Khánh Hà
Bạch kim đoàn
1,895
379
Câu trả lời của bạn: 09:07 03/04/2023
a) Cm=n/V=1/0,75=1,333 mol/l
b) Cm=0,5/1,5=0,33 mol/l
c) nCuSO4=400/160=2,5 mol
-> Cm=2,5/4=0,625 mol/l
d) Cm=0,06/1,5=0,04 mol/l
Câu trả lời của bạn: 08:16 03/04/2023
Phần 1: Chỉ có Cu phản ứng
Cu + 4HNO3(đặc nguội) ---> Cu ( NO3 ) 2 + 2NO2 + 2H2O
nNO2=v/22,4=8,96/22,4=0,4 (mol) => nCu=0,2 mol
mCu=n.M=0,2.64=12,8 g
Phần 2:Chỉ có Al phản ứng
2Al + 6HCl (dư) --->2 AlCl3 + 3H2
0,2 0,3
nH2=V/22,4=6,72/22,4=0,3 mol
mAl=0,2 . 27=5,4 g
m hỗn hợp=mAl+mCu=5,4 +12,8=18,2 g
Câu trả lời của bạn: 07:56 03/04/2023
-Đưa thông tin sai lệch về công tác phòng chống dịch Covid-19
- Phát ngôn bừa bãi làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của người khác
Câu trả lời của bạn: 09:30 01/04/2023
đổi 675 mg=0,675g
nSO2=2,464=0,0375
Gọi hóa trị của kim loại R là n
2R + 2n H2SO4(đặc, nóng) --> R2(SO4)n + nSO2 + 2nH2O
Theo pt: nR=2/n nSO2=0.075/n (mol)
MR=0,6750,075n=9n(g/mol)
với n=1 thì MR=9(g/mol) (loại)
với n=2 thì MR =18(g/mol) (loại)
với n=3 thì MR =27(g/mol) (thỏa mãn)
--> kim loại R là Nhôm (Al)
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 09:13 01/04/2023
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 09:04 01/04/2023
Câu trả lời của bạn: 09:03 01/04/2023
đặt CTPT của hydrocacbon A là CxHy với (x,y ≠0)
MA =15.2= 30
⇒nA = 4,5/30 = 0,15 (mol)
nCO2 = 6,72/22,4=0,3 (mol)
PT : 2CxHy + (2x - y/2) O2 → 2xCO2 + yH2O
TPT: nCO2 = xnCxHy = 0,15x (mol)
hay 0,3=0,15.x
⇒x = 2
ta có: mA = (12x + y)0,1 = 4,5(g)
hay 12.2 + y =4,5
⇒y = 6
vậy CTPT của hydrocacbon A là C2H6.
Câu trả lời của bạn: 08:45 01/04/2023
phương thức biểu đạt là tự sự
Câu trả lời của bạn: 08:41 01/04/2023
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về câu tục ngữ “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”: Tục ngữ là kho tàng tri thức với những bài học quý giá. Một trong những câu tục ngữ đó là “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” là một lời nhắc nhở đầy giá trị.
2. Thân bài
- Giải thích:
Câu tục ngữ không nói về việc mua bán thông thường, mà “bán anh em xa, mua láng giềng gần” có ý nghĩa rằng tình cảm ruột thịt xa xôi không bằng tình cảm láng giềng gần gũi.
Câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người ăn ở có tình nghĩa, biết sống chan hòa, yêu thương và giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
- Dẫn chứng: Câu chuyện cháy nhà hàng xóm…
- Bài học về vai trò của tình làng nghĩa xóm: giúp đỡ nhau trong cuộc sống,
- Liên hệ bản thân: Yêu quý, trân trọng những người hàng xóm.
3. Kết bài
Khẳng định giá trị của câu “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”.
