Đăng nhập
|
/
Đăng ký

CÁT HOÀNG MINH CAO

Cấp bậc

Bạc đoàn

Điểm

335

Cảm ơn

67

Đã hỏi
Đã trả lời

Câu hỏi:

Nếu x - c = a - (a + c + b) thì x bằng:

A. x=−b

B. x=a–b+c

C. x=a+b−c

D. x=−a

Câu trả lời của bạn: 20:51 29/11/2022

A nha


Câu hỏi:

Số nguyên x thỏa mãn x - (15 - x) = x + 16 là:

A. 1

B. 31

C. 16

D. – 31

Câu trả lời của bạn: 20:51 29/11/2022

B nha


Câu hỏi:

Điền số thích hợp vào chỗ trống

    Tính nhẩm:
    329 + 64 + (-329) + 36 =….?...

Câu trả lời của bạn: 20:50 29/11/2022

Nhóm các số đối nhau hay các số có tổng bằng tròn trục, tròn trăm, tròn nghìn …. Với nhau để tính nhanh 


Lưu ý: Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0


Ta có 


 329 + 64 + (–329) + 36


   = (329 – 329) + (64 + 36)


   = 0 + 100


   = 100


Vậy số cần điền vào chỗ trống là: 100


Câu hỏi:

a, x+4=(-21)+(-7) 

b, 3-x= 4 ngũ 3-28

Giúp tui zới mụi ngừi

Câu trả lời của bạn: 20:50 29/11/2022

-28


Câu hỏi:

1+2+(-3)+4+...+(-2009)+2021

có làm cs điểm nha

Câu trả lời của bạn: 20:44 29/11/2022

-1+2+(-3)+4+...+(-2009)+2021 nha nhầm rồi

Câu hỏi:

What do you do before tet ?

Câu trả lời của bạn: 18:36 28/11/2022

clean the house, prepare banh Chung, banh Giay; buy new clothes ... 

Câu hỏi:

Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong đoạn trích: “ Trong phút chốc ngồi trước mặt chúng tôi………. Đẩu và tôi cùng lúc thốt lên

Câu trả lời của bạn: 21:14 23/11/2022

Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn tiêu biểu với rất nhiều các tác phẩm được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Như lời đánh giá của nhà văn Nguyễn Khải “Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này”. Ông đã để cho lớp người đi sau một tác phẩm rất đặc sắc mang tên “Chiếc thuyền ngoài xa” với nguồn cảm hứng vô tận và những bài học từ cuộc sống. Nhân vật trung tâm cho câu chuyện của ông chính là người đàn bà hàng chài đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều suy nghĩ, trăn trở về những câu chuyện đời.

Sau những bức tranh thiên nhiên vô cùng đẹp đẽ, lộng lẫy mà đôi mắt của nhà nhiếp ảnh Phùng đã được dịp bắt gặp nhân dịp chuyến đi công tác ở vùng biển. Thế nhưng, phía sau những ánh sáng chói lòa, lung linh ấy là những góc khuất mà con người bỏ lỡ. Hình ảnh của người đàn bà hiện lên hoàn toàn trái ngược với vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đây. Đó là một người đàn bà trạc ngoài bốn mươi tuổi, tác giả cũng chẳng biết tên tuổi mà đặt một ngôi “mụ”, “người đàn bà hàng chài” như để ám chỉ nơi đây, có biết bao nhiêu người phụ nữ cũng có chung hoàn cảnh như mụ.

Sau vài nét gợi tả, hình ảnh của người đàn bà với “một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt, dường như đang buồn ngủ”. Chắc hẳn, những vết rỗ khuôn mặt mụ đều từ gánh nặng của công việc, của nắng mưa gió bão miền biển hẳn lên trên khuôn mặt ấy.

Một người lao động lam lũ, chịu thương chịu khó nhưng cái nghèo vẫn bủa vây lấy gia đình của mụ. Sự nghèo khổ ấy còn hiện lên trên “tấm áo bạc phếch có miếng vá, bửa thân dưới ướt sũng”. Từ cách hành xử, đi đứng đến “tìm đến một góc tường để ngồi” càng làm cho mụ trở nên đáng thương đến tội nghiệp. Một con người dám vượt qua phong ba bão táp trên vùng đại dương mênh mông, nhưng lại trở nên tự ti, mặc cảm khi đối diện với con người.

