Đức Nguyễn
Vàng đoàn
1,430
286
Câu trả lời của bạn: 19:56 27/10/2023
Câu trả lời của bạn: 20:18 25/10/2023
Câu trả lời của bạn: 20:17 25/10/2023
vua Lu-i XVI lên ngôi năm 1774, chế độ phong kiến ngày càng suy yếu. Do số nợ Nhà nước vay của tư sản không thể trả được (đến năm 1789 lên tới 5 tỉ livrơ) nên nhà vua phải thu nhiều thuế. Năm 1788, nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi, riêng mùa xuân năm 1789 đã có hàng trăm cuộc nổi dậy của nông dân và bình dân thành thị.
Để xoa dịu tình hình, cuối tháng 5-1789, vua Louis XVI triệu tập hội nghị 3 cấp. Đại diện của tầng lớp thứ 3 đến hội nghị đã bị 2 tầng lớp trên coi thường nên bỏ về và tự tổ chức một hội nghị quốc dân. V
Sáng 14-7-1789, hàng vạn người dân Paris cầm vũ khí tiến đến ngục Bastille. Viên coi ngục lệnh cho binh sĩ nổ súng về phía người dân; quân khởi nghĩa dựng chiến hào đánh trả. Sau 4 giờ chiến đấu, quân khởi nghĩa đã chiếm được ngục Bastille. Vua Louis XVI nghe tin liền tìm cách điều quân đội tới đàn áp. Nghe tin vua bị bắt, nhân dân trong nước lập tức đứng lên khởi nghĩa. Sau khi khởi nghĩa thành công, giới tư sản và quý tộc tự do giành lấy chính quyền và ra bản “Tuyên ngôn nhân quyền”, cương lĩnh cách mạng của giai cấp tư sản.
- Nội dung Tuyên ngôn có một số điều sau:
Điều 1: Mọi người sinh ra đều có quyền sống tự do và bình đẳng...
Điều 2: .... (được hưởng) quyền tự do, quyền sở hữu, quyền được an toàn và quyền chống áp bức.
Điều 17: Quyền sở hữu là quyền bất khả xâm phạm và thiêng liêng, không ai có thể tước bỏ.
Tiếp đó, giới tư sản và quý tộc tự do ra bản “Hiến pháp 1791” và xây dựng chính thể quân chủ lập hiến. Giữa tháng 6-1791, vua Louis XVI và hoàng hậu chạy trốn khỏi nơi giam giữ nhưng khi đến biên giới vùng Varennes thì bị bắt trở lại Paris. N Ngày 10-8-1792, nhân dân Paris tổ chức khởi nghĩa lần 2 để lật đổ vua và bọn tư sản nắm quyền. Khởi nghĩa thắng lợi, chính quyền về tay phái Girondin (chủ trương ôn hòa). Ngày 22-9-1792, phái Girondin ra tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Pháp. Tháng 1-1793, Quốc hội đồng ý xử chém vua Louis XVI.
Ngày 31-5-1793, người dân Paris tổ chức khởi nghĩa lần 3 để lật đổ phái Girondin và đưa phái Jacobin lên lãnh đạo đất nước. Phái Jacobin đã đánh tan thù trong, giặc ngoài nhưng vẫn duy trì các đạo luật cấm đoán tự do của người dân nên tháng 7-1794, phái này bị đảo chính lật đổ.
Để ghi nhớ sự kiện này, 14-7 trở thành Ngày Quốc khánh của nước Pháp.
Câu trả lời của bạn: 20:14 25/10/2023
Cuộc cải tổ do Goóc-ba-chốp đề xướng dự định sẽ giúp Liên Xô thoát khỏi khủng hoảng, song khi cải cách lại phạm phải nhiều sai lầm khiến cho nền kinh tế Liên Xô ngày càng suy thoái, dẫn đến những hậu quả hậu quả cực kì nghiêm trọng. 1991, Liên Xô tan rã, lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống, đánh dấu sự chấm dứt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô viết sau 74 năm tồn tại.
Câu trả lời của bạn: 20:12 25/10/2023
Nhân vật trữ tình trong bài thơ hiện lên là một con người tinh tế, yêu thiên nhiên. Điều này được thể hiện qua cảm nhận của nhân vật về độ chín của mùa xuân. Cảnh sắc thiên nhiên thay đổi như thế nào khi mùa xuân đến, nào là nắng lên rồi tắt dần, nào là ngôi nhà tranh không chút ánh sáng, nào là tiếng gió thổi trên áo, và cả trên không gian. Trời ơi, tôi đã thấy mùa xuân đến. Mùa xuân đã đến! Mùa xuân mang đến một sự mới mẻ, tràn đầy sức sống tạo nên một khung cảnh nên thơ, hài hòa.
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là một con người mang nhiều tâm tư. Ở lứa tuổi xuân thì những cô thôn nữ với giọng hát say đắm lòng người, có cô bỏ cuộc chơi đi lấy chồng khiến nhân vật trữ tình không khỏi bơ vơ, xót xa. Và chính những mùa xuân như thế, nỗi nhớ quê hương lại tràn về trong lòng những người con xa quê, khiến chúng ta không khỏi ngậm ngùi, thương cảm. Hình ảnh cô gái ganh thóc ngày xưa, liệu bây giờ có còn không? Hình ảnh con người hiện lên trong tâm trí nhân vật trữ tình mang một nỗi nhớ da diết, buồn man mác.
Câu trả lời của bạn: 20:11 25/10/2023
Con người được hình thành và xuất hiện như thế nào? Đây là một câu hỏi vô cùng hóc búa mà nhiều năm, con người vẫn chưa có lời giải đáp. Để trả lời cho những câu hỏi đó, con người thường tự dùng trí tưởng tượng phong phú của mình đã tạo nên những câu chuyện cho những bí ẩn chưa có câu trả lời. Và, nhân dân Trung Hoa đã thể hiện điều đó qua truyện Nữ Oa tạo ra loài người, một câu chuyện thuộc thể loại thần thoại vô cùng thú vị.
Theo như nội dung trong truyện, trời đất sinh ra, những cây cối, loài vật cũng đã xuất hiện trên mặt đất. Tuy nhiên, Nữ Oa vẫn thấy trống trải và cô đơn, vậy nên bà “ lấy bùn đất màu vàng bên bờ đầm, trộn nhuyễn với nước, mô phỏng theo hình dáng của mình in bóng trên mặt nước mà nặn thành đồ vật xinh xắn, đáng yêu.” Đó chính là tiền thân của loài người, Bà nặn ra rất nhiều người, nam có nữ có. Từ đó, Nữ Oa cảm thấy không còn buồn tẻ mà vui vẻ hẳn lên. Trên trái đất xuất hiện những con người, “cười nói, chạy nhảy. Thế là mặt đất trở nên đông đúc bao nhiêu là người.”
Truyện sử dụng nhiều hình ảnh kỳ ảo thường được dùng trong thần thoại, áp dụng vào những chi tiết nặn ra loài người. Phương pháp miêu tả được kết hợp với cốt truyện rất hợp lý, khiến cho cốt truyện không bị khó hiểu bởi những yếu tố huyền ảo mà lại vô cùng đơn giản. Từ đó, con người đã giải thích được nguồn gốc hình thành và cũng thể hiện được lòng sùng bái đối với Nữ Oa.
Tóm lại, truyện Nữ Oa tạo ra con người là một thần thoại của Trung Hoa kể về quá trình con người xuất hiện. Cốt truyện vô cùng mới mẻ và đặc sắc, kết hợp với đó là những yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của thể loại truyện thần thoại đã tạo nên một câu chuyện, cũng là một lời giải thích hợp lý cho con người.
Câu trả lời của bạn: 20:08 25/10/2023
Một buổi chiều, em quyết định dành thời gian để giúp mẹ hoàn thành công việc trong vườn sau những ngày học hành căng thẳng. Ánh nắng mặt trời ấm áp làm cho khu vườn trở nên sức sông. Em cắt tỉa cây cỏ, trồng cây mới và chăm sóc khu vườn với mẹ.
Trong lúc làm việc, em nhận ra sự hạnh phúc ẩn sau những công việc nhỏ bé mà mẹ thường làm. Không chỉ giúp giảm bớt gánh nặng của mẹ, em còn học được bài học về sự quý trọng của công lao của mẹ và tình yêu mẹ dành cho gia đình. Cảm giác yêu thương và hiểu biết sâu sắc về mẹ đã trỗi dậy trong tâm hồn em.
Việc làm đó đã giúp em thấy em thương mẹ hơn, đồng thời hiểu rõ hơn về sự vất vả của mẹ trong cuộc sống hàng ngày.
Câu trả lời của bạn: 20:07 25/10/2023
Câu trả lời của bạn: 20:05 25/10/2023
Đúng và có thêm cả chuột
Câu trả lời của bạn: 20:04 25/10/2023
Vở chèo "Kim Nham" được đánh giá là một trong những vở chèo tiêu biểu và hay nhất của nền chèo cổ Việt Nam. Trong đó, "Xúy Vân giả dại" là trích đoạn nổi bật được khán giả vô cùng yêu thích. Những mâu thuẫn nội tâm của nhân vật Xúy Vân đã được tác giả dân gian khắc họa đầy đặc sắc qua đoạn trích.
Trước khi đi sâu vào phân tích tâm trạng nhân vật, ta cần làm rõ nguyên nhân dẫn đến hành động giả dại của Xúy Vân. Điều này bắt nguồn từ việc sau khi kết duyên với Kim Nham, nàng luôn phải sống trong cảnh đơn côi, xa chồng. Trong khoảng thời gian chờ Kim Nham trở về, Xúy Vân gặp được Trần Phương và bị hắn tán tỉnh, dụ dỗ. Trước những lời ngon ngọt, Xúy Vân xiêu lòng, giả điên để được chồng trả lại tự do và đi theo nhân tình. Đoạn trích "Xúy Vân giả dại" chính là cảnh nàng dựng lên màn kịch điên loạn nhằm che mắt chồng.
Trong lời xưng danh, Xúy Vân tự giới thiệu rằng:
"Chẳng giấu gì Xúy Vân là tôi,
Tuy dại dột, tài cao vô giá,
Thiên hạ đồn rằng tôi hát hay đã lạ,
Ai cũng gọi là cô ả Xúy Vân.
Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương,
Nên đến nỗi điên cuồng, rồ dại".
Chỉ một đoạn nhỏ, nhưng người đọc, người xem đã biết được tên tuổi, tài năng của nhân vật. Xúy Vân nhận thấy mình tuy dại dột song tài cao, được thiên hạ đồn thổi có tài hát hay. Không những vậy, trong lời giới thiệu, nàng thừa nhận bản thân "Phụ Kim Nham, say đắm Trần Phương,/ Nên đến nỗi điên cuồng, rồ dại.". Qua đoạn trích trên, ta phần nào hiểu được tính cách, tình cảnh của nhân vật.
Rõ ràng, trong toàn bộ trích đoạn, ngôn ngữ, hành động của nhân vật đều bộc lộ những mâu thuẫn giằng xé trong nội tâm. Trước hết, đó là tâm trạng đau đớn, tủi hổ, tự cảm thấy bơ vơ, lỡ làng trong chuyện tình cảm. Nàng đau khổ tới mức phải kêu lên và than vãn cùng ông Tơ, bà Nguyệt. Nàng đứng gọi đò mà tiếng gọi cứ ngân vang, không ai đáp lại "Tôi kêu đò, đò nọ không thưa". Càng chờ đợi, nhân vật càng rơi vào tuyệt vọng, "càng trưa chuyến đò", buộc nàng phải nhún mình, chiều theo ý người khác:
"Nên tôi phải lụy đò,
Cách con sông nên tôi phải lụy đò,
Bởi ông trời tối, phải lụy cô bán hàng."
Tham khảo thêm: Tâm trạng của Xuý Vân được thể hiện như thế nào qua tiếng gọi chờ đò
Nó cho thấy tình cảnh đáng thương mà nàng phải chịu. Vì số phận đưa đẩy nên nàng buộc lòng phải theo. Tuy nhiên, ngay cả khi chấp nhận rồi thì hạnh phúc cũng không được như mong muốn. Do vậy, nàng đã đi đến quyết định chia li
"Chả nên gia thất thì về,
Ở làm chi mãi cho chúng chê, bạn cười.".
Xúy Vân đi từ đau khổ sang bẽ bàng, xấu hổ. Nàng cầu xin mọi người thông cảm bởi bản thân không hề lẳng lơ, phóng đãng, chỉ vì gặp phải người trăng hoa nên mới không giữ nổi mình "Tôi chắp tay lạy bạn đừng cười/ Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng.". Nhận thức được hành động sai trái ấy, nàng khuyên mọi người phải phải giữ gìn đạo đức: "Gió trăng thời mặc gió trăng,/ Ai ơi giữ lấy đạo hằng chớ quên". Nàng nhắn nhủ mọi người nhưng cũng là nhắc nhở đến bản thân.