Câu trả lời của bạn: 08:37 01/04/2023
Trong bộ phim "Người phán xử", câu nói "Gia đình là thứ tồn tại duy nhất, còn những thứ khác có hay không cũng không quan trọng" của nhân vật Phan Quân từng gây "bão" một thời gian dài trên mạng xã hội. Câu nói không chỉ thể hiện được vai trò của gia đình mà còn gợi cho chúng ta những suy ngẫm sâu sắc về "chỗ dựa" trong cuộc đời mỗi người. "Chỗ dựa" là nơi mang đến cho chúng ta cảm giác bình yên, ấm áp, là điểm tựa vững chắc về tinh thần. Cuộc sống không chỉ có những niềm vui, hạnh phúc mà còn có những khó khăn và những điều không may mắn xảy đến. Khi con người cảm thấy nhỏ bé, yếu đuối nhất thì chỗ dựa chính là nơi nâng đỡ, vỗ về, tiếp thêm cho chúng ta sức mạnh để vượt qua những thử thách của cuộc sống. Chỗ dựa không chỉ mang ý nghĩa vật chất, đó là nơi chúng ta có thể nương tựa, dựa dẫm mà nó còn là nguồn sức mạnh tinh thần vô hình. Chúng ta không thể nhìn bằng mắt thường nhưng lại có thể cảm nhận nó bằng trái tim. Chỗ dựa tinh thần mang đến cho con người niềm tin, nghị lực để vươn lên, đó cũng là sức mạnh giúp con người vượt qua mọi khó khăn, phá vỡ những cảm xúc tiêu cực để hướng đến một cuộc sống tốt đẹp. Chắc hẳn chúng ta còn nhớ đến câu chuyện về người cha nghèo sống trong ống cống hơn chục năm để nuôi con học đại học. Người cha nghèo nhưng giàu tình thương con ấy chính là động lực để hai người con trai thi đỗ thủ khoa vào hai trường đại học top đầu của Việt Nam là Đại học Bách khoa và Đại học Y Hà Nội. Chúng ta cần trân trọng những mối quan hệ mà chúng ta có, đó là chỗ dựa tinh thần vững chắc, nơi nâng đỡ, che chở cho chúng ta trước mọi bão giông của cuộc đời.
Câu trả lời của bạn: 08:33 01/04/2023
Dàn ý:
- Nêu cảm nghĩ chung: Nội dung của các chương trình truyền hình và và các cuộc vận động nêu trên là nhằm mục đích sẻ chia, giúp đỡ những người gặp khó khăn. Việc làm này thể hiện tinh thần yêu thương, đùm bọc, tinh thần đoàn kết, nhân ái của nhân dân ta.
- Hiểu được sẻ chia và tình yêu thương là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện mối quan tâm giữa người với người trong cuộc sống.
- Hiểu được sẻ chia và tình yêu thương sẽ đem lại hạnh phúc cho những ai được nhận, giúp họ vượt qua khó khăn, hoạn nạn, bù đắp cho họ những gì còn thiếu hụt, mất mát.
- Sẻ chia và tình yêu thương không chỉ đem lại hạnh phúc cho người khác mà còn là đem lại hạnh phúc cho chính người cho. Cho đi là để nhận lại những tấm lòng.
- Như vậy: Sẻ chia và tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời.
- Phê phán: Thói thờ ơ, vô cảm trước những rủi ro, bất hạnh, mất mát, đau thương của người khác.
- Liên hệ: Với bản thân, với các hoạt động tập thể của lớp, của trường... trong các phong trào nói trên.
Câu trả lời của bạn: 08:27 01/04/2023
Tôi rất yêu thích sách của bác Nguyễn Nhật Ánh, bởi thế mà luôn sưu tầm những cuốn sách được bác viết. Một vài cuốn sách hay phải kể đến như Cho tôi xin một vé đi tuổi, Kính vạn hoa, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh hay Cô gái đến từ hôm qua,...Nhưng có lẽ cuốn sách gây ấn tượng với tôi nhất là cuốn "Cảm ơn người lớn" của bác vừa mới xuất bản gần đây.