Không chỉ dừng lại ở đó, tác giả đã lột tả thật sâu sắc, chân thật cả những tính cách con người mụ. Một người đàn bà, một người vợ luôn nhẫn nhục, cam chịu điển hình trong xã hội Việt Nam. Khi chứng kiến cảnh người đàn ông to lớn, thô kệch giáng những cú đánh mạnh mẽ vào tấm thân yếu ớt của người đàn bà ấy, đến một người đàn ông như Phùng cũng chẳng thể nhẫn nhịn nổi. Vậy nhưng, người đàn bà ấy vẫn cam chịu biết bao lời hằn học, mắng nhiếc. Đôi mắt của chị hắt lên một con đường tối đen không tìm thấy ánh sáng nào trong cuộc đời chị. Có lẽ, mụ đã quá quen và chấp nhận cuộc đời của mụ sẽ phải chịu đựng cảnh “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”.

Những đau đớn về thể xác của chị chẳng thể nào sánh với những nỗi đau đớn, giày vò về tinh thần khi chị lo lắng cho con cái sẽ bị tổn thương khi phải chứng kiến những cảnh đau đớn ấy. Thằng con trai của chị thương mẹ, lăm lăm con dao trong tay nhưng người mẹ ấy đã “chấp tay vái mấy đứa con để nó đừng phạm phải một tội ác trái thường đạo lí”.

Tuy nghèo, tuy khổ nhưng chị vẫn biết đạo lí trong đời, chị không muốn con của chị phải đi theo những vết xe đổ nghèo hèn mà cuộc đời bố mẹ nó đang phải trải qua. Lòng chị cũng đau đớn, buồn tủi vô cùng khi cái nghèo đẩy cả gia đình chị vào cái vòng quẩn quanh nghèo đói. Những ngày tháng ăn xương rồng luộc chấm muối, bữa đói bữa no vẫn luôn hiện hữu, thường trực trên chiếc thuyền chật chội, mục nát của gia đình chị.

Tưởng chừng với dáng người thô kệch ấy sẽ chẳng biết đâu là lễ phép đạo lý, thế nhưng với những điều mà chị đã từng trải, vẻ đẹp của tâm hồn của người đàn bà ấy càng trở nên sâu sắc. Khi bị đưa về tòa án, Phùng và Đẩu đã muốn giúp chị giải thoát khỏi cuộc ly hôn ấy nhưng chị đã xin quan tòa rằng “quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”. Đến tận cùng nỗi đau, khi đưa cho chị một sự lựa chọn giải thoát nhưng chị lại chối bỏ.

Chắc hẳn, người đọc sẽ cảm thấy thật khó hiểu và nực cười cho người bà dại dột ấy. Thế nhưng, sau những lời tâm tình của chị, người ta mới vỡ lẽ và cảm thấy khâm phục người phụ nữ ấy. Chị vẫn luôn dành cho chồng những lời ngợi khen, chị biết chồng chị là người hiền lành cục tính, nhưng cái nghèo đã khiến anh ta trở thành một con người vũ phu, cộc cằn.

Hình ảnh của người đàn ông cũng có biết bao điểm chung như những nhân vật Chí Phèo của Nam Cao hay nhân vật Hộ trong tác phẩm Đời thừa vậy. Chị có cái nhìn sâu xa, thấu hiểu lẽ đời, lòng người, khác hẳn với cái nhìn của Đẩu và Phùng. Người đàn bà ấy biết rõ rằng: thân gái dặm trường, họ cần một người đàn ông để chèo lái con thuyền, con cái của họ cần có một người cha để dựa dẫm. Dù cho họ có vũ phu, cộc cằn đến nhường nào thì đó vẫn là một người đàn ông mà họ cần. Họ nghèo nên thiết nghị, họ không có quyền đòi hỏi một người đàn ông giàu sang, có học vấn.

Trong khi đường lối của Đảng trước và sau cách mạng luôn hướng tới bảo vệ nhân quyền cho mọi người, giúp cho nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Thế nhưng, tại nơi đây những con người lênh đênh trên bốn bể là nước, họ vẫn chịu những gánh nặng to lớn của miếng cơm manh áo hàng ngày. Sự hi sinh, thấu hiểu cuộc đời của chị càng khiến người đọc cảm thấy xót xa cho một người phụ nữ.

