traaaaaaaam
Sắt đoàn
0
0
Bài 12. ĐẶC ĐIỂM, CẤU TRÚC VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM.
a) Nhận biết
Câu 1. Hệ thống chính trị Việt Nam gồm nhiều cơ quan, tổ chức cấu thành và được liên kết chặt chẽ với nhau thành một chỉnh thể thống nhất nhằm thực thi
A. quyền làm chủ của nhân dân đối với đất nước. B. quyền lực của nhà nước đối với nhân dân.
C. quyền lực của giai cấp này với giai cấp khác. D. quyền lực của Đảng đối với toàn dân tộc.
Câu 2. Trong hệ thống chính trị Việt Nam, tổ chức đóng vai trò cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội là
A. Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
C. Mặt trận tổ quốc Việt Nam. D. các tổ chức chính trị - xã hội.
Câu 3. Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ tổ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lí
A. toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. B. cán bộ và công nhân viên chức nhà nước.
C. hoạt động của các thành phần kinh tế. D. việc khai thác và bảo vệ tài nguyên.
Câu 4. Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là các cơ quan, tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích chính đáng của
A. các đoàn viên và hội viên. B. đội ngũ cán bộ công chức.
C. những người dân tộc thiểu số. D. những gia đình chính sách.
Câu 5. Một trong những nội dung thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam là
A. quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. B. quyền lực cao nhất thuộc về Chủ tịch nước.
C. đảm bảo quyền lực của Đảng trong thực tiễn. D. quyền lực cao nhất thuộc về Thủ tướng.
Câu 6. Một trong những nội dung thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam là
A. đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. B. quyền lực thuộc về Chủ tịch nước.
C. đảm bảo quyền lực của Đảng. D. quyền lực thuộc về Thủ tướng.
Câu 7. Một trong những nội dung thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam là
A. tập trung dân chủ. B. lấy dân làm gốc. C. đoàn kết dân tộc. D. mở rộng đối ngoại.
b) Thông hiểu
Câu 1. Đảng cộng sản Việt Nam là một thành viên của hệ thống chính trị, lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối trên các lĩnh vực nào sau đây?
A. Công tác đối ngoại, an ninh, quốc phòng. B. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ.
C. Khai thác khoáng sản và tài nguyên rừng. D. Kí kết hợp tác kinh tế với các quốc gia.
Câu 2. Các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam đều có địa vị pháp lí vững chắc và hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật là nội dung đề cập đến nguyên tắc nào dưới đây?
A. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. B. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
C. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. D. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
Câu 3. Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước được quyết định bởi tập thể theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên. Nội dung này thuộc về nguyên tắc nào dưới đây?
A. Nguyên tắc tập trung dân chủ. B. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
C. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. D. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
Câu 4. Hệ thống chính trị Việt Nam chỉ tồn tại một đảng chính trị duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều này thể hiện đặc điểm cơ bản nào của hệ thống chính trị Việt Nam?
A. Tính nhất nguyên chính trị. B. Tính đa nguyên chính trị.
C. Tính độc tôn về chính trị. D. Tính thống nhất về chính trị.
Câu 5. Tất cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân. Nội dung này nói đến đặc điểm cơ bản nào của hệ thống chính trị Việt Nam?
A. Tính nhân dân sâu sắc. B. Tính nhất nguyên chính trị.
C. Tính đoàn kết dân tộc. D. Tính thống nhất về chính trị.
c) Vận dụng
Câu 1. Việc xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị, bởi tuyến đường này giống như “con đường thống nhất Bắc – Nam” thời kỳ mới, có ý nghĩa kết nối các vùng miền, thúc đẩy sự phát triển về kinh tế xã hội. Đây được xem là vấn đề quan trọng của đất nước đã được Quốc hội thông qua. Trong trường hợp này, Quốc hội đã thực hiện nguyên tắc nào để thông qua dự án đường cao tốc Bắc - Nam?
