
Vũ Quyết Thắng
Bạc đoàn
555
111
Câu trả lời của bạn: 06:24 10/01/2023
- Công của lực được tính theo công thức: A=F.s.cosαA=F.s.cosα
- Trong đó:
+) A : công của lực (J)
+) F: lực (N)
+) α : góc tạo bởi đường đi của vật và lực F.
Mà: vật chuyển dời theo phương vuông góc.
⇒ A=F.s.cosα=F.s.cos90o=F.s.0=0(J)A=F.s.cosα=F.s.cos90o=F.s.0=0(J)
Vậy vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực thì công của lực đó bằng 0.
Ví dụ :
+ Người thợ mỏ đang đẩy làm cho xe goòng chở than chuyển động.
+ Máy xúc đất đang làm việc.
+ Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao.
Câu trả lời của bạn: 23:11 09/01/2023
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 23:10 09/01/2023
CÂU 1:
Câu trả lời của bạn: 23:07 09/01/2023
Lê Hoàn không phải người Nam Định, nhưng lại gắn bó với Nam Định từ rất sớm, lập được nhiều chiến công và được vua Đinh đặc biệt tin dùng thăng lên chức Thập đạo tướng quân, tổng chỉ huy quân đội của quốc gia Đại Cồ Việt. Nhiệm vụ chủ yếu của Lê Hoàn là giúp vua Đinh xây dựng đội quân 10 đạo “mỗi đạo có 10 quân, 1 quân 10 lữ, 1 lữ 10 tốt, 1 tốt 10 ngũ, 1 ngũ 10 người”. Trong bối cảnh vô cùng khó khăn phức tạp của tình hình nội trị và nhất là trước mưu đồ bành trướng của nhà Tống, vua Đinh buộc phải tập trung xây dựng một đạo quân rất đông, chiếm tỷ lệ rất cao so với dân số nước ta lúc đó. Tuyến phòng thủ chủ yếu mà nhà Đinh đã phải xây dựng là cửa ngõ phía đông kinh đô Hoa Lư. Nếu đất nước có hoạ ngoại xâm từ các tập đoàn phong kiến phương Bắc thì con đường chủ yếu để chúng tấn công nước ta là ven theo đường bờ biển tiến vào cửa biển Bạch Đằng, rồi từ Bạch Đằng theo hệ thống đường sông men theo vùng duyên hải mà sang sông Đáy đánh thẳng vào kinh đô Hoa Lư. Cùng với việc xây dựng lực lượng quân đội là việc tăng cường cho tuyến phòng thủ theo hệ thống đường sông vùng duyên hải này.
Đến khi Đinh Tiên Hoàng bị sát hại, con nhỏ nối ngôi, Lê Hoàn nhiếp chính làm Phó vương thâu tóm quyền hành trong tay. Trước nguy cơ tấn công xâm lược của nhà Tống, Thái hậu Dương Vân Nga và các triều thần đã suy tôn Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế, đảm lãnh sự nghiệp tổ chức cuộc kháng chiến chống quân xâm lược.
Huy động lương thảo phục vụ cho chiến trường là một nhiệm vụ đặc biệt cần kíp. Dương Thái hậu đã nhận với Lê Hoàn đứng ra đảm trách công việc này và địa bàn vận động chính là vùng đất Nam Định. Tương truyền Dương Thái hậu từ Hoa Lư đi thuyền rồng thẳng tới làng Bách Cốc động viên nhân dân ủng hộ lương thực thực phẩm nuôi quân đánh giặc. Nơi Thái hậu ghé thuyền là Bến Ngự, Cầu Ngự. Kết quả thăm dò khảo cổ học những năm gần đây cũng cho hay khu vực này còn dấu tích một bến cảng có niên đại cách đây nghìn năm nằm sâu trong lòng đất. Phải chăng sự trùng hợp của các di tích và truyền thuyết dân gian là bằng chứng thực sự của những hoạt động tích trữ lương thực chuẩn bị đón đánh quân xâm lược Tống của nhà Tiền Lê ở đây. Có thể vì thế mà ở Bách Cốc (Thành Lợi, Vụ Bản) không rõ từ đời nào có tượng thờ Thái hậu Dương Vân Nga. Các làng xã trong vùng như Đại Đê, Đắc Lực, Dương Lai, Bách Cốc, Đô Liệu... cũng đều có các kho lương hoặc thuyền chở lương phục vụ kháng chiến.