Đằng sau việc trọng tình nghĩa với người chồng của chị, tình mẫu tử cũng của chị cũng thật đáng ngưỡng mộ. Sợ con tổn thương mà chị đã xin chồng đưa mình lên bờ mà đánh, niềm vui của chị thật giản đơn khi “vui nhất là lúc được ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó đã ăn no”. Những đứa con là ngọn nguồn sức mạnh để chị sống và tồn tại.

Ý chí quật cường của chị được bồi đắp nhờ tình thương con, chị chấp nhận hi sinh cuộc đời chị để mong cho con mình có được cuộc sống an nhiên hơn. Thấp thoáng trong hình ảnh người đàn bà làng chài là những đức tính của biết bao người phụ nữ Việt Nam luôn yêu chồng thương con, giàu đức hi sinh và lòng vị tha.

Qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, chỉ qua một nhân vật người đàn bà trong truyện mà người đọc như được nhìn thấy cuộc đời của biết bao nhiêu người phụ nữ Việt Nam trong mọi thời đại. Tấm lưng bạc phếch, ánh mắt cam chịu hay nụ cười hạnh phúc khi nhìn những đứa con có lẽ sẽ còn ám ảnh rất lâu trong tâm trí độc giả. Tác giả đã gửi gắm không chỉ niềm cảm thương, xót xa cho số phận con người bị đánh đập, đói nghèo mà còn thể hiện niềm tự hào, trân trọng vì những vẻ đẹp tâm hồn không gì có thể làm lấm bùn, thui chột.


Câu hỏi:

Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu trong bài thơ Sóng có nét gì giống – khác nhau với vẻ dẹp truyên thông của người phụ nữ Việt Nam ?

Câu trả lời của bạn: 21:14 23/11/2022

“Sóng” được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”, xuất bản năm 1968 của nữ nhà thơ tình nổi tiếng Xuân Quỳnh. Bài thơ nói về tâm trạng, tình yêu mãnh liệt của người con gái khi yêu. Hãy đến với bài thơ bằng nhạc điệu, bài thơ là âm điệu của một cõi lòng bị sóng khuấy động, đang rung lên đồng điệu đồng nhịp với sóng biển. Rạo rực đến xôn xao, khát khao đến khắc khoải, có một hình tượng sóng được vẽ lên bằng âm điệu, một âm điệu dập dồn, chìm nổi, miên man như hơi thở chạy suốt cả bài.

Sắc điệu trữ tình của bài thơ được gợi lên từ hình tượng sóng. Cả bài thơ là những con sóng tâm tình xôn xao trong lòng người con gái đang yêu khi đứng trước biển ngắm nhìn những con sóng vô hồi, bất tận. Sóng là một hình tượng ẩn dụ, đó là sự hóa thân của cái tôi trữ tình của nữ sĩ, lúc thì hòa nhập, lúc sự phân thân của “em” – người con gái đang yêu một cách say đắm. Sóng đã khơi gợi một hồn thơ phong phú, hồn nhiên, sôi nổi. Thông qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã có một cách nói rất hay để diễn tả tâm trạng của người con gái.

Thật tự nhiên và thơ mộng, con sóng nhớ bờ nên ngày đêm sóng vỗ, sóng thao thức với thời gian và đại dương. Cũng giống như bến đợi thuyền, thuyền nhớ bến, lúc nào lòng người con gái cũng bồi hồi nhớ thương:

Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

“Còn thức” tức là lúc nào em cũng nhìn thấy rõ hình bóng anh, ánh mắt anh … Một tình yêu cuồng nhiệt, say mê. Con sóng khao khát được đến bờ để được vỗ về, ve vuốt:

Hôn thật khẽ thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi

(Xuân Diệu)

Cũng như “em” muốn được gần bên anh, được hòa nhịp vào trong tình yêu với anh. Tình yêu của người con gái thật mãnh liệt, nồng nàn. Sóng xa vời cách trở vẫn tìm được tới bờ, cũng như anh và em sẽ vượt qua mọi khó khăn để đến với nhau, để sống trong hạnh phúc trọn vẹn của lứa đôi.

Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng nhỏ
Con nào cũng tới bờ
Dù muôn vời cách trở

Người con gái đã bày tỏ lòng mình một cách chân thành, say đắm, thắm thiết. Chân thật và thủy chung là đặc tính của tình yêu:

Dẫu xuôi về phương Bắc
…
Hướng về anh - một phương

Sóng đã bày tỏ nỗi lòng của người con gái với khát vọng được sống hết mình trong một tình yêu đẹp, sắt son thủy chung. Người ta thường nói xuôi vào Nam, ngược ra Bắc; nhưng ở đây, trong nỗi nhớ chất đầy nhà thơ lại dùng ngược lại. Từ đó Xuân Quỳnh đã nói đến nỗi nhớ bất chấp vạn vật, khoảng cách, tình yêu là sự gặp gỡ giữa hai tâm hồn không có giới hạn.

