nam Á từ thế kỉ X – XVI:

- Trong các thế kỉ X – XVI, các nước Đông Nam Á đã sáng tạo ra những thành tựu văn hóa độc đáo trên các lĩnh vực: chữ viết; văn học; tôn giáo; kiến trúc – điêu khắc…

1. Sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI

Câu hỏi 1 trang 37 Lịch sử 7: Khai thác hình 2 và thông tin trong mục, trình bày sơ lược sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.

Tài liệu VietJack

Trả lời:

* Sự hình thành:

- Trên cơ sở các vương quốc phong kiến đã được hình thành ở giai đoạn từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến thế kỉ XIII, các vương quốc tiếp tục phát triển

+ Trên lưu vực sông I-ra-ca-đi, Vương quốc Pa-gan đã mạnh lên và thống nhất lãnh thổ, phát triển Vương quốc Mi-an-ma.

+ Ở lưu vực sông Chao Phray-a là sự hiện diện của Vương quốc Ha-ri-pun-giay-a

+ Trên bán đảo Đông Dương có Đại Việt, Chăm-pa và Vương quốc Cam-pu-chia

- Vào thế kỉ XIII:

+ Các quốc gia nhỏ và các tộc người đã liên kết kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên => hình thành nên các vương quốc phong kiến mới. Ví dụ: nhiều nước nhỏ trên 2 đảo Xu-ma-tra và Gia-va thống nhất dưới thời Vương triều Mô-giô-pa-hít…

+ Người Thái lập ra các Vương quốc Su-Khô-thay và A-út-thay-a. Sau đó A-út-thay-a chính phục Su-Khô-thay thành lập ra Thái Lan.

+ Lan Xang được thành lập (Lào)

* Sự phát triển:

- Về chính trị:

+ Bộ máy nhà nước dần được củng cố với sự tăng cường quyền lực của nhà vua.

+ Hoàn chỉnh hệ thống quan lại các cấp.

+ Luật pháp cũng ngày càng được hoàn thiện với sự xuất hiện nhiều bộ luật, như: Si-va-sa-xa-na (In-đô-nê-xi-a); Hình thư (Đại Việt)…

- Về kinh tế:

+ Nền nông nghiệp lúa nước phát triển.

+ Hoạt động giao lưu buôn bán đường biển phát triển.

Câu hỏi 2 trang 37 Lịch sử 7: Từ tư liệu trên, em có nhận xét gì hoạt động kinh tế của Vương quốc Ma-lắc-ca?.

Trả lời:

- Nhận xét:

+ Hoạt động trao đổi kinh tế qua đường biển của Vương quốc Ma-lắc-ca rất phát triển; Ma-lắc-ca có quan hệ buôn bán với thương nhân của nhiều quốc gia trên thế giới, như: Ấn Độ; Trung Quốc; các nước ở khu vực Tây Á, châu Âu…

+ Eo biển Ma-lắc-ca giữ vai trò quan trọng trên tuyến đường giao thương quốc tế; nhiều nền kinh tế lớn phai phụ thuộc lớn vào hoạt động thương mại thông qua eo biển này.

2. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

Câu hỏi 1 trang 38 Lịch sử 7: Hãy nêu thành tựu văn hóa tiêu biểu của các quốc gia ở Đông Nam Á và rút ra nhận xét.

Trả lời

* Thành tựu văn hóa tiêu biểu:

- Tín ngưỡng - tôn giáo

+ Từ thế kỉ XII, dòng Phật giáo tiểu thừa được truyền bá và phổ biến ở nhiều quốc gia Đông Nam Á, như: Lan Xang, Cam-pu-chia, Miến Điện…. Nhiều ngôi chùa được xây dựng và trở thành trung tâm văn hóa thời bấy giờ.

+ Vào thế kỉ XII - XIII, Hồi giáo theo chân  các thương nhân Ả Rập, Ấn Độ du nhập vào Đông Nam Á và trở thành quốc giáo ở một số quốc gia; nhiều tiểu quốc Hồi giáo cũng ra đời.

- Chữ viết:

+ Đầu thế kỉ XIII, chữ Thái đươc hình thành dựa trên hệ thống chữ Phạn của người Ấn.

+ Khoảng thế kỉ XIV, chữ Lào ra đời.