Không những thế, Xúy Vân còn bộc lộ nỗi niềm đắng cay, bực tức của mình trong điệu hát con gà rừng. Nàng nhận mình là con gà rừng ngu ngơ, ăn lẫn với đám "công" cao xa, đẹp đẽ. Xúy Vân dùng hình tượng "con gà", "con công" để diễn tả sự cô đơn, lạc lõng. Xét cả về địa vị xã hội lẫn vai trò trong gia đình, nàng nhận thấy bản thân thấp kém hơn so với Kim Nham. Đến nỗi, phải thốt lên rằng: "Đắng cay chẳng có chịu được, ức!". Câu hỏi tu từ "Mà để láng giềng ai hay?" đã tô đậm thêm tình cảnh tội nghiệp của nàng. Xúy Vân không thể chia sẻ nỗi khổ với bất kì ai. Đặc biệt, điệp ngữ "Láng giềng ai hay, ức bởi xuân huyên" càng nhấn mạnh nỗi bực tức, uất ức của nàng trước sự sắp đặt của mẹ cha.
Dù cuộc sống có bất hạnh nhưng nàng chưa bao giờ ngừng ước mơ, khát vọng về một cuộc sống gia đình hạnh phúc:
"Chờ cho bông lúa chín vàng,
Để anh đi gặt, để nàng mang cơm."
Nàng mong chờ cho đến khi cây lúa vàng rực trên khắp cánh đồng để chồng đi gặt, còn vợ mang cơm. Rõ ràng, Xúy Vân cũng muốn làm một người dâu hiền, vợ thảo. Điều này, được thể hiện qua hành động múa điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi đầy sinh động, khéo léo. Tuy nhiên, cuộc sống bình dị, giản đơn ấy lại chỉ là ước mơ xa vời.
Lối ngâm nga, chậm rãi trong đoạn nói điệu sử rầu, hát sắp đã diễn tả tâm trạng ấm ức. Nàng thương người tình đến mất ngủ rồi ví phận mình như: "Con cá rô nằm vũng chân trâu/ Để cho năm bảy cần câu châu vào!". Cái không gian chật hẹp, tù túng, luôn ẩn chứa nhiều bất trắc rủi ro làm nàng cảm thấy bất an. Tác động từ bên ngoài làm nàng cảm thấy bị hành hạ, khổ sở, không còn tự do.
Cuối cùng, sự đau khổ lên đến tột cùng khiến nàng không giữ nổi tỉnh táo mà phát điên. Đoạn hát ngược khắc họa vô cùng chân thật, sinh động tâm trạng điên loạn của nhân vật:
"Chiếc trống cơm, ai khéo vỗ nên bông,
Một đàn các cô con gái lội sông té bèo.
[...] Cưỡi con gà mà đi đánh giặc!"
Những hình ảnh, sự vật được liên hệ một cách bất thường, không hợp lí. Chỉ có người dở điên dở dại mới không phân biệt được ngược, xuôi. Câu nói vô nghĩa kết hợp với hành động vừa đi, vừa cười điên dại càng làm nổi bật tâm trạng rối bời, tuyệt vọng, mất phương hướng.
Theo dõi toàn bộ văn bản, Xúy Vân vừa đáng thương, vừa đáng trách. Đáng thương bởi nàng rơi vào cuộc hôn nhân sắp đặt, không tình yêu. Đáng trách vì nàng không biết giữ phẩm hạnh. Như vậy, qua đoạn trích, tác giả dân gian muốn đề cao sự chung thủy trong mối quan hệ vợ chồng. Đồng thời, bộc lộ sự cảm thông đối với thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Khát vọng hạnh phúc của Xúy Vân là chính đáng nhưng lại không thể thực hiện ở thời kì đề cao nam quyền. Hiểu và thông cảm cho nhân vật, ta nhận ra được nội dung, ý nghĩa sâu sắc, nhân văn của đoạn trích.
Câu trả lời của bạn: 20:03 25/10/2023
Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam ta, có rất nhiều hình tượng người anh hùng tài giỏi được xây dựng, như Thánh Gióng, Đăm Bri, Đam Dông… Nhưng em ấn tượng và yêu thích nhất nhân vật Thạch Sanh trong câu chuyện cổ tích cùng tên.