Cuối cùng sóng đã nói hộ nhà thơ nỗi khát vọng được sống trọn vẹn trong tình yêu. Tình yêu lứa đôi đẹp đẽ, nồng nàn như trăm ngàn con sóng nhỏ giữa đại dương mênh mông, muốn được hòa nhịp vào biển lớn của tình yêu cộng đồng:

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ

Cả bài thơ, nếu kể đến nhan đề, thì tác giả đã mười một lần nhắc đến từ “sóng”. Sóng vỗ như tâm tình xôn xao. Sóng cho ta nhiều ấn tượng về âm điệu của sóng, cũng như giọng điệu tâm tình, nhịp điệu của bài thơ. Thơ hồn nhiên, liền mạch về cảm xúc, trong sáng trong cách diễn đạt của tác giả. Sóng vỗ trên đại dương mênh mông cũng chính là sóng vỗ trong lòng người con gái.

Từ hình tượng “sóng”, Xuân Quỳnh cho ta thấy rõ vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. Với tình yêu chân thành, thắm thiết, người phụ nữ muốn sống hết mình, sống trọn vẹn trong tình yêu đẹp. Yêu là nhớ ngày mong đêm, người phụ nữ khát khao được hòa nhập gần gũi trong tình yêu ấy. Họ yêu thật nồng nàn, say đắm, thủy chung.

Xuân Quỳnh viết bài thơ này vào những năm 1967, khi cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam ở vào giai đoạn ác liệt, khi thanh niên trai gái ào ào ra trận “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, khi sân ga, bến nước, gốc đa, sân trường diễn ra những cuộc chia ly màu đỏ. Cho nên có đặt bài thơ vào trong hoàn cảnh ấy ta mới càng thấy rõ nỗi khát khao của người con gái trong tình yêu.

Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được

Đọc xong bài thơ “Sóng” ta càng ngưỡng mộ hơn những con người phụ nữ Việt Nam, những con người luôn thủy chung, luôn sống hết mình vì một tình yêu. Xuân Quỳnh xứng đáng là một nhà thơ nữ của tình yêu lứa đôi, bà đã làm phong phú hơn cho nền thơ nước nhà.


Câu hỏi:

Cho bảng số liệu sau:

Giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản qua các năm

(Nguồn: SGK Địa lí 11 nâng cao, NXB Giáo dục, 2007)

a) Tính cán cân thương mại của Nhật Bản qua các năm.

b) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2004.

c) Dựa vào bảng số liệu đã cho, kết quả tính toán và biểu đồ đã vẽ, hãy nêu nhận xét về tình hình xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu của Nhật Bản trong giai đoạn trên.

Câu trả lời của bạn: 21:12 23/11/2022

 c) Nhận xét

* Tình hình xuất nhập khẩu

Giai đoạn 1990 - 2004:

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của Nhật Bản đều tăng, nhưng không ổn định.

+ Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng từ 523 tỉ USD (năm 1990) lên 1020,2 tỉ USD (năm 2004), tăng 497,2 tỉ USD (tăng gấp 1,95 lần).

+ Giá trị xuất khẩu tăng từ 287,6 tỉ USD (năm 1990) lên 565,7 tỉ USD (năm 2004), tăng 278,1 tỉ USD (tăng gấp 1,97 lần).

+ Giá trị nhập khẩu tăng từ 235,4 tỉ USD (năm 1990) lên 454,5 tỉ USD (năm 2004), tăng 219,1 tỉ USD (tăng gấp 1,93 lần).

+ Sự không ổn định của tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu thể hiện ở chỗ: từ năm 1990 đến năm 2000 tăng, từ năm 2000 đến năm 2001 giảm, từ năm 2001 đến năm 2004 tăng (dẫn chứng).

- Giá trị xuất khẩu luôn cao hơn giá trị nhập khẩu qua các năm nên cán cân thương mại luôn luôn dương.

- Giá trị xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao hơn giá trị nhập khẩu.

- Tổng giá trị xuất nhập khẩu, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

* Cơ cấu xuất nhập khấu

- Tỉ trọng giá trị xuất khẩu luôn cao hơn giá trị nhập khẩu qua các năm (dẫn chứng).

