
reiiyewmoithu
Đồng đoàn
260
52
Câu trả lời của bạn: 22:33 02/05/2024
- Dự trữ ngoại tệ lớn thứ 4 thế giới.
- Trả xong các khoản nợ nước ngoài.
- Xuất siêu.
- Đời sống nhân dân được cải thiện.
- Vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế.
- Nằm trong nhóm nước có nền công nghiệp hàng đầu thế giới ( G8)
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/lien-bang-nga-da-tung-la-tru-cot-cua-lien-bang-xo-viet-c94a11133.html
Câu trả lời của bạn: 22:31 02/05/2024
- Vì Uđm=110V,Ud=380V𝑈đ𝑚=110𝑉,𝑈𝑑=380𝑉 nên:
+ Mắc nối tiếp 2 bóng đèn thành một cụm, các cụm hình ngôi sao
Câu trả lời của bạn: 22:30 02/05/2024
Tải nối tam giác → Id = √3 Ip, Ud = Up = 380 V.
→ Ip = 1/√3 Id = 41,2 A.
Điện trở mỗi pha R1 = R2 = R3 = R = Up / Ip = 380 / 41,2 = 9,22 Ω.
Câu trả lời của bạn: 22:29 02/05/2024
Câu trả lời của bạn: 22:28 02/05/2024
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 22:24 02/05/2024
Đặc điểm địa hình Ôxtrâylia:
-Địa hình chia làm 4 khu vực gồm:
+Đồng bằng ven biển: độ cao từ 0m -> 100m, là dải đồng bằng hẹp, hơi thoải ra biển.
+Dãy núi đông Ôxtrâylia: độ cao từ 300m->1500m, là dãy núi cao, sườn dốc, thung lũng sâu.
+Đồng bằng trung tâm Ôxtrâylia: cao từ 200m->300m, bằng phẳng, có nhiều sông, hồ.
+Cao nguyên Tây Ôxtrâylia: cao từ 300m->600m. Là cao nguyên rộng lớn, hơi bằng phẳng.
-Đỉnh núi cao nhất nằm ở dãy đông Ôxtrâylia tên là Rao-đơ-mao. Cao khoảng 1500m.
Giải thích:
- Do lục địa ôxtrâylia nằm trên đường chí tuyến nam nên có khí hậu nóng, khô.
- Do ở phía đông có hệ thống núi cao nên đã chặn gió biển và hơi nước bốc hơi từ biển bay vào gây khó mưa.
- Do chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh Ô-xtrây-lia chạy ven bờ.
Câu trả lời của bạn: 15:15 03/12/2023
cậu muốn viết về nhân vật nào ??
Câu trả lời của bạn: 09:58 07/11/2023
Thạch Lam (1910 - 1942) là người đôn hậu và rất đỗi tinh tế. Ông có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ và có biệt tài về truyện ngắn. Ông thường viết những truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những xúc cảm mong manh, mơ hồ trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi truyện của Thạch Lam như một bài thơ trữ tình. Một trong những tác phẩm thể hiện sức hấp dẫn trong lối viết văn ấy của Thạch Lam là truyện ngắn Nhà mẹ Lê. Truyện mang những nét đặc sắc nghệ thuật vô cùng phong phú mà chỉ có Thạch Lam mới tạo nên được điều ấy!
Được tạo bởi cốt truyện đơn giản, xoay quanh những ngày tháng xoay sở kiếm ăn nuôi con của mẹ Lê những Thạch Lam vẫn không để cho người đọc vơi đi sự hứng thú cũng như ấn tượng đối vo2í tác phẩm. Xây dựng tình huống truyện đặc sắc- tình huống mẹ Lê đến nhà ông Bá vay tiền để mua gạo nuôi các con nhưng bị gia chủ thả chó dữ cắn, mẹ Lê bị thương nặng cùng với cái kết vô cùng ý nghĩa- nhân vật đã không thể chiến thắng hoàn cảnh, phản ánh hiện thực xã hội đương thời, một xã hội vô nhân đạo không thể cứu con người thì dường như Thạch Làm đã tạo nên một điểm nhấn cũng như một ấn tượng vô cùng sâu sắc trong lòng mỗi người đọc.
Thành công trong việc sử ngôi thứ ba để góp phần vào công cuộc xây dựng nhân vật cho truyện. Thạch Lam đã khắc họa nhân vật thông qua dáng vẻ bên ngoài, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ. Và được khám phá ở số phận, phẩm chất. Nhân vật được đặt trong những tình huống đầy khó khăn, dẫn đến sự lựa chọn.
Có thế nói, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện ngắn đã tác động rất lớn tới việc thể hiện chủ đề tác phẩm một cách sâu sắc. Nó đã phản ánh bức tranh cuộc sống đầy khốn khó của những người dân nghèo nơi phố chợ nghèo trước cách mạng. Từ đó giấy lên niềm đồng cảm xót thương của nhà văn dành cho những mảnh đời bất hạnh. Ca ngợi vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng. Nó vừa phản ánh hiện thực vừa chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc. Và thông quá đó giúp mỗi người đọc thấu hiểu được cuộc sống của nhân dân ta trong một thời kì đầy khó khăn trước cách mạng đồng thời khơi dậy những tình mẫu tử thiêng liêng. Và hơn cả là thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về tác phẩm.