Trong khi chuẩn bị kháng chiến, Lê Hoàn coi việc tiêu diệt lực lượng quân thuỷ của nhà Tống ở vùng cửa sông Bạch Đằng và bảo vệ an toàn cho kinh đô Hoa Lư là mục tiêu hàng đầu. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép “Vua tự làm tướng đi chặn giặc, sai quân sĩ đóng cọc ngăn sông”. Đồng thời với việc bố trí thế trận đón đánh các đạo quân của Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng và Lưu Trừng ở cửa sông Bạch Đằng là việc huy động dân binh vùng duyên hải bằng các điều kiện và phương tiện sẵn có của mình tham gia giết giặc cứu nước. Nhiều di tích và truyền thuyết về hoạt động của Lê Hoàn và sự tham gia của dân chúng vùng Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo (Hải Phòng), cũng như ở khắp khu vực đôi bờ sông Luộc đã xác nhận một thực tế là vùng đất Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng được Lê Hoàn chọn làm hậu cứ trực tiếp cho chiến trường có ý nghĩa quyết định ở cửa sông Bạch Đằng và cũng đồng thời là tuyến phòng thủ chính yếu nhất, vững vàng nhất bảo vệ an toàn cho kinh đô Hoa Lư ở phía sau.
Theo truyền thuyết ở địa phương, nhân dân và làng xã vùng Kiên Lao (Xuân Trường) đã tích cực đóng thuyền bè, chuẩn bị các phương tiện vận tải giúp vua đánh giặc. Ghi nhận công lao của nhân dân trong vùng, Lê Hoàn đã trực tiếp đến Kiên Lao để khen thưởng nhân dân và quân sĩ.
Di tích và truyền thuyết ở làng La Xuyên (Ý Yên) cho biết Lê Hoàn sai sứ thần về La Xuyên chiêu mộ hiệp thợ của làng do lão La làm phó cả lên đường phò vua giúp nước. Nhiều người thợ La Xuyên được điều ra chiến trường đã chiến đấu và hy sinh anh dũng. Đến ngày thắng lợi, vua Lê truy tặng lão La tước hiệu Đinh điện quan đại thần và ban cho làng bát nhang để bốn mùa cúng tế ông.
Hoàng Thiện Tâm là Tả tướng quân của Lê Hoàn, người lập được nhiều chiến công được thờ ở đình làng Hạ Kỳ (Nghĩa Hưng).
Câu trả lời của bạn: 22:59 09/01/2023
Ý 1 LÀ
Câu trả lời của bạn: 22:56 09/01/2023
THAM KHẢO NHÉ:
Chủ trương của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh với toàn quốc kháng chiến (1946)
QĐND - Thứ Hai, 11/12/2006, 18:36 (GMT+7)
Sau khi giành được độc lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà gặp muôn vàn khó khăn. Hơn ai hết và hơn bất cứ lúc nào, Đảng và toàn dân Việt Nam muốn hoà bình để khôi phục, xây dựng đất nước. Nhưng kẻ thù không cho chúng ta được như vậy.
Ngay sau khi nước ta tuyên bố độc lập, các thế lực đế quốc, phản động cùng một lúc kéo vào Việt Nam, tìm mọi cách tiêu diệt chính quyền cách mạng. Ở miền Bắc, gần 20 vạn quân Tưởng tiến vào chiếm đóng Thủ đô Hà Nội và hầu hết các thành phố, thị xã. Bọn phản động trong hai tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mạng đồng minh hội lập chính quyền ở một số thị xã phía Bắc.
Ở miền Nam, ngày 6-9-1945, quân Anh kéo vào Sài Gòn và theo gót quân Anh là những đơn vị bộ binh và xe bọc thép của quân đội viễn chinh Pháp. Ngày 23-9-1945, quân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn và sau đó đánh rộng ra các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Đất nước chưa bao giờ cùng một lúc lại có nhiều kẻ thù như vậy. Trong khi đó, chính quyền cách mạng vừa mới thành lập chưa có kinh nghiệm xây dựng, tổ chức, quản lý đất nước. Lực lượng vũ trang cách mạng còn quá bé nhỏ, trang bị vũ khí còn thô sơ, kinh nghiệm chiến đấu còn ít.
Trước tình hình đó, Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá đúng tình hình, thấy rõ những khó khăn, đề ra những chủ trương, giải pháp nhằm hy vọng đẩy lùi và ngăn chặn chiến tranh hoặc hoà hoãn nhằm kéo dài thời gian hoà bình để chúng ta có điều kiện chuẩn bị khi chiến tranh xảy ra.