Cuốn sách "Cảm ơn người lớn" là đưa con tinh thần thứ 44 của Nguyễn Nhật Ánh. Vào ngày 17 - 11 - 2018, sách được phát hành với hai bản bìa cứng và bìa mềm trong sự đón đợi của hàng ngàn độc giả trên cả nước. Ngoài ra, sách còn được xuất bản ở các nước châu u, Đài Loan và Nhật Bản. Đây là cuốn sách thứ hút rất nhiều sự quan tâm đến từ những người hâm mộ văn phong của Nguyễn Nhật Ánh. Sách do Nhà xuất bản trẻ in ấn và phát hành với số lượng hàng trăm ngàn cuốn.
Cuốn sách không quá dày vì nó chỉ vỏn vẹn 264 trang. Sách hình chữ nhật với chiều dài khoảng 20 cm và chiều rộng là 13 cm. Bìa sách nổi bật với màu vàng chanh xinh xắn và đầy ấn tượng. Dòng chữ trên cùng của bìa sách là tên tác giả Nguyễn Nhật Ánh, tiếp theo là lời đề từ đầy thú vị của cuốn sách với cỡ chữ nhỏ hơn một chút: "Tôi viết cuốn sách sách này không dành cho trẻ em, tôi viết cho những ai từng là trẻ em". Tên sách được in với màu xanh lam dịu dàng "Cảm ơn người lớn" sau lời đề từ của sách. Cuối bìa sách là ảnh một bì thư màu xám vẽ các nhân vật đầy ngộ nghĩnh trong truyện cùng tên của nhà xuất bản trẻ phát hành sách. Bìa sau của sách cũng là màu vàng chanh nổi bật cùng tên truyện, gốc phải phía cuối in giá thành của sách cùng tem chống hàng giả.
Lật từng trang sách, mân mê từng dòng chữ của cuốn sách ta như bị lôi cuốn vào từng câu chuyện đầy lý thú, hấp dẫn. Cuốn sách được chia làm 19 chương, mỗi chương là một mẩu chuyện, các mẩu chuyện được gắn kết với nhau mang đến nhiều cảm xúc khó tả. Xoay quanh các nhân vật như cu Mùi, Tí Sún, Hải Cò, Tủn,....một thế giới tuổi thơ được mở ra thôi thúc người đọc bước vào khám phá. Những câu chuyện đơn giản, tủn mủn đấy thôi nhưng với lối kể nhẹ nhàng, tự nhiên, tác giả đã mang người đọc đến với những chân trời kí ức của tuổi thơ, những điều vốn quen thuộc mà vô tình người ta đã bỏ lỡ hay quên lãng . Các chương của truyện đều được kể theo ngôi thứ nhất, từ điểm nhìn của nhân vật "tôi" khi đã lớn. Bốn câu chuyện nhỏ được tập trung kể trong cuốn sách là câu chuyện tập bay, câu chuyện tập vẽ bản đồ, câu chuyện kinh doanh, truyện tranh giúp đỡ bạn và câu chuyện viết thư cho nhau. Trong những câu chuyện ấy ngoài thế giới ngộ nghĩnh của tuổi thơ, ta được cảm nhận sâu sắc hơn về thế giới của tình yêu thương, lòng nhân ái ,về những bao dung của tình bạn, tình nghĩa xóm làng, tình thân gia đình. Cuốn sách bồi đắp thêm cho ta những cảm xúc trong trẻo nơi tâm hồn để biết yêu thương và trân trọng quá khứ, biết gìn giữ những giá trị của hiện tại và biết chia sẻ, cảm thông giữa cuộc đời.