+ Trên cơ sở cải tiến chữ Hán, người Việt sáng tạo ra chữ Nôm (Trung Quốc)

- Văn học:

+ Văn học dân gian phát triển, đa dạng và phong phú về thể loại

+ Văn học chữ viết xuất hiện và phát triển nhanh với nhiều tác phẩm nổi tiếng, như:  Cuốn sách của các ông vua, trường ca Ne-ga-rắc re-ta-ga-ma; truyện sử Mã Lai (Ma-lai-xi-a)

- Kiến trúc - điêu khắc:

+ Nhiều công trình như đền, chùa, tháp được xây dựng trở thành các di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng thế giới, như: đền Ăng-co (Cam-pu-chia), chùa Vàng (Mi-an-ma), chùa Vàng (Thái Lan)

+ Nghệ thuật điêu khắc và tạc tượng thần, Phật, phù điêu phát triển

* Nhận xét:

- Trong các thế kỉ X – XVI, cư dân Đông Nam Á đã tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài (như: Trung Quốc, Ấn Độ…) để làm giàu, làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc.

- Các thành tựu văn hóa của cư dân Đông Nam Á đã đóng góp quan trọng vào kho tàng văn mình nhân loại

- Nhiều thành tựu của cư dân Đông Nam Á trong các thế kỉ X – XVI vẫn được duy trì, sử dụng cho đến hiện nay, ví dụ: Đền Ăng-co-vát (ở Cam-pu-chia), chùa Vàng (ở Mi-an-ma) là những địa điểm du lịch hấp dẫn; chữ Thái, chữ Lào… vẫn tiếp tục được sử dụng…

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Câu hỏi 2 trang 38 Lịch sử 7: Nhiều quốc gia Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết riêng có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời

- Việc các quốc gia Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết riêng đã cho thấy:

+ Cư dân Đông Nam Á đã tiếp thu một cách có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài để làm giàu, làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc

+ Thể hiện tính dân tộc, lòng tự hào, tự tôn của các cộng đồng dân cư ở Đông Nam Á.

+ Sự ra đời của chữ viết sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành văn hóa khác (ví dụ: văn học, sử học…) và tạo điều kiện cho sự phát triển của văn hóa các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn sau. 

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tha

- Việc các quốc gia Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết riêng đã cho thấy:

+ Cư dân Đông Nam Á đã tiếp thu một cách có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài để làm giàu, làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc

+ Thể hiện tính dân tộc, lòng tự hào, tự tôn của các cộng đồng dân cư ở Đông Nam Á.

+ Sự ra đời của chữ viết sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành văn hóa khác (ví dụ: văn học, sử học…) và tạo điều kiện cho sự phát triển của văn hóa các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn sau. 

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Luyện Tập - Vận dụng

Luyện tập - Vận dụng 1 trang 33 Lịch sử 7: Hãy thể hiện trên trục thời gian các sự kiện tiêu biểu về quá trình hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI.

Trả lời:

(*) Sơ đồ trục thời gian tham khảo

Hãy thể hiện trên trục thời gian các sự kiện tiêu biểu về quá trình hình thành và phát triển (ảnh 1)

Luyện tập - Vận dụng 2 trang 38 Lịch sử 7: Tìm hiểu thêm từ sách, báo và internet về một thành tựu văn hóa tiêu biểu của các nước Đông Nam Á thời kì này mà em ấn tượng nhất và viết  bài (hoặc làm bài thiết kế đồ họa - inforgraphic) giới thiệu về thành tựu đó.

Trả lời:

(*) Bài tham khảo số 1: Giới thiệu đền Ăng-co Vát (Campuchia)

- Ăng-co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia được xây dựng từ đầu thế kỉ XII.

- Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn. Muốn thăm hết khu đền chính phải đi qua ba tầng hành lang dài gần 1500 mét và vào thăm 398 gian phòng. Suốt cuộc dạo xem kì thú đó, du khách sẽ cảm thấy như lạc vào thế giới của nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc cổ đại. Đây, những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Đây, những bức tường buồng nhẵn bóng như mặt ghế đá, hoàn toàn được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.

- Toàn bộ khu đền quay về hướng tây. Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng. Mặt trời lặn, ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xòa tán tròn vượt lên hẳn những hàng muỗm già cổ kính. Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong, uy nghi kì lạ, càng cao càng thâm nghiêm dưới ánh trời vàng, khi đàn dơi bay tỏa ra từ các ngách.

Tìm hiểu thêm từ sách, báo và internet về một thành tựu văn hóa tiêu biểu của các nước Đông Nam Á (ảnh 1)

Quang cảnh một góc khu đền thám Ăng-co Vát

(*) Bài tham khảo số 2: giới thiệu Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam, Việt Nam)

Tìm hiểu thêm từ sách, báo và internet về một thành tựu văn hóa tiêu biểu của các nước Đông Nam Á (ảnh 1)

Bài viết liên quan

627