Phạm Khánh Linh
Bạc đoàn
630
126
Câu trả lời của bạn: 16:20 23/04/2021
C/ Đọc hiểu văn bản Ca Huế trên sông Hương
1. Vẻ đẹp của ca Huế
- Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm, chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã gạo, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung náo nức nồng hậu tình người. Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện… gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh.
- Ngoài ra còn có các điệu lí như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam.
- Trong khoang thuyền dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp.
- Bốn nhạc khúc lưu thuỷ, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt, các ngón đàn trau chuốt. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.
- Những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như: nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc phá phách điệu Nam không vui, không buồn,…
- Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuy
Câu trả lời của bạn: 16:19 23/04/2021
B/ Tìm hiểu về tác phẩm Ca Huế trên sông Hương
1. Tác giả
- Hà Ánh Minh
2. Tác phẩm
a, Xuất xứ
- Trích báo “Người Hà Nội”.
b, Bố cục
- 2 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến “lí hoài nam”: Giới thiệu chung về dân ca Huế.
+ Phần 2: Còn lại: Một đêm ca Huế trên sông Hương
c, Phương thức biểu đạt
- Thuyết minh kết hợp miêu tả và biểu cảm.
d, Thể loại
- Bút kí
e, Giá trị nội dung
- Giới thiệu những làn điệu dân ca Huế và tả cảnh nghe ca Huế trong đêm trăng trên sông Hương. Qua đó ca ngợi vẻ đẹp tinh thần đằm thắm của người dân xứ Huế.
- Khẳng định ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.
- Thể hiện sự yêu mến, tự hào của tác giả.
f, Giá trị nghệ thuật
- Liệt kê, kết hợp nhuần nhuy
Câu trả lời của bạn: 16:07 23/04/2021
D/ Sơ đồ tư duy tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
Câu trả lời của bạn: 16:05 23/04/2021
C/ Đọc hiểu văn bản Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
1. Va-ren và những trò lố của y trước khi gặp Phan Bội Châu
- Y nhận chăm sóc cụ Phan Bội Châu nhưng đó lại là một lời hứa không phải do Va-ren tự nguyện mà là do sức ép của công luận Pháp ở Đông Dương.
- Đó là một lời hứa rất đáng nghi ngờ vì:
- Mới "nửa chính thức hứa: cho nên có thể d
Câu trả lời của bạn: 16:02 23/04/2021
B/ Tìm hiểu về tác phẩm Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
1. Tác giả
- Nguy
Câu trả lời của bạn: 15:56 23/04/2021
B/ Tìm hiểu về tác phẩm Sống chết mặc bay
1. Tác giả
- Phạm Duy Tốn (1883-1924),
- Nguyên quán Phượng Vũ, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), sinh quán thôn Đông Thọ (nay là phố Hàng Dầu, Hà Nội).
- Ông là một trong số những nhà văn mở đường cho truyện ngắn hiện đại Việt Nam.
- Truyện ngắn của ông thường viết về hiện thực xã hội đương thời.
2. Tác phẩm
a, Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- In trong tạp chí Nam Phong, số 18 tháng 12/1918, viết bằng chữ quốc ngữ.
b, Bố cục
- 3 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến “khúc đê này hỏng mất”: nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.
+ Phần 2: Tiếp theo đến “Điếu, mày!”: cảnh quan phủ và nha lại đi hộ đê.
+ Phần 3: Còn lại: Đê bị vỡ, nhân dân lâm vào cảnh thảm sầu.
c, Phương thức biểu đạt
- tự sự + miêu tả + biểu cảm
d, Thể loại
- Truyện ngắn hiện đại.
e, Ngôi kể
- Ngôi thứ 3
f, Ý nghĩa nhan đề
- Đây là vế đầu của của câu thành ngữ : “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. Chỉ thái độ vô trách nhiệm, vì tiền bạc mà coi thường sinh mạng con người của một số thầy thuốc, thầy bói trong xã hội xưa.
- Nhan đề đã phản ánh được thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của viên quan phụ mẫu với nhân dân trong cảnh khốn cùng.