Chúng ta hãy cùng đọc một vài trích dẫn đầy tâm đắc của cuốn sách nhé: "Nếu biết con cái là một lũ sinh vật lúc nào cũng hào hứng làm những chuyện ngốc nghếch sau lưng đấng sinh thành, chắc các bậc làm cha làm mẹ phải họp hành căng thẳng để bàn tính xem có nên đẻ ra bọn tôi hay không. [...] Ờ, có lẽ điều đáng kể nhất mà người lớn đóng góp cho cuộc đời chính là họ làm ra trẻ con một cách hồn nhiên." Lời nghĩ suy vừa hồn nhiên vừa sâu sắc của cu Mùi. "Thời gian biến tóc ta thành hoa lau, nhuộm hồn ta thành lá đỏ. Và đến một ngày nó sẽ biến đời cuộc đời ta thành mây trắng lang thang." - Quan niệm về thời gian đầy triết lí. "Người lớn nên thấu hiểu và thông cảm cho trẻ con. Không phải vì người lớn nhiều tuổi hơn trẻ con. Mà là vì người lớn nay là "những đứa trẻ con đã lớn" - Bài học về sự cảm thông và bao dung dành cho nhau. "Bọn tôi còn cả cuộc đời phía trước để vật lộn, thậm chí để chịu đựng những đòn roi của cuộc sống; bọn tôi không biết tương lai của mình sẽ ra sao, cũng không biết cách chuẩn bị cho tương lai như thế nào nhưng hành động bồng bột thuở ấu thơ đó đã giúp bọn tôi hình thành một thói quen để sau này không phung phí hoặc phản bội lại những ý tưởng tốt đẹp mà tuổi thơ ban phát." - Bài học về sự trân quý mỗi món quà mà cuộc đời ban tặng.
Bước vào "Cảm ơn người lớn", ta không chỉ cảm nhận được nội dung sâu sắc mà còn thấy được tài năng trong ngòi bút của một tác giả dành trọn niềm yêu cho tuổi thơ. Giọng văn nhẹ nhàng, hóm hỉnh, dịu dàng lại không kém phần chiêm nghiệm, triết lí. Giọng điệu linh hoạt với ngôn từ không quá trau chuốt nhưng lại dễ đi vào lòng người. Dòng hồi tưởng phong phú mà tự nhiên, cuốn hút. Có thể nói cuốn sách từ hình thức đến nội dung và nghệ thuật đều vô cùng dễ thương và ý nghĩa.
Trên thị trường hiện nay, giá thành sách không quá cao. Cuốn Cảm ơn người lớn bìa mềm giá khoảng 75. 000 đồng, cuốn bìa cứng có giá khoảng 175.000đồng. Sách được bày bán tại các hiệu sách trên cả nước, hoặc cũng có thể chọn mua trên các trang mạng bán sách như Tiki, Shopee hay Fahasa,....Nếu kinh phí chưa cho phép, các bạn có thể đọc sách online trên các trang eBook cũng là một lựa chọn hợp lý.
Cuốn sách sau khi xuất bản đã được nhiều đọc giả bình luận tích cực. Ai cũng dành cho nó những lời tốt đẹp và sự cảm mến đáng trân trọng gửi đến tác giả là mình chứng cho sự tươi mới của giá trị mà chốn sách mang lại. Cuốn sách không kén người đọc, nó cũng không giới hạn cho một thành phần nào cả, sách dành cho mọi ngành nghề, mọi độ tuổi từ trẻ em, đến các bậc làm cha làm mẹ hãy những người ông, người bà khi đã về già. Mỗi lứa tuổi, mỗi thế hệ đều có những cảm xúc và cảm nhận cho riêng mình khi đọc cuốn sách này.
Sách không chỉ được mọi người mua về cất giữ cho riêng mình mà còn là những món quà tặng độc đáo. Học sinh mua tặng thầy cô, bạn bè yêu sách mua tặng cho nhau hay các con mua tặng cho bố mẹ đều rất ý nghĩa. Khi có cuốn sách trên tay, bạn phải giữ gìn nó cẩn thận để được bền lâu. Nhẹ nhàng lật từng trang sách, không để sách bị quăn mép vì sự bất cẩn của mình. Cẩn thận bọc bìa sách để tránh bị rách nát, dính nước. Và nhớ thỉnh thoảng phải lau bụi bẩn vương trên sách nữa nhé.