"Thạch Lam pha trộn chất bi đát cùng với chất thơ thành một thể tuyệt vọngmới, âu yếm trùm lên những thân phận không còn là phận người trước khi trởnên thây người. Cả truyện ngắn là một liều lượng pha trộn tuyệt vời đói khát vớino đủ, yêu thương với ác nghiệt, hy vọng với tuyệt vọng qua những hình ảnhđẹp rướm máu, cái chết của mẹ Lê âm thầm dẫn đến những cái chết của mườimột đứa con, tuy không nói ra, lại càng làm cho chúng ta cảm thấy bàn tay củatử thần sờ trán mỗi đứa nhỏ mỗi lúc một gần trong từng tích tắc còn lại." (ThụyKhuê). Thạch Lam với cái nhìn nhân đạo đã mang đến cho người đọc những day dứt khôn nguôi về một số phận, những cuộc đời. Những cuộc đời cứ chìmdần và mất hút vào trong bóng tối, không có tương lai, không một hi vọng.Thạch Lam đã lặng lẽ âm thầm phản ánh đời sống khó khăn của con người với cái nhìn đôn hậu và đầy thương cảm, nhà văn đã nâng niu từng vẻ đẹp đờithường giản dị với tình cảm của một con người trân trọng và yêu mến những giá trị của cuộc sống. Những điều đó không chỉ làm nên một dấu ấn đẹp trên văn đàn mà còn tạo nên sức sống lâu bền trong văn Thạch Lam.
Không thể không công nhận tài năng của ông. Và hơn cả, là không thể không khẳng định Nhà mẹ Lê của Thạch Lam là một truyện ngắn được viết nên với những nét đặc sắc nghệ thuật vô cùng ấn tượng. Để lại trong tôi những xúc cảm vô cùng sâu sắc - gợi lên tấm lòng thương cảm, tình yêu thương trong cuộc sống cùng với vẻ đẹp của tình mẫu tử.
Câu trả lời của bạn: 15:17 29/10/2023
Câu trả lời của bạn: 15:15 29/10/2023
Huy Cận là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất trong phong trào Thơ mới, thơ Huy Cận bật lên trong phong trào Thơ Mới với nỗi buồn mênh mang, khắc khoải, đó là nỗi sầu của một cái tôi giàu ý thức, giàu suy tư về cuộc đời và con người. “Tràng giang” (trích trong tập thơ “Lửa thiêng”) là bài thơ tiêu biểu, thể hiện rõ nhất phong cách thơ của Huy Cận, trong mỗi khổ thơ đều chất chứa nỗi buồn da diết. Đặt cái nhỏ bé của con người trước thiên nhiên mênh mông, Huy Cận đã thành công khơi dậy nỗi cô đơn, cảm giác chơi vơi, lạc lõng của con người giữa dòng đời rộng lớn.
Mở đầu bài thơ là những câu thơ đậm phong cách cổ điển giàu hình ảnh và giàu nhạc điệu, chính những từ láy và cách gieo vần đã tạo nên âm điệu cho cả khổ thơ:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”
“Tràng giang” ở đây không chỉ nói đến một con sông dài mà còn rộng, những con sóng trên sông được miêu tả rất thật, sống động với từng gợn sóng, đọc câu thơ “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp” ta cảm nhận được sức gợi rất mãnh liệt, từng con sóng giống như những nỗi buồn của thi nhân, nỗi buồn ấy cứ dài rộng, triền miên theo cả không gian và thời gian. Hình ảnh con thuyền xuôi mái chèo, mặc cho sức nước đẩy đưa gợi sự lênh đênh, phó mặc số phận cuộc đời, cũng bởi con thuyền so với dòng sông là quá nhỏ bé, dòng nước “song song”, “thuyền về nước lại” chẳng hứa hẹn sự giao thoa, gặp gỡ lại mang nặng nỗi buồn chia lìa, xa cách. Ta cảm nhận được sự mới mẻ hiện đại trong “Tràng giang” bởi nó xuất hiện cái tầm thường, nhỏ bé, vô nghĩa như “củi một cành khô”, đã là củi nhưng cũng chỉ có một cành mà lại còn là củi khô, hết sức tầm thường, bé nhỏ. Hình ảnh một cành củi khô lạc trôi bồng bềnh trên dòng nước mênh mông rộng lớn gợi lên nỗi buồn về một kiếp người nhỏ bé, tầm thường. Nỗi buồn càng thấm sâu hơn vào cảnh vật khi cảnh càng hoang tàn, quạnh hiu đến nao lòng:
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.”
Cặp từ láy “lơ thơ”, “đìu hiu” cùng gợi lên sự buồn bã, quạnh hiu, cô đơn, không gian xung quanh đều vắng vẻ, lại thêm tiếng vãn chợ chiều đằng xa, chợ chiều ngày xưa vốn đã thưa thớt, vắng vẻ, không có được cái nhộn nhịp tấp nập như chợ sáng, ngay cả tiếng chợ chiều đằng xa cũng không còn nữa, âm thanh cuộc sống của con người văng vẳng nhạt nhòa. Hai câu thơ sau gợi ra một không gian cao sâu, dài rộng mênh mông “sâu chót vót”, chiều cao dường như vô tận, “sông dài, trời rộng”, nhưng đứng giữa cái mênh mông bao la, rộng dài vô tận của vũ trụ đó lại chỉ có “bến cô liêu”, ta cảm nhận được sự cô liêu không chỉ của bến đò mà còn là sự cô liêu trong lòng người, con người nhỏ bé như bị choáng ngợp, lạc lõng giữa đất trời bao la.
“Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”
Tiếp nối mạch cảm xúc được gợi ra từ hai khổ thơ đầu, đến đây nỗi buồn vẫn được khắc sâu vào hình ảnh bèo dạt lênh đênh, lênh đênh vô định lại thêm sự chia ly tan tác, trời rộng mênh mông nhưng tuyệt nhiên không có bóng dáng con người “không một chuyến đò ngang”, cũng không có nổi một cây cầu để gắn kết, tạo sự gần gũi với con người. Chỉ có thiên nhiên với thiên nhiên “bờ xanh” với “bãi vàng” nối tiếp nhau, có thể nói, nỗi buồn của tác giả không dừng lại ở nỗi buồn trước trời rộng sông dài mà còn là nỗi buồn về nhân thế, cuộc đời.
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
Khung cảnh trời thu với những đám mây trắng đùn lên phía cuối trời, ánh mặt trời phản chiếu lên những đám mây đó biến chúng thành những ngọn núi màu bạc trắng xóa, gợi cảnh thiên nhiên thật kỳ vĩ, tráng lệ. Thế nhưng xen giữa cái tráng lệ ấy vẫn là nỗi buồn, là hình ảnh cánh chim nhỏ nghiêng mình, con chim bé nhỏ đơn côi lẻ bóng trong buổi chiều tà gợi nỗi niềm xa vắng nhớ thương, cảnh thiên nhiên càng hùng vĩ, rợn ngợp bao nhiêu thì nỗi buồn càng sâu lắng và khắc khoải hơn. Nỗi nhớ quê hương dợn dợn theo từng con nước lên xuống, không thể ngừng, không thể nguôi ngoai, nỗi nhớ nhà cũng theo đó mà càng da diết, không cần khói hoàng hôn, không cần tác động ngoại cảnh cũng đủ làm cho sự nhớ nhung tràn ngập tâm hồn. Nhà thơ khát khao,được trở về quê hương, tìm một bến đỗ cho tâm hồn, tìm nơi sẻ chia sự cô đơn, trống vắng.
Như vậy, xuyên suốt bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận là cả nỗi buồn cứ triền miên, vô tận, đó là cái buồn của một “cái tôi” đang cô đơn trống trải giữa thiên nhiên rộng lớn mênh mông. Bài thơ mới chấm phá nét cổ điển đã khắc họa rõ nỗi buồn nhân thế, niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời của nhà thơ, đồng thời là tình cảm nhớ thương đối với quê hương, đất nước.
Câu trả lời của bạn: 11:46 29/10/2023
Câu trả lời của bạn: 11:42 29/10/2023
Mỗi độ tuổi, mỗi giai đoạn trong cuộc đời mỗi người đều có những ý nghĩa riêng và mang lại cho ta những suy nghĩ, những bài học khác nhau. Nhưng có lẽ, để lại ấn tượng sâu sắc đối với mỗi người hơn cả đó chính là tuổi trẻ.
Tuổi trẻ là thanh xuân, là quãng thời gian tươi đẹp nhất trong cuộc đời của một con người, bởi một khi đã qua đi đồng nghĩa nó sẽ không bao giờ quay trở lại. Tuổi trẻ, đó chính là giai đoạn con người ta mang trong mình tất thảy sức mạnh, tất thảy vẻ đẹp, từ thể xác đến tinh thần và cả trí tuệ nữa. Và có lẽ bởi vậy nên trong chính những năm tháng ấy, con người luôn cháy hết mình với đam mê, với những ước mơ, khát vọng và hoài bão. Ở cái tuổi ấy, người ta tự đặt ra cho mình mục tiêu, lí tưởng để cống hiến, để biến nó thành sự thật dù biết rằng phía trước họ có thật nhiều khó khăn, thử thách và cả những thất bại nữa. Và có thể rằng, trong những năm tháng thanh xuân ấy họ sẽ vấp ngã, nhưng tuổi trẻ luôn cho phép người ta có quyền được thất bại, thất bại để đứng lên và để trưởng thành hơn. Để rồi, đến một lúc nào đó, khi đã đi qua quãng thời gian quý báu ấy, người ta nhìn lại và thầm cảm ơn, thầm trân trọng nó vì đã cho ta vỡ lẽ bao điều và trưởng thành hơn từ vấp ngã. Tuy nhiên, thật đáng buồn, đáng trách biết bao khi có những thanh niên đang lãng phí, thiêu rụi tuổi trẻ của mình vào những thú vui vô bổ, vào những tệ nạn xã hội.
Và như vậy, tuổi trẻ là quãng thời gian tươi đẹp và quý báu nhất trong cuộc đời mỗi người. Vì vậy, chúng ta cần trân trọng và phát huy hết giá trị của nó, cần không ngừng cố gắng rèn luyện, cống hiến để những năm tháng thanh xuân trở thành quãng thời gian tuyệt diệu nhất trong cuộc đời của mình.
