Giải Địa Lí 7 Bài 9: Thiên nhiên châu Phi - Chân trời sáng tạo

Hoidap.vietjack.com trân trọng giới thiệu: lời giải bài tập Địa lí 7 Bài 9: Thiên nhiên châu Phi sách Chân trời sáng tạo thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 7 Bài 9. Mời các bạn đón xem:

429
  Tải tài liệu

 Giải bài tập Địa Lí 7 Bài 9: Thiên nhiên châu Phi

Video giải bài tập Địa Lí 7 Bài 9: Thiên nhiên châu Phi

Câu hỏi mở đầu trang 128 Bài 9 Địa Lí lớp 7: Vậy, châu Phi có vị trí như thế nào? Thiên nhiên châu Phí có đặc điểm gì nổi bật?

Trả lời:

- Châu Phi có vị trí nằm giữa chí tuyến bắc và chí tuyến nam.

- Châu Phi là châu lục nóng nhất thế giới.

1. Vị trí địa lí, hình dạng, kích thước châu Phi

Câu hỏi trang 128 Địa Lí lớp 7: Dựa vào hình 9.1 và thông tin trong bài, em hãy:

- Nêu đặc điểm hình dạng và kích thước châu Phi.

- Trình bày đặc điểm vị trí địa lí châu Phi.

Trả lời:

- Yêu cầu số 1: Đặc điểm hình dạng và kích thước châu Phi.

+ Hình dạng: có dạng khối, đường bờ biển ít bị chia cắt.

+ Kích thước: châu Phi có diện tích hơn 30 triệu km2.

Yêu cầu số 2: Đặc điểm vị trí địa lí châu Phi: Nằm cả ở bán cầu bắc và bán cầu nam, bán cầu đông và bán cầu tây, nằm giữa hai chí tuyến bắc và nam. Tiếp giáp hai châu lục (Á, Âu) và hai đại dương (Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương).

2. Đặc điểm tự nhiên

Câu hỏi trang 129 Địa Lí lớp 7: Dựa vào hình 9.1 và thông tin trong bài, em hãy:

- Phân tích đặc điểm địa hình châu Phi. 

- Cho biết sự phân bố các loại khoáng sản chính ở châu Phi.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Đặc điểm địa hình châu Phi:

+ Bề mặt khá bằng phẳng, độ cao trung bình 750 m so với mặt nước biển. Cao phía đông nam và thấp dần về tây bắc.

+ Các dạng địa hình: sơn nguyên, bồn địa, hoang mạc, núi thấp và đồng bằng.

Yêu cầu số 2: Sự phân bố các loại khoáng sản chính ở châu Phi:

+ Dầu mỏ tập trung ở Bắc Phi

+ Kim loại quý (vàng, kim cương) phân bố chủ yếu ở Nam Phi.

Câu hỏi trang 130 Địa Lí lớp 7: Dựa vào hình 9.2 và thông tin trong bài, em hãy:

- Nêu tên các đới khí hậu ở châu Phi.

- Nhận xét đặc điểm chung của khí hậu châu Phi.

  Dựa vào hình 9.2 và thông tin trong bài, em hãy: Nêu tên các đới

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Nêu tên các đới khí hậu ở châu Phi: Đới khí hậu xích đạo, đới khí hậu cận xích đạo, đới khí hậu nhiệt đới, đới khí hậu cận nhiệt.

Yêu cầu số 2: Nhận xét: phần lớn lãnh thổ châu Phi nằm trong các đới khí hậu nóng.

+ Đới khí hậu xích đạo: nhiệt độ trung bình năm cao trên 250C, mưa quanh năm, lượng mưa lớn.

+ Đới khí hậu cận xích đạo: nhiệt độ trung bình năm cao trên 200C, lượng mưa khá lớn, giảm dần về hai chí tuyến.

+ Đới khí hậu nhiệt đới: Mang tính chất lục địa rất nóng, khô, thay đổi theo mùa.

+ Đới khí hậu cận nhiệt: Nhiệt độ chênh lệch giữa mùa hạ và mùa đông lớn, lượng mưa trung bình khoảng 500mm/năm, số ngày mưa ít.

Câu hỏi trang 131 Địa Lí lớp 7: Dựa vào hình 9.1 và thông tin trong bài, em hãy:

- Nêu tên các sông và hồ chính ở châu Phi.

- Nhận xét đặc điểm mạng lưới sông, hồ ở châu Phi.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Nêu tên các sông và hồ chính ở châu Phi: sông Công-gô, Nin, Dăm-be-di, Ni-giê. Hồ Vic-to-ri-a, Tan-ga-ni-ca, Ma-la-uy.