Ngay từ lần đầu đọc cuốn sách "Cảm ơn người lớn" tôi đã vô cùng thích thú. Thầm cảm ơn cuộc đời đã cho em thưởng thức một cuốn sách trọn vẹn và ý nghĩa đến như vậy. Đọc cuốn sách em học hỏi thêm được nhiều điều về lẽ sống, về sự lựa chọn và niềm tin trong cuộc đời. Mai này, trên hành trình của cuộc sống với những mỏi mệt, lắng lo, em vẫn sẽ tìm về với sự bình yên và thành thản trong những dòng văn yêu thương của "Cảm ơn người lớn".
Câu trả lời của bạn: 08:25 01/04/2023
Thầy cô chính là những người lái đò thầm lặng, họ luôn giữ một vị trí vô cùng đặc biệt trong trái tim những người học sinh của mình. Em luôn dành cho thầy cô của mình sự kính trọng chân thành nhất. Có một người cô mà em luôn yêu quý và xem như người mẹ thứ hai của mình, đó là cô Lương Mai Phương, cô giáo dạy em năm lớp 5, tiểu học.
Cô Mai Phương mang đến cho chúng em ấn tượng bởi sự xinh đẹp và duyên dáng của mình. Dáng người cô mảnh khảnh, cao ráo và đầy nữ tính. Cô có mái tóc dài mượt mà, đen nhánh buông xõa ngang lưng. Nụ cười cô tươi tắn và tràn đầy sức sống, mỗi lần cô cười nhìn vô cùng dễ thương. Ánh mắt của cô thu hút bởi sự trong sáng, trong ánh mắt ấy, em cảm nhận được sự yêu thương mà cô dành cho học trò mình. Mỗi lần đến trường, cô đều chọn cho mình những chiếc áo dài đầy nữ tính, tôn lên vóc dáng gọn gàng, thanh mảnh. Trong những ngày lao động, cô mặc sơ mi và quần tây tới trường, điều đó khiến em rất bất ngờ bởi sự giản dị mà thanh lịch nơi cô.
Không chỉ xinh đẹp, cô Mai Phương còn rất ân cần và chu đáo. Nét tính cách ấy khiến chúng em cảm thấy gần gũi và yêu thương cô nhiều hơn. Trong giờ dạy, cô luôn tạo sự thú vị, kích thích sự sáng tạo của chúng em. Mỗi lần có gì không hiểu, cô đều ân cần giảng lại bài một cách tỉ mỉ cho chúng em. Ngoài giờ học, cô như một người mẹ khuyên bảo lũ học trò nghịch ngợm chúng em những lời hay, ý đẹp, để chúng em không còn những bỡ ngỡ, lạ lẫm của tuổi mới lớn. Với học sinh, cô luôn tạo sự gần gũi để chúng em được phát biểu ý kiến, cảm nghĩ của mình. Em luôn cảm nhận được sự tận tâm và nhiệt huyết của mình trong cô.
Cô luôn dành sự quan tâm cho chúng em. Em còn nhớ như in hình ảnh cô nuôi con lợn đất trong lớp để cuối năm có phần quà nhỏ tặng cho những bạn học sinh khó khăn trong lớp. Năm đó em cũng được nhận quà từ cô, cô bảo: "Lan là một cô học trò ngoan, gia đình con còn những khó khăn, cô luôn biết và hiểu. Cô mong rằng còn sẽ không vì những khó khăn mà chùn bước, hãy gắng hết mình cố gắng để vượt qua, thành công để giúp đỡ bà mẹ mình còn nhé".
Những lời nói của cô khiến em xúc động vô cùng, xúc động bởi tình cảm của cô, xúc động bởi những yêu thương mà mọi người dành cho. Có lẽ hôm đó là ngày mà em vui và hạnh phúc nhất.
Cô Mai Phương yêu quý của em, giờ đây khi gặp những lứa học sinh mới, em vẫn luôn tin rằng có vẫn nhớ mãi hình bóng nhỏ học sinh bé bỏng này. Cô biết không, mãi mãi trong đời mình còn luôn biết ơn cô, con sẽ nhớ mãi những lời cô dặn, những động viên mà cô đã dành cho em. Em hứa sẽ cố gắng trưởng thành mỗi ngày để từng bước vươn tới thành công, không phụ những công ơn dạy dỗ của cô.