Câu trả lời của bạn: 11:39 29/10/2023
Câu trả lời của bạn: 11:38 29/10/2023
Chuyện người con gái Nam Xương" là một truyện xuất sắc trong tác phẩm "Truyền kỳ mạn lục" của Nguyễn Dữ, được xây dựng dựa trên một câu chuyện dân gian Việt Nam. Tác phẩm này thể hiện một vấn đề nghiêm trọng trong xã hội phong kiến thời bấy giờ, đó là thân phận của người nông dân nói chung và người phụ nữ nói riêng, bị áp đặt bởi thế lực bạo tàn và lễ giáo phong kiến khắt khe.
Câu chuyện xoay quanh cuộc đời và số phận của Vũ Nương, một người con gái xuất thân trong một gia đình nghèo. Cô kết hôn với Trương Sinh, một người đàn ông giàu có nhưng ít học và tính tình đa nghi. Hôn nhân của họ không được xây dựng trên tình yêu, mà là dựa vào cảm mến Trương Sinh cho vẻ đẹp của Vũ Nương. Tuy nhiên, sự chênh lệch về tình cảm và địa vị xã hội đã khiến cuộc hôn nhân này không hạnh phúc.
Vẻ đẹp ngoại hình của Vũ Nương làm cho cô trở thành mục tiêu của sự ghen tuông và sự đa nghi của chồng mình. Trương Sinh không tin tưởng và thường xuyên phòng ngừa Vũ Nương khỏi các cuộc gặp gỡ với nam giới khác. Mặc dù cuộc sống gia đình rất khó khăn và đầy căng thẳng, Vũ Nương luôn hi sinh và cố gắng duy trì hạnh phúc trong gia đình. Cô mong muốn cuộc sống êm ấm và thịnh vượng, đặt gia đình lên trên hết.
Khi Trương Sinh phải tham gia chiến trận, Vũ Nương tiễn chồng bằng những lời đầy tình cảm và hi vọng. Cô muốn chồng mình an toàn trở về và chỉ mong mang theo "hai chữ bình yên." Cuộc chiến tranh gian khổ và xa cách chia đôi họ, nhưng Vũ Nương vẫn duy trì tình cảm và lòng kiên nhẫn. Cô chăm sóc mẹ chồng già yếu và chịu đựng mọi khó khăn.
Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kết thúc và Trương Sinh trở về, hiểu lầm nhỏ nhặt đã đẩy họ vào cuộc khủng hoảng gia đình. Trương Sinh đa nghi vợ mình và không lắng nghe lời giải thích của cô, dẫn đến việc chồng đuổi Vũ Nương ra khỏi nhà. Sự tàn nhẫn và tủi nhục đến tột cùng đã khiến Vũ Nương quyết định tự vẫn trên bến sông Hoàng Giang.
Câu trả lời của bạn: 11:35 29/10/2023
Bài thơ "Con là" của tác giả y Phương đã đã đem đến cho em niềm rung cảm mãnh liệt và sâu sắc khi lần đầu tiên được biết đến. Tình cảm sâu sắc mà người cha dành tặng cho đứa con của mình - nội dung chính trong tác phẩm này đã khiến em có những trăn trở, suy nghĩ rất nhiều về người cha thân yêu của mình.
Tác giả đã sử dụng những hình ảnh hết sức quen thuộc, gần gũi như: "to bằng trời", "nhỏ bằng hạt vừng", "sợi tóc" để người cha đã định nghĩa sự quan trọng của đứa con đối với bản thân mình - thứ tình cảm to lớn nhưng lại hết sức trìu tượng.
Tại sao tình yêu vô bờ của người cha dành cho con lại được diễn tả qua các cũng bậc cảm xúc: "nỗi buồn", "niềm vui", "hạnh phúc" - những cảm xúc có giá trị vô cùng to lớn đối với cha? Có lẽ kể từ giây phút con chào đời, những cảm xúc trong đời cha đã gắn liền với con, dù cha buồn, vui hay hạnh phúc đều liên quan đến con. Con là niềm vui, là ánh dương soi chiếu cuộc đời, lấp đầy nỗi buồn phiền. Con là động lực để cha cố gắng chăm chỉ làm việc mỗi ngày, là niềm hạnh phúc mỗi khi nhớ về, để cha nở nụ cười trên môi.
Hình ảnh độc đáo như: "trời, hạt vừng, sợi tóc" là hình ảnh được sử dụng đại diện cho những điều rộng lớn, nhỏ bé và mong manh - con là tình yêu to lớn của đời cha những cũng vô cùng bé nhỏ, non nớt, cần sự chăm bẵm, yêu thương.
Và câu thơ gây ấn tượng mạnh nhất là:
Con là sợi giây hạnh phúc
Mảnh hơn sợi tóc
Buộc cuộc đời Cha vào với Mẹ.
Hình ảnh đó khiến cho em cảm nhận được vị trí quan trọng của bản thân trong ngôi nhà - mỗi người con đều là sợi dây gắn kết thiêng liêng để cha mẹ luôn yêu thương, chở che và gắn bó bền chặt trên đường đời dài lâu nhiều sóng gió, chông gai.
Với em, "Con là..." của Y Phương là áng thơ mang những thông điệp sâu sắc, khiến người đọc cảm nhận được tình yêu to lớn, thầm lặng của người cha. Qua đó, thôi thúc trong em những suy nghĩ về tình cha con, những việc em phải làm để tỏ lòng biết ơn, hiếu thảo với đấng sinh thành của mình.