Yêu cầu số 2: Nhận xét đặc điểm mạng lưới sông, hồ ở châu Phi:

+ Mạng lưới sông, hồ phân bố không đều : tập trung chủ yếu ở bồn địa Công-gô và phía bắc vịnh Ghi-nê.

+ Vùng hoang mạc rất ít sông, chỉ có dòng chảy vào mùa mưa.

Câu hỏi trang 131 Địa Lí lớp 7: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm các môi trường thiên nhiên ở châu Phi.

Trả lời:

- Đặc điểm các môi trường thiên nhiên ở châu Phi:

+ Môi trường xích đạo: Rừng thường xanh phát triển, mạng lưới sông ngòi dày đặc, đất đai màu mỡ.

+ Môi trường nhiệt đới: Càng gần chí tuyến thảm thực vật chuyển từ rừng sang đồng cỏ cao và cây bụi gai. Sông ngòi nhiều nước, chế độ nước chảy theo mùa. Đất đỏ vàng là chủ yếu.

+ Môi trường hoang mạc: Chiếm diện tích lớn nhất, thực vật sông ngòi kém phát triển.

+ Môi trường cận nhiệt đới: Chiếm diện tích nhỏ, phát triển cây lá cứng, sông ít phát triển.

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 trang 132 Địa Lí lớp 7: Cho biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của hai trạm khí tượng sau:

Cho biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của hai trạm khí tượng sau: a, Dựa vào hình 9.2

a, Dựa vào hình 9.2, cho biết hai trạm khí tượng trên thuộc đới khí hậu nào?

b, Ở mỗi trạm khí tượng, em hãy cho biết:

- Nhiệt độ tháng cao nhất, nhiệt độ tháng thấp nhất; vào những tháng nào?

- Tổng lượng mưa năm, tháng có lượng mưa cao nhất, tháng có lượng mưa thấp nhất. 

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Hai trạm khí tượng trên thuộc đới khí hậu:

- Trạm Ba-ta (Ghi-nê Xích đạo): thuộc đới khí hậu xích đạo.

- Trạm Kêp-tao (Nam Phi): thuộc đới khí hậu cận nhiệt.

Yêu cầu số 2: Nhận xét nhiệt độ, lượng mưa ở mỗi trạm khí tượng:

 

Trạm Ba-ta (Ghi-nê Xích đạo)

Trạm Kêp-tao (Nam Phi)

Nhiệt độ (0C)

Tháng cao nhất

250C (tháng 2)

200C (tháng 1,2,3)

Tháng thấp nhất

22,50C (tháng 7)

120C (tháng 6,7)

Lượng mưa (mm)

Tháng mưa nhiều nhất

Tháng 10

Tháng 6

Tháng mưa ít nhất

Tháng 7

Tháng 11

Tổng lượng mưa (mm)

2234 mm

615 mm

Luyện tập 2 trang 132 Địa Lí lớp 7: Vì sao mạng lưới sông, hồ ở châu Phi phân bố không đều?

Trả lời:

- Do nguồn cung cấp nước chính cho sông, hồ là mưa; trong khi đó, lượng mưa của từng khu vực khí hậu ở châu Phi khác nhau vì vậy mạng lưới sông hồ ở châu Phi phân bố không đều.

Vận dụng 3 trang 132 Địa Lí lớp 7: Em hãy sưu tầm hình ảnh và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu một di sản thiên nhiên hoặc một vườn quốc gia ở châu Phi.

Trả lời:

(*) Giới thiệu về: Công viên quốc gia Kruger

Giải Địa Lí 7 Bài 9: Thiên nhiên châu Phi - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

- Công viên quốc gia Kruger, diện tích gần 2 triệu ha, nổi tiếng thế giới là khu bảo tồn nhiều loài động vật hoang dã lớn nhất Nam Phi.

Đầu năm 1898, công viên được thành lập như một khu bảo tồn động vật hoang dã và mở cửa lần đầu tiên cho công chúng tham quan vào năm 1927 với sự phê chuẩn của Đạo luật Công viên Quốc gia của Nam Phi.

- Vườn quốc gia Kruger nằm ở phía đông bắc của Nam Phi, chạy dọc theo biên giới Mozambique ở phía đông, Zimbabwe ở phía bắc, và biên giới phía nam là sông Crocodile. Công viên có diện tích 20.000 km2, được chia thành 14 khu sinh thái khác nhau, mỗi khu hỗ trợ động vật hoang dã khác nhau.

- Đây là nơi sinh sống của rất nhiều loài động, thực vật với số lượng vô cùng ấn tượng: 336 loài cây, 49 loài cá, 34 loài lưỡng cư, 114 loài bò sát, 507 loài chim và 147 loài động vật có vú.

Bài viết liên quan

429
  Tải tài liệu