Nỗ lực ngoại giao nhằm ngăn chặn chiến tranh
Sau khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn và mở rộng chiến tranh ra các tỉnh Nam Bộ, ngày 25-11-1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”, xác định nhiệm vụ của “cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Cuộc cách mạng ấy vẫn đang tiếp diễn, nó chưa hoàn thành và nước chưa được hoàn toàn độc lập”.
Nhưng lúc này nếu cùng một lúc chống cả quân Tưởng và thực dân Pháp, chúng ta sẽ khó đứng vững. Do vậy, để tránh tình thế bất lợi phải cùng một lúc chiến đấu với nhiều lực lượng phản động, Đảng chủ trương đẩy mạnh hoạt động ngoại giao với sách lược hoà hoãn với quân Tưởng, đàm phán với Pháp nhằm phá vỡ thế bao vây, uy hiếp của kẻ thù, ngăn chặn chiến tranh.
Từ tháng 9-1945 đến tháng 3-1946, Đảng thực hiện chính sách tạm thời hoà hoãn với Tưởng trên miền Bắc để tập trung sức chống thực dân Pháp ở miền Nam. Nội dung nhân nhượng chủ yếu là: Cung cấp lương thực cho quân đội Tưởng và tay sai của chúng; mở rộng 70 ghế trong Quốc hội cho Việt quốc và Việt cách không qua bầu cử và đưa một số đại diện của các đảng này vào Chính phủ Liên hiệp lâm thời; các lực lượng vũ trang được lệnh tránh xung đột với quân Tưởng, không để mắc vào cạm bẫy khiêu khích, kiếm cớ lật đổ chính quyền cách mạng.
Ngày 28-2-1946, Tưởng và Pháp ký Hiệp ước Hoa – Pháp thoả thuận cho quân Pháp vào miền Bắc thay thế quân Tưởng để “giữ gìn trật tự” theo “Hiệp ước Quốc tế”. Đây là sự mua bán chính trị giữa các thế lực đế quốc nhằm hợp pháp hoá hành động xâm lược của Pháp ở Đông Dương. Sự liên minh giữa Pháp và Tưởng qua Hiệp ước Hoa – Pháp đã đẩy cách mạng nước ta trước “sự đã rồi”, buộc Đảng ta phải chọn con đường tạm thời hoà hoãn với Pháp để đẩy nhanh quân Tưởng về nước, kéo dài thời gian chuẩn bị kháng chiến.
Thực hiện chủ trương đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ Việt Nam ký với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946. Theo Hiệp định này, về mặt pháp lý, Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng. Điều 3 của Hiệp định sơ bộ quy định “hai bên (Việt Nam và Pháp) đình chiến để mở cuộc đàm phán chính thức và trong khi đàm phán, quân đội hai bên đóng đâu vẫn cứ đóng đấy”.
Thực tế, Hiệp định sơ bộ tạo thời gian hoà hoãn để nhân dân ta củng cố thành quả cách mạng mới giành được. Tiếp theo việc ký Hiệp định sơ bộ, ngày 25-3-1946, Phái đoàn Quốc hội Việt Nam do Phó Trưởng ban Thường trực Quốc hội Phạm Văn Đồng dẫn đầu sang thăm nước Pháp. Ngày 29-5, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh cử Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn thay mặt Chính phủ Việt Nam đàm phán với Pháp. Cuộc đàm phán chính thức Việt – Pháp được tổ chức tại Phông-ten-nơ-blô (Fontainebleau). Tuy nhiên, do dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, cuộc đàm phán không đi đến kết quả. Tuy vậy, Chính phủ Việt Nam vẫn kiên trì con đường đàm phán hoà bình.
Cũng trong thời gian này, theo lời mời của Chính phủ Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường thăm chính thức nước Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp gỡ nhiều nhân vật quan trọng trong Chính phủ Pháp như Bộ trưởng Pháp quốc Hải ngoại Ma-ri-ut Mu-tê (Marius Moutet) cùng các chính khách và đại diện các đảng phái, tổ chức chính trị ở Pháp. Ngày 14-9-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Bộ trưởng Pháp quốc Hải ngoại bản Tạm ước Pháp - Việt quy định một số điều về quan hệ tạm thời kinh tế, văn hoá giữa hai nước, đình chỉ chiến sự ở miền Nam, quyết định thời gian tiếp đàm phán Việt – Pháp vào đầu năm 1947.