Câu trả lời của bạn: 11:32 29/10/2023
+ Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình: Tràng An là một trong những nơi có cảnh quan tháp karst đẹp và quyến rũ nhất trên thế giới. Phủ lên cảnh quan là thảm rừng và các tháp dạng nón hùng vĩ cao 200m, với các hố trũng hẹp khép kín, bao quanh bởi các sống núi nối liền nhau, các đầm lầy thông nhau qua hệ thống suối xuyên ngầm có chiều dài lên tới 1 km. Ngày 23/6/2014, Quần thể danh thắng Tràng An chính thức trở thành di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam.
+ Ca trù: Hát ca trù là một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở phía Bắc Việt Nam kết hợp hát cùng một số nhạc cụ dân tộc. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là một loại ca trong cung đình và được giới quý tộc và trí thức yêu thích. Ca trù là một sự phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữa thi ca và âm nhạc. Ngày 1/10/2009, ca trù đã được công nhận là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
+ Mộc bản triều Nguyễn: Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận ngày 31/7/2009. Mộc bản triều Nguyễn gồm 34.618 tấm, là những văn bản Hán Nôm được khắc ngược trên gỗ để in ra các sách tại Việt Nam vào thế kỷ 19, 20.
+ Thánh địa Mỹ Sơn:Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, là tổ hợp gồm nhiều đền đài Chăm Pa trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km được bao quanh bởi đồi núi. Xưa đây từng là nơi tổ chức cúng tế cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tân thời và hiện đại.
Câu trả lời của bạn: 11:28 29/10/2023
câu hỏi 1
- Kiến thức và bài học lịch sử có mối liên hệ chặt chẽ với cuộc sống hiện tại. Điều này được thể hiện ở việc:
+ Thông qua tri thức lịch sử, con người có thể giải thích, hiểu rõ hơn những vấn đề thời sự trong nước và quốc tế, những vấn đề thực tiễn cuộc sống hiện nay.
+ Những vấn đề thời sự và thực tiễn của hiện tại đều ít nhiều xuất phát những gì đã diễn ra trong quá khứ và là kết quả của quá trình hình thành, phát triển và biến đổi qua thời gian.
+ Việc nhận thức đầy đủ và toàn diện về những vấn để đương đại không thể tách rời tri thức lịch sử liên quan trong quá khứ.
câu hỏi 2:
- Hoạt động của con người là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng nóng lên của Trái Đất, thúc đẩy quá trình tan băng ở Bắc cực. Điều này thể hiện ở việc:
+ Các cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra từ thế kỉ XVIII với việc sử dụng quy mô lớn các nguồn nguyên – nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí đốt…), con người đã xả thải ra môi trường một lượng cực lớn các khí thải như: CO2, Metan… Các khí này khi thải vào khí quyển sẽ ngăn bức xạ Mặt Trời phả xa ra ngoài, làm cho nhiệt độ Trái Đất nóng lên
+ Ngoài ra, hoạt động chặt phá rừng bừa bãi của con người theo thời gian cũng tác động làm biến đổi khí hậu toàn cầu.
- Tác động từ hiện tượng băng tan đối với nhân loại:
+ Hiện tượng băng tan sẽ dẫn đến việc gia tăng mực nước biển, thúc đẩy quá trình biển xâm thực đất liền. Từ đó, khiến diện tích đất liền bị sụt giảm, các đảo và quần đảo có thể bị nhấn chìm; đất đai các vùng ven biển bị nhiễm mặn, khó có thể canh tác
+ Khi băng tan, mực nước biển gia tăng, độ mặn của nước biển của sẽ thay đổi, từ đó dẫn đến những biến đổi chuỗi thức ăn sinh vật; nhiều loài sinh vật có nguy cơ bị diệt vong...
Câu trả lời của bạn: 11:27 29/10/2023
Nguyên nhân và hậu quả: Trẻ vị thành niên có trí tuệ, thân thể phát triển nhanh hơn, thêm vào đó là với lượng thông tin về tình cảm lứa đôi và giới tính (có thông tin có lợi nhưng cũng có rất nhiều thông tin không lành mạnh)…, là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ thích khám phá, tìm tòi tri thức về đặc điểm bạn khác giới, tình cảm đối với bạn khác giới, tìm hiểu về sự phát triển của cơ thể bản thân. Bởi vậy một số học sinh bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông tự ngộ nhận mình đang yêu. Tình yêu ở "tuổi học trò" xuất hiện.
Trẻ vị thành niên nói chung, học sinh bậc trung học nói riêng yêu sớm là vấn đề khiến các bậc cha mẹ và thầy cô cảm thấy không yên tâm. Trong lớp học hay ở nhà, các em "đang yêu" có biểu hiện bề ngoài rất yêu đời, hay hát những bài hát có những ca từ ca ngợi tình yêu đôi lứa, hay mơ mộng, thích làm đẹp và "không thích" học tập nữa. Tình trạng có chiều hướng xấu đi là từ học sinh giỏi, chăm ngoan trở thành học sinh cá biệt, thích làm nổi, không thuộc bài khi ở lớp, về nhà thường nói dối cha mẹ, người lớn trong gia đình, bắt đầu tiêu xài tiền phung phí… Đôi khi do áp lực học tập căng thẳng và do nhận thức không đúng, trẻ đã tìm đến "tình yêu" để cảm thấy được "thư giãn" đầu óc (?). Thậm chí, học sinh yêu sớm đến mức mù quáng muốn làm người lớn về chuyện tình dục. Học sinh nam, nữ yêu nhau rủ nhau vào nhà nghỉ hoặc có hành vi sinh hoạt tình dục thiếu an toàn.