Thạch Sanh vốn là Thái Tử ở trên thiên đình, thân phận tôn quý. Sau, chàng được Ngọc Hoàng phái xuống trần gian làm con của cặp vợ chồng nghèo. Vì họ đã sống vô cùng hiền lành, tốt bụng mà đã già rồi vẫn chưa có con. Những tưởng sẽ được sống hạnh phúc trong tình thương của người cha mẹ nghèo. Nhưng buồn thay, khi Thạch Sanh được sinh ra sau suốt bao năm ở trong bụng mẹ thì cha chàng đã qua đời từ lâu. Còn mẹ chàng cũng chỉ ở cạnh cho đến lúc chàng vừa khôn lớn. Vậy là Thạch Sanh một mình côi cút, cô đơn sống trong một túp lều cũ dưới gốc cây đa. Sớm chiều lủi thủi, ra vào một mình không có ai bầu bạn. Chính vì thế, trong chàng Thạch Sanh lúc nào cũng khao khát được sống trong tình yêu thương của gia đình, bè bạn.
Nhận ra được điểm yếu ấy của Thạch Sanh, một tên bán rượu tên là Lý Thông đã tìm cách lợi dụng chàng về giúp hắn làm việc. Mượn những lời hay ý đẹp giả dối, hắn lừa Thạch Sanh kết nghĩa huynh đệ với mình rồi chuyển về sống trong quán rượu. Tại đây, dưới danh nghĩa huynh đệ, Lý Thông “nhờ” Thạch Sanh làm hết những công việc nặng nhọc, vất vả trong cửa hàng. Mà với sự khỏe mạnh, bản tính hiền lành, lương thiện, Thạch Sanh nghe theo những lời nhờ vả của hắn mà chẳng chút e dè. Thế nhưng, như vậy vẫn chưa phải là tất cả, đến một hôm, Lý Thông còn lừa gạt Thạch Sanh đến đền thờ nộp mạng cho Chằn Tinh thay mình. Thế nhưng, bằng bản lĩnh tinh thông võ nghệ và nhiều phép lạ, Thạch Sanh đã tiêu diệt được con quái vật tàn ác đó, đem lại hòa bình cho dân làng. Khi chàng chặt đầu Chằn Tinh để mang về thì nhặt được một chiếc cung tên vàng rơi ra từ thân nó. Mang theo hai chiến lợi phẩm, chàng Sanh sung sướng, phấn khởi trở về nhà, mong muốn được kể cho người anh thân thiết. Mà nào ngờ, ở đó, chờ đợi chàng lại chính là những lừa dối và toan tính khác. Tên Lý Thông gian xảo ấy đã lừa chàng rằng con Chằn Tinh đó là của vua nuôi, nếu giết là phải tội. Rồi giả vờ trượng nghĩa nhận tội thay, bảo Thạch Sanh trốn về quê. Sau đó mang theo đầu Chằn Tinh đến kinh đô, nghiễm nhiên hưởng những tài lộc, phú quý đáng lẽ ra phải là của Thạch Sanh. Còn chàng trai tội nghiệp của chúng ta thì lại trở về lầm lũi dưới gốc cây đa ngày xưa.
Một hôm, khi đang ở nhà, Thạch Sanh thấy một con đại bàng khổng lồ, cắp theo một cô gái bay qua. Không chút ngần ngại, chàng dương cung vàng bắn về phía nó, tuy nhiên chỉ đủ để làm nó bị thương. Vậy là, chàng khăn gói lần theo vết máu đến tận hang ổ của đại bàng để tìm cách cứu người. Tuy nhiên, khi đến nơi, chàng thấy hang của nó quá sâu và tối, một mình chàng không thể đem người cứu lên được. Vậy là suốt mấy ngày sau đó, lúc nào Thạch Sanh cũng trăn trở suy nghĩ tìm cách giải cứu một cô gái xa lạ mà mình chưa từng gặp. Thật đúng là một chàng trai giàu lòng thương người. Đúng lúc đó, chàng gặp lại Lý Thông và biết rằng hắn cũng đang lần theo dấu vết của đại bàng. Thế là chàng dẫn hắn và binh lính đến hang đại bàng. Chàng tự mình nhảy xuống hang, tiêu diệt đại bàng rồi đưa công chúa lên mặt đất. Tuy nhiên, khi chàng đang chuẩn bị leo lên, thì Lý Thông cắt đứt dây thừng, rồi sai quân lính chặn cửa hang lại để cướp công chàng một lần nữa. Đến tận hôm nay, chàng Thạch Sanh tội nghiệp mới nhận ra được bộ mặt thật của Lý Thông, thật đau đớn biết bao khi người ta hằng yêu quý lại cam tâm giết hại ta. Tuy đau đớn, tức giận vô cùng, nhưng Thạch Sanh vẫn cố gắng tỉnh táo lại để tìm lối thoát. Trong lúc đang lần theo lối mòn ra khỏi hang, chàng đã giải thoát cho một thiếu niên bị nhốt trong cũi sắt. Không ngờ, đó lại chính là con trai của vua Thủy Tề. Nhờ vậy, chàng được xuống thăm thú thủy cung, được thiết đãi thịnh soạn, được tặng nhiều quà quý. Thế nhưng với sự khẳng khái, thẳng thắn của mình, chàng chỉ nhận lấy một cây đàn, rồi lại trở về sống trong túp lều cũ dưới gốc đa của mình.