Cũng với mục đích tiếp tục đàm phán nhằm đẩy lùi hoặc tạm hoãn chiến tranh, trên đường về nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có cuộc gặp Cao uỷ Pháp Đác-giăng-li-ơ (D’Argenlieu) tại vịnh Cam Ranh vào ngày 18-10-1946 để bàn cách thức thực hiện Tạm ước ngày 14-9. Trong cuộc gặp gỡ này, Cao uỷ Pháp đồng ý bổ nhiệm một đại diện của Chính phủ Việt Nam để phối hợp thực hiện ngừng bắn, nhưng đòi quân đội Việt Nam tại miền Nam rút về miền Bắc. Ý đồ này của Pháp không được chấp nhận. Trong bức điện gửi cho Ma-ri-ut Mu-tê, Đác-giăng-li-ơ phải thừa nhận: “… Dù sao tôi vẫn có cảm tưởng rằng ông Hồ chân thành mong muốn, ít ra là trong một thời gian, sẽ tìm thấy sự giao hoà với Pháp một sự củng cố lại các kết quả đã giành được và bước đầu của những tiến bộ mới”.
Cuộc gặp gỡ của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cao uỷ Pháp Đác-giăng-li-ơ tại vịnh Cam Ranh ngày 18-10-1946 là nỗ lực cuối cùng của Chính phủ Việt Nam cùng với hàng loạt những hoạt động ngoại giao khác trong những năm 1945 – 1946 nhằm đẩy lùi chiến tranh hoặc là hoà hoãn kéo dài thời gian hoà bình để chúng ta thực hiện nhiều công việc cần kíp khác. Nhưng như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói trong Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến: “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa”.
Nhận rõ âm mưu xâm lược của thực dân Pháp, chủ trương tích cực chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến.
Việc các nước đế quốc đem quân vào nước ta với dã tâm chống phá cách mạng Việt Nam không phải là điều bất ngờ. Ngay từ khi chiến tranh thế giới thứ hai chưa kết thúc, Đảng ta đã chỉ rõ: “… Quân Đồng minh sắp vào nước ta và đế quốc Pháp lăm le khôi phục lại địa vị cũ ở Đông Dương”, hay “Sự mâu thuẫn giữa Anh – Pháp - Mỹ và Liên Xô có thể làm cho Anh - Mỹ nhân nhượng với Pháp để Pháp trở lại Đông Dương”.
Chỉ 21 ngày sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tuyên bố thành lập, ngày 23-9-1945, thực dân Pháp nổ súng tấn công Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược lần thứ hai của Pháp đối với Việt Nam.
Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” ngày 25-11-1945 của Trung ương Đảng đã xác định nhiệm vụ chiến lược lúc này vẫn là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, khẩu hiệu đấu tranh lúc này vẫn là “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”.
Cùng với chủ trương đẩy mạnh hoạt động ngoại giao nhằm ngăn chặn chiến tranh, hoà hoãn với các thế lực đế quốc, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương đẩy mạnh việc xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng, tích cực chuẩn bị lực lượng để tiến hành kháng chiến.
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến hành việc Tổng tuyển cử, thành lập Chính phủ, soạn thảo Hiến pháp, kiện toàn chính quyền từ Trung ương đến cơ sở, mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng rút vào hoạt động bí mật để tránh sự công kích của các thế lực thù địch…
Về kinh tế - tài chính, Đảng tổ chức lạc quyên cứu đói, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, khôi phục các nhà máy, hầm mỏ, lập ngân hàng, phát hành giấy bạc, tịch thu ruộng đất của địa chủ, phản động, chia lại ruộng đất, giảm tô cho nông dân, phát động nhân dân tự nguyện đóng góp tiền của thông qua “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập”, thực hiện chế độ đảm phụ Quốc phòng…
Về văn hoá – xã hội, Đảng vận động toàn dân xây dựng nền văn hoá mới, xoá bỏ tệ nạn xã hội, thực hiện nền giáo dục mới, phát động phong trào bình dân học vụ để diệt “giặc dốt”…
Đi đôi với việc củng cố, xây dựng chính quyền cách mạng, Đảng ta chú trọng xây dựng quân đội quốc gia và lực lượng công an Việt Nam.
Sau Cách mạng tháng Tám thành công, Việt Nam giải phóng quân đã phát triển và đổi thành Vệ quốc đoàn. Đến khi Chính phủ kháng chiến được thành lập, Vệ quốc đoàn được đổi thành Quân đội quốc gia Việt Nam. Cuối năm 1946, lực lượng vũ trang tập trung ở Bắc Bộ và Trung Bộ có 30 trung đoàn, ở Nam Bộ có 25 chi đội. Tổng số quân gồm khoảng 80 vạn người. Ngoài ra, chúng ta đã tổ chức được gần 1 triệu du kích và tự vệ.