Việc cần giúp trẻ:
Khi đã phân tích rõ các nguyên nhân về thể chất, tâm lý, môi trường sống, áp lực của việc học… thì việc hạn chế hiện tượng học sinh trung học yêu sớm là có thể và cần làm ngay trước khi quá muộn.
- Thứ nhất, để giúp trẻ có thể trưởng thành khỏe mạnh, cha mẹ, thầy cô giáo và xã hội cần phải kết hợp với nhau. Đó chính là thực hiện tốt mối quan hệ ba môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường và xã hội; nhắm đúng vào thực tế của trẻ để tìm những biện pháp đề phòng tích cực giúp trẻ thấy việc học tập là thích thú, là bổn phận của mình.
- Thứ hai, ngăn chặn tình trạng yêu sớm ở học sinh không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, cha mẹ mà là của toàn xã hội. Nhà trường nên tổ chức các hoạt động giáo dục phong phú, đa dạng phù hợp với lứa tuổi như mở các lớp chuyên đề, sinh hoạt ngoại khóa về phát triển giới tính của trẻ, tình bạn trong học sinh, cách học tập đạt hiệu quả; hoặc tổ chức các phong trào văn nghệ, thể thao. Bên cạnh đó, tổ chức cho các em đọc tham khảo những sách giáo khoa, tài liệu do các cơ quan có trách nhiệm ban hành như Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế đề cập đến nội dung giáo dục giới tính, tâm sinh lý lứa tuổi dậy thì, quá trình thay đổi phát triển của các bộ phận cơ thể. Điều này hướng các em thiết lập những mối quan hệ lành mạnh giữa bạn trai - bạn gái. Tất cả các hoạt động trên đều phải dựa trên tiền đề tôn trọng nhân cách của các em, tạo tâm lý thoải mái, gợi mở để các em tâm sự, tự tin nêu lên những thắc mắc về các góc độ (cơ thể, tâm sinh lý, kiến thức SKSS). Song song đó, cha mẹ phải luôn là người gần gũi, xử lý tốt mối quan hệ với trẻ. Từ đó hiểu trẻ hơn, kịp thời phát hiện những biểu hiện, hành động của con cái và có định hướng tư tưởng, tư vấn cho trẻ. Dẫu cha mẹ biết trước tình yêu này thường chẳng bền lâu nhưng cũng tuyệt đối không được dùng mọi biện pháp đe dọa, ngăn chặn bởi điều này có thể gây ra một số hậu quả tiêu cực, đặc biệt với những đứa trẻ có cá tính mạnh.
- Thứ ba, tiến hành trang bị kiến thức về SKSS, giáo dục giới tính cho học sinh theo đặc điểm lứa tuổi và từng giới. Trong thời kỳ thanh xuân của học sinh trung học, sẽ xuất hiện sự khác biệt sự hoàn thiện về sinh lý và chưa thành thực về đạo lý. Vì vậy, khi giáo dục giới tính, tình bạn, tình yêu cho các em cũng phải chú ý phù hợp từng loại đối tượng. Như đối với số trẻ chưa yêu thì khi giáo dục chủ yếu là tiến hành các hình thức giáo dục đề phòng, ngăn chặn trẻ bước vào con đường yêu sớm. Nhưng đối với trẻ vừa mới yêu thì chủ yếu là tiến hành các hình thức giáo dục, thuyết phục để trẻ nhận thức được sự nguy hại của việc yêu sớm, tự giác chuyển hướng vào học tập. Đối với những học sinh đã yêu và không thể tự rút ra được thì hướng giáo dục chủ yếu là bảo vệ, ngăn chặn những việc đáng tiếc có thể xảy ra.
2. Quan hệ tình dục sớm:
Nguyên nhân và Hậu quả: Có nhiều nguyên nhân như hiện tượng yêu đương sớm. Nhưng tiến tới quan hệ tình dục sớm sẽ có những hậu quả nặng nề hơn. Do sự phát triển cơ thể chưa hoàn chỉnh, vì vậy hành vi tình dục ở độ tuổi vị thành niên thường không kiểm soát và thường dẫn đến thai nghén ngoài ý muốn. Nếu mang thai ở tuổi vị thành niên sẽ liên quan đến một số hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ tình dục như nạo phá thai, sẩy thai, sinh thiếu cân, đẻ non, thai nhỏ so với tuổi thai, tử vong mẹ. Đây thực sự là một thảm họa, là gánh nặng cho bản thân, cho gia đình và xã hội. Chính sự mang thai ở tuổi vị thành niên cũng gây ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển thể chất và tâm sinh lý cũng như phát triển trí tuệ sau này. Quan hệ tình dục không an toàn có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục đang là nỗi lo ngại của cộng đồng (lậu, giang mai, HIV...).
