
Tú Anh
Sắt đoàn
50
10
Câu trả lời của bạn: 17:58 16/04/2023
Câu thứ nhất là một lời tâm huyết của vị thông soái thổ lộ tâm tình với các tướng sĩ: cùng một thế hệ đang gánh vác sứ mệnh lịch sử. “Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan ”. " Thời loạn lạc và buổi gian nan " ấy là khi đất nước ta đang đứng trước họa xâm lăng của quân Mông cổ. Ta cùng các ngươi đang chung chịu gian nan thử thách nặng nề, cùng chia ngọt sẻ bùi với nhau, cùng vinh, nhục với dân tộc và đất nước. Bằng cái nhìn sáng suốt và cảnh giác, Trần Quốc Tuấn đã vạch trần dã tâm và bộ mặt tham lam, tàn bạo của quân xâm lược phương Bắc qua hình ảnh tên sứ giặc. Sau thảm bại lần thứ nhất 1258, cậy thế "Thiên triều", đế quốc Nguyên - Mông liên tiếp cử sứ giả sang nước ta sách nhiễu. Chẳng khác nào lũ thái thú thuở nào, sứ giặc Mông cổ "nghênh ngang đi lại ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà mắng triều đình, đem thân dê chó ma bắt nạt tể phụ ". “Lưỡi cú diều ”, “thân dê chó ”là hai hình ảnh ẩn dụ lột tả bộ mặt tham tàn của bọn ngụy sứ. Hành động của chúng thì ngang ngược, “nghênh ngang ”, coi Đại Việt và kinh thành Thăng Long là quận huyện của chúng. Cậy thế nước lớn chúng ra sức hoành hành, vừa “bắt nạt ”, vừa "sỉ mắng" triều đình và vua tôi nhà Trần. Giặc đã xúc phạm đến quốc thể và niềm tự tôn dân tộc. Trần Quốc Tuấn đã biểu lộ lòng căm thù và khinh bỉ đối với sứ giặc, khêu gợi ý thức dân tộc đối với tướng sĩ.
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 21:18 15/04/2023
Thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội được công nhân, tôn trọng, đảm bảo theo Hiến pháp và pháp luật nước CHXHCN VN
Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Công dân được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ do Nhà nước quy định. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.
Việc thực hiện quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Câu trả lời của bạn: 21:14 15/04/2023
Những năm gần đây, có một thực trạng đáng báo động đó là tình trạng học sinh coi thường các môn học Khoa học xã hội và nhân văn. Ớ xu thế xã hội nào, các môn học này vẫn có vai trò vô cùng quan trọng đến nhân cách và văn hóa ứng xử. Do đó, học sinh coi thường các môn xã hội đã gây ra những tác hại nghiêm trọng và ảnh hưởng không nhỏ của mỗi học sinh. Vậy nguyên nhân dẫn đến những thái độ đó của học sinh là gì?
Trước tiên có thể thấy, các môn khoa học xã hội và nhân văn đã không tạo được niềm hứng thú đối với các môn khoa học tự nhiên. Thường ngày trong chương trình học không chỉ có các môn tự nhiên, các môn xã hội mà còn có rất nhiều môn học khác như sinh học, thể dục. Vì vậy các em không những học bài mà còn phải chuẩn bị rất nhiều bài tập trước khi đến lớp. Thêm vào đó, các môn khoa học xã hội như văn học, lịch sử, địa lí... kiến thức vô cùng rộng với những sự kiến thức dài dễ tạo ra học sinh cảm giác chán nản, mệt mỏi. Không như các môn khoa học xã hội và nhân văn, các môn tự nhiên tạo được cho học sinh nhiều hứng thú hơn với những con số, công thức ngắn gọn, dễ nhớ, dễ học thuộc, từ đó các môn này tạo cho học sinh được cảm giác kích thích, đào sâu suy nghĩ và tìm tòi hướng giải quyết.
Thứ đến phải kể là cách giảng dạy của giáo viên. Cách học “cô đọc trò chép” đã làm cho học sinh trở nên thụ động, lười suy nghĩ. Chính vì vậy, những giờ học môn khoa học xã hội và nhân văn đã không được học sinh yêu thích và coi trọng.
Khi nhìn nhận một vấn đề ta không chỉ nhìn từ một phía, có thể thấy do bản chất của các môn học xã hội, do cách truyền đạt của giáo viên mà học sinh coi thường các môn học xã hội nhưng đã bao giờ ta thử lật ngược lại vấn đề? Nếu như các bạn học sinh yêu thích các môn học xã hội thì liệu có dẫn đến tình trạng chán nản đó hay không?
Gorki đã từng nói: “Văn học là nhân học” tức là Văn học không chi cung cấp những kiến thức về môn học đó nói chung mà các môn học xã hội còn hướng con người sống “chân, thiện, mỹ, giúp con người yêu thương con người hơn.