Đối với ngành công an, ngày 21-2-1946, theo sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Việt Nam công an vụ được thành lập trên cơ sở hợp nhất Sở Cảnh sát và Sở Liêm phóng. Lực lượng công an Việt Nam đã lớn mạnh và thực sự trở thành lực lượng nòng cốt, trung kiên trong cuộc đấu tranh giữ gìn trật tự xã hội, an ninh quốc gia, đập tan các âm mưu phản loạn của các thế lực thù địch, bảo vệ các cơ quan đầu não của Đảng và Nhà nước, bảo vệ cuộc sống yên lành của nhân dân.
Tuy chúng ta chỉ có một thời gian ngắn hoà bình trong hoà hoãn, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân cả nước đã đẩy mạnh củng cố, xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, tích cực chuẩn bị lực lượng để kháng chiến một khi khả năng hoà hoãn và hoà bình không còn nữa.
Phát động kháng chiến toàn quốc khi thực dân Pháp bội ước
Từ khi Pháp nổi súng xâm lược Sài Gòn và Nam Bộ, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên trì thực hiện đàm phán hoà bình với Chính phủ Pháp. Nhưng thực tế ở Đông Dương cho thấy, ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới. Thực dân Pháp đã bội ước Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, Tạm ước 14-9-1946, tấn công nhiều nơi ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, khiêu khích nhiều nơi ở miền Bắc, từng bước leo thang chuẩn bị chiến tranh. Quân Pháp tổ chức tấn công Hải Phòng, Lạng Sơn, gây hấn ở Hà Nội, gây ra vụ tàn sát ở phố Hàng Bún, phố Yên Ninh ngày 17-12-1946. Pháp liên tiếp gửi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam đòi để chúng làm nhiệm vụ trị an ở Hà Nội, nếu không chấp nhận thì ngày 20-12-1946, quân Pháp sẽ chuyển sang hành động.
Đứng trước tình hình thực dân Pháp đang mở rộng chiến tranh ra Thủ đô Hà Nội hòng lật đổ Chính phủ kháng chiến, tiêu diệt chính quyền dân chủ nhân dân, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh phải có sự lựa chọn lịch sử, một quyết định chiến lược để xoay chuyển tình thế khi Tổ Quốc lâm nguy. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá đúng tình hình và quyết định phát động chiến tranh cách mạng chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.
Đêm 19-12-1946, quân và dân Hà Nội đã mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc với tinh thần “Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”.
Đêm 19 rạng sáng ngày 20-12-1946, thay mặt Đảng và Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”.
Hà Nội, với tiếng súng pháo đài Láng đã mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc của nhân dân ta. Cuộc chiến đấu 60 ngày đêm của quân và dân Hà Nội không chỉ đã tiêu diệt, tiêu hao một phần sinh lực địch, mà đã kìm chân địch trong thành phố để hậu phương tổ chức triển khai thế trận kháng chiến lâu dài, để bảo vệ cuộc Tổng di chuyển các cơ quan đầu não của Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành về căn cứ an toàn tiếp tục cuộc kháng chiến thần thánh, trường kỳ nhưng kết thúc thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta.
PGS. TS. Nguyễn Văn Nhật (Viện trưởng Viện Sử học) (Theo VOV news)
Câu trả lời của bạn: 22:51 09/01/2023
a) Diện tích của Hà Nội bé hơn diện tích Đà Nẵng (vì 921km2 < 1255km2).
Diện tích của Đà Nẵng bé hơn diện tích của Thành phố Hồ Chí Minh (vì 1255km2 < 2095km2) .
Diện tích của Thành phố Hồ Chí Minh lớn hơn diện tích của Hà Nội (vì 2095km2 > 921km2)
b) Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích lớn nhất. Thành phố Hà Nội có diện tích bé nhất.
Câu trả lời của bạn: 22:44 09/01/2023
Câu trả lời của bạn: 22:37 09/01/2023
Xuân Quỳnh được biết đến là một trong những số ít nhà thơ thời kỳ kháng chiến chống Mĩ viết về đề tài tình yêu. Thơ Xuân Quỳnh đặc trưng bởi tâm hồn của người phụ nữ lúc tươi tắn đầy trắc ẩn lúc đằm thắm và khao khát hạnh phúc bình dị đời thường. Tiêu biểu nhất trong đời thơ Xuân Quỳnh là bài thơ “Sóng”. “Sóng” được Xuân Quỳnh sáng tác trong chuyến đi thực tế đến vùng biển Diêm Điền năm 1967, được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”, bài thơ viết về tình yêu rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. “Sóng” để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc bởi vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. Và từ đó, ta có thể cảm nhận được tình yêu của giới trẻ hiện nay cũng rất đẹp và trong sáng.