Ngoài hậu quả với bản thân, quan hệ tình dục sớm còn tạo ra những hậu quả về kinh tế, xã hội: Hạn chế khả năng học tập hoặc bỏ học dẫn đến giảm cơ hội tìm được việc làm tốt hoặc từ bỏ quyền làm mẹ, có khi giết đứa trẻ mới sinh hoặc bi quan tự sát, làm gái mại dâm... Điều kiện kinh tế khó khăn sẽ ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của cả mẹ và con. Nhà nước phải chi trả trực tiếp trợ cấp về y tế, xã hội để giải quyết khó khăn cho mẹ và con; làm tăng tốc độ phát triển dân số; điều kiện chăm sóc trẻ và sức khỏe của người mẹ không được tốt.
Việc cần giúp trẻ: Phải dạy cho các em những kiến thức, kỹ năng cụ thể như cách từ chối tình dục, cách giữ gìn thân thể, cách thoát hiểm... Tùy theo lứa tuổi mà có phương thức, nội dung phù hợp. Ở trường học nên tổ chức vào giờ ngoại khóa, sinh hoạt chủ đề, phòng tư vấn và tùy nội dung có thể nam, nữ học riêng. Tại nhà bố mẹ nên dành thời gian trò chuyện tâm sự, giữa mẹ với con gái, bố với con trai. Đây chính là chìa khóa giúp con biết cách tự vệ, giữ gìn bản thân ở mọi hoàn cảnh, khi người khác có cái nhìn khiếm nhã, có động tác đụng chạm, người lạ rủ đi chơi, dụ cho ăn uống, cho quà... Vấn đề mấu chốt là trang bị cho con gái lứa tuổi vị thành niên kỹ năng sống và biết cách từ chối trước những đòi hỏi hoặc dụ dỗ từ bạn tình; những cách ứng xử hợp lý trong mọi tình huống để giúp con tránh được những nguy cơ có thể đến với chúng. Đặc biệt không được trẻ tự ý phá thai ở những cơ sở y tế không an toàn cho trẻ.
3. Trẻ vị thành niên trầm cảm:
Dấu hiệu: Những dấu hiệu giúp chúng ta biết trẻ vị thành niên bị trầm cảm
- Không quan tâm tới các hoạt động yêu ích: Đây là dấu hiệu báo động đầu tiên cho thấy trẻ có những thay đổi về tâm trạng.
- Rối loạn giấc ngủ: Ngủ quá nhiều hoặc quá ít đều có thể là dấu hiệu trầm cảm ở tuổi vị thành niên. Yếu tố khác phụ huynh nên nhận thấy cùng với những thay đổi mô hình giấc ngủ là trẻ có thể làm trái với những hoạt động thường ngày của mình.
- Thiếu tương tác xã hội: Nếu trẻ vốn thân thiện, vui vẻ và hướng ngoại bỗng thu mình dưới một lớp vỏ, đó có thể là dấu hiệu trẻ đang phải chịu đựng trầm cảm.
- Nói về tự sát: Một đứa trẻ khỏe mạnh và tâm lý ổn định sẽ không nói về tự sát. Nhưng nếu trẻ bắt đầu trở nên quá tò mò về tự sát, bắt đầu tìm kiếm các chủ đề, bài báo về tự sát. Bạn không nên bỏ qua dấu hiệu này. Hãy nói chuyện với con bạn về lý do tìm kiếm thông tin về tự sát. Bạn có thể nhờ chuyên gia tư vấn về điều này.
- Thay đổi thói quen ăn uống: Thói quen ăn uống có liên quan nhiều đến trạng thái tâm lý của bạn. Điều này cũng đúng với trẻ vị thành niên. Vì vậy, nếu con bạn ăn quá nhiều hoặc quá ít, bạn nên chú ý. Thay đổi thói quen ăn uống có thể do con bạn có những thay đổi tâm trạng mà bạn cần lưu tâm.
- Xuống hạng: Nếu trẻ bắt đầu sa sút về lực học cùng với những thay đổi về chế độ ăn, ngủ thì có thể do trẻ đang trải qua những biến đổi tâm lý sâu sắc. Đây là có thể là dấu hiệu của trầm cảm.
- Quá nhạy cảm: Trẻ vị thành niên bị trầm cảm thường có tâm trạng quá nhạy cảm. Điều này thể hiện khi hội thoại cùng cha mẹ, ở những câu nói mang tính hờn dỗi như "bố mẹ không yêu con", "bố mẹ không có thời gian dành cho con". Đây có thể là một dấu hiệu đáng báo động.
- Thay đổi tâm trạng: Khó chịu, buồn bã, hiếu động, cô đơn, hạnh phúc thái quá là một số cảm xúc trẻ sẽ phải đối mặt khi bị trầm cảm.
Nguyên nhân: Nguyên nhân gây trầm cảm vẫn chưa được biết rõ, nhưng có rất nhiều vấn đề có liên quan tới chứng bệnh này như:
- Sinh học: các chất dẫn truyền thần kinh dẫn truyền các tín hiệu tới các phần khác của não và cả cơ thể. Khi những chất hóa học này bị hư hoặc biến đổi, chức năng của thụ thể thần kinh và hệ thần kinh cũng bị thay đổi, dẫn tới trầm cảm.
- Nội tiết tố: các thay đổi trong việc cân bằng các nội tiết tố của cơ thể có thể gây trầm cảm.