Câu trả lời của bạn: 06:59 01/04/2023
1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tắt thiết bị điện trong Giờ Trái Đất chỉ là việc làm hình thức có tác dụng vì chẳng tiết kiệm được bao nhiêu.
2. Thân bài:
* Nêu ý kiến của bản thân về vấn đề: không đồng tình với ý kiến trên.
* Đưa ra các bằng chứng để chứng minh cho ý kiến của mình và thuyết phục người khác:
- Nguyên nhân dẫn đến suy nghĩ này:
+ Do nhận thức không đúng đắn, thiếu hiểu biết về ý nghĩa của hoạt động này.
- Mục đích của giờ Trái Đất:
+ Đề cao việc tiết kiệm điện năng, từ đó làm giảm lượng khí đi-ô-xít.
+ Nâng cao ý thức của mọi người về việc bảo vệ môi trường.
- Lợi ích của giờ trái đất:
+ Nếu một người cùng tắt đèn trong 1 tiếng/1 ngày thì có thể tiết kiệm được một số tiền khổng lồ và dùng nó để xây đập thủy điện. Việc làm này có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện trên toàn thế giới trong vòng 8 tháng 10 ngày.
- Đề xuất một số giải pháp:
+ Có nhận thức đúng đắn, nâng cao hiểu biết về giờ Trái Đất.
+ Tích cực hưởng ứng giờ Trái Đất bằng cách tắt điện trong vòng 1 tiếng đồng hồ.
+ Trong cuộc sống hàng ngày, sử dụng năng lượng một cách hợp lí, tắt các thiết bị điện không cần thiết hoặc không phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, làm việc.
3. Kết bài:
- Khẳng định vấn đề cần bàn luận.
Câu trả lời của bạn: 06:47 01/04/2023
Không hiểu sao mỗi khi đọc Vang hóng một thời tôi lại nhớ Ông đồ của Vũ Đình Liên. Quả là đã có những nét tương đồng, khi Nguyễn Tuân và Vũ Đình Liên cùng đi chung trên con đường hoài cổ. Nhớ tiếc về quá vãng, hai tác giả đã để lại cho đời những trang văn, trang thơ đầy cảm xúc và đầy lưu luyến. Đọc ông đồ, tôi chắc người đọc sôi nổi nhất cũng sẽ cảm thấy trầm mặc khi đặt mình vào tâm trạng ông đồ.
Xưa, có những nhà nho hoặc thi cử không đỗ đạt cao hoặc ngán cái cảnh quan triều nhiều lối bon chen mà đành ẩn mình nơi thôn dã dạy con em nông dân học vỡ chữ nghĩa thánh hiền. Những người như vậy, dân gian ta vẫn quen gọi là thầy đồ. Thầy đồ ngày xưa nhiều chữ nhất làng, nhất xã lại biết về thư pháp nên cứ mỗi dịp Tết đến xuân về lại được nhiều người thuê viết chữ. Những câu đối, những chữ nho chúc phúc từng một thòi là cái hương vị Tết không thể thiếu được của dân tộc ta (thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ).
Ông đồ của Vũ Đình Liên cũng như vậy. Ông xuất hiện rồi gây ấn tượng không phải với tư cách một người thầy mà là với tư cách một nhà thư pháp. Thời gian và không gian nghệ thuật được nhà thơ tạo ra để đón ông đồ đẹp và tươi tắn lắm:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ônq đồ già.
Hành trang của ông đồ là “mực tàu” và “giấy đỏ”. Ông đồ xuất hiện cùng với hoa đào, mực tàu và giấy đỏ gọi về cái không khí Tết quen thuộc của Việt Nam và rồi đây những câu đối của ông còn gọi về bao niềm khát khao và mong ước, gọi về cái hồn dân tộc.
Cái nét đẹp và sự huyền bí trong tranh chữ khiến:
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài.
Trong khi đó ông đồ vẫn say sưa thể hiện cái tài hoa nghệ thuật của mình. Những con chữ những nét bút như bay như múa mà nét nào, chữ nào cũng có cái hồn riêng. Những lúc ấy hẳn ông đồ tự hào và vui mừng lắm.
Thế nhưng thời thế đổi thay. Hán học mất dần vị trí, chữ thánh hiền dần chìm trong sự lụi tàn. Người thuê viết nay vắng bóng tìm chẳng thấy đâu. Ông đồ vẫn ngồi đó trầm mặc ưu tư nhìn:
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọnq trong nghiên sầu
Hai câu thơ thấm đậm bao nỗi xót xa, cảnh vật buồn hay chính lòng ông đồ đang tê tái. Nỗi buồn từ lòng người cứ thế lan tỏa, lan tỏa vào không gian cảnh vật. Hình ảnh ông đồ lúc này cô đơn, tội nghiệp và xúc động xiết bao:
Ồniị đồ vẫn nqồi đấy Qua dườiìíị khôtuị ai hay.
Cái lạnh của những ngày đông cứ phả liên tiếp lên khuôn mặt ưu tư bằng những cơn mưa bụi. Nhưng cái lạnh đó có thấm gì so với những tê tái trong lòng. Ông đồ ngồi đó trầm lặng nhưng nhói đau. Bởi trong cái dòng người đang nườm nượp qua lại kia, ông biết tìm đâu ra một người biết quý một phần cái “hồn dân tộc”. Một nét đẹp truyền thống thế là từ đây sẽ phôi phai. Thời gian như một lớp bụi thời gian phủ mờ tất cả thờ ơ và lãnh đạm:
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.
Bài thơ đến đây đã gợi cho mỗi người những “nỗi niềm dân tộc”. Nhưng niềm thương tiếc và sự xót xa bỗng dưng không thể nào kiềm chế được khi:
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở dâu hây giờ?
Ông đồ biến mất trải ra một nỗi buồn trống vắng mênh mang và một sự hụt hẫng thẳm sâu trong lòng người đọc; cũng có nghĩa là một lớp người vĩnh viễn lùi vào quá khứ, một nét văn hóa truyền thống lụi tàn dưới ách thống trị của thực dân.
Hình ảnh ông đồ gợi ra bao nỗi xót thương và bao niềm nhớ tiếc. Thơ Vũ Đình Liên tả ít nhưng gợi nhiều. Dựng ông đồ chỉ bằng vài nét vẽ, nhà thơ đã làm được cái việc mà không ít thi sĩ từng ao ước: dựng chân dung mình bằng chỉ một bài thơ.
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 06:44 01/04/2023
Câu hỏi:
Câu trả lời của bạn: 22:19 28/03/2023
Nước việt nam giáp với nước phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào, Campuchia, phía đông nam trông ra biển Đông và Thái Bình Dương.
Câu trả lời của bạn: 22:13 28/03/2023
Định dạng đoạn văn bản là làm thay đổi các tính chất sau đây của đoạn văn bản:
Kiểu căn lề
Vị trí của cả đoạn văn so với toàn trang văn bản.
Khoảng cách lề của dòng đầu tiên.
Khoảng cách đến đoạn văn trên hoặc dưới.
Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn.
Căn thẳng lề phải: Nhấn nút Align Right hoặc tổ hợp phím CTRL + R.
Căn giữa: Nhấn nút Center hoặc tổ hợp phím CTRL + E.
Căn thẳng 2 lề: Nhấn nút Justify hoặc tổ hợp phím CTRL + J.
Thay đổi lề cả đoạn:Tăng mức thụt lề trái: Nháy chọn nút lệnh hoặc tổ hợp phím CTRL + M.
Giảm mức thụt lề trái: Nháy chọn nút lệnh hoặc tổ hợp phím CTRL + SHIFT + M.
Khoảng cách dòng trong đoạn văn:Để chọn các tỉ lệ khoảng cách thích hợp: Nháy chuột vào mũi tên bên phải của nút lệnh Line Spacing
Câu trả lời của bạn: 22:09 28/03/2023
- Em sẽ nghe theo lời kiến
- Em sẽ chăm chỉ cùng kiến đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông