
Vũ Thị Khánh Huyền
Đồng đoàn
135
27
Câu trả lời của bạn: 14:50 14/11/2021
- Sau CTTG II, Mĩ trở thành nước giàu nhất TG, chiếm ưu thế tuyệt đối trong giới tư bản. Với ưu thế tuyệt đối về kinh tế, chính trị, Mĩ âm mưu làm bá chủ TG.
- Tháng 3/1947, Tổng thống Mĩ Tru - man đề ra " Chiến lược toàn cầu".
- Mục đích : + Ngăn chặn, tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN
+ Đẩy lùi phong trào GPDT, phong trào đình công, phong trào công nhân và dân chủ.
+ Khống chế các nước đồng minh
- Biện pháp : + Thành lập các khối quân sự : NATO, ANZUS, CENTO, SEATO
+ Viện trợ cho các nước đồng minh, chạy đua vũ trang, gây chiến tranh xâm lược ( TQ <1945 -1946>, Triều Tiên <1950 - 1953>, VN <1954-1975> )
+ Gây các hoạt động quân sự trên TG ( đưa quân vào Li - băng, Hai - ti)
Câu trả lời của bạn: 14:38 14/11/2021
D. Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, các nước thực dân cũ chưa kịp quay trở lại xâm lược
Câu trả lời của bạn: 14:37 14/11/2021
Xu thế của TG hiện nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế
Câu trả lời của bạn: 14:35 14/11/2021
Mĩ tiến hành viện trở khẩn cấp cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì để biến 2 nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô và các nước dân chủ nd ĐÂ từ phía Nam
Câu trả lời của bạn: 22:31 31/10/2021
Về chính trị :
- Sau CTTG II, cao trào GPDT dấy lên lan nhanh ra cả CÁ. Tới giữa những năm 50 của TK XX, 1 số nước ở CÁ đã giành được độc lập như TQ, Ấn Độ,...
- Nửa sau thập kỉ 50, tình hình ở CÁ không ổn định :
+ Đó là sự xâm lược trở lại của các nước đế quốc, nhất là ở ĐNÁ và Tây Á.
+ Sau " Chiến tranh lạnh", ở 1 số nước diễn ra các cuộc xung đột nội chiến hoặc tranh chấp biên giới với những hành động khủng bố dã man như Ấn Độ , Pakitstan, Malaysia,..
Câu trả lời của bạn: 22:24 31/10/2021
MQH giữa VN và Liên Xô :
- Ngày 30/1/1950, Liên Xô đặt mqh ngoại giao với VN, cũng từ đây Liên Xô bắt đầu viện trợ cho VN trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
- Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1950 - 1954) : VN nhận được hàng tá vũ khí, phương tiện chiến tranh từ Liên Xô.
- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ( 1954 - 1975) : Liên Xô viện trợ không hoàn lại, đào tạo chuyên gia kĩ thuật, xây dựng công trình kiến trúc, bệnh viện,...
- Sau chiến tranh, Liên Xô vẫn tiếp tục giúp đỡ chúng ta bao gồm các khoản cho vay tín dụng thương mại, các dự án hỗ trợ,...
- Ngày 27/12/1991, VN công nhận Liên bang Nga là quốc gia thừa kế của Liên Xô.
- Tháng 3/2001, VN và Nga xác lập mqh song phương lên tầm đối tác chiến lược.
Đến nay cả 2 nước đã có nhiều chuyến thăm lẫn nhau, xác lập mqh tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực.
Câu trả lời của bạn: 22:15 31/10/2021
Năm 1950, sản lượng CN đạt 73% ( dự kiến tăng 48%), hơn 6000 nhà máy xí nghiệp được khôi phục và xây dựng
Câu trả lời của bạn: 22:13 31/10/2021
* Hoàn cảnh ra đời :
- TG : Năm 1945, trên TG xuất hiện xu thế toàn cầu hóa để giải quyết 1 số vấn đề như ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, hội nhập và phát triển kinh tế
- Đông Nam Á :
+ Các nước ĐNÁ có nhiều điểm tương đồng về tự nhiên, lịch sử, văn hóa.
+ Sau CTTG II, một số nước giành được độc lập và dốc sức phát triển kinh tế đất nước.
+ Sự phát triển kinh tế - xã hội đặt ra yêu cầu chung cho các nước phải liên kết khu vực.
+ Các nước muốn liên kết khu vực để hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
+ Nhiều tổ chức hợp tác mang tính khu vực xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt là sự thành công của khối thị trường chung EEC đã thúc đẩy, động viên các nước ĐNÁ.
+ Ngày 8-8-1967, ngoại trưởng 5 nước : Philipin, Xingapo, Thái Lan, Malaysia, Indonexia đã họp tại Băng Cốc (Thái Lan), ra tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia ĐNÁ (ASEAN).
* Mục tiêu : Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần hòa bình, ổn định khu vực.
* Cơ hội và thách thức của VN khi gia nhập ASEAN :
- Cơ hội :
+ Tiếp thu những thành tựu KHKT tiên tiến.
+ Thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế.
+ Mở rộng thị trường.
+ Mở rộng sự hợp tác giao lưu văn hóa, giáo dục trong khu vực và quốc tế.
- Thách thức :
+ VN sẽ gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của các nước trong khu vực, nếu không có đường lối phát triển đúng đắn sẽ bị tụt hậu.
+ Trong quá trình hội nhập, nếu không biết chọn lọc sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, vì vậy cần phải đảm bảo nguyên tắc " hòa nhập nhưng không hòa tan".
Câu trả lời của bạn: 21:31 26/09/2021
* Nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô :
- Liên Xô đã xây dựng mô hình CNXH chưa đúng đắn, chưa khoa học, không phù hợp với quy luật khách quan về kinh tế và xã hội.
- Những nhà lãnh đạo Đảng và nhà nước còn chủ quan, không kịp thời sửa chữa trước những biến động của tình hình thế giới. Trong quá trình cải tổ chỉ tập trung cải tổ về chính trị nhưng lại mắc sai lầm khi thực hiện chính sách đa nguyên đa đảng, khiến cho các thế lực chống CNXH có điều kiện để chống phá.
- Sự tha hóa về phẩm chất chính trị và đạo đức của những nhà lãnh đạo Đảng và nhà nước của Liên Xô, đó là tình trạng tham nhũng, cửa quyền, làm mất lòng tin của quần chúng và nhân dân đối với Đảng và nhà nước.
- Liên Xô đã chi phí quá nhiều cho việc chạy đua vũ trang nên khiến cho nền kinh tế bị chậm lại.
- Sự thiếu đoàn kết giữa các bang.
- Sự chống phá của các thế lực thù địch, đó là tình trạng " Chiến tranh lạnh ".
* Bài học cho VN từ sự sụp đổ đó :
- Kiên định theo con đường XHCN, trung thành với CN Mác - Lenin và tư tưởng HCM.
- Cần xây dựng mô hình CNXH đúng đắn, phù hợp, nhân văn.
- Phải giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản, xây dựng đảng viên trong sạch, chống tham nhũng, quan liêu.
- Cần đề phòng các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
- Trong thời kì quá độ lên CNXH phải tiến hành cải cách đổi mới. Trong quá trình đổi mới phải đổi mới cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nhưng trọng tâm vẫn là đổi mới về kinh tế.
Câu trả lời của bạn: 17:25 26/09/2021
B
Câu trả lời của bạn: 17:13 26/09/2021
* Nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc :
- Tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia vào quyền dân tộc tự quyết.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
- Không can thiệp vào nội bộ của bất kì quốc gia nào.
- Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
- Đảm bảo sự nhất trí giữa 5 cường quốc : Mĩ, Trung Quốc, Anh, Pháp, Liên Xô.
* Liên Hợp Quốc xác định 1 trong những nguyên tắc hoạt động là giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình vì :
- Hiến chương của LHQ đã nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và ANTG, phát triển mqh hữu nghị giữa các quốc gia và tiến hành hợp tác phát triển trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết giữa các dân tộc.
- Chỉ có đấu tranh hòa bình mới tạo nên môi trường ổn định, bền vững cho các quốc gia trên TG.
*Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc hoạt động của LHQ vào việc giải quyết chủ quyền biển đảo với TQ hiện nay :
- Đảng và chính phủ ta đã sử dụng những biện pháp đấu tranh ngoại giao, yêu cầu TQ tuân thủ các quy định của LHQ về luật biển (1982) và yêu cầu TQ dừng ngay các hoạt động bồi đắp, cải tạo, xây dựng trên các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa VN.
- Đảng và chính phủ ta đã sử dụng những bản đồ, lược đồ có giá trị LS, chứng minh cho TG thấy rằng Quần Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của VN.
- VN kêu gọi cộng đồng các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế qua các kênh ngoại giao để lên án, tố cáo những hành động xâm phạm của TQ ở biển Đông.
Như vậy, VN đã sử dụng những biện pháp đấu tranh hòa bình với TQ để bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay là phù hợp với nguyên tắc của LHQ, phù hợp với thực ti
Câu trả lời của bạn: 16:44 26/09/2021
Liên Xô tập trung vào quốc phòng vì : Các nước tư bản phương Tây luôn có âm mưu và hành động phá hoại, bao vây Liên Xô cả về kinh tế, chính trị. Liên Xô đã phải chi phí rất nhiều cho quốc phòng để bảo vệ thành quả của công cuộc xây dựng CNXH.
Câu trả lời của bạn: 16:40 26/09/2021
Hung - ga - ri, Bun - ga - ri, An - ba - ni, Ru - ma - ni, Tiệp Khắc, Nam Tư, Ba Lan
Câu trả lời của bạn: 16:35 26/09/2021
Trong quá trình xây dựng CNXH, mặc dù đạt được nhiều thành tựu nhưng Liên Xô vẫn mắc phải những sai lầm, hạn chế :
- Sự chủ quan, duy ý chí của bộ máy lãnh đạo của nhà nước Liên Xô.
- Sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế giữa CN và NN.
Câu trả lời của bạn: 20:05 08/08/2021
- Mục tiêu : đòi quyền tự do dân chủ, đòi quyền lợi về kinh tế, chống áp bức, kìm hãm của TD Pháp.
- Tích cực : + Các phong trào DTDC của các giai cấp trong thời gian này ít nhiều đòi tự do dân chủ, quyền lợi kinh tế trước mắt, chống kìm hãm của TD Pháp.
+ Các phong trào di
Câu trả lời của bạn: 17:23 08/08/2021
* Hoàn cảnh ra đời của các nước DCND Đông Âu : Sau khi hồng quân Liên Xô truy kích phát xít Đức, nhân dân Đông Âu đã đứng lên đấu tranh giành chính quyền, thành lập nhà nước DCND Đông Âu : Ba Lan (7-1944), Ru - ma - ni (8-1944), Hung - ga - ri (4-1945), Tiệp Khắc (5-1945), Nam Tư (11-1945), An - ba - ni (12-1945) và Bun - ga - ri (9-1946)
* Những nhiệm vụ của cuộc CMDCND : xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân, tiến hành cải cách ruộng đất, thực hiện quyền tự do dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân,...
Câu trả lời của bạn: 17:09 08/08/2021
Tháng 2/1976 : Các nước thành viên trong ASEAN đã kí hiệp ước thân thiện và hợp tác ở ĐNÁ tại Ba - li (Inđô), xác định nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên. Sự kiện đó đã đánh dấu bước khởi sắc và mở ra thời kì phát triển mới cho ASEAN ( quan hệ giữa ASEAN và các nước Đông Dương được cải thiện, ASEAN mở rộng thành viên, kinh tế phát triển mạnh mẽ, tốc độ kinh tế tăng trưởng cao,...)
Câu trả lời của bạn: 16:49 08/08/2021
Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam bằng cách : đánh thuế nặng các mặt hàng nhập từ nước ngoài, có mặt hàng lên tới 120%. Hàng hóa của Việt Nam chủ yếu nhập sang Pháp. Pháp đánh thuế nặng các mặt hàng như rượu, muối, thuốc phiện.