- Nhan đề gợi được trí tò mò, gây hứng thú cho người đọc.
g, Giá trị nội dung
- Giá trị hiện thực: Phản ánh bản chất ăn chơi hưởng lac,vô trách nhiệm của bọn quan lại trước nỗi thống khổ của người dân đương thời.
- Giá trị nhân đạo: lên án những thế lực cầm quyền tàn bạo và xót thương cho số phận điêu đứng của nhân dân.
h, Giá trị nghệ thuật
- Nghệ thuật tương phản
- Nghệ thật tăng cấp
- Ngôn ngữ truyện sinh động, kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- Các biện pháp tu từ như so sánh, liệt kê… → truyện hấp dẫn, ấn tượng.
Câu trả lời của bạn: 15:46 23/04/2021
D/ Sơ đồ tư duy tác phẩm Ý nghĩa của văn chương
Câu trả lời của bạn: 15:45 23/04/2021
C/ Đọc hiểu văn bản Ý nghĩa của văn chương
1. Nguồn gốc của văn chương
- Tác giả mở đầu văn bản bằng cách mượn câu chuyện đời xưa như một hình thức dụ ngôn để đặt ra vấn đề nguồn gốc của văn chương: “Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca”.
→ Cách vào đề rất tự nhiên, mềm mại, tinh tế và tài hoa, phản ánh rõ nét phong cách phê bình của Hoài Thanh.
- Theo tác giả, “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài”.
⇒ Đặt vấn đề rất đúng, sâu sắc vừa có lí, có tình.
- Việc dùng hai từ “cốt yếu” để cho người đọc thấy rõ nguồn gốc chính, quan trọng nhất nhưng chưa phải là tất cả. Để có một tác phẩm văn chương có giá trị thì cần có sự hội tụ của nhiều yếu tố cấu thành nhưng chung quy nhất là nhờ văn chương để con người biết yêu cái đẹp và yêu con người.
- Nguồn gốc “cốt yếu” có nghĩa là nơi bắt nguồn, là yếu tố để hình thành tác phẩm văn chương. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc chính của văn chương chính là lòng “thương người” và “muôn vật muôn loài”.
→ Câu văn đã khẳng định rằng văn chương bắt nguồn từ lòng nhân ái, tất cả mọi vật đều có nguyên nhân nguồn gốc của riêng nó. Và sự thật ấy đã được chứng minh qua nhiều tác phẩm văn chương của các thời đại từ xưa và nay.
- Nhận định của Hoài Thanh đã đi đến khám phá bản chất giá trị của văn chương chính là tình cảm, điều này trước đây đã có rất nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình khẳng định bằng những cách khác nhau trực tiếp hay gián tiếp: “Hãy xúc động hồn thơ cho ngòi bút có thần” (Lê Quý Đôn), “Hãy đập vào tim anh thiên tài là ở đó” (Muytxe)…
- Nguồn gốc chủ yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là lòng thương cả muôn vật, muôn loài
⇒ Đây là quan niệm đúng đắn, có lí song không phải là quan niệm duy nhất.
2.Nhiệm vụ của văn chương
- Văn chương là sự hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.
+ Văn chương phản ánh hiện thực phong phú, đa dạng của cuộc sống thông qua chất liệu ngôn từ.
+ Tác phẩm văn học chính là sự phản ánh thế giới muôn hình vạn trạng bên ngoài thông qua hình tượng văn học cụ thể, sinh động và cảm tính. Thông qua những hình tượng như là máu thịt và linh hồn của tác phẩm, người đọc có thể hình dung ra cuộc sống với đầy đủ hình vẻ, màu sắc cùng với những con người có số phận, tính cách khác nhau.
- Văn chương sáng tạo ta sự sống
+ Văn chương phản ánh cuộc sống muôn hình vạn trạng, phản ánh hiện thực khách quan thông qua cái nhìn chủ quan của nhà văn.
+ Dấu ấn tình cảm của nhà văn, tư tưởng của nhà văn in đậm trong tác phẩm văn chương, do vậy, cuộc sống như được sáng tạo lại qua con mắt của nhà văn và lại tiếp tục được làm giàu thêm, phong phú thêm qua những cảm nhận, tưởng tượng của người đọc.
⇒ Văn chương đưa ra, dựng lên hình ảnh, ý tưởng, một thế giới mơ ước mà con người luôn khát khao đạt đến.