Mở đầu bài thơ, Xuân Quỳnh đã diễn tả trạng thái của sóng và đồng hành theo đó là tâm trạng người phụ nữ đang yêu với nghệ thuật ẩn dụ đầy độc đáo:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Với nghệ thuật đối lập: dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ, Xuân Quỳnh đã thể hiện một cách chân thực tâm trạng người phụ nữ đối với tình yêu, lúc thì dịu dàng, đằm thắm, khi thì khao khát, mãnh liệt. Điều đó cho thấy trong tận sâu thẳm tâm hồn, người phụ nữ trong tình yêu luôn có những mâu thuẫn, thể hiện nội tâm phong phú và là điều thường tình đối với người con gái đang yêu. Vậy mới thấy họ đáng yêu như thế nào.
Xuân Quỳnh rất tài tình khi sử dụng nghệ thuật nhân hoá: “Sông không hiểu nổi mình – Sóng tìm ra tận bể”. Nếu sông không hiểu được bản thân mình như thế nào thì sóng sẽ không do dự, sẵn sàng từ bỏ sông để tìm ra bể lớn, đến nơi rộng mênh mông, cũng giống như người phụ nữ trong tình yêu, họ sẵn sàng bỏ tất cả những điều nhỏ nhen, ích kỷ, tìm đến với tình yêu lớn lao. Vậy mới thấy quan niệm độc đáo, mới mẻ của Xuân Quỳnh về tình yêu.
Khổ thơ thứ hai được Xuân Quỳnh viết nên với niềm bồi hồi đầy sâu lắng:
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sao vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Từ “Ôi” cảm thán được thốt lên như đi sâu vào lòng người đọc. Một từ “Ôi” làm trái tim bao người xốn xang, rộn ràng vì tình yêu, nhất là tuổi trẻ. Lại thêm “ngày xưa”, “ngày sau”, “vẫn thế” như đinh ninh rằng tình yêu vẫn luôn và sẽ tồn tại mãi mãi cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Câu thơ “Nỗi khát vọng tình yêu” thể hiện khao khát mãnh liệt về tình yêu làm bao người trẻ phải “bồi hồi” nơi lòng ngực. Xuân Quỳnh rất thấu hiểu điều ấy, nó như chắc chắn thêm nữa tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu đẹp biết bao.
Tiếp đến Xuân Quỳnh thắc mắc nghĩ đến nguồn gốc đầy bí ẩn của tình yêu mà không ai có thể lý giải một cách tường tận:
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên
Đứng trước sóng bể bao la, rộng lớn mênh mông, em nghĩ đến anh đầu tiên, rồi nghĩ đến em, sau cùng em nghĩ về biển lớn. Chỉ như vậy thôi cũng đủ thấy sự trân trọng của em đối với anh, đối với tình yêu giữa anh và em như thế nào. Đọc những câu thơ ấy, ta không thể phủ nhận vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu, thật trong sáng biết bao. Câu hỏi tu từ cuối khổ “Từ nơi nào sóng lên?” như một nỗi niềm bâng khuâng về nguồn gốc tình yêu.
Và không chờ đợi lâu hơn nữa, Xuân Quỳnh đã tự mình lý giải về nguồn gốc của tình yêu:
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau?
Xuân Quỳnh đã tìm được nguồn gốc của sóng “Sóng bắt đầu từ gió”, nhưng lại tiếp tục băn khoăn khi không thể lý giải được gió bắt đầu từ đâu, em đã “chịu thua” mà thốt nên câu “Em cũng không biết nữa”. Lại tiếp câu thơ “Khi nào ta yêu nhau?” là một câu hỏi không có câu trả lời. Tình yêu thật diệu kỳ biết bao, nó đến mà không biết lúc nào nó đến. Vâng! Có yêu tha thiết thì mới nghĩ nhiều về tình yêu, về nguồn gốc của tình yêu đến thế, càng tôn lên vẻ đẹp nơi tâm hồn của người con gái khi yêu.
Có thể nói khổ thơ thứ năm rất đặc sắc, đó chính là nỗi nhớ nhung da diết em dành cho anh:
Con sóng trên mặt nước
Con sóng dưới lòng sâu
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Nghệ thuật nhân hoá vô cùng độc đáo, Xuân Quỳnh đã tinh tế khi khắc họa nỗi nhớ của sóng đối với bờ “Con sóng dưới lòng sâu – Con sóng trên mặt nước – Ôi con sóng nhớ bờ – Ngày đêm không ngủ được”, “dưới lòng sâu” rồi lại “trên mặt nước”, từ nỗi nhớ không thể nhìn thấy cho đến nỗi nhớ thấy rõ mồn một, Xuân Quỳnh đã rất thành công về việc thể hiện nỗi nhớ của sóng, nỗi nhớ ấy rất mãnh liệt và lâu dài tồn tại cả ngày lẫn đêm. Từ nỗi nhớ của sóng đối với bờ, Xuân Quỳnh liên hệ đến nỗi nhớ em dành cho anh, nỗi nhớ ấy cũng không kém phần mãnh liệt so với nỗi nhớ của sóng. Nỗi nhớ của em tồn tại trong ý thức, xen lẫn cả vào tiềm thức. Có ai đó đã nói rằng nhớ chính là nhắc nhở mình đang yêu. Phải có yêu thì mới có nhớ, có yêu sâu đậm thì mới nhớ mãnh liệt. Một lần nữa, ta không thể phủ nhận nét đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.
Truyền thống làm nên nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam chính là lòng thủy chung. Và Xuân Quỳnh đã khẳng định lòng thủy chung son sắt và sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để đến với tình yêu qua khổ thơ thứ 6 và 7:
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dẫu muôn vời cách trở
Nghệ thuật điệp cấu trúc rất độc đáo: “Dẫu… Dẫu” đã giúp Xuân Quỳnh thể hiện lòng thủy chung của em đối với anh. Hai câu thơ đầu khổ sáu vô cùng đặc biệt “Dẫu xuôi về phương Bắc – Dẫu ngược về phương Nam”, đáng lẽ phải là xuôi Nam, ngược Bắc, nhưng điều đó có gì quan trọng? Khi yêu, dù cho mọi trật tự đều đảo lộn thì em vẫn một mực thủy chung, dù cho em ở bất kỳ nơi nào thì em vẫn luôn hướng về một phương, đó là phương anh. Chính tình yêu mặn nồng tha thiết mà cả trăm ngàn con sóng dù ở xa rất xa bờ nhưng chúng vượt qua tất cả khoảng cách địa lý để tìm đến bờ, đó là lẽ tự nhiên. Ẩn ý đằng sau ấy chính là nói lên em cũng sẽ như sóng kia, dù cho có bao chông gai, trở ngại em sẽ vượt qua tất cả để đến với anh, với tình yêu của đôi ta. Như ca dao có câu: “Thương nhau mấy núi cũng trèo – Mấy sông cũng lội, vạn đèo cũng qua”.
Người phụ nữ vốn rất nhạy cảm, trong tình yêu lại càng nhạy cảm hơn. Nếu ở hai khổ thơ trước, em rất lạc quan, tự tin vào tình yêu thì ở khổ thơ tiếp theo, em lại lo lắng, trăn trở về cuộc đời:
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Xuân Quỳnh ý thức rất rõ về cái hữu hạn của cuộc sống, dẫu cuộc đời có dài đến đâu thì thời gian vẫn trôi đi mà không chờ đợi ai bao giờ, cũng giống như biển dẫu rộng lớn, vô tận thì mây vẫn bay về nơi xa.
Chính vì ý thức được sự hữu hạn của cuộc đời nên Xuân Quỳnh khao khát được như sóng, tan vỡ rồi lại “tái sinh”, tồn tại mãi mãi giữa đại dương mênh mông, điều đó thật giống với tình yêu của em, sống mãi với tình yêu rộng lớn của cộng đồng:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
Xuân Quỳnh đã rất thành công trong việc sử dụng thể thơ năm chữ, dễ đi vào lòng người, lấy hình tượng sóng để diễn tả tâm trạng người phụ nữ, bên cạnh đó còn có các nghệ thuật nhân hoá, đối lập, ẩn dụ…thể hiện vẻ đẹp tinh tế của người phụ nữ trong tình yêu, một tâm hồn nhạy cảm, sâu lắng mà cũng mãnh liệt đầy ý nhị.
“Sóng” là bài thơ rất hay về tình yêu của Xuân Quỳnh, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Xuân Quỳnh cũng như vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. Và cũng rất gần gũi với tình yêu giới trẻ hiện nay, thật đẹp và tinh khiết.