A. Nguyên tắc tập trung dân chủ. B. Chủ tịch Quốc hội quyết định.
C. Dựa vào nghị quyết của Đảng. D. Trưng cầu ý kiến của nhân dân.
Câu 2. Hai bạn H và K trao đổi với nhau về một số nội dung liên qua đến hệ thống chính trị ở nước ta. Bạn H cho rằng ngoài Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì còn có Đảng Cộng sản Việt Nam. Bạn K tiếp lời, còn có cả Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác như Công đoàn Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Vậy trong tình huống này bạn H và bạn K đang trao đổi về vấn đề gì?
A. Cấu trúc hệ thống chính trị Việt Nam. B. Tổ chức bộ máy của nhà nước ta.
C. Những cơ quan cao nhất của nhà nước. D. Hệ thống cơ quan nhà nước Việt Nam.
Câu 3. Từ khi xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng, đường hành lang ven biển phía Nam (hay còn gọi là đường Xuyên Á – Quốc lộ 22) đã tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Cà Mau và các tỉnh trong khu vực. Thế nhưng, do thiếu các biển báo nên tình hình trật tự an toàn giao thông trên tuyến đường này vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Ông A là chủ tịch xã B ngay lập tức đưa ra quyết định buộc lực lượng chức năng có liên quan phải cắm ngay biển báo trên tuyến quốc lộ dọc theo địa phận của xã mình mà không cần họp bàn với các cá nhân, tổ chức có liên quan. Việc làm của ông A đã vi phạm nguyên tắc nào sau đây?
A. Nguyên tắc tập trung dân chủ. B. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
C. Quyền lực thuộc về nhân dân. D. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Câu 4: Việc làm nào dưới đây của học sinh trung học phổ thông là biểu hiện của việc thực hiện nghĩa vụ công dân trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị?
A. Góp ý cho dự thảo Báo cáo tổng kết công tác Đoàn Thanh niên.
B. Phổ biến quy định về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
C. Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về việc sửa đổi văn bản pháp luật.
D. Triển khai thực hiện nhiệm vụ của Hội Nông dân nhiệm kì mới.
Câu 5: Việc làm nào dưới đây dưới đây là biểu hiện của việc thực hiện nghĩa vụ công dân trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị?
A. Chị M tố cáo hành vi chống phá Đảng và Nhà nước.
B. Ông D khiếu nại về quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông.
C. Anh P đầu tư vốn và công nghệ để cải tiến quy trình sản xuất.
D. Cô N biên soạn tài liệu chuyển đổi kĩ thuật số cho học sinh.
Câu 6: Công dân vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị thông qua việc làm nào dưới đây?
A. Tham khảo dịch vụ trực tuyến. B. Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật.
C. Đăng ký hiến máu nhân đạo. D. khám tuyển nghĩa vụ quân sự.
Câu 7: Việc chính quyền xã tổ chức cho người dân thảo luận về kế hoạch sử dụng đất của địa phương là đảm bảo nguyên tắc nào dưới đây đối với hoạt động của hệ thống chính trị?
A. Nguyên tắc pháp chế.
B. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
C. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
D. Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
Câu 8: Việc công dân biểu quyết các vấn đề trọng đại khi được Nhà nước trưng cầu ý dân là thể hiện nguyên tắc nào trong hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam?
A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
C. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
D. Nguyên tắc ủy quyền có điều kiện.
Câu 9: Theo quy đinh của pháp luật, việc làm nào dưới đây của nhân dân thể hiện nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân trong hoạt động của hệ thống chính trị?
A. Giảm sát việc giải quyết kiếu nại. B. Khai báo hồ sơ dịch tễ trực tuyến.
C. Sử dụng dịch vụ công cộng. D. Đề cao quản điểm cá nhân.
Câu 10: Việc chính quyền xã tổ chức lấy ý kiến của người dân về chủ trương xây dựng công trình phúc lợi công cộng là thể hiện nguyên tắc nào trong hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam?
A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
C. Nguyên tắc thượng tôn pháp luật.
D. Nguyên tắc ủy quyền có điều kiện.
Câu 11: Công dân T tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến cho dự án mở rộng khu dân cư của xã là thể hiện nguyên tắc nào trong hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam?