- Các đặc điểm di truyền: trầm cảm thường gặp hơn ở những người có người thân mắc chứng trầm cảm
- Các trải nghiệm đau thương từ thuở nhỏ: các sự kiện đau thương trong thời thơ ấu như bị lạm dụng thể xác hoặc tinh thần, hoặc mất cha mẹ có thể làm thay đổi trong não bộ, làm cho người đó dễ bị trầm cảm hơn.
- Quen suy nghĩ tiêu cực: trầm cảm tuổi teen có thể có liên quan tới việc quen cảm giác bất lực hơn là cảm thấy có khả năng tự tìm được cách giải quyết cho những thử thách trong cuộc sống.
Việc cần làm: Nếu các triệu chứng trầm cảm đang bắt đầu hoặc tiếp tục quấy rầy cuộc sống của con bạn, hãy gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý được huấn luyện làm việc với trẻ vị thành niên. Các triệu chứng trầm cảm không tự mất đi – và chúng có thể trở nên tệ hơn hoặc dẫn tới các vấn đề khác nếu không được chữa trị. Rất nhiều trường hợp cần phải chữa trị bằng thuốc, do bác sỹ chỉ định. Trẻ vị thành niên bị trầm cảm có nguy cơ tự tử mặc dù các triệu chứng không quá nghiêm trọng.
Để đạt hiệu quả tốt hơn, hãy nói với con cùng chuẩn bị với bạn. Lập một danh sách bao gồm:
- Bất kì triệu chứng nào mà trẻ có, cả những triệu chứng có vẻ như không liên quan tới chứng bệnh của trẻ.
- Những thông tin cá nhân chính yếu như bất kì căng thẳng nào trong cuộc sống hoặc các thay đổi gần đây trong cuộc sống của trẻ.
- Tất cả loại thuốc, vitamin, các loại thảo dược hay thuốc bổ mà trẻ đang uống.
- Các câu hỏi mà bạn và trẻ muốn hỏi bác sĩ.
4. "Nổi loạn" ở tuổi vị thành niên
Nguyên nhân và biểu hiện: Do thay đổi sinh lý và các tuyến nội tiết trong cơ thể nên trẻ vị thành niên dẫn đến những rối loạn tâm lý. Đặc biệt khi bị thêm áp lực về học tập hoặc những xung đột trong gia đình thì trẻ dễ bị kích thích, hay nổi cáu vô cớ. Trẻ có thể đánh bạn, đánh em, cãi lại và có nhiều hành vi hỗn láo với bố mẹ hoặc giáo viên. Mệt mỏi thường xuyên nên trẻ hay bỏ học. Khó tập trung chú ý, vì thế trẻ rất lơ đễnh trong nghe giảng. Trí nhớ sút kém, do vậy trẻ không nhớ được nội dung bài học, không nhớ được những điều bố mẹ dặn dò. Hay có ý định và hành vi tự sát do chán nản, bi quan, học tập sút kém, do bị ảnh hưởng của game bạo lực. Nhiều trẻ đã bỏ nhà đi lang thang khi có những kẻ xấu lôi kéo.
Việc cần làm: Chúng ta cần hết sức bình tĩnh vì theo giáo sư thần kinh học Gina Rippon, đến từ Đại học Aston (Anh), đã "biện hộ" cho trẻ vị thành niên nổi loạn. Theo bà, cha mẹ và giáo viên không nên quá đau khổ khi một đứa trẻ bỗng trở nên khó bảo vào giai đoạn vị thành niên. Sự nổi loạn ấy như một hệ quả tất yếu khi não bộ được nâng cấp từ trẻ em sang người lớn với nhiều thay đổi có thể ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của trẻ. Nói đúng hơn, sự nổi loạn có thể đơn giản là một chút "chập mạch" như khi bạn cố nâng cấp "cỗ máy" não bộ.
Rất may mắn, sự bốc đồng của thiếu niên hoàn toàn khác biệt với sự bốc đồng của người lớn, xét theo các mặt hoạt động thần kinh. Vì thế, giai đoạn ẩm ương của thiếu niên thực sự là dấu hiệu của quá trình tinh chỉnh các hoạt động thần kinh nhằm tạo ra người lớn chín chắn hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải "bó tay" trước mọi hành vi nổi loạn của con mình. Trẻ vị thành niên vẫn cần có một hệ thống rất khéo léo liên kết giữa nỗ lực và phần thưởng. Thực sự, hầu hết các bé đều đang cố kháng cự lại những phút nổi loạn. Hãy động viên và khuyến khích trẻ đúng lúc, bạn sẽ thấy hiệu quả.
Câu trả lời của bạn: 11:24 29/10/2023
Các khối tròn xoay đã học và ví dụ trong thực tế là:
- Hình trụ đáy tròn: hộp sữa đặc, cây nến, viên pin, *** nước ngọt, ống nước, cột nhà, cái hộp có nắp xoay, cái cốc, bình giữ nhiệt, lọ nước tẩy trang,...
- Hình nón: nón lá, kim tự tháp, đầu tên lửa, đầu viên đạn, vỏ kem ốc quế, mũ sinh nhật, đầu bút bi, khối rubik, chướng ngại vật hình nón, đầu của loa phát thanh,...
- Hình cầu: trái đất, viên bi, quả bóng đá, quả dưa hấu, quả cam, quả táo, quả bóng chày, quả bóng bi - a, quả bóng chuyền, quả cà chua,...
Câu trả lời của bạn: 11:24 29/10/2023