- Trong giai đoạn 1990 - 2004, tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng 0,4%, tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm tương ứng, nhưng chưa có sự ổn định.

+ Từ năm 1990 đến năm 1995, tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng (1,9%), tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm tương ứng.

+ Từ năm 1995 đến năm 2001, tỉ trọng giá trị xuất khẩu giảm (3,3%), tỉ trọng giá trị nhập khẩu tăng tương ứng.

+ Từ năm 2001 đến năm 2004, tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng (1,8%), tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm tương ứng.


Câu hỏi:

Em có nhận xét gì về sự phát triển kinh tế xã hội của các nước châu Á và vùng lãnh thổ châu Á hiện nay

Câu trả lời của bạn: 21:11 23/11/2022

Trong nửa cuối thế kỉ XX, nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ đã có nhiều chuyển biến. Dựa theo tình hình phát triển kinh tế – xã hôi của các nước và vùng lãnh thố ở châu Á vào cuối thế kỉ XX, có thể thấy trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau và không đồng đều.

Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Kì và là nước có nền kinh tế – xã hội phát triển toàn diện.

Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hoá khá cao và nhanh như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan… được gọi là những nước công nghiệp mới.

Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hoá nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ, Ma-lai-xi-a, Thái Lan… Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.

Một số nước đang phát triển, nén kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như Mi-an-ma, Lào, Băng-la-đét, Nê-pan, Cam-pu-chia…

Ngoài ra, còn một số nước như Bru-nây, Cô-oét, A-râp Xê-út… nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở thành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế – xã hội chưa phát triển cao.

Bên cạnh đó số lượng các quốc gia nghèo khổ chiếm tỉ lệ còn cao (đa số các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ.

Như vậy có thể thấy số lượng các quốc gia nghèo khổ chiếm tỉ lệ rất ít là chưa đúng với đặc điểm kinh tế – xã hội châu Á. Do đó đáp án đúng cho câu hỏi đặc điểm kinh tế – xã hội nào không đúng với các nước châu Á là Số lượng các quốc gia nghèo khổ chiếm tỉ lệ rất ít.


Câu hỏi:

Theo em, dân chủ có tác dụng như thế nào trong cuộc sống

Câu trả lời của bạn: 21:07 23/11/2022

đó là:

-Dân chủ - phạm trù lịch sử và phạm trù nhân văn

-Pháp luật- sự bảo đảm cho dân chủ

-Các hình thức dân chủ

-innocentinnocentinnocentQuyền dân chủ


Câu hỏi:

Trong 1 vườn thú có số sư tử bằng 2/3 số hổ , trung bình mỗi con hổ và sư tử một ngày ăn hết 0,09 tạ thịt . Trong 1 đợt 20 ngày , người ta đã cho sư tử và hổ ăn hết 2,7 tấn thịt . Hỏi vườn thú có bao nhiêu hổ , bao nhiêu sư tử
2 . Một khu đất hình chữ nhật có chu vi 0,8 km , chiều rộng bằng 3/5 chiều dài . Tính diện tích khu đất theo ha
3. Một hình tam giác có độ dài 2 cạnh là
12,35m và 15m65cm . Cạnh thứ 1 có độ dài bằng trung bình cộng của độ dài 2 cạnh kia . Tính chu vi hình tam giác đó
4. Một khu đất có diện tích 35,46 ha . Người ta dành 61/100 diện tích khu đất để trồng cây và đào hồ nước . 5/100 diện tích khu đất để xây dựng nhà ở. Diện tích khu đất còn lại để làm đường và công trình phúc lợi khác . Hỏi mỗi phần đất sử dụng theo từng mục đích có diện tích bằng bao nhiêu ha

Câu trả lời của bạn: 17:31 20/11/2022

1.

2,7 tấn = 27 tạ

Số hổ và sư tử : 27 : 20 : 1,09 = 15 con

Số sư tử : 15 : (2 + 3) X 2 =  6 con

Số hổ : 15 - 6 = 9 con

2.

Nữa chu vi khu đất HCN là :
0,8 : 2 = 0,4 (km) = 4hm
Chiều rộng khu đất là :
4 : (3 + 5) x 3 = 1,5 (hm)
Chiều dài khu đất là :
4 - 1,5 = 2,5 (hm)
Diện tích khu đất là :
1,5 . 2,5 = 3,75 (ha)
 3.