3. Công dụng của văn chương
- Văn chương khơi dậy những trạng thái cảm xúc khác nhau của con người, giúp cho “tình cảm” và gợi lòng “vị tha”.
- Gây cho ta những tình cảm không có, luyện cho ta những tình cảm sẵn có
+ Cho ta biết cảm nhận cái đẹp, cái hay của cảnh vật, của thiên nhiên ð Đem lại khoái cảm thẩm mĩ cho người đọc.
+ Lưu giữ lại dấu vết, lịch sử văn hóa của loài người.
- Văn chương giáo dục cho con người biết yêu quý những gì gần gũi thân thương nhất như quê hương, gia đình, làng xóm.
+ Cảm thông sâu sắc tới những người có số phận bất hạnh, những người kém may mắn.
+ Vị tha đồng cảm với những người tốt, người cùng chí hướng, những người dân lao động một nắng hai sương.
+ Bồi đắp thêm ý chí quyết tâm học tập, rèn luyện, lao động, sáng tạo, ước mơ vươn tới tương lai tốt đẹp phía trước.
→ Văn chương rèn luyện, mở rộng thế giới tình cảm của con người.
⇒ Các thi nhân, văn nhân làm giàu sang về đời sống tinh thần cho lịch sử nhân loại.
Câu trả lời của bạn: 15:44 23/04/2021
B/ Tìm hiểu về tác phẩm Ý nghĩa văn chương
1. Tác giả
- Hoài Thanh (1909-1982), tên khai sinh là Nguy
Câu trả lời của bạn: 15:38 23/04/2021
D/ Sơ đồ tư duy tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ
Câu trả lời của bạn: 15:37 23/04/2021
C/ Đọc hiểu văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ
1. Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác Hồ
- Nêu luận điểm một cách trực tiếp: “Điều quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”.
- Trong 60 năm cuộc đời, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một con người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.
⇒ Cách nêu vấn đề trực tiếp, nhấn mạnh đức tính giản dị ở Bác Hồ.
2. Những biểu hiện đức tính giản dị của Bác
- Trong lối sống:
+ Bữa ăn: chỉ vài ba món, lúc ăn không để rơi vãi, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được xếp tươm tất.
⇒ Đạm bạc, qua đó cho thấy Bác rất quý trọng kết quả sản xuất của con người và kính trọng người phục vụ.
+ Nơi ở: cái nhà sàn nhỏ, vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn.
⇒ Đời sống thanh bạch và tao nhã.
+ Việc làm: làm từ việc rất lớn (cứu nước, cứu dân) đến việc rất nhỏ, Bác làm việc suốt ngày.
⇒ Tỉ mỉ, tận tâm, tận lực.
- Trong quan hệ với mọi người:
+ Cái gì tự làm được thì tự làm nên người giúp việc bên cạnh Bác rất ít.
+ Gần gũi, thân thiện với mọi người: Bác đã đặt tên cho một số đồng chí.
+ Quan tâm tới mọi người xung quanh: viết thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm khu tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn….
- Giản dị trong lời nói và bài viết: câu nói, từ ngữ d
Câu trả lời của bạn: 15:36 23/04/2021
B/ Tìm hiểu về tác phẩm Đức tính giản dị của Bác Hồ
1. Tác giả
- Cuộc đời:
+ Phạm Văn Đồng (1906 – 2000)
+ Quê: Xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
+ Nhà cách mạng nổi tiếng, nhà văn hóa lớn, giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của nhà nước Việt Nam.
+ Là học trò và người cộng sự gần gũi với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Sự nghiệp sáng tác: có nhiều công trình, bài nói và viết về văn hóa, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hóa của dân tộc.
- Phong cách sáng tác: lôi cuốn người đọc bằng tư tưởng sâu sắc và giản dị, tình cảm sôi nổi lời văn trong sáng.
2. Tác phẩm
a, Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Trích từ bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại”
- Là di
Câu trả lời của bạn: 15:26 23/04/2021
D/ Sơ đồ tư duy tác phẩm Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Câu trả lời của bạn: 15:25 23/04/2021
C/ Đọc hiểu văn bản Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
1. Nhận định chung về sự giàu đẹp của tiếng Việt
- Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
+ Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu.
+ Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để di
Câu trả lời của bạn: 15:22 23/04/2021
B/ Tìm hiểu về tác phẩm Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
1. Tác giả
- Đặng Thai Mai (1902-1984)
- Quê ở làng Lương Điền, xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
- Ông là một nhà văn, một nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng, nhà hoạt động xã hội có uy tín.
- Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông vừa dạy học, hoạt động cách mạng, vừa sáng tác và nghiên cứu văn học.
- Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông giữ nhiều trọng trách trong bộ máy chính quyền và các cơ quan văn nghệ, đồng thời viết một số công trình nghiên cứu văn học có giá trị lớn.
- Năm 1996, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
2. Tác phẩm
a, Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
- Tên bài do người soạn sách đặt, là đoạn trích ở phần đầu của bài nghiên cứu “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc”, in lần đầu vào năm 1967, được bổ sung và đưa vào “Tuyển tập Đặng Thai Mai, tập II”
b, Bố cục: 2 phần
+ Phần 1 (từ đầu đến “qua các thời kì lịch sử”): Nhận định chung về sự giàu đẹp của tiếng Việt.
+ Phần 2 (còn lại): Chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt.
c, Phương thức biểu đạt: Nghị luận
d, Thể loại: Văn giải thích kết hợp với chứng minh.
e, Giá trị nội dung
Bài văn đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc.
f, Giá trị nghệ thuật
- Kết hợp khéo léo giữa lập luận giải thích và lập luận chứng minh, bình luận
- Lập luận chặt chẽ
- Dẫn chứng phong phú, bao quát toàn diện
- Câu văn mạch lạc, trong sáng, sử dụng nhiều biện pháp mở rộng câu
Câu trả lời của bạn: 15:18 23/04/2021
D/ Sơ đồ tư duy tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Câu trả lời của bạn: 15:17 23/04/2021
C/ Đọc hiểu văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
1. Nhận định chung về lòng yêu nước
- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, chân thành và luôn sục sôi.
- Tinh thần yêu nước ấy kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nõ lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước.
⇒ Gợi sức mạnh và khí thế mạnh mẽ của lòng yêu nước.
2. Những biểu hiện của lòng yêu nước
- Trong lịch sử, có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…
- Lòng yêu nước ngày nay của nhân dân ta:
Từ cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng, trẻ thơ…ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc.
Những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc.
Những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội.
Những phụ nữ khuyên chồng tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải.
Nam nữ nông dân và công nhân hăng hái tăng gia sản xuất.
Những đồng bào điền chủ quyên ruộng cho Chính phủ….
⇒ Tất cả những việc làm đó đều xuất phát từ lòng yêu nước.
3. Nhiệm vụ của nhân dân
- Phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
⇒ Cần phải thể hiện lòng yêu nước bằng những việc làm cụ thể.
Câu trả lời của bạn: 15:16 23/04/2021
B/ Tìm hiểu về tác phẩm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
1. Tác giả
- Hồ Chí Minh (1890 – 1969).
- Quê: Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
- Một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
- Là danh nhân văn hóa thế giới.
2. Tác phẩm
a, Xuất xứ và Hoàn cảnh sáng tác
- Văn bản được trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951của Đảng Lao động Việt Nam họp tại Việt Bắc, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Nhan đề: do người soạn sách giáo khoa đặt.
b, Bố cục
- 3 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến “lũ cướp nước”: Nêu vấn đề nghị luận: Nhận định chung về lòng yêu nước của nhân dân ta.
+ Phần 2: Tiếp đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”: Chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta.
+ Phần 3: Còn lại: Nhiệm vụ của mọi người.
c, Phương thức biểu đạt
Nghị luận + biểu cảm.
d, Thể loại
Nghị luận chứng minh.
e, Giá trị nội dung
- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Và nó cần phải được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.
f, Giá trị nghệ thuật
- Dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục.
- Lí lẽ thống nhất với dẫn chứng và được di
Câu trả lời của bạn: 15:04 23/04/2021
D/ Sơ đồ tư duy tác phẩm Tục ngữ về con người và xã hội