Hậu quả của việc coi thường các môn khoa học xã hội và nhân văn để lại là vô cùng nghiêm trọng, tác hại của sự thiên lệch trong tư duy đã làm cho một số học sinh rơi vào những cảnh tiếc nuối. Và chỉ khi ở trong những cảnh tiếc nuối đó, học sinh học lệch mới thấy học đều các môn tốt biết bao.
Nhìn chung, vấn đề học sinh coi thường các môn học khoa học xã hội và nhân văn đang được rất nhiều nhà trường quan tám. Vì vậy, ta nên có thái độ tích cực và bình đẳng đối với tất cả môn khoa học xã hội và nhân văn và các môn học tự nhiên. Như vậy, ta vừa có thêm kiến thức, vừa không gặp những rủi ro mà việc học đem lại.
Câu trả lời của bạn: 21:13 15/04/2023
Câu trả lời của bạn: 20:45 15/04/2023
Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn là sự tỏ bày ý định từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay) khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế. Sau đó, ông đổi tên kinh đô thành Thăng Long. Đấy là năm Thuận Thiên thứ nhất – năm khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lý, một triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao vòi vọi. Xưa nay, thủ đô là trung tâm về văn hoá, chính trị của 1 đất nước. Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của một dân tộc. Thủ đô có ý nghĩa rất lớn. Dường như lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có những cuộc dời đô như thế. Mỗi lần dời là một thử thách của dân tộc. Đó phải là quyết định của những đầu óc ưu tú nhất thời đại. Nói cách khác, ko có ý chí quyết tâm lớn, ko có tầm nhìn thấu cả tương lai thì Lý Công Uẩn ko thể nói đến chuyện dời đô.
Mở đầu bài chiếu, nhà vua giải thích tại sao lại dời đô. Và bằng một lý lẽ ngắn gọn nhưng sắc sảo, cùng với dẫn chức thiết thực, nhà vua đã khẳng định: việc dời đô ko phải là hành động, là ý chí của một người. Nó là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử. Lý Công Uẩn tuyệt vời là đã hiểu được khát vọng của nhân dân, khát vọng của lịch sử. Dân tộc Việt không chỉ là một nước độc lập. Muốn bảo vệ được điều ấy thì non sông, nhân tâm con người phải thu về 1 mối. Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường để xây dựng nước Đại Việt thành quốc gia thống nhất vững mạnh. Muốn vậy, việc đầu tiên là phải tìm một nơi “trung tâm của trời đất”, một nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi”. Nhà vua đã rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dực núi”. Nơi đây ko phải là miền Hoa Lư chật hẹp, núi non bao bọc lởm chởm mà là “địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng”. Như vậy, đây là mảnh đất lí tưởng “dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt, muôn vật rất mực phong phú tốt tươi”. Thật cảm động, vị vua anh minh khai mở 1 triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân. Tìm chốn lập đô cũng vì dân, mong cho dân được hạnh phúc. Trong niềm tin của vua, có 1 kinh đô như vậy, nước Đại Việt sẽ bền vững muôn đời. Dời đô ra Thăng Long là 1 bước ngoặc rất lớn. Nó đánh dấu sự trường thành của dân tộc Đại Việt. Chúng ta ko cần phải sống phòng thủ, phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù. Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên, đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc. Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời, là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy!
Có thể nói, với trí tuệ anh minh tuyệt vời, với lòng nhân hậu tuyệt vời, Lý Công Uẩn đã bày tỏ ý định với các quan trong triều ý định dời đô giàu sức thuyết phục. Phần đầu nhà vua đưa ra những lý lẽ thuyết phục là nhờ những bằng chứng sử sách. Nhưng phần sau nhà vua đã đưa ra những suy nghĩ của riêng mình về miền đất mà vua định lập đô, không chỉ là cho ta thoả mãn về lí trí mà quan trọng hơn là bị thuyết phục bằng tình cảm. Ta bắt gặp ở đây 1 giọng nói đầy nhân từ, tấm lòng lo cho dân cho nước rất mực. Những điều vua nói cách đây cả ngàn năm nhưng hôm nay nhìn lại vẫn giữ nguyên tính chân lí của nó. Trải qua bao thăng trầm, con rồng bay lên bầu trời Hà Nội vẫn làm cho cả nước bái phục nhân cách, tài năng của Lý Công Uẩn, 1 vị vua anh minh vĩ đại.