15 m 65 cm = 15,65 m

Canh thứ ba dài : (12,35 + 15,65) : 2 = 14 m

Chu vi tam giác : 12,35 + 15,65 + 14 = 42 m

4.

Diện tích dùng để trồng cây va đào hồ nước là:

35,46:100x61=21,6306 (ha)

Diện tích dùng để làm nhà ở là:

35,46:1000x5=1,773 (ha)

Diện tích dùng để làm công trình khác là:

35,46-21,6306-1,773=12,0564 (ha)


 

Câu hỏi:

Đặt tính rồi tính 32:2

Câu trả lời của bạn: 17:26 20/11/2022

32:2=16 nha


Câu hỏi:

Hãy viết một đoạn văn kể lại 1 chuyến đi của em đến 1 vùng đất mới

Câu trả lời của bạn: 16:45 20/11/2022

Hè vừa qua, trong chuyến ra thăm xứ Huế em đã được theo ba cùng đoàn tham quan đến khu lăng mộ triều Nguyễn.

Lần đầu tiên trong đời, em tận mắt thấy cảnh núi non trùng điệp trải dài đẹp như tranh vẽ, đến tận những rặng Trường Sơn xa mờ tít tắp.

Trước mặt em, lúc ấy, bóng dáng núi Ngự Bình hiện ra sừng sững. Ba em chỉ phía sau kia là cột cờ trước lầu Ngọ Môn. Ba bảo gọi tên là núi Ngự Bình vì núi như bức bình phong của kinh thành.

Xe cứ từ từ lên dốc, lăn bánh giữa những rặng thông xanh mướt. Mọi người trố mắt nhìn. Khu lăng mộ triều Nguyễn đây rồi. Phong cảnh nơi này thật đẹp. Trên đỉnh dốc nhìn xuống, một nhánh nhỏ sông Hương xanh ngắt trôi lững lờ. Trước hết, đoàn ghé Khiêm Lăng với đồi lớn đồi con bao quanh làm thành một bức tường vây bọc đầy bóng thông xanh. Tiếng gió thông vi vu, bất tận tạo nên một không gian tĩnh lặng thâm nghiêm cho nơi an nghỉ của vua Tự Đức.

Bước lên thềm cao, em cùng đoàn vào cổng lăng. Dọc hai bên sân rộng lót đá là hai hàng tượng trăm quan văn võ bằng đá bất chấp thời gian vẫn nín lặng đứng chầu. Qua sân là vào điện chính. Đó là một ngôi nhà nguy nga, dài rộng bên trong bày đủ các thứ bàn, giường, ghế sập gụ, tủ trà dát vàng khảm ngọc của vua dùng ngày trước.
Sau đó là khu mộ nằm trong một vòng tường thành cao ngất có hai cánh cửa đóng nặng nề. Rẽ sang phải là một dòng suối chảy ra từ lòng đá. Đẹp và thơ mộng nhất là nhà thuỷ tạ nằm trên hồ sen đầy hoa nở.

Người thuyết minh cho biết khu lăng mộ đã xây dựng mất rất nhiều năm, tốn biết bao công sức và tiền của của nhân dân. Chính chốn này là nguồn gốc phát khởi hai câu ca dao:

Vạn niên là vạn niên nào
Thành xây xương lính, hào đào máu dân.

Đến đây, em mới thấy được khối óc và bàn tay tài hoa của những người lao động Việt Nam, thấy được sự bóc lột tàn nhẫn của vua quan phong kiến và nỗi đau bất tận của dân làng thời ấy!


Câu hỏi:

đề "phải chăng sự thay đổi đều đem đến kết quả tốt đẹp " .hãy viết bài văn nghị luận ( khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của em về quan điểm trên

Câu trả lời của bạn: 14:25 19/11/2022

mời bạn tham khảo:

Chúng ta ai cũng mang trong mình hi vọng được thành công, được trở thành người có ích cho xã hội. Tuy nhiên để đạt được điều đó, chúng ta phải thay đổi bản thân, hoàn thiện bản thân mình hơn từng ngày. Chính vì thế, chúng ta có thể khẳng định, sự thay đổi bản thân có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc sống con người. Thay đổi bản thân là việc mỗi người không ngừng học hỏi, cải thiện để bản thân mình tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn từng ngày. Mỗi con người thay đổi bản thân theo chiều hướng tích cực để trở nên có ích hơn cho xã hội và hoàn thiện chính mình hơn. Cuộc sống là sự trôi chảy của thời gian, luôn thay đổi từng ngày, thậm chí từng giờ từng phút. Do đó ta cần phải thay đổi bản thân mình để có thể thích nghi với những phương pháp mới, cách làm việc mới hiện đại và tiến bộ, đáp ứng nhu cầu của công việc, của xã hội. Sự thay đổi đó khiến cho cuộc sống của con người trở nên mới mẻ, tiện nghi và thoải mái hơn rất nhiều và ta đã biết chấp nhận những sự thay đổi diễn ra trước mắt để phù hợp với thời đại mà ta đang sống. Người biết thay đổi bản thân luôn đạt thành công nhờ trải qua thử thách, được trải nghiệm, rèn luyện ý chí, nghị lực, có niềm tin vào chính mình. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có nhiều người chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc thay đổi bản thân, vẫn còn hoài niệm về những cái đã cũ, những điều đã qua. Lại có những người thay đổi bản thân chưa đúng cách nên vẫn không đáp ứng được nhu cầu của xã hội,... Là một người học sinh trong kỉ nguyên mới, ta được tiếp thu với nền khoa học tiên tiến, chúng ta cần phải biết thay đổi bản thân, trau dồi bản thân tốt lên từng ngày để có thể phát triển tốt ưu nhất. Tuy nhiên, thay đổi thôi chưa đủ, chúng ta phải đổi thay sao cho đúng, hợp lí, phù hợp với nhu cầu của xã hội và mục tiêu của bản thân. Mỗi người một cuộc sống, một lựa chọn, hãy phấn đấu, sống hết mình và tạo ra những giá trị tốt đẹp nhất cho xã hội.

Câu hỏi:

Cho K=t-36,t thuộc N và t<54, t thay bởi số nào thì K chia hết cho 12

Câu trả lời của bạn: 14:23 19/11/2022

nâng cao à????????????????????????????????


Câu hỏi:

What đid you do there ?

Câu trả lời của bạn: 14:22 19/11/2022

What did you do there?

Nghĩa từ : Bạn đã là gì ở đó?

I played a lot of game with my friend there

Nghĩa từ : Tôi đã chơi rất nhiều trò chơi với bạn bè tôi ở đó


Câu hỏi:

ilikecookingphoppinganddfisking

Câu trả lời của bạn: 14:22 19/11/2022

what the hell?


Câu hỏi:

Tại sao 14 chia 3 lại được 4

Câu trả lời của bạn: 14:12 19/11/2022

vì 14:3=4 dư 2 cơ


Câu hỏi:

Tại sao 14 chia 3 lại được 4

Câu trả lời của bạn: 14:12 19/11/2022

thiếu dư 2 nha 


  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
Chúng tôi
  • Giới thiệu công ty
  • Giảng viên tại Vietjack
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản dịch vụ
Học tập
  • Khóa học, bài giảng
  • Câu hỏi trắc nghiệm
  • Câu hỏi tự luận
  • Tài liệu tham khảo
Liên kết
  • Tài liệu giáo viên
  • Soạn bài, giải BT
  • Tuyển dụng - Việc làm
Tải ứng dụng
  • Tải nội dung trên Google Play
  • Tải nội dung trên IOS Store
Bài viết mới nhất
  • Thông tin tuyển sinh
  • Lớp 12
  • Lớp 11
  • Lớp 10
  • Lớp 9
  • Lớp 8
  • Lớp 7
  • Lớp 6
  • Lớp 5
  • Lớp 4
  • Lớp 3
© 2019 Vietjack46. All Rights Reserved DMCA.com Protection Status
Hotline: 0842834585 - Email: vietjackteam@gmail.com
Thông báo
Trải nghiệm miễn phí Hỏi đáp với App VietJack !
Tải nội dung trên Google Play
Tải nội dung trên AppStore
Tiếp tục sử dụng web!
Đăng nhập vào hệ thống
Tài khoản Facebook
Tài khoản Google
Bạn có thể sử dụng tài khoản của hệ thống khoahoc.vietjack.com để đăng nhập!
Bạn quên mật khẩu?
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay
Đăng ký vào hệ thống
Tài khoản Facebook
Tài khoản Google
Bạn có thể sử dụng tài khoản của hệ thống khoahoc.vietjack.com để đăng nhập!
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Khôi phục tài khoản

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay