Câu 1: Theo Luật trẻ em 2016, hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?
A. Tước đoạt quyền sống của trẻ em.
B. Tước đoạt quyền sống còn của trẻ em.
C. Tước đoạt sự sống của trẻ em.
D. Chối bỏ quyền sống của trẻ em.
Câu 2: Bổn phận của trẻ em với quê hương đất nước được quy định như thế nào theo Luật Trẻ em 2016?
A. Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng truyền thống lịch sử dân tộc; giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước.
B. Tuân thủ và chấp hành pháp luật; đoàn kết, hợp tác, giao lưu với bạn bè, trẻ em quốc tế phù hợp với độ tuổi và từng giai đoạn phát triển của trẻ em.
C. Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 3: Theo Luật Trẻ em 2016, Trẻ em có quyền phát biểu ý kiến của mình về việc thực hiện chăm sóc thay thế không?
A. Theo Luật Trẻ em 2016, trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên phải được lấy ý kiến đối với việc thực hiện chăm sóc thay thế .
B. Theo Luật Trẻ em, trẻ em từ đủ 08 tuổi trở lên phải được lấy ý kiến về hình thức chăm sóc thay thế phù hợp.
C. Theo Luật Trẻ em, trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên phải được lấy ý kiến về hình thức chăm sóc thay thế phù hợp.
D. Theo Luật Trẻ em, trẻ em từ đủ 10 tuổi trở lên phải được lấy ý kiến về hình thức chăm sóc thay thế phù hợp.
Câu 4: Theo Luật Trẻ em 2016, Xâm hại tình dục trẻ em là?
A. Việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục,
B. Hiếp dâm trẻ em.
C. cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em.
D. Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào Mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.
Câu 5: Theo Luật Trẻ em 2016, Bạo lực trẻ em là gì?
A. Là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.
B. Là hành vi gây ra bởi thầy cô với học sinh trong trường, trên đường đến trường hoặc trên mạng xã hội, làm tổn thương về thân thể, tinh thần, sức khỏe của nạn nhân và diễn ra liên tục, trong 1 thời gian dài
C. Là hành vi gây ra bởi cán bộ/giáo viên/cha mẹ học sinh trong trường, trên đường đến trường hoặc trên mạng xã hội, làm tổn thương về thân thể, tinh thần, sức khỏe của nạn nhân và diễn ra liên tục, trong 1 thời gian dài
D. Là hành vi gây ra bởi học sinh, thầy cô, bố mẹ, người lớn trong trường, trên đường đến trường hoặc trên mạng xã hội làm làm tổn thương về thân thể, tinh thần, sức khỏe của nạn nhân và diễn ra liên tục, trong 1 thời gian dài
Câu 6: Theo Luật Trẻ em 2016, trẻ em có Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp không?
A. Có.
B. Không.
Câu 7: Theo Luật Giao thông đường bộ 2008, trường hợp nào phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông?
A. người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách
B. Khi tham gia giao thông trên xe mô tô, xe gắn máy
C. Khi tham gia giao thông trên xe đạp điện, xe máy điện, xe mô tô, xe gắn máy
Câu 8: Nhóm trẻ em nào được Nhà nước hỗ trợ miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của Nghị định 56 ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em 2016
A. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
B. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt
C. Mọi trẻ em dưới 5 tuổi
D. Nhà nước không hỗ trợ miễn, giảm học phí
Câu 9: Theo Luật Trẻ em 2016, Nhóm nào sau đây không phải là nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt?
A. Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ;
B. Trẻ em bị bỏ rơi;
C.Trẻ em không nơi nương tựa;
D. Trẻ em vi phạm pháp luật
Câu 10: Theo Luật Trẻ em 2016, Chăm sóc thay thế là gì?
A. Chăm sóc thay thế là việc tổ chức, gia đình, cá nhân nhận trẻ em về chăm sóc, nuôi dưỡng khi trẻ em không còn cha mẹ.
B. Chăm sóc thay thế là việc tổ chức, gia đình, cá nhân nhận trẻ em về chăm sóc, nuôi dưỡng khi trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang nhằm bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.
C. Chăm sóc thay thế là việc tổ chức, gia đình, cá nhân nhận trẻ em về chăm sóc, nuôi dưỡng khi trẻ em không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ.
D. Chăm sóc thay thế là việc tổ chức, gia đình, cá nhân nhận trẻ em về chăm sóc, nuôi dưỡng khi trẻ em không còn cha mẹ; trẻ em không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang nhằm bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.
Câu 11: Theo Luật Giao thông đường bộ 2008, các hành động nào dưới đây là đúng khi tham gia giao thông ?
A. Ngồi sau xe máy dang hai tay, chân khi xe chạy trên đường.
B. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
C. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.
Câu 12: Khi xảy ra hỏa hạn, em cần gọi
A. Điện thoại 114 và 115.
B.Gọi 113 hay công an phường, người thân..
C. Tất cả đều đúng
Câu 13: Theo Luật Giao thông đường bộ 2008, Người đi bộ khi tham gia giao thông phải?
A. Phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường;
B. Trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
C. Cả A&B
Câu 14: Theo Luật Giao thông đường bộ 2008, em có được sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
A. Được phép.
B. Không được phép.
Câu 15: Theo Luật trẻ em 2016, hành vi nào sau đây là hành vi bị nghiêm câm.
A. Xem trộm nhật ký hay điện thoại của trẻ;
B. Phát tán clip riêng tư của trẻ mà không được sự đồng ý của trẻ;
C. Chia sẻ những thông tin cá nhân của trẻ với mục đích xấu gây ảnh hưởng đến thanh danh của trẻ
D. Công bố, Tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.
Câu 16: Bổn phận của trẻ em với bản thân được quy định như thế nào theo Luật Trẻ em 2016?
A. Có trách nhiệm với bản thân; không hủy hoại thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân; Sống trung thực, khiêm tốn; giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể.
B. Chăm chỉ học tập, không tự ý bỏ học, không rời bỏ gia đình sống lang thang; Không đánh bạc; không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác.
C. Không sử dụng, trao đổi sản phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; không sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
D. Tất cả đều đúng
Câu 17: Theo Luật trẻ em 2016, quyền được chăm sóc sức khỏe nghĩa là gì?
A. Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe
B. Trẻ em có quyền được sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.
C. Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.
D. Trẻ em có quyền được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám bệnh.
Câu 18: Theo Tổng đài 111, Ai là người được đụng chạm vào bộ phận kín trên cơ thể em
A. Bố, mẹ, bác sỹ
B. Anh, chị em
C. Bạn bè thân thiết, thầy cô giáo
D. Không ai có quyền đụng chạm vào phần kín của trẻ hoặc yêu cầu trẻ làm như thế với họ.
Câu 19: Theo Luật Trẻ em 2016, Trẻ em có quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quy định của pháp luật không?
A. Có
B. Không
Câu 20: Nội dung nào không đúng khi nói về Văn hóa giao thông
A. Là sự hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về giao thông; là ý thức trách nhiệm với cộng đồng khi tham gia giao thông.
B. Là ứng xử có văn hóa, có tình yêu thương con người trong các tình huống không may xảy ra khi tham gia giao thông.
C. Văn hóa giao thông là đi bên trái đường.
Câu 21: Gọi điện đến tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em có mất phí không?
A. Mất phí 200đ/phút
B. Hoàn toàn miễn phí
C. Mất phí 100đ/phút
D. Mất phí 150đ/phút
Câu 22: Theo Luật trẻ em 2016, quyền tham gia của trẻ em được hiểu như thế nào?
A. Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em;
B. Trẻ em có quyền tham gia vào tất cả các vấn đề
C. Trẻ em không có quyền tham gia vào vấn đề nào
Câu 23: Công ước quốc tế về Quyền trẻ em có bao nhiêu nguyên tắc xuyên suốt?
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 24: Theo Luật Trẻ em 2016, Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức sử dụng, sản xuất, vận chuyển, mua, bán, tàng trữ trái phép chất ma túy?
A. Có.
B. Không.
Câu 25: Luật Trẻ em 2016, quy định độ tuổi của trẻ em là:
A. Dưới 18 tuổi
B. Dưới 17tuổi
C. Dưới 16 tuổi
D. Dưới 15 tuổi