Vân Anh
Kim cương đoàn
12,465
2493
Câu trả lời của bạn: 01:04 29/06/2021
- Học sinh tìm hiểu về các tài nguyên thiên nhiên được khai thác ở địa phương. Ví dụ như: cát, đá vôi, đất hiếm, thủy tinh, sắt, vàng, thiếc, dầu khí,...
- Học sinh có thể thu thập thông tin theo một số tiêu chí: thời gian khai thác, quá trình khai thác, địa điểm khai thác, năng suất hoặc sản lượng, giá trị kinh tế, định hướng phát triển,…
Câu trả lời của bạn: 01:04 29/06/2021
Một số việc có thể làm hằng ngày để bảo vệ môi trường là
- Hạn chế sử dụng túi nilon, tăng cường sử dụng túi giấy hoặc vải.
- Tăng cường trồng và bảo vệ rừng, ủng hộ ngày môi trường, giờ Trái Đất.
- Sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn nước, các đồ điện và tắt điện khi không sử dụng.
- Tăng cường thực đơn có nhiều rau xanh, không ăn thịt động vật hoang dã.
- Đi bộ, xe đạp hoặc các phương tiện công cộng khi đi làm hoặc đi học,…
Câu trả lời của bạn: 01:04 29/06/2021
1. Ý nghĩa của việc bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh tài nguyên thiên nhiên
- Giữ gìn và bảo vệ sự đa dạng sinh học,
- Ngăn chặn ô nhi
Câu trả lời của bạn: 01:02 29/06/2021
- Khai thác tài nguyên khoáng sản quá mức, nhiều loại khoáng sản giảm nhanh về trữ lượng. Ví dụ: Trữ lượng dầu mỏ hiện nay của thế giới chỉ còn đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông thường trong vòng 40 năm nữa (Theo báo cáo của Tập đoàn dầu khí quốc gia Anh BP).
- Nạn tàn phá rừng, nạn lâm tạc khiến độ che phủ rừng ngày càng giảm. Nhiều loại rừng, cánh rừng đứng trước nguy cơ biến mất hoàn toàn.
- Ô nhi
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 00:56 29/06/2021
Một số sáng kiến để có thể giảm việc sử dụng túi ni-lông trong đời sống hằng ngày:
- Sử dụng các loại túi đựng hàng thay thế
+ Túi giấy, túi vải sử dụng nhiều lần.
+ Túi ni lông tự huỷ, phân hủy sinh học.
+ Sử dụng một túi ni-lông nhiều lần (tái sử dụng).
- Xây dựng hệ thống thu gom, tái chế, tái sử dụng túi ni lông.
- Khuyến khích người bán và người mua hàng giảm thiểu sử dụng túi ni-lông.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về tác hại của túi ni lông đối với kinh tế - xã hội, môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Câu trả lời của bạn: 00:56 29/06/2021
- Học sinh lựa chọn nhân tố tự nhiên (đất, nước, địa hình,…) phù hợp với địa phương sinh sống.
- Ví dụ:
+ Ở đồng bằng, đất trồng tác động nhiều nhất tới đời sống và sản xuất của người dân. Đất ở đồng bằng chủ yếu là đất phù sa, màu mỡ, giàu dinh dưỡng thích hợp trồng cây hoa màu và cây ăn quả. Đặc biệt là trồng lúa nước.
+ Ở ven biển, khí hậu có tác động lớn và ảnh hưởng đến số ngày ra khơi, phơi sấy sản phẩm thủy sản, làm muối,…
Câu trả lời của bạn: 00:56 29/06/2021
Một số hành động của con người làm ô nhi
Câu trả lời của bạn: 00:55 29/06/2021
- Tác động của thiên nhiên đến sản xuất nông nghiệp
+ Năm 2020, hạn hán xảy ra mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long khiến nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, thiệt hại lớn về hoa màu và cây ăn quả.
+ Năm 2020, mưa bão kỷ lục ở miền Trung làm thiệt hại hàng nghìn tỉ đồng, nhiều người chết,…
- Tác động của thiên nhiên đến công nghiệp
+ Lũ, bão làm hạn chế thời gian đi biển (đánh bắt hải sản), khai thác khoáng sản.
+ Địa hình hiểm trở khó khăn thác khoáng sản, phát triển công nghiệp,…
- Tác động của thiên nhiên đến giao thông vận tải
+ Vào ngày mưa bão, sương mù dày đặc, các hãng hàng không sẽ lùi hoặc hoãn lịch bay,…
+ Vũng, vịnh biển thích hợp xây dựng cảng biển, neo đậu thuyền khi có bão,…
- Tác động của thiên nhiên đến du lịch
+ Tây Bắc thu hút khách du lịch nhờ có nhiều dạng địa hình, khí hậu mát mẻ, nhiều cảnh quan.
+ Dọc bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, nhiều đảo ven bờ thu hút khách du lịch trong và ngoài nước,…
Câu trả lời của bạn: 00:54 29/06/2021
1. Những tác động của con người khiến tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái
- Khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Nạn chạt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy và săn bắt động vật hoang dã.
- Sử dụng các chất hóa học, phân bón quá mức gây suy thoái đất.
- Các hoạt động công nghiệp xả thải các chất bẩn, khí Cacbonic làm ô nhi
Câu trả lời của bạn: 00:53 29/06/2021
Ví dụ về tác động của thiên nhiên tới sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp hoặc du lịch)
* Đối với sản xuất nông nghiệp
- Nông nghiệp là ngành sản xuất chịu tác động rõ rệt nhất của tự nhiên vì cây trồng và vật nuôi là đối tượng của sản xuất nông nghiệp.
- Cây trồng, vật nuôi chỉ có thể tồn tại và phát triển bình thường khi có nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí,... thích hợp.
* Đối với sản xuất công nghiệp
- Các loại tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là khoáng sản) là nguồn cung cấp nhiên liệu, năng lượng, nguyên liệu để các ngành công nghiệp hoạt động.
- Các loại tài nguyên khác như thủy, hải sản, động vật sống,… cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp khai thác và chế biến.
* Đối với du lịch
- Cảnh quan địa hình, khí hậu thuận lợi hay hạn chế du lịch phát triển.
- Sông, hồ tạo ra cảnh quan đẹp, phát triển du lịch trải nghiệm, sinh thái và nghỉ dưỡng,…
Câu trả lời của bạn: 00:52 29/06/2021
Ví dụ tác động của thiên nhiên đối với đời sống con người
- Trong cuộc sống hằng ngày thiên nhiên cung cấp cho chúng ta không khí, ánh sáng, nhiệt độ, nước,... để con người có thể tồn tại.
- Thiên nhiên cung cấp cho chúng ta nguồn lương thực tự nhiên (hoa, quả, trà, rau xanh, thịt,…).
- Các điều kiện tự nhiên như địa hình (cao hay thấp, gồ ghề hay bằng phẳng...), khí hậu (nóng hay lạnh, mưa nhiều hay mưa ít,...), đất trồng, nguồn nước,… đều có ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư, đời sống và sinh hoạt hằng ngày của con người.
Câu trả lời của bạn: 00:50 29/06/2021
Học sinh có thể tìm kiếm thông tin qua sách, báo, internet,…
Một đoạn thông tin ngắn về thành phố Tô-ky-ô (Nhật Bản)
Tô-ky-ô là thủ đô và một trong 47 tỉnh của Nhật Bản, thủ đô Tô-ky-ô nằm ở phía đông của đảo chính Hôn-su, trong tiếng Nhật, Tô-ky-ô có nghĩa là kinh đô ở phía đông. Với hơn 37 triệu dân sinh sống năm 2018, Tô-ky-ô là thành phố đông dân cư nhất thế giới. Tô-ky-ô giáp danh với các tỉnh: Chiba tiếp giáp phía Đông, Yamanashi phía Tây, Kanagawa phía Nam và Saitama phía Bắc.
Những địa điểm tham quan nổi tiếng Tô-ky-ô: Tháp Tô-ky-ô (Được mệnh danh là tháp Eiffel của châu Á - Tháp Tô-ky-ô ở Nhật Bản là một trong những ngọn tháp có kết cấu thép tự đỡ cao nhất thế giới), Ginza (được xem là khu vực sầm uất của Tô-ky-ô với nhiều cửa hàng thời trang và nhà hàng, quán ăn nổi tiếng), Đền Meiji (Đền Minh Trị Thiên Hoàng), chợ cá Tsukiji, cung điện Himeji (một trong những công trình kiến trúc tinh xảo nhất Nhật Bản),...
Với sự trộn lẫn giữa cảnh quan thiên nhiên từ nhẹ nhàng đến kỳ vĩ, giữa những yếu tố truyền thống mang đậm tính cách của người Nhật và sự hiện đại chi phối nơi các công trình kiến trúc,… đã tạo nên sự hài hòa rất đặc biệt bao quanh Tô-ky-ô như một nét vẽ viên đầy ấn tượng, về một trong những thành phố hàng đầu của châu Á lẫn thế giới.
Câu trả lời của bạn: 00:49 29/06/2021
Hậu quả của sự gia tăng dân số thế giới quá nhanh là
- Kinh tế
+ Kìm hãm tốc độ tăng trưởng.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm.
+ Chậm phát triển sản xuất,…
- Đời sống, xã hội
+ Khó khăn trong nâng cao chất lượng cuộc sống.
+ Tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm cao.
+ Xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội, gánh nặng về y tế, giáo dục,…
- Môi trường
+ Nguồn tài nguyên bị khai thác quá mức, cạn kiệt.
+ Môi trường suy thoái, ô nhi
Câu trả lời của bạn: 00:48 29/06/2021
Câu trả lời của bạn: 00:47 29/06/2021
1. Năm thành phố đông dân nhất trên thế giới năm 2018
- Tô-ky-ô (Nhật Bản): 37,5 triệu người.
- Niu Đê-li (Ấn Độ): 28,5 triệu người.
- Thượng Hải (Trung Quốc): 25,6 triệu người.
- Xao Pao-lô (Bra-xin): 21,7 triệu người.
- Mê-hi-cô Xi-ti (Mê-hi-cô): 21,6 triệu người.
2. Châu Á là châu lục có nhiều siêu đô thị nhất trên thế giới (3 đô thị đông dân nhất đều thuộc châu Á).
Câu trả lời của bạn: 00:46 29/06/2021
* Phân bố dân cư
- Khu vực trên thế giới có mật độ dân số trên 250 người /km2: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á, Tây Âu, Đông Nam Hoa Kì,…
- Khu vực có mật độ dân số dưới 5 người/km2: Bắc Mĩ, Bắc Á, Bắc Phi, châu Đại Dương,…
* Ảnh hưởng của tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội tới sự phân bố dân cư trên thế giới:
- Những nơi kinh tế phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi thường có dân cư tập trung đông đúc. Ví dụ: Khu vực Đông Nam Á có khí hậu nóng ẩm, đất phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc,… thuận lợi phát triển nông nghiệp, đặc biệt là lúa nước, nhiều cảnh quan đẹp phát triển du lịch,...
- Các vùng khí hậu băng giá, hoang mạc khô hạn, giao thông khó khăn, kinh té kém phát triển,... là những nơi dân cư thưa thớt, mật độ dân số thấp. Ví dụ: Bán đảo A-la-xca, Bắc Á là nơi thưa dân vì vùng này có khí hậu giá lạnh, băng giá quanh năm. Hay Bắc Phi có hoang mạc Sahara rộng lớn, thời tiết nắng nóng, khắc nghiệt nên dân cư phân bố thưa thớt hoặc không có dân sinh sống,…
- Các vùng có kinh tế phát triển rất đông dân. Ví dụ: Khu vực Đông Á có nền kinh tế phát triển (các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc kinh tế rất phát triển) nên dân cư tập trung đông,…
Câu trả lời của bạn: 00:45 29/06/2021
- Năm 2018, số dân thế giới là 7,6 tỉ người.
- Sự thay đổi dân số thế giới qua thời gian
+ Dân số thế giới có xu hướng tăng liên tục theo thời gian (Giai đoạn 1804 đến 2018, dân số tăng thêm 6,6 tỉ người).
+ Những giai đoạn đầu dân số tăng chậm nhưng những thập kỉ trở lại đây dân số tăng nhanh.
Ví dụ: Giai đoạn 1804 – 1927, mất đến 123 năm mới tăng thêm 1 tỉ người nhưng giai đoạn 1999 – 2011 chỉ mất 12 năm đã tăng thêm 1 tỉ người,…
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 00:43 29/06/2021
Nước ta ở nằm hoàn toàn trong khu vực đới nóng, vì vậy thiên nhiên Việt Nam mang đặc điểm của đới nóng:
- Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa ẩm.
- Một số đặc điểm của khí hậu
+ Số giờ nắng: 1400 - 3000 giờ/năm.
+ Nhiệt độ trung bình năm trên 210C.
+ Lượng mưa trung bình năm lớn: 1500 - 2000 mm/năm.
+ Độ ẩm không khí trên 80%.
- Trong năm có hai mùa gió: Gió mùa mùa đông với tính chất cơ bản lạnh khô đầu mùa, lạnh ẩm cuối và giữa mùa; Gió mùa mùa hạ với tính chất nóng, ẩm.
- Động vật, thực vật đa dạng và phong phú.
Câu trả lời của bạn: 00:42 29/06/2021
Câu trả lời của bạn: 00:41 29/06/2021
1. Phạm vi của các đới thiên nhiên trên Trái Đất
- Đới nóng khoảng từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
- Hai đới ôn hòa khoảng từ chí tuyến Bắc và Nam đến vòng cực Bắc và vòng cực Nam.
- Hai đới lạnh khoảng từ vòng cực Bắc về cực Bắc và vòng cực Nam về cực Nam.
2. Đặc điểm thiên nhiên đới nóng
- Giới hạn: Đới nóng khoảng từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
- Đặc điểm của đới nóng:
+ Khí hậu: nóng và lượng mưa tập trung vào một mùa, càng gần hai chí tuyến thời kì khô hạn càng kéo dài và biên độ nhiệt trong năm càng lớn.
+ Giới thực - động vật đa dạng và phong phú.