A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
C. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
D. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Câu 12: Theo quy định của pháp luật, là bất kì cá nhân, tổ chức nào trong hệ thống chính trị Việt Nam, nếu vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm minh là thể hiện nguyên tắc nào dưới đây
A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
C. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
D. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Câu 13: Việc xét xử các vụ án kinh tế trọng điểm trong năm qua ở nước ta hiện nay không phụ thuộc vào người đó là ai, giữ chức vụ gì trong hệ thống chính trị là thể hiện nguyên tắc nào dưới đây?
A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
C. Nguyên tắc pháp quyền.
D. Nguyên tắc ủy quyền có điều kiện.
Câu 14: Việc Đảng giới thiệu các đảng viên ưu tú của mình để các cơ quan chức năng trong hệ thống chính trị bầu hoặc phê chuẩn vào các vị trí lãnh đạo của cơ quan này là thể hiện nguyên tắc nào dưới đây?
A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
C. Nguyên tắc pháp quyền. D. Nguyên tắc ủy quyền có điều kiện.
Câu 15: Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của học sinh trong việc tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở Việt Nam?
A. Tuyên truyền nói xấu nhà nước. B. Vi phạm pháp luật.
C. Phản bác quan điểm sai trái về Đảng. D. Chia sẻ thông tin sai sự thật về nhà nước.
Câu 16: Trong quá trình bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, sau khi có lời nhờ anh H và M là nhân viên dưới quyền bỏ phiếu cho chị gái mình, Chủ tịch xã x là anh T luôn đứng cạnh anh theo dõi, giám sát. Vì sợ anh T gây khó khăn trong công việc, anh H và anh M buộc phải đồng ý bầu cử theo ý của anh T. Anh T đã vi phạm nguyên tắc nào dưới đây trong hoạt động của hệ thống chính trị?
A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
C. Nguyên tắc tập thể lãnh đạo.
D. Nguyên tắc ủy quyền có điều kiện.
Câu 17: Hội đồng nhân dân xã B tổ chức họp để đánh giá hoạt động định kỳ của Ủy ban nhân dân và cán bộ công chức của xã, thông qua cuộc họp này nhiều vấn đề về giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân được làm sáng tỏ. Việc làm này thể hiện nguyên tắc nào dưới đây trong hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị Việt Nam?
A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
C. Nguyên tắc thượng tôn pháp luật.
D. Nguyên tắc ủy quyền có điều kiện.
Câu 18: Chính quyền phường T tổ chức lấy ý kiến của người dân về kế hoạch xây dựng nếp sống văn minh đô thị và phân loại rác thải tại nguồn. Việc làm này thể hiện nguyên tắc nào dưới đây trong trong hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị Việt Nam?
A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
C. Nguyên tắc thượng tôn pháp luật.
D. Nguyên tắc ủy quyền có điều kiện.
Câu 19: Trong cuộc họp toàn dân xã X bàn về xây dựng nhà văn hóa, anh T và anh M liên tục có nhiều ý kiến trái chiều. Trong lúc gay gắt, anh M cho rằng T chỉ là nông dân không nên phát biểu nhiều. Thấy vậy, chủ tịch xã cắt ngang ý kiến của 2 anh và đưa ra quyết định cuối cùng. Trong trường hợp trên, những ai đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam
A. Chủ tịch xã và anh M. B. Anh M và T.
C. Chủ tịch xã. D. Anh M.
Câu 20: Anh M đang viết phiếu bầu cử Đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp của mình và vợ thì chị N là người trong tổ bầu cử đến hướng dẫn anh M nên gạch tên người này, để lại người kia nhưng anh M không làm theo. Chị G đã quay được clip đó và yêu cầu chị N phải đưa cho 10 triệu đồng nếu không sẽ công khai lên mạng. Lo sợ, chị N đã nhờ anh K khống chế chị G, buộc chị phải xóa clip đó. Trong trường hợp trên, những ai đã thực hiện chưa tốt trách nhiệm của công dân trong tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị ở cơ sở?
A. Anh M, chị G và chị N. B. Anh K, chị N và G.
C. Anh K và anh M. D. Vợ chồng anh M và chị N.
Câu 21: Sau khi cùng tốt nghiệp đại học, anh B về quê nhà và được chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí phục dựng các trò chơi dân gian của dân tộc mình; anh A được vay vốn ưu đãi để phát triển công ty của gia đình tại thành phố nơi anh sinh sống. Sau 3 năm , hai anh vinh dự được giới thiệu và trải qua quá trình thẩm tra theo quy định, các anh đứng được kết nạp vào Đảng. Anh A và anh B đã được tham gia tổ chức nào dưới đây trong hệ thống chính trị nước ta?
A. Đảng cộng sản Việt Nam. B. Đoàn thanh niên.
C. Hội đồng nhân dân. D. Ủy ban nhân dân.
Câu 22: Sau khi nhận bằng cử nhân, anh V cùng anh H trở về quê nhà. Anh V và anh H vừa tham gia thực hiện dự án khôi phục lễ hội truyền thống của dân tộc mình vừa nhận dạy ngoại ngữ miễn phí cho các em nhỏ vùng cao. Chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho hai anh mượn nhà văn hóa làm phòng dạy học. Trong đợt bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp. anh anh V được giới thiệu tham gia ứng cử làm đại biểu hội đồng nhân dân xã và đã trúng cử với số phiếu tín nhiệm cao. Anh V được tham gia vào tổ chức nào dưới đây trong hệ thống chính trị nước ta?
A. Đảng cộng sản Việt Nam. B. Đoàn thanh niên.
C. Hội đồng nhân dân. D. Ủy ban nhân dân.
Bài 13: ĐẶC ĐIỂM, NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (21 câu)
a) Nhận biết
Câu 1. Nguyên tắc hiến định trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt Nam là
A. đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. B. đảm bảo sự lãnh đạo của Nhà nước.
C. đảm bảo sự lãnh đạo của Quốc hội. D. đảm bảo sự lãnh đạo của Chính phủ.
Câu 2. Tính thống nhất của quyền lực nhà nước Việt Nam được xác định bởi chính chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực là
A. nhân dân. B. Chính phủ. C. giai cấp cầm quyền. D. giai cấp thống trị.
Câu 3. Quyền lực nhà nước được phân chia thành quyền
A. lập pháp, hành pháp, tư pháp. B. lập pháp, hành pháp, hiến pháp.
C. lập pháp, tư pháp, hiến pháp. D. tư pháp, hành pháp, hiến pháp.
Câu 4. Nguyên tắc quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. B. Đảm bảo sự lãnh đạo của nhà nước.
C. mọi quyền lực thuộc về các cơ quan nhà nước. D. quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp cầm quyền.
Câu 5. Nguyên tắc nào khẳng định nhân dân Việt Nam là người lập ra Nhà nước?
A. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. B. Tập trung dân chủ.
C. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. D. Pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Câu 6. Nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lí xã hội bằng
A. Hiến pháp và pháp luật. B. quyền lực của nhà nước.
C. cơ cấu tổ chức bộ máy. D. lực lượng quân đội, công an.
Câu 7. Một trong những đặc điểm của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. tính quyền lực. B. tính giai cấp. C. tính toàn dân. D. tính dân chủ.
Câu 8. Một trong những đặc điểm của bộ máy nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. tính nhân dân. B. tính công bằng. C. tính toàn dân. D. tính dân chủ.
Câu 9. Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của bộ máy nhà nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Tính dân chủ. B. Tính quyền lực. C. Tính nhân dân. D. Tính thống nhất.
Câu 10. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trong sự phối kết hợp giữa các yếu tố
A. dân chủ và tập trung. B. dân chủ và đại diện.C. dân chủ và trực tiếp.D. dân chủ và công khai.
Câu 11. Hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước được sắp xếp, tổ chức thống nhất từ
A. trung ương xuống địa phương. B. trung ương xuống cấp tỉnh.
C. trung ương xuống cấp huyện. D. trung ương xuống xã, phường.
Câu 12. Hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước được sắp xếp, tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương và đều chịu sự lãnh đạo của
A. Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Chính phủ và Đảng ủy các cấp.
C. Mặt trận tổ quốc Việt Nam. D. Ủy ban nhân dân các cấp.
Câu 13. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do
A. nhân dân thành lập. B. nhà nước thành lập.C. Đảng cộng sản thành lập.D. giai cấp công nhân thành lập.
Câu 14. Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước chịu sự
A. kiểm tra, giám sát của nhân dân. B. kiểm tra, giám sát của Đảng.
C. kiểm tra, giám sát của Chính phủ. D. kiểm tra, giám sát của Ủy ban nhân dân.
b) Thông hiểu.
Câu 1. Ngày 23/5/2021 cử tri cả nước tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp khóa XIV là thể hiện đặc điểm nào của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Tính nhân dân. B. Tính quyền lực. C. Tính pháp quyền. D. Tính thống nhất.
Câu 2. Khoản 1 điều 8 Hiến pháp 2013 quy định “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ” là thể hiện nguyên tắc nào trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Tập trung dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa.
B. Tập trung dân chủ và quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
C. Pháp chế xã hội chủ nghĩa và quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
D. Tập trung dân chủ và đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
Câu 3. Chính phủ là cơ quan được giao nhiệm vụ giữ quyền hành pháp của nước ta, trong quá trình hoạt động, Chính phủ sẽ sử dụng quyền lực của mình để giải quyết các vấn đề hành chính của đất nước. Tuy nhiên Chính phủ phải báo cáo công việc trước Quốc hội và chịu sự giám sát của Quốc hội. Nội dung này thể hiện đặc điểm nào của của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Tính quyền lực. B. Tính nhân dân. C. Tính pháp quyền. D. Tính thống nhất.
Câu 4. Thông qua việc thực hiện quyền bầu cử, nhân dân trực tiếp bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Nội dụng này thể hiện đặc điểm nào của của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Tính nhân dân. B. Tính quyền lực. C. Tính pháp quyền. D. Tính thống nhất.
Câu 5. Quốc hội ban hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình là thể hiện đặc điểm nào của của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Tính pháp quyền. B. Tính quyền lực. C. Tính nhân dân. D. Tính thống nhất.
Câu 6. Khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án 2014 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Nội dung này thể hiện đặc điểm nào của của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Tính quyền lực. B. Tính pháp quyền. C. Tính thống nhất. D. Tính nhân dân.
Câu 7. Quyền lực nhà nước Việt Nam được phân công cho các cơ quan, cá nhân nhất định, không tập trung vào một cơ quan hay một cá nhân duy nhất. Nội dung này thể hiện đặc điểm nào của của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Tính quyền lực. B. Tính pháp quyền. C. Tính thống nhất. D. Tính nhân dân.
c) vận dụng
Câu 1. Uỷ ban nhân dân xã X tổ chức họp dân để thảo luận, lấy ý kiến người dân về đề án định canh, định cư. Trong quá trình họp, nhân dân trong xã tích cực thảo luận, tham gia ý kiến và đi đến biểu quyết thống nhất. Nội dung này thể hiện nguyên tắc nào trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Nguyên tắc tập trung dân chủ. B. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
C. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. D. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.
Câu 2. Ngày 22/03/2022 Chủ tịch Uỷ ban nhân tỉnh H ra quyết định bổ nhiệm ông K là chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Y về làm Giám đốc sở tài chính tỉnh H. Việc ông K nhận quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân tỉnh H và về làm Giám đốc sở tài chính tỉnh H là thể hiện đặc điểm nào của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Tính quyền lực. B. Tính nhân dân. C. Tính pháp quyền. D. Tính thống nhất.
Câu 3. Anh Y là nhân viên công tác tại sở X, anh Y luôn phục tùng, thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc sở X giao. Việc anh Y luôn phục tùng, thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc sở X giao là thể hiện đặc điểm nào của của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Tính quyền lực. B. Tính pháp quyền. C. Tính thống nhất. D. Tính nhân dân.
Câu 4. Bà A kí hợp đồng chăm sóc vườn cây cho anh D với thời hạn 2 năm. Một lần, anh D có đợt công tác xa nhà 5 ngày, bà A đã tự ý nghỉ việc và đi du lịch trong suốt thời gian đó. Nhận được thông tin trên do chị Y là hàng xóm cung cấp, anh D đã chấm dứt hợp đồng trước thời hạn với bà A nên bị anh B là con rể của bà A đến trụ sở công ty nơi anh D làm việc để gây rối. Vì việc xô xát giữa anh B và anh D gây mất trật tự nơi công cộng nên lực lượng chức năng đã lập biên bản xử phạt cả anh B và anh D. Việc lực lượng chức năng lập biên bản xử phạt cả anh B và anh D là thể hiện đặc điểm nào của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa. B. Tính quyền lực.
C. Tính nhân dân. D. Tính thống nhất.
Câu 5. Anh A đến ủy ban nhân dân xã X để liên hệ làm thủ tục đăng ký kết hôn và được cán bộ tiếp dân là anh V nhiệt tình hướng dẫn cho anh A. Việc làm của anh V thể hiện đặc điểm nào của của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Tính nhân dân. B. Tính quyền lực. C. Tính pháp quyền. D. Tính thống nhất.
Câu 6. Nhân dân xã Y giám sát việc giải quyết khiếu nại của ủy ban nhân dân xã liên quan đến việc đền bù đất chưa thỏa đáng cho người dân là thể hiện nguyên tắc nào trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. B. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
C. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. D. Nguyên tắc tập trung dân chủ.
Câu 4. Anh A, B, D là nhân viên làm việc cho doanh nghiệp X, sau khi hết giờ làm việc, anh A mời anh B và anh C về nhà mình để uống rượu. Trong lúc anh A, anh B và anh C uống rượu thì hàng xóm của anh A là anh T đến tìm anh A để trao đổi về việc thống nhất thời gian để cùng đi bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Thấy anh T đến thì anh A mời anh T ngồi xuống cùng uống rượu. Anh A nói với anh T mình đi bầu hay không cũng không ảnh hưởng gì, việc thành lập, xây dựng bộ máy nhà nước là trách nhiệm của người có thẩm quyền. Anh C cũng có cùng quan điểm với anh A. Anh B không cùng quan điểm với anh A và anh C và cho rằng nhân dân là người lập ra nhà nước nên việc tham gia bầu cử là quyền và là trách nhiệm của mỗi công dân. Những ai dưới đây hiểu chưa đúng về nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân?
A. Anh A anh C. B. Anh A anh T. C. Anh A anh C và anh T. D. Anh A,anh B và anh C.
Câu 6. Anh K, anh V, anh E, anh Q cùng công tác tại sở tư pháp H. Trong đó anh K là giám đốc, anh V là phó giám đốc, anh E và anh Q là nhân viên. Trong một lần cùng đi công tác anh E nói với anh Q hiện nay ở nước ta Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, là cơ quan có quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Anh Q không đồng tình với quan điểm anh E và cho rằng cơ quan có quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là Chính phủ không phải Quốc Hội. Anh K không đồng tình với quan điểm của anh E và cả anh Q, anh K cho rằng không phải Quốc hội hay Chính phủ đều có quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp mà mỗi cơ quan đều có chức năng, nhiệm vụ riêng biệt. Tiếp lời anh K, anh V nói như Quốc hội là cơ quan có quyền lập pháp, còn chính phủ không có quyền lập pháp mà có quyền hành pháp. Những ai dưới đây hiểu chưa đúng về tính quyền lực của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Anh E và anh Q. B. Anh K và anh V. C. Anh E và anh Q và anh K. D. Anh E và anh Q anh V.
Câu 7. Các anh K, H, Y, M là công nhân của công ty X, trên đường đến công ty X làm việc, thấy những tấm áp phích tuyên truyền về nhà nước Việt Nam, anh H nói: Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Anh K thì nói nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nhưng quyền lực không thuộc về nhân dân mà thuộc về người có chức, có quyền, có địa vị trong xã hội còn những người như mình không có quyền lực gì. Không đồng tình với quan điểm của anh K, anh Y cho rằng: Ngày xưa mình học mình nhớ nước mình do nhân dân làm chủ, quyền lực thuộc về nhân dân. Anh M cũng đồng tình với quan điểm của anh H nhưng lại cho rằng thực tế nhân dân mình không có quyền làm chủ. Những ai dưới đây hiểu chưa đúng về tính nhân dân của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Anh K và anh M. B. Anh H, anh Y và anh M. C. Anh H, anh Y. D. Anh K và anh M và anh Y.
tìm giá trị m để hàm số y=f(x)= 3x^2+x+m-2 đạt gtnn=7
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá truyện 'Thần Gió'