Trở lại chốn xưa, những tưởng từ đây sẽ có cuộc sống giản dị, yên bình. Nhưng không, một lần nữa tai họa lại ập đến. Hồn Chằn Tinh và đại bàng đã cùng nhau giở mưu hèn kế bẩn, hãm hại khiến Thạch Sanh phải ngồi tù. Quá thất vọng, đau khổ trước cảnh oan sai, Thạch Sanh ngồi trong ngục tối chỉ biết đem đàn ra để xua đi nỗi tủi buồn của chính bản thân mình. Ngờ đâu, tiếng đàn ấy bay ra khỏi cửa ngục, bay vào tận hoàng cung rồi chưa khỏi bệnh cho công chúa. Thì ra, cô gái được chàng cứu lên từ hang đại bàng chính là con gái của nhà vua. Sau khi trải qua những ngày lo sợ, bất an dưới hang sâu, lại tận mắt chứng kiến ân nhân của mình bị hại, nàng quá đau khổ đến phát bệnh, trở thành một con rối không cười không nói. Giờ đây, khi đồng điệu với những nỗi lòng trong tiếng đàn của Thạch Sanh, những uất ức trong nàng được giải tỏa, tiếng nói, tiếng cười cứ vậy mà tự nhiên phát ra. Thấy vậy, nhà vua cho mời Thạch Sanh đến, tại đây có cả mẹ con Lý Thông, hai bên ba mặt một lời. Sự thật cuối cùng cũng được phơi bày, kẻ xấu xa phải bị trừng phạt thích đáng, người hiến đức được hưởng công danh. Tuy nhiên, chàng Thạch Sanh đã quyết định tha thứ cho những gì mẹ con Lý Thông gây ra cho mình, để họ trở về quê hương sống nốt những ngày tháng còn lại. Thế nhưng, gieo gió thì gặt bão, trên đường về nhà, hai mẹ con độc ác đó bị sét đánh chết, biến thành bọ hung.
Còn chàng Thạch Sanh ở lại kinh đô, kết hôn với công chúa và trở thành phò mã. Sau đó, chàng còn bằng chính mình, đánh đuổi quân đội mười tám nước chư hầu sang gây chiến. Chàng dùng tiếng đàn thần để xua tan đi quyết tâm, tham vọng chiến đấu của quân giặc, rồi lại dùng niêu cơm thần khiến bọn chúng phải ngạc nhiên, khâm phục, rồi tự nguyện rút quân. Vậy là quân ta không tổn thất bất cứ thứ gì nhưng vẫn dành được thắng lợi.
Nhận thấy được tài năng, trí tuệ và nhân cách tuyệt vời của Thạch Sanh. Trước khi qua đời, nhà vua quyết định nhường ngôi lại cho chàng. Từ đó, Thạch Sanh trở thành một vị vua yêu dân như con, cai trị đất nước ta phát triển rực rỡ.
Câu trả lời của bạn: 20:02 25/10/2023
Câu trả lời của bạn: 20:01 25/10/2023
Câu trả lời của bạn: 20:01 25/10/2023
Câu trả lời của bạn: 19:59 25/10/2023
Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía bắc và phía nam nước ta, là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của Tây Nguyên. Hiện đang thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước, có nhiều dự án lớn tầm cỡ quốc gia.
Sự phát triển kinh tế của vùng sẽ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác hợp lí hơn tiềm năng tự nhiên và lao động, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư của các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.
Câu trả lời của bạn: 19:57 25/10/2023
Câu trả lời của bạn: 19:56 25/10/2023