Câu trả lời của bạn: 22:27 09/01/2023
Trận thắng 2-0 của Manchester United trước Arsenal ngày 24 tháng 10 năm 2004 hay còn được báo chí Anh đặt tên là Battle of the Buffet (Trận chiến Buffet) là một trong những trận đấu hay nhất giữa Arsenal và Manchester United trong lịch sử. Trận đấu đã chứng kiến một loạt các pha phạm lỗi thiếu chuyên nghiệp, nhưng lại bị bỏ qua bởi trọng tài Mike Riley, chẳng hạn như việc Rio Ferdinand phạm lỗi với Freddie Ljungberg ở phút 19 và cú đạp gầm giày của tiền đạo Ruud van Nistelrooy với Ashley Cole. Arsenal đã kiểm soát phần lớn thời gian đầu trận đấu và tạo ra một số cơ hội, nhưng sau khi trận đấu kết thúc thì Manchester United mới là đội giành chiến thắng. Đội chủ nhà đã được trọng tài "tặng" cho một quả phạt đền gây tranh cãi ở phút 73, khi Wayne Rooney được cho là đã ngã xuống dưới chân của Sol Campbell. Van Nistelrooy đã mở tỷ số cho Quỷ đỏ và vào cuối trận, Rooney ghi bàn ấn định tỷ số 2-0. Kết quả này đã chấm dứt chuỗi 49 trận bất bại kỷ lục của Arsenal. Nhiều người hâm mộ Arsenal đã bất bình, vì họ cho rằng Rooney đã ăn vạ và quả phạt đền đó không đáng bị thổi phạt.[3][4]
Sau trận đấu, xô xát xảy ra khi huấn luyện viên Sir Alex Ferguson của Man Utd bị ném một miếng bánh pizza vào mặt. Sau này, chính Cesc Fàbregas đã thừa nhận mình mới là thủ phạm ném miếng pizza trên.[5][6]
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 22:22 09/01/2023
Câu trả lời của bạn: 22:20 09/01/2023
vì Manchester united mạnh hơn arsenal
Câu trả lời của bạn: 22:11 09/01/2023
Câu trả lời của bạn: 21:52 09/01/2023
- Cơ sở khoa học của việc bảo quản lương thực, thực phẩm ở nồng độ carbon dioxide cao: Nồng độ CO2 cao khiến cho sự chênh lệch hàm lượng giữa khí O2 và CO2 trong môi trường thấp. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc hấp thu O2 để cung cấp cho quá trình hô hấp. Chính vì vậy, quá trình hô hấp tế bào chậm lại.
- Cơ sở khoa học của việc bảo quản lương thực, thực phẩm ở nồng độ oxygen thấp: Oxygen chính là nguyên liệu tham gia trực tiếp vào quá trình hô hấp tế bào. Do đó, nồng độ oxygen thấp sẽ làm giảm quá trình hô hấp của tế bào.
Câu trả lời của bạn: 21:49 09/01/2023
∘∘Tán thành với quan điểm sống "tốt gỗ hơn tốt nước sơn" :
⇒⇒ Để phấn đấu vươn lên, ta cần phải học tập và rèn luyện, tu dưỡng đạo đức sao cho tốt. Câu tục ngữ trên là một bài học quý giá cho mỗi con người trong mọi việc không nên đánh giá mọi thứ từ bên ngoài. Đó chỉ là cái vỏ bọc của sự vật hiện tượng cần phải có cái nhìn đúng đắn chính xác hơn về nó thông qua những đặc tính bên trong, giống như con người cũng như vậy chúng ta không nên đánh giá đối phương qua vẻ bên ngoài của họ bởi nó chỉ làm cho chúng ta hiểu không chính xác về con người đó.
→→ Mỗi người hãy ghi nhớ rằng phẩm chất và đạo đức, tài năng thực sự mới là điều quan trọng chứ không hẳn là vẻ đẹp bên ngoài.
Câu trả lời của bạn: 21:38 09/01/2023
Để cày hết cánh đồng trong 1 ngày thì cần 14.18 = 252 máy cày.
Để cày hết cánh đồng trong 12 ngày thì cần 252 : 12 = 21 máy cày.
Vậy cần sử dụng 21 máy cày
Câu trả lời của bạn: 21:35 09/01/2023
ĐÁP ÁN: Pray
Câu trả lời của bạn: 21:30 09/01/2023
Câu trả lời của bạn: 21:29 09/01/2023
ĐÁP ÁN LÀ A