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 20:37 15/04/2023
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 20:32 15/04/2023
=> để viết văn bản ông đã dựa vào rất nhiều nguồn tài liệu khác nhau để làm sáng tỏ được luận điểm mà bản thân ông muốn trình bày. Hàng loạt các tên nhân vật hay các tài liệu mà tác giả trích dẫn ý kiến chính là minh chứng rõ nhất cho việc tác giả đã sử dụng nhiều nguồn tài liệu để viết nên văn bản này:
+ Báo Niu Ooc Thai-mơ có một câu miêu tả chính xác tình trạng bất thường của Trái đất mà người Ai - o - oa hẳn đang cảm thấy: Giép-Dooc, nhà thủy văn học đang làm cho Trung tâm thời tiết ở Đa- vin - pót, Ai - o - oa nói: Thường khi phá kỉ lục, bạn chỉ vượt qua mức cũ 2,5 đến 5cm. Nhưng hơn kỉ lục cũ tận 1,8 m thì quá ngạc nhiên
+ Trang CNN.com (ngày 07/08/2007) giới thiệu một báo cáo do Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) của Liên hợp quốc công bố..
Câu trả lời của bạn: 20:32 15/04/2023
Câu trả lời của bạn: 20:17 15/04/2023
Câu trả lời của bạn: 20:09 15/04/2023
Câu trả lời của bạn: 20:08 15/04/2023
Câu trả lời của bạn: 20:05 15/04/2023
1.
- Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
Câu trả lời của bạn: 20:01 15/04/2023
Đáp án:
em thích nhất nhân vật Nê mô trong câu truyện vì ông là người biết quan tâm giúp đỡ người khác mặc dù ông là một người lạnh lùng.
Câu trả lời của bạn: 19:59 15/04/2023
Câu 1:
- Thể thơ: Tự do
-PTBĐ: biểu cảm
Câu 2:
- Nghĩa chuyển
Câu 3:
- Biện pháp tu từ: ẩn dụ "Ánh nắng"
- Tác dụng:
+ Tạo sự hàm xúc cho câu thơ
+ Gợi liên tưởng thú vị cho người đọc
+ Thể hiện những giọt mồ hôi của người cha trong quá trình nuôi dưỡng, dìu dắt con thành người.
Câu 4:
- Người con chưa hiểu được cặn kẽ những vất vả của cha
- Người con chưa thấu hiểu được những gì mà cha muốn truyền đạt cho con.
Câu trả lời của bạn: 20:38 12/04/2023
Tiết kiệm bắt đầu từ những số tiền nhỏ mỗi ngày.
Sử dụng ứng dụng quản lý và lập kế hoạch tài chính.
Nắm rõ các khoản thu chi cá nhân.
Xác định rõ mục tiêu quản lí tiền trên cơ sở các khoản thu thực tế của bản thân.
Tiết kiệm trước khi chi tiêu, tiết kiệm phải thường xuyên, đều đặn.
Chỉ chi tiêu các khoản cần thiết, tránh lãng phí.
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 20:31 12/04/2023
Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển thì việc học tập cũng phát triển theo. Chính vì vậy giới học sinh chúng ta đã sáng tạo ra rất nhiều cách học nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho bản thân. Nhưng dù là phương pháp học thế nào thì ý thức tự học của mỗi người vẫn là yếu tố quan trọng nhất.Tự học là tự mình tìm tòi, khám phá, chủ động tích luỹ kiến thức.Quá trình tự học diễn ra lâu dài, xuyên suốt con đường học tập của chúng ta .Trong đó, người học tự tìm tòi, học hỏi để khắc sâu kiến thức, vận dung để giải quyết các vấn đè trong thực tiễn.Tự học giúp c/ta hiểu bài và nhớ bài lâu hơn.Rèn cho ta tính tự lập, ko ỉ lại,dựa dẫm vào người khác, ko phục thuộc scahs vở. Tự học rèn luyện cho ta tính tư duy,sáng tạo, năng động,làm chủ kiến thức. Nếu ko bt cách tự học,ta sẽ học một cách máy móc,rập khuôn,bế tắc khi giải quyết các vấn đề trong cs. Tuy nhiên trong thực tế cuộc sống ngày nay vẫn còn có nhiều bạn học sinh còn quá lệ thuộc vào bài giảng của các thầy cô giáo, học và ghi chép lại một cách thụ động, máy móc, lười suy nghĩ, thuộc bài nhưng không hiểu được nội dung, học xong quên ngay, không áp dụng được những kiến thức đã đạt được vào thực tế cuộc sống… dẫn đến kết quả không cao thậm chí còn để lại nhiều tiêu cực trong môi trường giáo dục. Mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình tinh thần tự học trên nền tảng sự say mê, ham học, ham hiểu biết, giàu khát vọng và kiên trì trên con đường xây dựng tri thức. Mỗi con người cần chu động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập. Có như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.
Câu trả lời của bạn: 20:17 12/04/2023
Bố cục Phần 1 (Từ đầu đến ...dễ bị tổn thương của nó): Giới thiệu vấn đề
- Phần 2 (Tiếp theo đến …thế giới đẹp đẽ này): Chứng minh mối quan hệ giữa các loài
- Phần 3 (Còn lại): Khẳng định vấn đề
Trả lời câu hỏi:
Câu 1 trang 85 SGK Ngữ văn 6 tập 2:
Sinh vật khoảng 10 000 000 loài, còn người nhận biết được 1 400 000 loài (hơn 300 000 thực vật, 1 000 000 động vật)
Câu 2 trang 85 SGK Ngữ văn 6 tập 2:
Mỗi quần xã sinh vật là một thế giới riêng, không giống với những quần xã khác
Câu 3 trang 85 SGK Ngữ văn 6 tập 2:
- Dựa vào tính chất của loài trong quần xã.
- Dựa vào mối quan hệ hỗ trợ và đối kháng.
ð Sự sinh sôi mạnh mẽ hay suy giảm số lượng của loài này dẫn sự phát triển theo hướng nhiều thêm hay bớt đi tương ứng của loài kia.
Câu 4 trang 85 SGK Ngữ văn 6 tập 2:
Nếu chỉ tồn tại quan hệ đối kháng, sự cân bằng trong đời sống của các loài trong một quần xã lập tức bị phá vỡ.
Câu 5 trang 85 SGK Ngữ văn 6 tập 2:
Theo em, đoạn "Trên Trái đất....thế giới đẹp đẽ này" trong văn bản thể hiện rõ nhất cách trình bày văn bản thông tin theo quan hệ nhân quả.
Câu 6 trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 2:
Đoạn mở và đoạn kết giàu sắc thái cảm xúc, đã làm “mềm” đi sự khô khan thường có của VB thông tin.
Câu 7 trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 2:
- Bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.
- Không săn bắt các loài động thực vật quý hiếm...
Câu trả lời của bạn: 20:15 12/04/2023
môi trường học đường là nơi cho ta những bài học, kiến thức và giúp ta hoàn thiện bản thân hơn.Nhưng nét đẹp của văn hoá học đường đang bị học sinh làm giảm sút.Một trong số đó là bạo lực học đường.Vấn đề này đang đc dư luận rất quan tâm bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, chê bai,lăng mạ, chửi bới,xúc phạm danh dự nhân phẩm...và các hành vi gây tổn hại vè người học xảy ra trong cơ sở giáo dục.Hiện nay, bạo lực học đường xảy ra khá phổ biến trong các trường học.Hình thức thể hiện bạo lực học đường là đánh đập hành hạ ,tra tấn =vũ lực làm tổn hại về thân thể ,sức khoẻ của hs.Dùng những lời nói thô bạo để chửi bới,xúc phạm, sỉ nhục, lan truyền những thông tin sai sự thật, đe doạ,cô lập.Nguyên nhân là do hs có những lời nói ko đúng chuẩn mực với giáo viên,lôi kéo bạn bè lập nên những tổ chức đánh nhau có hội đồng...do tâm sinh lý của lứa tuổi hs có nhiều thay đổi. Do sự nảy sinh tình cảm cá nhân, yêu đương,ghen tuong,ganh ghét, đố kị nhau.Do cha mẹ thiếu sự quản lí con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục hs
Hạu quả của việc này rất nghiêm trọng.có thể bị tổn thương về tinh thần, thể chất.Gây những bức xúc phẫn nộ đối với các bậc phụ huynh.Gây ảnh hưởng đến nề nếp chất lượng giáo dục chủa nhà trường.Còn với những kẻ gây ra bạo thực thì sẽ bị xã hội lên án, phê phán,sẽ ảnh hưởng đến nhân cách, danh dự,cs hiện tại và tương lai
Để giải quyết vấn đề trên,em cần kết bạn với những bạn tốt,trang bị cho mình những kiến thức kĩ năng liên quan đến bạo lực học đường.Tránh xa những nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường. Khi gặp bạo lực học đường,em cần bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc, chủ động nhờ người giúp đỡ, quan sát xung quanh để tìm đường thoát...Gđ phải nêu gương,sát sao giáo dục con em, ko buông lỏng để các em tiếp xúc với các đối tượng xấu.Nhag trường cần kịp thời xử lí, can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường ...
tóm lại ,chứng ta cần xây dựng 1 mtr học đường lành mạnh. mỗi người học sinh chúng ta cần ý thức được tác hại của vấn nạn này, đồng thời chung tay tuyên truyền, kêu gọi mọi người tẩy chay bạo lực ra khỏi phạm vi học đường; tích cực học tập, rèn luyện bản thân trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội. Tuổi trẻ là mầm non, là tương lai của đất nước, chúng ta hãy biết phấn đấu, trau dồi bản thân ngay từ hôm nay để có thể cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội.